Đại Nguyện Lực Thứ 18 & 19 Của Đức Phật A Di ĐàThưa các liên hữu Phật tử!

Ai cũng biết đá nặng thì không thể qua biển được, nhưng có thuyền to chở qua thì dễ dàng. Chúng sanh cũng vậy, tội nhiều chướng nặng thì không thể liễu thoát sanh tử, nhưng có thuyền nguyện lực của chư Phật đưa qua biển sanh tử dễ dàng.

Pháp môn Tịnh độ là một pháp tha lực, là thuyền từ cứu độ chúng ta. Riêng bản thân tôi tự xét nghiệp chướng nặng, tự sức mình biết khó giải thoát đường sanh tử nổi, nhưng may quá tôi đã gặp được thuyền nguyện lực của đức Phật và đã bước lên thuyền (đủ Tín-Nguyện-Hạnh) từ lâu, chỉ chờ thuyền cập bến là đến cõi Phật.

Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật thập phương chúng sanh chí tâm tin mộ muốn sanh về cõi nước tôi nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, (trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng chánh pháp), thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ đề tâm tu các công đức nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nều tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Phần tôi có chỗ nương tựa rồi, nhìn thấy còn bao nhiêu chúng sanh chơi vơi trong biển khổ, do đó tôi muốn kêu gọi mọi người cùng bước lên thuyền, cùng được về cõi Phật. Chính vì vậy, từ lâu tôi muốn viết một tập sách nhỏ, trong đó nói rõ về nguyện lực thuyền từ của Phật để giới thiệu cho mọi người cùng biết. Nhưng vì lực bất tòng tâm, ý muốn mà sức khỏe… không cho phép. Cho đến hôm nay vì tha thiết ơn dày của Phật mà tôi cố gắng đem hết sức của mình luận giảng viết thành quyển sách nhỏ gởi tặng đến quý liên hữu để cùng tìm hiểu, tu học.

Thưa các liên hữu Phật tử, điều nguyện thứ 18-19 là nguyện lực quan trọng của Phật A Di Đà để tiếp dẫn chúng ta, nhưng phần nhiều khi giảng đến pháp môn Tịnh độ, thường chỉ chú tâm đến điều nguyện thứ 18 mà ít luận giảng nguyện 19, nên thường khuyên các Phật tử lúc lâm chung phải niệm Phật được 1 hoặc 10 lần mới được vãng sanh, do đó người tu thấy khó mà tự mất lòng tin của mình, không tin chắc mình được vãng sanh vì lo ngại không niệm được lúc lâm chung. Chính vì chỗ nghi ngại này mà tự ngăn cách mình với Phật (nên không cảm ứng đạo giao được). Để phá mọi nghi chấp đó, tôi xin giảng rõ 2 điều nguyện 18-19 của Phật A Di Đà để mọi người tin chắc mình được vãng sanh với điều kiện hành cho đúng văn nguyện của Phật.

Này các Phật tử! Trong nhà Phật thường nói đến “Nhân-Duyên: Nhân là hạt giống duyên là đất, nước, phân… có nhân, đủ các duyên hòa hợp lại thì sanh ra hoa quả”. Trái lại, có nhân thiếu duyên hoặc có duyên mà thiếu nhân thì không sanh ra quả được. Pháp tu Tịnh độ cũng không ngoài hai chữ Nhân Duyên. Nhân Tịnh độ là lời đại nguyện của Đức Phật lập ra, đây là phần của Phật đã tạo nhân sẵn dành cho chúng ta. Duyên Tịnh độ là lòng tin Phật-chí nguyện và hạnh niệm Phật. Duyên đây là phần của chúng ta phải tạo ra cho đủ. Như vậy có nhận đủ duyên hòa hợp nhau rồi, thì chỉ thời gian sinh trưởng và kết quả chúng ta được vãng sanh Cực Lạc còn Đức Phật thì mãn nguyện từ bi. Nếu chúng ta thiếu một trong ba điều kiện Tín-Nguyện-Hạnh là thiếu duyên Tịnh độ, nên không thể hòa hợp với nhân nguyện của Phật và không có quả vãng sanh được. Như vậy nhân nguyện của Phật là thuyền từ bi cũng đành bỏ trống. Vậy từ hôm nay, các Phật tử chúng ta phải tạo duyên Tịnh độ, lòng tin-chí nguyện-hạnh niệm Phật cho đủ, được như vậy là đúng với nhân nguyện của Phật, coi như mình đã bước chân lên thuyền Đại nguyện của Phật rồi, và yên tâm chỉ chờ thuyền cập bến Cực Lạc nữa là xong. Có nghĩa là đủ Tín-Nguyện-Hạnh rồi thì chỉ chờ mãn Báo Thân cõi Ta Bà liền vãng sanh qua Cực Lạc Nước của Phật A Di Đà.

Này các Phật tử: nếu các vị y theo điều nguyện 18-19 của Phật mà Tôi luận giảng tu niệm, mà không được vãng sanh khi lâm chung, thì Tôi xin nguyện: bao nhiêu tội khổ của quý Phật tử Tôi xin chịu thay và đọa xuống địa ngục cho đáng.

Này các Phật tử! Tôi dám nguyện như vậy là vì Tôi tin chắc các vị y theo nguyện 18-19 của Phật thì đều được vãng sanh tất cả. Nếu các Phật tử hành đúng văn nguyện 18-19 rồi mà không được vãng sanh, chẳng những tôi chịu đọa địa ngục, mà Phật A Di Đà cũng phải từ chức ngôi vị Chánh Giác.

Này các Phật tử! Một pháp tu có tôi phát nguyện, có Phật bảo hiểm có tánh cách quyết định cho đường sinh tử. Nếu không phải căn lành quá khứ của quý vị đã mùi, duyên lành xui đến thì làm gì quý vị gặp được thuyền nguyện lực của Phật và bài giảng của tôi. Cho nên tập sách nhỏ này tôi rút hết tâm huyết của mình và để tặng các Phật tử hữu duyên Tịnh độ. Tập sách này ngắn gọn nhưng có tánh cách quyết định.

Mong các quý vị xem kỹ hành cho đúng văn nguyện 18-19 của Phật, thì có tôi phát nguyện, có Phật đảm bảo trên đường về Cực Lạc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Hôm nay, Tôi giảng điều nguyện thứ 18-19 của Phật A Di Đà. Vì phần nhiều ai cũng có thể niệm Phật được, nhưng hiểu cho rõ cái nguyên nhân và mục đích của sự niệm Phật thì ít ai hiểu được cho đúng. Do đó người tu niệm Phật rất nhiều mà kết quả thì rất ít, bởi vì niệm Phật mà không đúng cái mục đích mà Phật đã dạy chúng sanh niệm Phật.

Thông thường người đời cũng thường nói “Tu Niệm”. Như vậy chữ tu nó dính liền chữ niệm, có nghĩa người tu thì phải niệm Phật, niệm kinh… nên chữ tu người ta hiểu là phải niệm. Như vậy họ chỉ biết tu phải niệm, còn niệm để làm gì, và mục đích thì họ hoàn toàn không rõ. Cho nên nhiều người cả đời đi chùa niệm Phật chỉ cầu phước, cầu an, tai qua nạn khỏi… cầu như vậy cũng có đức tin vào chư Phật, cũng thuộc về thiện lành rất tốt, nhưng cầu như vậy không đúng cái mục đích mà Phật dạy chúng sanh, nên chúng ta phải hiểu thẳng rằng: niệm Phật để sanh qua thế giới của chư Phật. Tại sao niệm Phật mà được sanh qua thế giới của chư Phật? Vì Phật đã phát hoằng thệ nguyện: “Nếu chúng sanh nào muốn về nước Ngài niệm từ 10 niệm nếu không được sanh thì Ngài không ở ngôi Chánh Giác”.

