Thời Gian Qua Mau Mạng Sống Giảm Dần Hãy Nên Gấp Gấp Tu HànhĐối với người học đạo giải thốt giác ngộ của đức Phật, đã có duyên với Phật pháp và đã từng được sống trong môi trường thiền môn nghiêm tịnh thì hần như tất cả đều được thấm nhuần những lời dạy vàng ngọc của chư Phật về luật nhân quả, về lý vô thường, về con đường dẫn đến giác ngộ giải thốt. Tuy nhiên, trong hàng triệu triệu Phật tử trên khắp hành tinh này, thì đã có được bao nhiêu hành giả ngày đêm thiết tha chuyên cần công phu, nỗ lực hành trì để cầu mong liễu sanh thốt tử. Và trong số tám muôn bốn ngàn phương tiện pháp môn tu học mà Đức Bổn Sư đã mở bày nhằm giúp chúng sanh nhận ra bổn tâm thanh tịnh, thì đã có được bao nhiêu Phật tử kiên định sâu sắc với một pháp môn để nhân đó nhận ra chân lý của đạo giải thốt luân hồi sanh tử.

Thật ra trên thế giới ngày nay, người tu theo đạo Phật rất nhiều, nhiều lắm; tại các nước phương Tây, người xu hướng về đạo Phật ngày càng đông hơn, tuy nhiên có điều là tất cả những người con Phật như chúng ta hiện nay đã gieo được cái nhân giải thốt khỏi luân hồi sanh tử hay chưa? Điều này rất quan trọng. Vì đây là nền móng căn bản của người học đạo giải thốt trong ngôi nhà Phật pháp. Cũng chính từ cái nhân quan trọng này, chúng ta mới có cơ sở để bàn sâu thêm những vấn đề cần thiết đối với sự nghiệp tu hành giải thốt của mỗi chúng ta.

Sau khi trao đổi qua vấn đề “sanh tử sự đại” như vừa đề cập trong phần mục này, chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục bàn về những giá trị vô cùng quí báu của thời gian. Đối với người tu theo hạnh Phật, mỗi khi nhắc đến vấn đề “ngày giờ qua mau, mạng sống giảm dần” thì ai cũng biết, ai cũng hiểu, đôi khi cũng có lúc trăn trở thao thức, thậm chí có người còn tỏ vẻ bùi ngùi xót xa cho thân phận, nhất là đối với người xuất gia và những Phật tử thuần thành, thì nhận thức về những điều này tường tận sâu sắc hơn, ý thức về những điều này cao hơn, rõ nét hơn. Song tất cả dường như cũng chỉ thống qua trong giây lát, trong khoảnh khắc nào đó mà thôi, để rồi sau đó mọi việc đâu lại vào đấy, tâm ý lại tiếp tục bị sai khiến bởi ngũ dục, trôi lăn theo nghiệp thức. Nói chung, đa phần là tích cực lao vào tạo nghiệp, còn vấn đề tha thiết tu hành giải thốt một cách miên mật kiên định thì quả là hiếm hoi hy hữu lắm. Tại sao lại như vậy? Ở đây chúng ta cùng chân thật mổ xẻ thực trạng này, chúng ta sẽ nhận thấy, đó chính là chúng ta chưa từng thao thức trăn trở với khổ đau luân hồi sanh tử. Đó cũng là do nghiệp chướng của chúng ta quá sâu dày, khiến cho ý chí tu hành khó thắng nỗi tâm hướng ngoại lăng xăng tạo tác.

Tâm ý chúng sanh thời mạt pháp đắm chìm trong ngũ dục, tạo nhiều chướng duyên và ốn kết, đã vậy còn buông lung dãi đãi, không tha thiết tìm cầu con đường giải thốt, chúng ta có thể gọi thực trạng đáng buồn này là nghiệp chướng sâu dày thiện căn nông cạn và chư Phật chư Tổ từ vô lượng kiếp đã thấu suốt vấn đề này, chính vì vậy mà trong mỗi thời kinh, trong mỗi dòng quảng lục thường rất chú trọng đến việc cảnh sách “vô thường” để người học Phật nhân đó sớm thức tĩnh quay đầu về bờ giác.

Trong thời công phu chiều, cúng Mông Sơn Thí Thực tại chùa Niết Bàn chúng tôi cũng như tại hầu hết các chùa tu theo hệ phái Tịnh Độ – Bắc tông, có bài kệ “Thị nhật” cảnh sách người học Phật rất là thống thiết: “Thị nhật dĩ quá. Mạng diệc tuỳ giảm. Như thiểu thuỷ ngư. Tư hữu hà lạc. Đại chúng đương cần tinh tấn. Như cứu đầu nhiên. Đản niệm vô thường. Thận vật phóng dật” nội dung bài kệ này có hàm ý như sau: “Ngày giờ trôi qua rất mau. Mạng sống con người cũng giảm dần, giống như con cá ở trong bể nước bị rò rỉ đang chờ chết thì có gì mà vui thú! Ngưỡng mong đại chúng nỗ lực tinh tấn, gấp rút công phu tu tập như cứu lửa đang cháy ở trên đầu. Hãy cẩn trọng chớ buông lung phóng dật vì đới sống rất vô thường”.

