Theo Hiện Báo Tùy Lục (quyển 1) của pháp sư Giới Hiển, ở Ninh Ba có một kẻ thường dân sống nhờ trong nhà kho của một vị Thượng Thư họ Thôi, bện hài bằng cỏ Bồ để bán kiếm sống. Ông ta thích tu hành, ăn chay trường, niệm Phật. Mỗi khi niệm Phật cứ niệm xong một xâu chuỗi lại lấy một cọng cỏ Bồ bỏ vào giỏ tre để nhớ số.
Đến hôm Ba Mươi tháng Chạp mỗi năm sẽ đem đốt số cỏ ấy nơi Địa Tạng Điện. Làm như vậy được mấy năm, chợt Thôi Thượng Thư bị nhọt mọc trên lưng, chết xuống âm phủ. Diêm Vương trừng mắt, tra hỏi sự thiện – ác lúc còn sống. Ông Thôi thưa: “Nếu ngài cho con được sống lại, con sẽ một mực tu phước nghiệp chuộc tội được chăng?” Diêm Vương nói: “Tiền của nhà ngươi đã tích trữ đều là do tạo nghiệp mà có, không dùng được ở nơi này. Gã thường dân Trương Bân ở đậu nhà ngươi có trữ tiền vàng cả mấy kho ở đây. Hãy đem tiền thật đổi lấy một vạn tiền cõi Âm thì sẽ tiêu được tội!” Họ Thôi đáp: “Chỉ cần con về lại dương gian thì sẽ làm chuyện ấy dễ dàng. Nhưng Trương Bân nghèo kiết xác, sao lại được như thế?”
Diêm Vương nói: “Phàm người giữ trai giới chí tâm niệm Phật một tiếng, dẫu cho tán tâm niệm Phật một tiếng cũng để dành được một đồng bằng bạc. Trương Bân chí tâm niệm Phật, dùng cỏ Bồ để ghi số, đã tích được mấy kho tiền rồi”. Ông Thôi sống lại, gọi Trương Bân bảo: “Ông tích trữ được mấy kho tiền ở Âm Phủ, có thể đổi cho ta một vạn được chăng”. Ông Trương sững sờ, câm lặng! Họ Thôi bảo: “Ông dùng cỏ Bồ để nhớ số câu niệm Phật, đem thiêu trong lò đốt giấy tiền ở miếu Địa Tạng, chính là khoản tiền ấy đấy”. Trương đáp: “Nếu thật sự như vậy, nếu quả thật hữu dụng, xin tùy ý Ngài”. Ông Thôi bèn sai viết bằng khoán, đem một vạn bạc thật để đổi lấy tiền cõi Âm, thỉnh họ Trương đốt bằng khoán tâu với Âm Phủ, quả nhiên lành bệnh.
Trương Bân nói: “Tôi tuổi đã già rồi, chẳng dùng tiền để làm gì”, bèn đem số bạc ấy dựng một cây cầu lớn, tốn đến mấy vạn bạc, lại dựng một cái am cho người khác tu tập. Do ông Đinh Phước Bảo dẫn câu chuyện này nên tổ Ấn Quang khuyên ông Đinh hãy ghi thêm lời chú thích hoặc giảng giải cặn kẽ kẻo người đọc chỉ lo niệm Phật hòng trữ tiền trong cõi Âm, không cầu được vãng sanh. “
Chuyện của Trương Bân đích xác chẳng phải là ngụy tạo! Điều đáng tiếc là ông ta chưa gặp được bậc tri thức sáng mắt dạy cho biết nguyên do niệm Phật. Nếu biết được nguyên do, dùng cái tâm khẩn thiết ấy để phát nguyện tự lợi lợi người, chắc ông Bân sẽ cao đăng chín phẩm, chứng quả Vô Sanh! Há còn lo tích trữ mấy kho kim tiền để đợi sau này sử dụng trong cõi Âm nữa ư? Còn như vua cõi Âm bảo: “Phàm ai thọ Bát Quan Trai Giới chí tâm niệm Phật một tiếng thì cũng đúc được một đồng tiền bằng bạc” cho thấy người đời dùng niệm Phật để tích trữ tiền [nhằm sử dụng sau khi chết] nhiều lắm, họ chẳng biết tới công đức Niệm Phật, chỉ mong có tiền để dùng sau khi chết, giống như đem Như Ý bảo châu đổi lấy một tấm áo, một bữa ăn! Há chẳng đáng tiếc ư?