Do cái nhân nguyện này mà Phật Thích Ca mới thị hiện vào đời mà dạy chúng sanh niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà để được sanh qua thế giới Cực Lạc của Ngài. Cho nên lời dạy của Đức Phật Thích Ca là dạy chúng sanh niệm Phật để sanh qua Cực Lạc của Đức Phật. Mà chúng sanh niệm Phật để cầu an cầu phước… như vậy nó không đúng cái mục đích Phật đã dạy mặc dầu chúng ta niệm Phật có niềm tin cũng gieo căn lành với đức Phật, nhưng niệm như vậy hiện tiền nó không được kết quả mỹ mãn vì nó sai mục đích của Ph-ật dạy. Cho nên hôm nay, tôi luận giảng điều nguyện 18-19 của Đức Phật A Di Đà để chúng ta biết chúng ta niệm cho trúng ý nghĩa mục đích, để kết quả một đời này vãng sanh về với Đức Phật.

Bây giờ tôi giảng “nguyện là gì?”. Nguyện là lời thề thốt hứa hẹn với mình, cho nên những vị phát tâm tu hành hướng về đạo quả Bồ đề được gọi là phát Tâm Bồ Tát. Các Ngài thường phát ra lời thề thốt, để lời thề thốt đó gọi là nguyện lực. Nó có sức mạnh nung nấu tinh thần để các Ngài y theo lời hứa hẹn đó mà tiến lên con đường tu để thành đạt cái ý chí đó, thực hành theo ý chí đó mà độ chúng sanh, gọi là lời thề nguyện. Nên nguyện lực là sức mạnh của lời hứa hẹn, gọi là lời thề. Cũng như người sắp ra chiến trận, họ biết trong chiến trận có nhiều sự gay go, gian khổ, nguy hiểm, người sợ thối chí đổi lòng nên người ta kết bạn thề vói nhau “Thà chết chứ không hàng” nên khi giao chiến dầu có khó khăn, nguy hiểm, người ta nhớ cái lời này mà dũng mãnh chiến đấu, sức mạnh của nó làm cho người ta vượt qua những khó khăn mà được chiến thắng, nên các Ngài Phát Tâm tu hành trước hết người ta có lời thề, cái tâm nguyện người ta muốn đạt cái mục đích đó, nhưng nếu phát ra mà chỉ tự với mình thì chưa đủ làm cho ý chí đó mạnh mẽ, nên cần có người khác chứng biết.

Cho nên tiền than Đức Phật A Di Đà còn là một vị Vua tên là Vô Tránh Niệm. Khi Vua Vô Tránh Niệm cùng quan phu tướng tên là Bảo Hải đến dự Pháp Hội của Phật Bảo Tạg Như Lai , khi vua Vô Tránh Niệm thấy Đức Phật Bảo Tạng Vương Như Lai dung sức thần thông phóng đạo hào quang cho thấy 10 phương quốc độ thế giới của Chư Phật. Tất cả cảnh giới hiện rõ trên đài Hào quang tròn (Giống như đài truyền hình chiếu phim).

Vua theo dõi nhìn từng Quốc độ hiện ra. Vua thấy có cảnh giới thì chúng sanh an vui thụ hưởng tự nhiên, thân vàng tướng đẹp, đất vàng bằng phẳng, thọ mạng lâu dài. Có cảnh chúng sanh khan khổ đói nghèo, thiếu thốn, nhều bệnh tật, đát đai hầm hố thô xấu… Vua mới thắc mắc vì sao các quốc độ không đồng nhau, thì Phật Bảo Tạng giải rằng : Do tâm thanh tịnh nên cảm ra thế giới thanh tịnh. Còn tâm bất tịnh thì cảm ra thế giới xấu nhơ… như vậy tất cả cảnh giới đều do tâm tạo.

Khi vua Vô Tránh Niệm hiểu được nguyên nhân rồi Ngài mới dung cái trí suy nghĩ để sắp đặt cái chí nguyện của mình dung cái tâm thanh tịnh mà hành đạo Bồ Tát để kết hợp thành một cảnh cực kỳ trang nghiêm đẻ Ngài nhiếp thủ chúng sanh đem về giáo hoá cho thành Phật.

Trong khi Ngài suy nghĩ sắp đặt xong rồi thì vua liền đến trước pháp hội của Phật Bảo Tạng, cầu Đức Phậtvà chúng hội Bồ tát chứng minh cho Ngài . Ngài thuẩta 48 lơì thề nguyện của mình để hứa hẹn với chúng sanh . Đại ý của 48 đại nguyện đó là nguyện kể từ nay Ngài phát 48 lời nguyện để trang nghiêm tịnh độ , để thành lập một cõi cực lạc hoàn toàn an vui, một lần sinh ra từ hoa sen hoá sanh và sống mãi cho đến ngày thành Phật (không còn sanh tử dời đổi đi đâu nữa).

Khi vua Vô Tránh Niệm quỳ gối chắp tay đối trước Phật Bảo Tạng và chúng hội trường thuật 48 lời Đại nguyện xong thì trời đất chấn động, trên không hoa rơi xuống như mưa. Đức Bảo Tạng thọ ký cho vua Vô Tránh Niệm về sau thành Phật hiệu là A Di Đà Phật thống lãnh cõi nước tên là Cực Lạc (tức Tây Phương Cực Lạc bây giờ). Khi Phật Bảo Tạng thọ ký xong rồi thì vua Vô Tránh Niệm kể từ đó mới tu Bồ tát Đạo.

Gọi là nguyện hạnh, vì cái lời nguyện là cái tâm của mình muốn đật cái việc nình đã muốn, nên khi nguyện có người chứng biết rồi, bắt đầu Ngài phải thi hành theo cơ sở nguyện là tu Bồ Tát Đạo .

Bố thí
Trì giới
Nhẫn nhục
Tin tấn
Thiền định
Trí huệ

Nếu nguyện mà không thành là nguyện suông cho nên nguyện lớn là đã khó rồi mà hành để đạt hoàn thành viên mãn sở nguyện là rất khó. Cho nên Đức A Di Đà tiền thân là vua Vô Tránh Niệm đã phát 48 điều Đại nguyện , nó bao chứa tất cả lòng từ bi để trang nghiêm cõi Phật độ.Trong 48 điều nguyện của Phật A Di Đà, tất cả các điều nguyện nhằm vào trang nghiêm tịnh độ Chỉ có 2 điều nguyện 18-19 là nhằm vào sự nhiếp thủ chúng sanh để đem về tịnh độ nên 2 điêu nguyện này thật quan trọngvà có tính quyết định.

Khi vua Vô Tránh Niệm phát 48 nguyện lực được Phật Bảo Tạng thọ ý rồi thì vị quan phụ tướng của vua tên Bảo Hải cũng phát nguyện rằng: cho đến khi tôi thành Phật . Tôi ngự trị vào cõi đời tối tăm đau khổ để giới thiệu chỉ daỵ cho chúng sanh . Biết được nguyện lực của Phật A Di Đà để nương nhờ nguyện lực của Ngài mà mau giải thoát đường sanh tử sớm thành Phật. Và Phật Bảo Tạng Vương thọ ký cho quan phụ tướng Bảo Hải về sau thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni ở thế giới Ta Bà Này.