Đây là bài kệ kết thúc nghi thức cúng thí thực cho các vong linh và cô hồn trước khi tụng bài “hồi hướng” và “tam qui” trước khi chấm dứt thời kinh buổi chiều hằng ngày, nhưng kỳ thật, đây lại chính là bài văn cảnh sách vô thường tràn đầy bi tâm lân mẫn, một bài pháp khuyến tu với lời lẽ rất thống thiết của chư vị Tổ sư nhằm lay thức người học đạo hãy mau mau thức tỉnh trước ngày tháng vô thường, khi mà mạng sống của mỗi chúng ta đang bị giảm dần trong từng giờ từng khắc, giống như hình ảnh con cá đang sống trong bể nước bị rò rỉ vậy!

Đối với người học đạo chúng ta, khi nhận ra thực trạng đáng buồn này, thử hỏi chúng ta còn gì để ham muốn, còn gì để thích thú trước những thú vui tạm bợ nhất thời trong cuộc đời vô thường huyễn mộng? Ở đây còn có một điều đáng lưu ý nữa, đó là thời công phu “Mông sơn thí thực” cúng cô hồn, lại rơi vào không gian một buổi chiều, khi đó mặt trời đang xế lặn, khi đó ánh chiều tà hắt hiu sắp tắt hẵn, nhường chỗ cho bóng đêm đang tràn về bao trùm không gian mà chúng ta đang sống. Và cũng trong không gian lắng đọng đó, hồ theo lời kinh tâm tưởng tới thế giới vô hình, là nhịp mõ trầm buồn, lâu lâu lại điểm vào một tiếng chuông ngân nhẹ, tất cả như len lõi, như ngấm sâu vào lòng người cái thiền vị thiết tha vượt thốt khổ đau luân hồi sanh tử. Ở đây, ai đã từng một lần lắng lòng đón nhận lời kinh tiếng kệ trong thời công phu chiều này mới cảm được tấm lòng đại từ đại bi lân mẫn của chư vị Tôn đức Tổ sư và mới thấu tột ý nghĩa vô cùng trọng đại của hai chữ “vô thường” và “sanh tử”. “Sanh tử sự đại”. Vâng! Đó chính là “việc lớn” mà người tu hành theo hạnh Phật phải dán nó lên trên trán của mình, phải thường xuyên khắc ghi nó vào tâm trí … thì mới có thể chế ngự được cái tâm tham dục, mới có thể gieo vào tạng thức mình cái chánh nhân của người học Phật.

Đối với giới Tăng sĩ, chúng tôi có được diễm phúc rất lớn là được sống trong môi trường Thiền môn nghiêm tịnh, tâm ý hướng về con đường giải thốt càng được nuôi lớn, tam nghiệp dễ dàng nhiếp phục thuần hồ, ý chí tu hành luôn được nuôi dưỡng bởi những lời kinh tiếng kệ thấm đẫm tinh thần cảnh sách, chẳng hạn trong mội thời công phu Mông Sơn thí thực, khi đọc lên bài kệ “Thị Nhật”, chúng tôi liền được nhắc nhở, liền thức tỉnh, qua đó đã nhận chân rất nhiều về cõi đời vô thường, để từ đó cái nhân tu hành giải thốt mỗi ngày một sâu chắc hơn, tâm thức hướng về cảnh giới Tây Phương Cực Lạc mãnh liệt hơn … Phước duyên lớn lao như vậy, đại diễm phúc như vậy, vậy mà cũng chẳng dễ dàng gì có được nhiều bậc chân tu làm mô phạm cho tứ chúng. Chúng tôi thành thật nêu ra vấn đề này nhân việc bàn đến “Sanh tử sự đại” cũng nhằm nói lên những khó khăn trở ngại rất lớn lao của hàng sơ cơ học Phật khi chưa nhận thức đúng đắn về đời sống vô thường.