Tuy nhiên, do vị Thượng Thư khẩn cầu người thợ bện dép cỏ Bồ nên liền được sống lại để chuộc tội. Tri kiến phàm phu trong thế gian chẳng thể suy lường được công đức của sự phát khởi tâm đại Bồ Đề niệm Phật! Vì thế, ngài Tỉnh Am nói: “Tạm trì thánh hiệu còn hơn bố thí suốt một trăm năm, vừa phát đại tâm sẽ vượt trỗi tu hành suốt kiếp”. Hai câu này đều dựa theo những điều kinh luận đã nói mà nêu rõ, chứ không phải là bịa đặt. Phàm sao lục những sự thật ấy, hãy nên nói rõ chánh lý Phật pháp ở đằng sau mỗi chuyện và chỉ rõ: Phàm phu thấy biết nhỏ hoi, chỉ biết niệm Phật để tích cóp tiền thì tiền ấy sẽ theo cái tâm mà cảm vời, theo cái nghiệp mà hiện ra cho nên thật sự có mấy kho tiền vàng trữ trong chốn âm phủ! Phàm là người niệm Phật, ắt phải phát đại Bồ Đề tâm phổ độ chúng sanh thì trong hiện tại các duyên sẽ thuận thảo, thích đáng, lúc lâm chung chánh niệm vãng sanh. Từ đấy, thoát khỏi hàng phàm phu, dự vào hội thánh hiền, nương theo Phật từ lực và nguyện luân của chính mình trở vào Sa Bà hiện khắp các sắc thân độ thoát chúng sanh. Há nào phải khư khư như viên Thượng Thư chỉ mong được nhờ ân hòng diệt tội ư? [Dẫn giải] như thế sẽ khiến cho người đọc đoạn trừ được những tri kiến kém hèn, mở mang, khơi gợi tín tâm chân thật.
Nếu chỉ sao lục nguyên văn, trọn chẳng bình luận thì kẻ ngu sẽ tưởng niệm Phật chính là một pháp để tích trữ tiền bạc trong cõi Âm! Từ đấy một người xướng, trăm kẻ họa, chỉ mong làm quỷ có tiền, đánh mất chỗ nương dựa để tạo lập công phu vãng sanh Tây Phương! Người trí thấy vậy sẽ chê kẻ biên soạn trọn chẳng có chánh nhãn. Nếu bình luận nguyên do thì đôi điều đều đạt được! Nếu không, cả hai điều đều mất. Những sách vở trong thế gian đều có những chỗ giúp nêu tỏ Phật pháp, nhưng do người soạn chưa mở được chánh nhãn nên thường đến nỗi [dẫn đến hiệu quả] trái nghịch. Như Kỷ Văn Đạt, Viên Tử Tài cực lực muốn làm cho người khác tin sâu nhân quả, nhưng chưa hiểu rõ tự tâm, nên thường viết những câu tự mâu thuẫn, hoặc hiểu lầm tin tức, ngỡ ma cảnh là Phật cảnh, huống là những kẻ khác ư?