Từ khi vua Vô Tránh Niệm và quan phụ tướng Bảo Hải được Phật Bảo Tạng thọ ký rồi, hai Ngài trải qua vô số tăng kỳ kiếp tu hạnh Bồ tát, lợi ích chúng sanh, đến kỳ viên mãn phước huệ của đạo bồ tát thì vua Vô Tránh Niệm thành Phật Di Đà làm giáo chủ cõi Cực Lạc. Trong khi Ngài thành Phật đã trãi qua 10 kiếp rồi mà thế ở thế giới Ta bà này chúng ta chưa biết, vì đức Phật Thích Ca chưa thị hiện vào đây. Cho đến khi Đức Thích Ca thị hiện vào đây rồi và Ngài dung Phật nhãn nhớ lại quá khứ Đức A Di Đà và Ngài đã nguyện nên Ngài mới dạy pháp môn Tịnh Độ , dạy chúng sanh niệm Phật để được sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Như kinh Vô Lượng Thọ Phật nói lại lịch sử tiền thân của Đức Phật A Di Đà . Trong khi kinh Bi Hoa nói tiền thân Phật A Di Đà là vua Vô Tránh Niệm phát 48 đại nguyện nơi Pháp hội của Phật Bảo Tạng và từ đó chuyên tu hạnh Bồ Tát vô số kiếp. Sau đó lại chuyển sanh làm Pháp tạng tỳ kheo ở thời kỳ pháp hộ của Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai , và muốn nhắc lại lời nguyện của mình với chúnh sanh nên Ngài mới tường thuật 48 đại nguyện một lần nữa , trong kinh vô lượng thọ , Phật Thích Ca nói Pháp tạng tỳ kheo này phát 48 đại nguyện trước Đức Thế Tự Tại Vương Như Lai và hành 6 độ Ba la mật để thành tựu sở nguyện của mình , Trải qua vô số kiếp ngài thực hành trọn vẹn 6 độ ba la mật nên Ngài thành Phật hiệu A Di Đà ở phương Tây.

Như vậy vua Vô Tránh Niệm là thân trước , pháp tạng là hậu thân sau đều nhằm vào 48 đại nguyện của mình , cho nên bây giờ Ngài thành tựu hiện là A Di Đà, và dùng 48 lời nguyện đó luôn đứng bên cõi Cực Lạc danhg tay tiếp đón những người niện Phật khắp mười phương đem về giáo hoá cho thành Phật .

Nên hôm nay tôi giảng rõ điều nguyện thứ 18-19 cho các Phật tử biết nguyên nhân và lòng từ bi của Phật A Di Đà đã hứa hẹn với chúng ta, cái lời nguyện là lời hứa hẹn. Cũng như bây giờ trồng trọt, mình hứa với mọi người: “nếu tôi trúng mùa tôi sẽ cho anh cùng hưởng…” nhưng chúng ta hứa hẹn mà không có ai làm chứng , khỉtún mùa nhưng đôi khi do lòng tham nó làm cho mình đổi lòng và quên lời hứa trước. Người đời thường là như vậy , nên muốn thủ tín cho người tin lời hứa của mình thì cần phải cần người làm chứng . Nếu sau đó đổi lòng thì bị xấu hổ , mất mặt với thiên hạ. Cho nên Đức A Di Đà tiền than là vua Vô Tránh Niệm vì lòng từ bi muốn độ chúng sanh nhưng sợ chúng sanh nghi ngờ nên vua Vô Tránh Niệm và hậu thân sau là pháp tạng tỳ kheo mới phát lời thề và cầu đức Phật chứng minh lời hứa của mình để làm tin cho chúng sanh nên khi Ngài thành Phật rồi , Ngài y theo bổn nguyện của mình mà tiếp độ chúng sanh . Nên chúng sanh khắp 10 phương mà nương cái nhân duyên niệm Phật là đúng vao bổn nguyện của ngài, thì đều được Ngài độ thoát.

Trong 48 lời đại nguyện , Ngài nguyện nếu có một nguyện nào mà Ngài không thực hiện đúng như lời thệ nguyện thì ngài không thủ ngôi Chánh Giác. Nghĩa là quả vị Phật đó các Phật tử và Ngài đã thực hiện trọn vẹn cho nên Ngài mãi mãi là một vị Phật mà mười phương chư Phật đều khên ngợi là đệ nhất. Chính Đức Thích Ca thấy lời Đại nguyệnnày nên Ngài vào cõi đời mà dạy chúng sanh phải y theo cái nhân nguyện mà tạo duyên tín-nguyện-hạnh để được đức Di Đà độ thoát.

Bây giờ tôi giảng chánh văn : “Điều nguyện thứ 18 lúc toi thành Phật , thập phương chúng sanh chí tâm tín mộ muốn sanh được về nước tôi nhẩm đến 10 niệm như nếu không được sanh thì tôi không thủ ngôi chánh giác.(Trừ kẻ tội phạm ngũ nghịch và huỷ báng chánh pháp mà thôi)”.

Điều nguyện thứ 18 này hứa với chúng sanh rằng: “Lúc tôi thành Phật” có nghĩa trên đường tu Bồ tát hạnh và đến cái thời viên mãn trên đường Bồ tát hạnh đó là lúc Ngàu thành Phật . Thành Phật là lúc phước huệ viên mãn trí huệ thần thông tự tại gọi là toàn năng toàn trí toàn giác.

Thập phương chúng sanh.
Thập phương chúng sanh: có nghĩa là 10 phương: Đông – Tây – Nam – Bắc – Đông Nam – Tây Nam – Đông Bắc – Tây Bắc – Thượng Hạ.

Chúng sanh: chữ chúng có nghĩa gọi chung là chỉ chung cho tất cả chúng sanh . Sanh có nghĩa là sanh mạng, trên từ Bồ Tát xuống đến tận địa ngục gọi là 9 giới chúng sanh , đối với Phật gọi chung là chúng sanh.

Ngài nói thập phương chúng sanh chí tâm tín mộ muốn sanh về nước tôi chí tâm có nghĩa là ý chí, cái tâm con người gọi là tâm ý mà tâm ý nó gom lại tột độ để làm chi ? để tin mộ , là đem cái tâm chí cao độ nó tin tưởng Ngài là một vị Phật đã thành toàn năng toàn trí toàn giác có long từ bi có Đại nguyện lực.

Chúng ta tin tưởng Ngài đã thành Phật như Phật Thích Ca , có đầy đủ thần thông và nguyện lực. Và tin cái cõi Cực lạc do 48 nguyện lực của Ngài thành lập thật là trang nghiêm , an vui gọi là chí tâm tin . tin rồi bắt đầu mình mộ , mộ có nghĩa là gì? Chữ mộ có nghĩa là mến , nên chữ mộ ở đây gọi là tín mộ , nghĩa là mình đem hết cái tâm thành thật tin tưởng Ngài và quốc độ Ngài rồi mình mới cảm được cái ơn đức sâu dày của Ngài. Vì lòng từ bi mà phát 48 đại nguyện rồi thực hành đại hạnh trải qua nhiều số kiếp cho đến hôm nay thành một vị Phạt mà không vào Niết bàn an nghỉ, luôn đứng xoè tay mà tiếp đón chúng sanh từ khắp 10 phương mà đem về miền Cực Lạc.

Cũng như ngườ mẹ hiền tận tuỵ với đàn con thơ ấu dại xa bỏ quê hương lăn lội xứ người , người mẹ ngày đêm thao thức để rước đón con về để giáo hoá cho thành Phật . Nên mình cảm ái ơn đức sâu dày của Phật , ròi mình mới mến thương Đức Phật gọi là mộ .Mộ rồi mình muốn về nước Ngài , muốn có nghĩa là cái long muốn về Cực Lạc sống chung với Phật để nhờ Ngài dùng lòng từ bi giáo hoácho mình nên gọi là muốn .

Muốn sanh về nước tôi nhẫm đến 10 niệm , ở câu hiệu này có nghĩa chữ nhẫn không phải là nhẫn nhục mà ý nói tắt là muốn về nước tôi nhẩm đến 10 niệm nếu không được sanh thời tôi không ở ngôi Chánh Giác. Như vậy muốn về nước Ngài niệm được 10 niệm mà không được sanh thì Ngài không thủ ngôi Chánh Giác , chỉ trừ người phạm tội ngũ nghịch và huỷ bang chánh pháp mà thôi. Cái điều nguyện chỗ này chúng ta nên chú ý cho kỹ là Ngài nói tín mộ muốn về nước Ngài rồi niệm nhẩn đến 10 niệm nếu không được sanh Ngài không thủ ngôi Chanh Giác. Chỗ này chúng ta phải hiểu Ngài nói nếu không được sanh , có nghĩa là phải được sanh, nhưng được sanh Ngài không cho biết sanh ở đời này hay đời sau. Nên chỗ này chúng ta cần phải nêu ra đẻ luận rõ, vì cái nguỵên là cái nhân không thể nào mà thay đổi được .Nếu chúng ta thực hành đúng cái nhân này thì nhất định sẽ được đức Phật độ. Còn nếu chúng ta thực hành sai thì không thể khiếu nại được , nên cái chỗ này chúng ta cần phải để ý. Ngài nguyện rằng nhẩm đến 10 niệm nếu không được sanh, có nghĩa là phải được sanh.