Thiết nghĩ, đối với người học Phật, khi đọc qua bài kệ “Thị nhật” tràn đầy bi tâm lân mẫn của chư vị Tổ Sư, tôi nghĩ, chắc hẳn sẽ không một ai phớt lờ qua, hay buông lung dãi đãi, khi đã hiểu ra rằng, ngày giờ vèo qua như tên bắn mà mạng sống tất cả chúng ta ngày một giảm dần. Khi bàn đến đây, chúng tôi có chút tâm tình nhắn gởi quý Phật tử rằng, chúng ta quyết không kỳ hẹn để ngày mai rồi mới tu, chúng ta quyết không để thời gian trôi qua một cách uổng phí … Vì sao vậy? Vì sanh tử là việc lớn, vì ngày giờ qua mau, vì mạng sống giảm dần, vì ai mà biết trước được trong cõi đời vô thường đầy thiên tai biến cố dịch bệnh bất an này, ngày mai sẽ ra sao?

Chúng tôi ngưỡng mong quý Phật tử mau mau thức tĩnh trước cõi đời vô thường, hãy đem hết tâm thành hướng về Phật pháp tu hành tinh tấn, điều này sẽ giúp cho quý Phật tử sống tích cực hơn, an lạc hơn, có ý nghĩa hơn, lợi ích hơn trong những ngày còn lại của đời người. Hơn thế nữa, quý Phật tử sẽ thấy cuộc đời này tuy là vô thường bất an, nhưng lại đáng sống, rất đáng sống, sống để tu, tu để đóng góp cho xã hội, cho đất nước, cho dân tộc, và nhất là để xây dựng ngôi nhà Phật pháp thật sự trở nên lung linh sắc màu vị tha giải thốt, Cực Lạc hiện tiền.

Tiếp tục bàn về ý nghĩa “ Sanh tử sự đại – Vô thường tấn tốc”, để chúng ta cùng nhau xây dựng cái nhân giải thốt trong sự nghiệp tu hành của tất cả chúng ta. Nhân duyên này chúng tôi xin kể ra đây một mẫu chuyện ngắn:

Ngày xưa, tại một ngôi chùa nọ, có một vị Hòa thượng già, nuôi dạy được hai đệ tử từ thuở tóc còn để chỏm cho đến lúc trưởng thành. Một người có pháp danh là Vô Thường, còn người đệ có pháp danh là Sanh Tử. Hai huynh đệ đồng sư này sống cùng thầy trong một ngôi chùa nên sự thương yêu gắn bó có trách nhiệm với nhau còn hơn cả hai anh em ruột thịt.

Sư huynh có pháp danh Vô Thường thì rất tinh tấn công phu bái sám, chuyên ròng trì danh niệm Phật, còn sư đệ Sanh Tử thì rất đa văn, nên chú trọng vào việc học giáo lý, nghiên cứu kinh điển, với mong muốn trở thành một giảng sư để sau này hoằng pháp độ sanh.

Sau khi sư phụ qua đời, sư huynh Vô Thường kế vị trụ trì và sư đệ Sanh Tử tiếp tục lên kinh thành tham gia các khóa học cao cấp Phật học. Dù điều kiện và hồn cảnh tu học có khác nhau, nhưng cứ đến dịp giỗ Thầy, họ lại gặp nhau trong ngày giỗ, qua đó động viên sách tấn nhau trên con đường tu học.

Trong một lần giỗ Thầy năm ấy, sư huynh Vô Thường nhắc nhở sư đệ Sanh tử:

Lúc sinh thời, sư phụ lúc nào cũng sách tấn huynh đệ phải tha thiết sám hối nghiệp chướng và nổ lực tinh tấn niệm Phật để cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Từ ngày sư phụ qua đời đến nay đã 10 năm, dù đảm nhận công việc trụ trì đa đoan Phật sự, nhưng cứ mỗi lần nhớ lại lời thầy căn dặn, tôi nhất quyết hạn chế tối đa những việc xét thấy không cần thiết, để dành thời gian chuyên tâm trì danh niệm Phật. Bản thân tôi luôn tự nghĩ, đời vô thường quá, thời gian cũng trôi qua nhanh, mới đây mà thầy đã xa cách chúng ta những mười năm rồi. Hơn nữa sư phụ cũng đặt pháp danh cho tôi là Vô Thường, để nhân đó giúp tôi thường xuyên quán xét cõi đời này là vô thường tạm bợ, bất an đau khổ, Tây Phương Cực Lạc mới là thế giới an vui miên viễn. Còn đệ, sư phụ cũng đã ban cho pháp danh là Sanh Tử, đây là ý của sư phụ mong muốn đệ lấy hai chữ “Sanh Tử” mà khắc ghi vào tâm trí, việc giải thốt sanh tử luân hồi mới là việc lớn, là mục đích duy nhất của người học Phật … Tôi thấy, đệ cứ lo chạy theo chữ nghĩa, thu nạp kiến thức nhiều quá mà lơ là công phu tu niệm, tôi nghĩ, khi đệ cầm được cái bằng giảng sư hay tiến sĩ, mà rũi sao quỷ vô thường ập đến bất ngờ, thì cái bằng giảng sư, tiến sĩ gì đó sẽ chẳng ích gì … Tôi nghĩ, học là tốt, học để phụng sự đạo pháp và dân tộc là rất tốt, nhưng đệ cũng cần phải định hướng lại là việc học phải nên xếp hạng “thứ”, công phu tu hành đối vớ người tu mới là chánh yếu … Tôi nói ra những lời này cũng chỉ nhắc lại lời dạy bảo khuyên răn của sư phụ mà thôi, nếu đệ nghe lời sư phụ và tôn trọng ý kiến của tôi, thì cũng nên bắt đầu thời khóa công phu tu tập đi kẻo muộn, sau này hối tiếc không kịp.

