Người Niệm Phật Nên Làm Gì Khi Tai Nạn Đến?Tai nạn không thể tránh được, tai nạn đến rồi người niệm Phật chúng ta ở trong tai nạn vãng sanh là việc tốt không phải việc xấu. Người chết ngay trong tai nạn, có người đi đến Thế Giới Cực Lạc, có người đi đến cõi trời, có người đổi cái thân này lại trở lại, họ lại đầu thai trở lại làm người, có một số người đến ba đường ác. Cũng đều là chết ngay trong tai nạn, nhưng chổ đi không như nhau. Cho nên không lo lắng, không khiếp sợ, tâm luôn là an định, không nên bị cảnh giới xoay chuyển, nơi chúng ta đi thì tốt rồi. Nếu như tai nạn đến rồi, kinh hoàng lo lắng khiếp sợ, vậy thì khẳng định đi đến ba đường ác, chính họ không làm được chủ đã bị cảnh giới chuyển.

Cho nên hiện tại chúng ta ở thế gian này, sống một ngày tính một ngày, không nên nghĩ còn có năm tới, không nghĩ đến, không nên nghĩ đến ngày mai, ngày mai cũng không nghĩ đến chúng ta mới tự tại, nghĩ đến ngày mai làm gì? Ngày mai vẫn chưa đến. Hôm nay có được thời gian một ngày cố gắng niệm Phật một ngày, tụng một ngày kinh, bạn nói xem thật nhiều tự tại, đó chính là người đại phước đức, đó chính là người đại tự tại, chúng ta vạn duyên buông bỏ.

Người khác tranh danh đoạt lợi, chúng ta danh vọng lợi dưỡng thảy đều buông bỏ, đó là gì vậy? Đó là họ làm chuyện sáu cõi ba đường, đó là việc của họ, chúng ta buông bỏ rồi không làm việc đó nữa. Chúng ta đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc để làm Bồ Tát, để làm Phật, phải có nhận biết như vậy thì tốt. Vạn nhất không nên để lỡ cơ duyên tốt lớn đến như vậy, có tai nạn này là cơ duyên tốt lớn, vì sao vậy? Ép chúng ta phải dụng công, không dụng công không được, nếu không dụng công thì đi vào ba đường ác. Bạn từ gốc độ này mà nhìn là một việc tốt không phải việc xấu. Không có tai nạn thì người giải đãi, không cần lo còn có năm tới, còn có năm tới nữa, vĩnh viễn giải đãi lười biếng công phu không đắc lực. Hiện tại tai nạn ép bức bạn không làm không được, phải liều mạng mà làm vậy mới có thành tựu.

Trích lục từ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh
Chủ giảng Pháp Sư Tịnh Không