Như vậy có người chí tâm tín mộ niệm 10 niệm rồi sau không tu niệm nữa có được sanh không? Nhất định dược sanh nhưng mà nó lọt về vô số kiếp về sau mới được sanh. Bởi vì tín tâm ham muốn và niệm được mười niệm , tức là mười niệm này nó kết vào chủng tử hạng thức A Lại Da , lâu đời lâu kiếp nó hiện hành phát sanh ra đến kiếp vị lai nó mùi mới được Phật độ. Như vậy , người tín tâm ham muốn niệm 10 niệm sau không niệm nữa thì được sanh ở kiếp về sau như vậy đường sanh tử nó còn dài. Nên cái câu mà Đức Phật nguyện niệm 10 niệm của điều nguỵện 18 của Phật A Dia Đà được Đức Thích Ca dạy rõ trong Quán Kinh và Kinh Niệm Phật Ba La Mật, nói 10 niệm được sanh một đời này này là niệm vào lúc lâm chung. Cho nên chúng ta phải hiểu cái lời nguỵện của Đức A Di Đà đã nguỵên cho đúng nghĩa trong Kinh Niệm Ba La Mật , Đức Thích Ca dạy 10 niệm được vãng sanh , là khi lâm chung phải cố giữ niệm cho được 10 niệm nối nhau thì liền được vào Phổ Đẳng tam muội của PhậtA Di Đà liền được sanh qua Cực Lạc .

Còn Quán Kinh cũng dạy 10 niệm vãng sanh là niệm lúc lâm chung . Như vậyđiều niệm thư 18 nói niệm 10 niệm được vãng sanh là ý Ngài nguyện lúc lâm chung ai niệm 10 lần thì Ngài liền đến tiếp dẫn sanh qua cực lạc bằng không Ngài không thủ Ngôi Chánh Giác. Vậy thì quá rõ rồi, nên chúng ta muốn sanh qua Cực Lạc phải niệm 10 lần vào lúc lâm chung (là lúc sắp chết). Mà muốn lúc lâm chung niệm được thì bây giờ phải tập niệm cho quen gọi là tích luỹ nghiệp Có nghĩa là lúc chúng ta đi, đứng, nằm ,ngồi chúng ta vẫn phải luôn niệm Phật hoặc niệm ra tiếng hoặc niệm trong tâm. Niệm: “Nam mô A Di Đà Phật” hoặc A Di Đà Phật đềi được cả, và phải niệm cho lien tục trong lòng chỉ trừ khi làm việc bằng trí óc thì chúng ta mới tạm ngưng , nhất là lúc sắp ngủ chúng ta niệm cho đến lúc ngủ quên mới thôi. Chúng ta niệm được như vậy là nó tích luỹ câu Phật hiệu , huân tập chất chứa trong tạng thức , nó thành cái chủng tử niệm Phật nó thành một cái tràng niệm Phật nó thành một sức mạnh niệm Phật , nó thành thói quen niệm Phật gọi là Tịnh nghiệp niệm Phật. Đến khi thân hoại mạng chung do cái thói quen niệm Phật này , nên vừa tác ý niệm Phật thì câu Hồng danh nó liền bung tràn ra do chúng ta đã huân tập sẵn nên nó rất dễ niệm . Còn nếu bình thường chúng ta không huân tập niệm Phật đến lúc lâm chung nào thì bệnh đau hành khổ , nào là thương con tiếc của rồi nghiệp tạo trong đời và nghiệp đời quá khứ nó hiện ra nên chúng ta khó mà niệm được. Cho nên Kinh A Di Đà Đức Phật dạy phải niệm từ 1 đến bảy ngày cho tâm không loạn để lúc lâm chung được vãng sanh. Và kinh Niệm Phật Ba La Mật đức Phật dạy ta thường đi dứng, nằm, ngồi phải luôn niệm Phật cho chuyên nhất , cho nó thành thói quen. Như vậy,đức A Di Đà nguyện là chúng sanh niệm chỉ có 10 niệm lúc lâm chung thôi . Nhưng đức Thích ca thấy chúng ta nghiệp chướng quá sâu nặng mà muốn niệm được lúc lâm chung thì phải huân tập. Cho nên chúng ta niệm Phật thường thì hiện đời được nghiệp chướng tiêu trừ được tai ưua nạn khỏi (mặc dầu chúng ta không có cầu an). Và đến khi lâm chung , do ta đã huân tập sẵn nên niệm Phật đựoc dễ dàng và sự vãng sanh được đảm bảo chắc chắn.

Có nhiều người nói: “Nếu vậy tôi đợi lúc lâm chung rồi niệm 10 niệm còn bây giờ chơi cho đã tu niệm mệt lắm?” Xin thưa bình thường không huân tập thì đến giờ chết không tài nào niệm được đâu . Cho nên muốn niệm được thì bình thời hãy niệm cho quen đi. Như vậy , ai đã tín mộ Ngài và niệm 10 niệm trong lúc lâm chung thì đều được vãng sanh , thì đều được vãng sanh , chỉ trừ người tạo tội ngũ nghịch. Tội ngũ nghịch là gì ? 1-là tội giết mẹ, 2-là tội giết cha , 3-là tội giết bậc A La Hán, 4-làm than Phật ra máu, phá hoà hợp tăng. Đây gọi là tội ngũ nghịch vì sao ? Vì cha mẹ có công nuôi dưỡng mình mà mình nhẫn tâm sát hại nó trái với đạo lý nên gọi là nghịch , còn những bậc A La Hán là người chơn tu hiền từ đã đắc đạo quả Thánh mà mình đem cái tâm ác giết hại , cho đến Đức phật có lòng từ bi đối với tất cả chúng sanh , Ngài ra đời để cứu độ chúng sanh mà mình đem tâm ác giết hại cũng như Đề Bà Đạt Đa đem cái tâm lăn đá đè chân Phật chảy máu – gọi là phạm tội ngũ nghịch.

Ngày nay Phật không còn tại thế , nhưng ai ác tâm phá huỷ chùa tháp tượng phật thì đồng tội làm thân Phật ra máu . Còn tội phá hoà hợp tăng nghĩa là gì ? Là chúng tăng đoàn tụ hội nơi tu hành , nếu dung thế lực để chia rẽ , phân tán hoặc đâm thọc them bớt cho bất hoà nhau đều là phạm tội phá hoà hợp tăng. Nguyện của Phật chỉ trừ những người phạm 5 tội này và tội huỷ báng Chánh Pháp . Huỷ báng Chánh Pháp là gì ? Chánh Pháp là những lời Phật dạy cuả chư Phật gọi là “Kinh Luật” mà ai đen tâm khinh chê chống đối bài bác gọi là huỷ báng Chánh Pháp. Như vậy những người ác kiến không tin và những ngoại đạo hay chê bai giáo lý của Phật. Nhưng chúng ta cũng phải cẩn thận vì không khéo thì có lúc những người tu cũng dễ vướng phạm, là vì Pháp tu của Phật dạy rất nhiều, tổng cộng có đến 84 ngàn pháp môn tu , ai có duyên với pháp môn nào thích hợp thì họ tu theo pháp môn đó . Cũng như Pháp mon Tịnh đọ của chúng ta đang tuđây tuy dễ , nhưng những người không có duyên với Phật A Di Đà nên họ không tu theo , mà họ thích tu Thiền tông … đây là các pháp tự lực mặc dầu khó nhưng cũng là pháp của phật dạy chúng ta không được chỉ trách chê bai.