Suốt một buổi chiều ngồi lắng nghe những lời sách tấn động viên chí tình chí lý của sư huynh Vô Thường mà như thể đang uống trọn vẹn từng giọt cam lồ khiến cho cõi lòng thanh lương an lạc, trong lòng sư đệ Sanh Tử trổi dậy niềm cảm kích vô biên. Tuy nhiên, do dự một hồi, rồi thầy Sanh Tử cũng nói lên tâm ý chân thật của mình:

Từ ngày xa thầy, xa huynh lên tỉnh theo học các khóa Sơ, Trung rồi Cao cấp, thâm tâm tôi lúc nào cũng nhớ lời thầy dạy, lời động viên nhắc nhở của sư huynh, thế nhưng chương trình học rất dài, việc học cũng rất khó khăn mà quỹ thời gian thì giới hạn. Dù đệ có sắp xếp thời gian để công phu niệm Phật nhưng thật lòng mà nói thì cũng khó tập trung chánh niệm vào danh hiệu Phật, thường là niệm Phật cho có hình thức và cho có lệ, tinh thần tu tập nói thật với huynh là rất hời hợt, không được như lúc còn ở chùa, tâm luôn bất an, xáo trộn … Thôi thì để sau khi hồn tất chương trình cao cấp Phật học xong, tôi sẽ cố gắng tập trung cố gắng nỗ lực công phu niệm Phật.

Thế nhưng trong lần giỗ Thầy năm sau đó, quỳ trước bàn thờ khấn lễ Thầy chỉ còn có một người, còn người hứa sau khi tốt nghiệp cao cấp xong sẽ nỗ lực công phu niệm Phật thì đã về bên kia thế giới. Sư huynh Vô Thường lặng lẽ đốt thêm một nén nhang tưởng niệm.

Chúng tôi kể câu chuyện này chỉ với mục đích duy nhất là giúp cho người sơ cơ học Phật nâng cao tầm nhận thức về cõi đời vô thường, định hướng việc học Phật là để tu, học và tu là để hoằng pháp lợi sanh, chứ chúng tôi không hề có ý bài xích việc học của giới học Tăng hiện nay. Qua câu chuyện ngắn này, chúng tôi mong rằng, ít nhiều nó cũng đọng lại trong tâm thức người học Phật với ý nghĩa thăng hoa tiến tu trong sự nghiệp tu hành.

Qua mẫu chuyện ngắn này, thiết nghĩ chúng ta sẽ không khỏi chạnh lòng luyến tiếc cho chuỗi ngày tháng ngày trôi qua mà chúng ta thì chưa làm được gì nhiều cho sự nghiệp tu hành giải thốt, trong khi đó nhất là giới cư sĩ tại gia, thì đã tạo ra vô số nghiệp chướng, làm ngăn trở đạo tâm, ngăn trở con đường tìm cầu giải thốt.

Chúng tôi nghĩ rằng, qua lời dạy của chư Phật chư Tổ và nhất là qua đoạn kinh Lương Hồng Sám mà chúng tôi đã trích dẫn ở phần đầu chương sách này, thì người đời dù cho có mạnh khoẻ đến đâu, quyền lực cỡ nào, giàu sang đến mấy đi nữa thì sự giàu sang, uy quyền, hạnh phúc cũng không lấy gì bền chắc, nhất là không thể nào bảo đảm cho mạng sống của mình trước sự hủy diệt của quỷ vô thường. Chúng tôi thiết nghĩ khi đã thấm thía ý nghĩa câu “ngày giờ qua mau, mạng sống giảm dần” thì quý Phật tử hãy tận dụng tối đa khoảng thời gian ngắn ngủi trong cõi đời tạm bợ này mà nỗ lực công phu trì danh niệm Phật và tha thiết sám hối để khỏi ân hận trước khi tâm thức hoảng loạn trong thời khắc lâm chung.

Trích: Chân Thật Niệm Phật Cực Lạc Hiện Tiền
Tác giả: Thích Thiện Phụng