Nếu chúng ta khinh chê là phạm tội huỷ báng chánh pháp của Phật , cho nên Phật tử phải cẩn thận . Như vậy , nguyện 18 của Phật loại trừ người phạm tội ngũ nghịch và tội huỷ báng chánh pháp ra , tất cả chúng sanh trong 9 giới (1-Bồ tát 2-Thanh văn 3-Duyên giác Độc giác 4-Thiên 5-Nhơn 6-A tu La 7-Súc sanh 8-Ngạ quỷ 9-Địa ngục). nếu niệm danh hiệu Phật lúc lâm chung thì Ngài liền tới tiếp sanh về Cực Lạc. Như vậy, chúng ta thấy nguyện 18 này bao chứa tràn đầy lòng từ bi trong đây.Chỗ trừ tội ngũ nghịch , có nghĩa những tội đó thì Ngài không có đảm bảo . Còn các tội thông thường khácnhw 5 giới , 10 giới , 250 giới nếu có lỡ phạm mà biết hết long hướng về niệm danh Ngài lúc lâm chung thì nhất định có Ngài bảo trợ và tiếp độ , nếu không như vậy thì Ngài phải từ chức , tức là “không thủ ngôi Chánh Giác “.Có như vậy mới gọi là tha lực , là thuyền từ cứu độ chúng sanh .

Có người nói rằng như vậy 10 niệm của điều nguyện 18 được vãng sanh một đời này là phải niệm lúc lâm chung , như vậy nó còn sự khó khăn cho chúng sanh. Vì lúc lâm chung là lúc sắp chết, mà chết có nhiều cách khác nhau, đâu phải chết từ từ như chết bệnh chết đau mà còn có nhiều cái chết đột tử bất ngờ như chết đuối, té núi,trúng độc,trúng gió, xe đụng,sung đạn tai nạn bất ngờ… gọi là bất đắc kỳ tử thì làm sao mà niệm kịp mười niệm,như vậykhông niệm phật được1 hoặc 10 niệm thì coi như công tu một đời này phí uổng hay sao ? Cho nên chúng ta cần luận rõ lại là điều nguyện thứ 18 này có tánh cách gấp rút , cấp cứu chụp giựt và có phần chưa an tâm. Cho nên điều nguyện này thì có phần khó. Gấp rút là gì? Là đức phật nói chỉ cần tin mộ muốn về nước ngài nhẩm mười niệm có nghĩa là gấp rút , điều nguyện này lúc đầu có vẻ rất dễ, tại vì Đức Phật không có ra điều kiện phát Bồ đề tâm hoặc tu các công đức nên nó rất là dễ . Người bình thường , người khong có tu sẵn mà chỉ phát tâm tin tưởng mến mộ muốn sanh về nước Ngài mà niệm được 10 niệm khi lâm chung liền được vãng sanh . Dầu được vãng sanh nhưng phẩm vị rất thấp, ở các bậc hạ phẩm.

Vì sao, vì gấp rút nên người này không có sẵn các tu đức , không có phát tâm Bồ đề , không có niệm nhiều mà chỉ niệm được 10 niệm trúng vào văn nguyện của Phật nên được lòng bi nguyện của Phật tiếp độ người này với tính cách gấp rút , vì do người này chưa dự bị sẵn , hoặc chưa biết giáo lý Tịnh độ , mà đến lúc lâm chung gặp bậc thiện tri thức dạy nên chỉ tin và niệm kịp 10 niệm mà thôi. Như vậy cái nguyện 18 này dùng độ những người chưa chuẩn bị trước hoặc gặp Phật pháp quá muộn , nên y theo điều nguỵen này thì chúng ta cần phải có người trợ niệm lúc lâm chung nhắc cho mình nhớ niệm Phật , mình nương tiếng trợ niệm để niệm theo lúc cuối 10 niệm, và nương nguỵện của Phật mà được vãng sanh. Như vậy căn cứ văn nguyện 18 này thì chưa ổn , và chưa chưa yên tâm vì phải chờ kết quả giờ lâm chung , có niệm Phật được hay không mới biết được vãng sanh hay không. Chính vì lý do này mà phần nhiều người tu Tịnh độ không tin chắc mình có được vãng sanh hay không . Vì rất lo ngại đến lúc lâm chung biết có được tỉnh táo để niệm Phật hay không , mặc dầu mình có huân tập niệm Phật sẵn . Đây là một lo ngại chính đáng chung . Vì chúng ta là hạng phàm phu nghiệp chướng nặng nề nên chúng a phải lo. Trước kia tôi cũng có những ái ngại lo cho mình chỗ này. Và chính vua Vô Tránh Niệm ở kiếp quá khứ về trước lúc suy nghĩ lập nguyện Ngài cũng thấy rõ sự lo ngại của chúng sanh ở điều nguyện này (chưa an tâm) do đó Ngài mới phát nguyện tiếp điều nguyện thứ 19 để hỗ trợ nguyện 18 cho chúng ta an tâm.

“Nguyện thứ 19 lúc tôi thành Phật thập phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu các công đức nguyện sanh về nước tôi, đến khi lâm chung nếu tôi chẳng cùng Đại chúng hiện trước người đó, thời tôi không thủ ngôi Chánh Giác”.

Giảng: là 10 phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, có nghĩa là cái tâm rộng lớn, tâm quyết tu cho thành Phật để cứu độ cho chúng sanh, chứ không chịu dừng để nghỉ ngơi ở địa vị Bồ tát hay La Hán, người có cái tâm chí mong mõi được thành Phật gọi là phát tâm Bồ Đề. Cái tâm này nó không có đòi hỏi ở vật chất giàu nghèo sang hèn hay than thể xấu đẹp, nên từ vua chúa đến kẻ ăn mày đều có thể phát được tâm này nên người tu niệm Phật phải phát bồ đề tâm mới đúng với lời nguyện 19 của Phật rồi tiếp tu các công đức. Các công đức là gì ? các công đức gồm có tự lợi và lợi tha. Tự lợi là mình giữ giới ăn chay đọc tụng kinh, niệm phật, lợi tha là bố thí, cúng dường, ấn tống, thuyết giảng Chánh Pháp hướng người tu hành… tất cả các việc làm này gọi là tu các công đức. Tùy theo sức của mỗi người mà các công đức ít nhiều tùy khả năng điều kiện nhưng phải có các công đức đó. Làm các công đức đó rồi nguyện sanh về cõi nước tôi .

Chữ nguyện là muốn nói lòng mình mong muốn về cõi Phật rồi mình phát ra cái lời văn nguyện .
Ở điều 18 chỉ nói lòng ham muốn là chỉ cho trong tâm. Còn nguyện 19 nói nguyện sanh, là tâm muốn rồi phải phát nguyện ra lời nguyện, và nguyện bằng văn phát nguyện để nhắc tâm. Thân tâm hợp nhất hướng về một chỗ cho nó mạnh cũng gọi là nguyện lực , là sức mạnh của lời nguyền như trước đã giảng. Như vậy điều nguyện này nói phát Bồ đề tâm , tu các công đức rồi xoay các công đức đó thệ nguyện được sanh qua nước Cực Lạc. Đến lúc lâm chung, là đến lúc chết nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện trước người đó thời tôi không ở Ngôi Chánh Giác.

Đến đây chúng ta mới thấy rõ sự an ổn của điều nguyện 19 này , nó có sự bảo hiểm cho chúng ta . Vì điều nguyện 19 này đầu tiên Phật ra điều kiện phải phát Bồ đề tâm , Bồ đề tâm này phải đứng đầu và bồ đề tâm này đâu có khó , vì nó đâu đòi hỏi phải có tiền mới phát được , cho nên ai có tâm là đều phát được , là ý nguyện mong sau này được thành Phật để độ chúng sanh. Nếu có tâm này rồi thì đã có bồ đề tâm.Mình phải tự kiểm lại coi mình có tâm này chưa , nếu chưa thì liền phát cho nó đúngvowis văn nguyện của Phật. Tiếp nữa là tu các công đức , như vậy ít nhiều Phật không buộc ở số lượng nhưng phải có tu các công đức mới đúng văn nguyện . Nhưng nếu ai tu công đức nhiều thì sanh phẩm cao , còn ai tu công đức ít thì sanh phẩm thấp. Mình tu công đức rồi là đã ăn khớp với văn nguyện của Phật . rồi mình dây cái công đức đó , thề nguyện sanh về nước Ngài tức cõi Cực Lạc. Chữ nguyện này tôi xin nói cho rõ là lòng mình ham mộ mong muốn , nó rạo rực ấp ủ trong lòng mình luôn hướng về đức Phật , mình mới phát ra cái thệ nguyện.

Như vậy , chúng ta phải hiểu , chớ có nhiều người sơ sót lớn chữ nguyện này nên cứ đứng trước bàn phật đọc bài văn cầu sanh Tây phương và cho là mình đã có nguyện rồi , còn tâm thì không thường hướng về Tây phương mà ngược lại lo tiền của thế gian. Như vậy thuộc giả nguyện rồi, dầu cho có lòng thành trong lúc nguyện đọc , rồi sau buông ra tâm lại lo đam mê thế gian, đó là gián đoạn nguyện chứ không phải là chuyên , như vậy chưa kịp với lời nguyện 19 của Phật . Như vậy chỉ có thể gieo nhân lành về sau mà thôi , chớ chưa được độ trong đời này vì chưa nguyện thiết với Phật. Như vậy các Phật tử phải lập nguyện làm sao cho tâm mình luôn hướng về với Phật , giống như người con xa nhà nhớ quê hương , cha mẹ và luôn mong mỏi được trở về . Lòng mình phải thường hướng nghĩ như vậy mới gọi là có nguyện , đây cũng gọi là nguyện thiết.

Trong tư liệu giảng của Vĩnh Minh thiền sư nói tu Tịnh độ thuộc về giáo còn có tịnh độ hay không là thuộc về người . Mà giáo lý Phật dạy rồi , ai cũng tu được nhưng tu cho nó đúng Tịnh độ thì đâu phải ai cũng có đâu. Nên có vị thiền sư hạch vấn , nếu có 10 người tu 10 người đổ , vậy sao tôi thấy nhiều người tu niệm Phật vô số mà không mấy người khi chết được thoại ứng điềm lành , được vãng sanh ? Thì Liên Mộ pháp sư trong cuốn đường về Cực Lạc của Hòa Thượng Trí Tịnh , Liên Mộ pháp sư nói: Vì tu Tịnh độ mà chưa có Tịnh Độ . cái miệng niệm Phật um sùm còn tâm thì đam mê lục dục cõi Ta bà nên kết quả không có thoại ứng điềm lành vãng sanh . Nên các người không hiểu pháp tu. Chỉ thấy người niệm Phật thì cho rằng tu Tịnh độ , nhưng tại sao lúc chết lại không có thoại ứng điềm lành vãng sanh . Nên họ sinh nghi và họ thoái tâm không tin kinh dạy của Phật. Nên hôm nay nhữ nguyện này phải lập nguyện cho đúng văn.

Bây giờ tôi thí dụ cho Phật tử hiểu đúng chữ Nguyện. Cũng như có một người con vì nghĩa vụ đất nước phải tạm xa cha mẹ quê hương để thi hành nghĩa vụ . Anh ta xa quê hương nhưng lòng luôn nhớ thương cha mẹ hoặc người thân yêu (bạn bè), nhất là vào các đêm thanh vắng thao thức. Lòng chỉ mong cho mau tròn xong nhiệm vụ để trở về, chứ không thích mến ở lâu trong quân ngũ.

Chữ Nguyện của Tịnh độ cũng y như vậy. Nghĩa là lòng luôn hướng về Cực Lạc, nhớ thương Phật A Di Đà như nhớ thương mẹ hiền. Tuy thân sống cõi Ta bà, vì phải trở cái nợ cũ nhưng lòng không mê thích ở đây. Tâm tâm niệm niệm ấp ủ chờ ngày xong nợ trần để đoàn tụ nơi quê hương Cực Lạc .

Này các Phật tử được như vậy gọi là nguyện thiết , là đúng văn ngyện 19 rồi thì đến lúc lâm chung có Ngài và Đệt tử Thánh Chúng hiện ra. Chúng ta nguyện xét cho kỹ lời văn nguyện này thì chúng ta thật là an tâm, vì không sợ chết bất đắc kỳ tử, hoặc cận tử nghiệp. Vì văn nguyện 19 này gồm có 4 phần:

Là phát Bồ Đề tâm
Là tu công đức
Là nguyện về nước Ngài
Lâm chung Ngài hiện ra.

Như vậy 3 phần đầu là Bổn nguyện của chúng ta tu tạo , còn thứ 4 là phần của Phật , nên nếu 3 phần đầu tat u tạo đủ thì bổn phận của Ngài cùng Đại chúng hiện ra lúc lâm chung , như vậy chúng ta đủ 3 phần của văn nguyện 19 rồi thì chỉ còn chờ phần của phật khi lâm chung Ngài hiienj ra , miễn lâm chung là có Ngài , chớ Ngài không có ra điều kiện lâm chung lành hay dữ, tốt hay xấu. Như vậy chúng ta có Bồ đề tâm tu các công đức rồi nguyện thiết rồi thì dù lân chung bằng cách nào cũng được Phật hiện thân ra tiếp dẫn. Vì nếu Phật không hiện ra ,Phật phải từ chức ngôi vị chánh giác như lời nguyện của mình. Người đời sự nhất là các chứng bệnh nan y vì một khi vướng phải thì chết . Còn người tu ngoài pháp môn Tịnh Độ thì sợ nhất là bất đắc kì tử và cận tử nghiệp. Còn pháp môn tịnh độ này nếu chúng ta tu chỉ y theo điều nguyện thứ 18 thì chúng ta vẫn sợ như thường Nhưng đến điều nguyện thứ 19 này là có một thứ thần được trừ chứng nan y như cận tử nghiệp và bất đắc kỳ tử, vì sao vậy?

Vì Phật nói lâm chung Ngài đến. Thì thí dụ chúng ta bị té cây chết hoặc trúng độc chết đột ngột …
Đây gọi là bất đắc kỳ tử, có nghĩa là không biết trước kỳ chết . Không biết trước kỳ chết là ý muốn nói người phàm mình thôi, vì quá đột ngột nên mình không biết trước được . Nhưng đối với Phật thì làm sao gọi là bất đắc kỳ tử được? Vì Phật là nhất thiết chủng trí thấy biết rõ suốt quá khứ , vị lai từng mỗi chúng sanh , chừng nào chết và sanh đi đâu , Phật đều biết hết nên mình đã hành đúng nguyện 19 rồi . Nên xe co tong vô thì Phật đã hiện ra liền . Và Phật rước cái thần thức mình vãng sanh ngay lúc đó . Lúc đó chỉ còn lại cái xác vô tri . Xe tong chết thì có gì mà đau đớn mà sợ các Phật tử ? Hoặc chẳng hạn một chút nữa ta bị thuốc độc làm chết ta không hề biết nhưng Phật đã hiện ra rồi . Ta vừa hớp thuốc độc vô thì thì Phật liền hiện ra tiếp ta . Đây là thí dụ trường hợp những người nghiệp nặng phải trả bằng cách phải chết dữ như vậy. Nhưng Phật đâu có nói hiền dữ miễn hành đúng lời nguyện của Ngài thì lâm chung có Ngài tới. Vậy điều kiện quan trọng của mình không sợ cận tử nghiệp hoặc chết dữ. Mà mình chỉ sợ thiếu Bồ đề tâm tu các công đức , và lòng mình không thật sự nguyện về cõi Phật. Mình chỉ sợ mình thiếu các điều kiện đó thôi , chớ mình đủ rồi thì chết cách nào cũng không sợ. Còn cận tử nghiệp là gì? Là nghiệp ác đời trước của mình nó hiện ra giờ sắp chết , mà lúc chết đã có Phật hiện ra rồi thì cận tử nghiệp nào dám đối dầu với Phật , cận tử nghiệp là dành cho người tu pháp tự lực , vì sức tu còn yếu nên bị cái nghiệp ác của mình đời trước nó nặng hơn nên nó hiện ra lúc sắp chết để nó giật tay đôi với nghiệp hiện đời . Mà nghiệp quá khứ mạnh hơn nên nó dẫn mình bị đọa lạc. Còn chúng ta nương vào tha lực của Phật.

Giờ lâm chung có Phật và thánh chúng hiện ra rồi thì nghiệp nào dám hiện ra chống phá, đối đầu với Phật. Như vậy chúng ta kết hợp 2 điều nguyện 18 và 19 lại thì chúng ta sẽ vững vàng trên đường vãng sanh chúng ta chỉ còn chờ mãn báo thân này nữa là xong , bảo đảm chết đến là được vãng sanh.

Ở điều nguyện 18 nói niệm 10 niệm được vãng sanh là niệm ở lúc lâm chung, mà lâm chung niệm 10 niệm chúng ta còn e ngại sợ chết bất đắc kỳ tử và sợ cận tử nghiệp. Nhưng tiếp qua điều nguyện thứ 19 đây thì chúng ta hết sợ. Vì chúng ta đã hành đúng văn nguyện 19 có Bồ đề tâm , tu công đức nguyện sanh Cực Lạc rồi, lâm chung có Phật hiện ra .Mà có Phật hiện ra thì 1 niệm, 10 đâu có khó khăn gì nữa. mà niệm 10 niệmmj là trúng cả hai điều nguyện . Như vậy là chúng ta trúng số độc đắc cả cặp , tắt hơi là qua Cực Lạc lãn đài vàng liền. Nên thật sự người tu Tịnh độ đúng pháp rồi cái chết đến với họ như người đời trúng số cả cặp vậy , mừng quá bây giờ đi lãnh . Bởi vì người tu Tịnh độ lúc chết cái mặt lại vui hơn lúc bình thường mặt mày thần sắc họ tươi rói . vì thấy Phật tới rồi làm sao hổng vui được . trăm kiếp ngàn đời trong lục đạo này bao nhiieu cay đắng nó nhầu nhúng ta , bây giờ được đức A Di Đà đến đón rước về Cực lạc vĩnh viễn không còn sinh lão bệnh tử , được đầy đủ pháp lực của Bồ tát để độ người thân kẻ oán thì hỏi làm sao mà không mừng được. Nên hôm nay tôi đã luận giảng kỹ 2 điều nguyện 18 -19 này. Các phật tử phải hành cho đúng thì không còn lý do gì để lo sợ không được vãng sanh. Có nhiều người niệm phật rất giỏi , nhưng mà chỉ biết niệm thôi , chứ không biết phát Bồ đề tâm , không tha thiết mong mỏi về với Phật nên lúc chết nào tiếc của nào thương con ,có niệm đi nữa cũng chỉ gieo phước thôi chứ làm sao có thoại ứng điềm lành thấy phật hào quang qua rước.

Này các phật tử hôm nay tôi không có khỏe lắm , nhưng tôi phát hiện chỗ bảo hiểm của điều nguyện 19 này tôi rất an tâm . Tôi muốn nói ra cho những người đồng nghiệp tu hành hieur rõ để không còn phải lo sợ cận tử nghiệp và bất đắc kỳ tử nữa. Như vậy nguyên nhân của sự niệm Phật các Phật tử đã có rồi , là niệm Phật đẻ qua thế giới của Phật. Lời nguyện của Phật như biển, ai niệm trúng cái nhân nguyện của Phật là được biển thệ của đức Như Lai , nhớ cái đức từ bi nguyện lực của Phật mà tội chướng người đó được tiêu trừ nên mình niệm 10 niệm lúc lâm chung được vãng sanh còn lúc bình thời niệm nhiều thì nó tăng phần công đức nên phẩm vị vãng sanh càng cao. Nên Ngẫu Ích Đại sư nói: người được vãng sanh hay không là do nơi tín nguyện có cùng không . nếu có tín nguyện thì nhất định được vãng sanh . Còn niệm Phật làm công đức nhiều thì sanh phẩm cao , niệm Phật ít thì sanh phẩm thấp nhưng được vãng sanh hay không mới quan trọng , còn phẩm cao hay thấp không thành vấn đề. Cho nên chữ tín -nguyện trong Tông Tịnh độ các phật tử phải tạo cho có và cho kiên cố , mà cái chữ nguyện nó nắm cái vai trò chủ chốt quan trọng , ví sao vậy ? Vì trong nguyện nó bao gồm cả tín và hạnh rồi , còn tín có thể nó không bao gồm nguyện và hạnh trong đó. Vì sao ? Cũng như bây giờ cõi Cực Lạc do Phật Thích Ca giới thiệu thì cảnh Đông Phương giáo chủ của Phật dược sư cũng do đức Thích Ca giới thiệu.

Cho nên chúng ta tin cõi Cực Lạc thì chúng ta cũng phải tin cõi Đông Phương . Như vậy đối với Đông Phương chúng ta có tin mà không có hạnh nguyện . còn ngược lại có những chúng sanh cầu về Đông Phương họ cũng tin tây phương nhưng họ cũng không có hạnh nguyện về tây phương. Tôi nói ra để biết chữ tin nó nằm riêng rời ra, còn chữ nguyện thì không có đứng riêng rời được .như người nguyện về Cực Lạc thì đã có chữ tín thu theo rồi, chớ không tin thì nguyện đi đaau , nhờ có tin nên mới nguyện . Chữ nguyện này nó đứng chủ chốt quan trọng mà quan trọng này nó mới có sự vận hành niệm Phật theo , thành ra cái người năng nổ niệm Phật là phải biết người đó chí nguyện rất sâu mà cái nguyện này phải nhấn mạnh vào nó thì tự nhiên cái hạnh rất dễ niệm theo , chớ không phải ép niệm và có nguyện thì cái niệm mới thoải mái chớ không bị căng thẳng thần kinh. Cũng như pháp tu Thiền dung cái lý duy tâm Tịnh độ tự tánh Di Đà , họ mượn cái tên đức phật mà họ niệm để tự khai thị sáng Phật tánh của mình , họ không có chí nguyện gì với Phật hết hết, những người này tuy có niệm Phật nhưng không có mùi vị gì hết , nên nó rất căng thẳng mệt mỏi người này dầu có niệm phật được nhất tâm đi nữa thì cũng để tự khai thị tự tánh mà thôi .không có tin nguyện nên không cảm đến Phật thì không do đâu Phật trợ lực người này được. Còn chúng ta có nguyện rồi , niệm nhất tâm thì phẩm vị cao , còn nếu chúng ta không niệm nhất tâm thì phẩm vị thấp. Cho đến lúc lâm chung mà chúng ta y nguyện 19, chúng ta không niệm Phật được cũng quyết được vãng sanh .Vì nguyện 19 hoàn toàn không có bảo niệm nhưng để kết hợp nguyện 18 chúng ta phải niệm nếu kịp , còn không niệm cũng có phần bảo hiểm phần bảo hiểm của của điều nguyện 19 này. Còn nếu chỉ y theo điều nguyện 18 mà không kiêm tu theo nguyện 19 thì khi lâm chung phải niệm 10 câu niệm Phật mới được vãng sanh . Nếu không niệm kịp hoặc quên hoặc hôn mê thì coi như ở lại đường sinh tử chờ kết quả đời sau . Mà đời bây giờ đang nhằm lúc hiếp đạo đức ngày càng suy , bạo ác càng thịnh , người lành càng ít, người dữ nhiều nên nếu không quyết chí để vãng sanh đời này thì đời sau lên e khó tu hơn.

Hai điều nguyện này có cái đặc biệt của nó. Như nguyện 18 dùng để cứu vớt những người tu muộn người ác lúc lâm chung mới gặp thiện tri thức dạy tu . Vì lúc cấp bách này làm sao họ tu theo nguyện 19 kịp và cần có sự trợ niệm cho họ .Còn nguyện 19 có tính cách sẵn sàng chuẩn bị và được sự bảo hiểm của Phật . Nên có hộ niệm hoặc không , thậm chí không niệm Phật kịp hoặc hôn mê cũng quyết được vãng sanh . Nên chúng ta cần phải kết hợp hai điều kiện 18 -19 và hành cho đúng như lời giảng của tôi thì nhất định sẽ được vãng sanh. Này các Phật tử , nếu các Phật tử y theo lời giảng của 2 điều nguyện 18 và19 này nói rất quan trọng và trợ giúp với nhau mà mọi người y theo 2 lời nguyện này tu là vững chắc , không có lý do nào mà không được vãng sanh.

Một người ở thế gian họ không có tu , mà những người gọi là quân tử , một khi họ hứa với ai thì phải giữ lời , gọi là quân tử nhất ngôn . Còn Đức Phật của chúng ta nguyện đây là tự nguyện vì lòng từ bi tràn đầy với chúng sanh , nên muốn đem chúng sanh từ cõi khổ đến cõi an vui và giáo hóa cho thành Phật , tự tâm ngài phát nguyện ra nên cái nguyện là cái mực thước đo lòng ngài , mà lòng ngài từ bi quá độ nên cây thước 48 lời nguyện này là tột đỉnh tấm lòng từ bi của ngài đối với chúng sanh bao la hải hà nên tự nguyện , tức nhiên ngài phải làm tròn cái lời nguyện của mình. Vì quân tử thế gian còn không thất hứa với ai huống chi là một vị Phật lại quan trọng là đã hứa trước chúng hội có Đức Phật của mình đã chứng minh , và ngài thành Phật 10 kiếp đã qua rồi. Trong kinh niệm Phật Ba La Mật Đức Thích Ca nói lòng từ nguyện lực của ngài sâu dày nên từ quá khứ đến nay 10 kiếp đã qua chưa từng bỏ sót một người nào ,dầu người đó có phạm vào ngũ nghịch thập ác.

Điều nguyện 18 nói trừ người tạo tội ngũ nghịch và hủy báng chánh pháp nhưng mà quán kinh nói những người phạm ngũ nghịch thập ác biết hồi tâm sám hối niệm Phật một niệm , hoặc 10 niệm Phật A DI ĐÀ liền tiếp trước .Như vậy nguyện 18 nói trừ người tạo tội ngũ nghịch ….là ý đức Phật muốn rào đón trước . Cho mình đừng có dính vào những tội này , vì ai mà vướng vào cái tội này thì khó hồi tâm sám hối niệm Phật được. Bởi vì phạm vào rồi thì cực trọng nghiệp nó hành cho người này khổ đau , đâu có yên tâm mà hồi hướng sám hối được , cho nên triệu người mà phạm tội này may ra có vài người chịu ăn năn sám hối niệm Phật. Nên đức Phật vì lòng từ bi muốn cho chúng ta được bảo đảm vãng sanh nên Ngài rào đón trước bằng cái lời trừ ra .Nhưng mà ai lỡ phạm mà chịu quay đầu thì lòng từ của ngài không bỏ .Nên kinh Ba La Mật Đức Thích Ca nói đức Di Đà chưa từng bỏ xót một chúng sanh nào dầu người đó phạm vào ngũ nghịch là cái ý này đây. Cho nên chúng ta phải tin triệt để vào lời nguyện của Phật .Chúng ta hành cho đúng lời nguyện của ngài thì chúng ta không lo gì hết. Chẳng lẽ 10 kiếp đã qua đức Phật không bỏ xót ai hết mà bây giờ Ngài lại bỏ xót mình hay sao. Nếu đức Phật bỏ xót một người nào mà người đó hạnh đúng nguyện 18-19 tức thời Ngài phải từ chức ngôi vị Chánh Giác liền .Mà chẳng lẽ vì một người mà phá hoại ngôi vị Phật được sao .Thành ra chúng ta phải yên tâm không có bị một lý thuyết nào bài bác cho chúng ta ngã lòng .Gỉa sử Đức Thích Ca có hiện hình trở lại nói ta có pháp khác tu mau thành Phật hơn , mình cũng lạy mà xin tạ từ vì con chỉ nguyện 1 lòng theo đức A di Đà mà thôi . Như vậy đến như Phật hiện ra mà ta còn không thay đổi ý chí huống là các người thế gian bài bác phá hoạiys chí ta được. Được như vậy gọi là chí nguyện kiên cố , dầu tất cả mọi người trên cõi Tam Thiên này mới đẻ ra liền niệm Phật , niệm này đêm đến 100 năm rồi chết không có thoại ứng vãng sanh . Cũng không vì đó mà chúng ta sanh nghi , tại sao? Chẳng qua họ niệm nhiều mà thiếu chí nguyện và lòng tin. Thành ra Đức Di Đà đâu có bảo chúng ta niệm nhiều , 10 niệm thôi , nhưng 10 niệm đó phải có đủ lòng tin chí nguyện trong đó. Cho đến điều nguyện 19 Ngài không có vấn đề niệm gì hết , chỉ phát Bồ Đề tâm , tu các công đức nguyện sanh về nước tôi , lúc lâm chung tôi hiện ra trước người đó, hiện trước người đó để làm chi ? Vì tiếp độ nên Ngài mới hiện ra.

Như vậy điều nguyện thứ 19, Phật không có đề cập đến vấn đề niệm Phật , nhưng vì hỗ trợ cho nên chúng ta cần phải niệm Phật , vì tu các công đức công đức nào bằng công đức niệm Phật ,niệm Phật là công đức lớn nhất. Cái câu lúc tôi thành Phật thập phương chún sanh tu các công đức trong đó có công đức niệm Phật rồi . Như vậy niệm Phật tùy ích nhiều chúng ta kết hợp lại điều nguyện 18 – 19 thì an toàn bảo đảm nhất. Có nhiều người không tu , họ thấy mình niệm Phật họ hù dọa niệm thì niệm chứ không chắc đâu vì giờ chết cận tử nghiệp nó mới quan trọng. Ý họ nói họ không cần niệm Phật , họ có làm các đi nữa tới giờ chết họ niệm cũng được . Còn mình niệm cho nhiều biết đâu đến giờ chết cận tử nghiệp nó lôi mình trở lại , ý họ đánh giá như vậy. Thì bây giờ nguyện 19 này có Phật bảo hiểm lúc chết nên chúng ta an tâm . Vì cận tử nghiệp nào dám đối đầu với Phật , nghiệp ngũ nghịch thập ác còn không cản được Phật.

Người phạm tội ngũ nghịch là cái nghiệp cực mạnh mà niệm Phật còn độ được huống hồ chúng ta đã phát bồ đề tâm , tu các công đức và nguyện sanh về cõi Ngài đã trúng y lời văn nguyện 19 thì cận tử nghiệp nào dám hiện ra , bất đắc kỳ tử nào mà qua được Phật . Bất đắc kỳ tử là đối với phàm còn Phật là nhất thiết chủng trí làm sao không biết chúng sanh giờ nào chết mà biếtb rồi là Ngài hiện ra . Cho nên chúng ta phải giải cho thông, nguyện lực cho dõng mãnh , tin cho vững chắc thì chỉ còn thời gian mãn kiếp Ta bà liền sanh TỊNH ĐỘ.

Thích Thiện Thuận