Thư trả lời cư sĩ Đinh Phước Bảo (thư thứ mười sáu)
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, Quyển 4 – Phần 4
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo chánh: Minh Tiến & Huệ Trang
Con có thắc mắc vì sao ngày xưa đức Phật vẫn để tóc, trong khi hàng xuất gia tăng và ni phải cạo tóc vậy ạ? Con xin lỗi vì chỉ thắc mắc chứ không có ý xúc phạm gì ạ. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Trần Thị Nhung,
Câu hỏi của bạn rất ý nghĩa. Nói Phật có tóc hay để tóc, hay tóc có hình xoắn ốc sang phải… là nương theo thế gian pháp, tức có hình tướng Phật. Thực tế như lời Phật nói trong rất nhiều kinh, trong đó có Thích Ca Phổ (nói về cuộc đời của Phật Thích Ca từ khi thị hiện đản sanh tới khi thành Phật) Phật có nói rất rõ về việc Phật thị hiện làm biểu pháp cắt tóc, xuất gia, tu đạo giải thoát của mình. Thị hiện là mô phạm pháp để cứu độ chúng sanh, còn thực tế thì từ vô lượng vô biên kiếp Phật Thích Ca đã xả bỏ râu, tóc rồi thì làm sao có chuyện Phật để tóc, còn các đệ tử của Phật phải cạo tóc nữa. TN xin trích một phần để bạn tỏ tường:
Trích:
“Kinh Phổ Diệu nói: Lúc đó, Bồ-tát ban đêm nhìn thấy các kỹ nữ trăm đốt xương trống rỗng ví như than cây chuối, nước mũi nước miếng nhạc khí ngổn ngang, nhìn lại vợ mình thì thấy óc sọ não tủy, tim phoi ruột gan, ngoài thì bọc da, trong đay hôi thúi, cũng đều tạm mượn rồi trả lại, cũng chẳng được bền lâu. Ba cõi không đáng cậy nhờ, chỉ có Đạo mới là chỗ nương cậy. Các trời cõi Dục ở trong hư không. Pháp Hành Thiên Tử ở xa bạch Bồ-tát rằng giờ đã đến, sao mai? vừa hiện, liền sai Xa-nặc dậy sửa soạn kiền-trắc. Nói xong, thì trời Tứ Thiên Vương cùng vô số duyệt-xoa, rồng, quỉ v.v… đều mac áo giáp từ bốn phương đến nơi cúi lạy Bồ-tát. Trong thành, mọi người đều ngủ mê mệt, chim chóc gà công cũng ngủ vùi. Kinh Tu Hành Ban Khởi nói: Các vị trời đều nói “Thái tử nên đi kẻo bị giữ lại”. Bèn vời Ô-tô-mạn vừa đến cung thì trong ngoài đều ngủ mê. Nay ta phải học hạnh tu hành của các Đức Phật xưa, mau trốn xa đống lửa lớn này.
Thái tử nghĩ thế rồi thì đến nửa đêm, trời Tịnh cư ở cao nhất của cõi dục đầy khắp hư không đồng lên tiếng bạch Thái tử rằng: Trong ngoài mọi người đều ngủ mê, nay chính là lúc xuất gia. Lúc đó, Thái tử đến chỗ Xa-nặc thì Xa-nặc do sức trời mà thức dậy, bảo rằng: Ngươi hãy sửa soạn ngựa Kiền-trắc giúp ta”. Nghe bảo thì Xa-nặc toàn thân run rẩy và trong tâm do dự, một là chẳng muốn trái lệnh Thái tử, hai là sợ vua nghiêm trị. Suy nghĩ hồi lâu, Xa-nặc khóc lóc hỏi: Đại vương cấm ngặt, lại bây giờ chẳng phải là lúc dạo chơi, cũng không phải đi đánh giặc, vì sao nửa đêm mà len ngựa đi đâu? Thái tử bảo: Nay ta muốn vì tất cả chúng sinh hàng phục giặc phiền não kiết sử, chớ nên trái ý ta. Khi ấy, Xa-nặc khóc rống, muốn Gia-du-đà-la và mọi người thức dậy biết Thái tử định đi, nhưng nhờ sức trời nên vẫn ngủ mê như cũ. Xa-nặc liền dẫn ngựa đến, Thái tử bảo thương yêu gặp gỡ thì phải xa lìa, việc thế gian thì dễ thành, việc xuất gia rất khó thành tựu. Cả Xa-nặc và Kiền-trắc đều nín thinh. Khi ấy, Thái tử phát ra thân quang chiếu khắp mười phương, phát tiếng sư tử gầm bảo rằng: Pháp Chư Phật quá khứ xuất gia, nay ta cũng thế. Do đó, các trời nâng bốn chân ngựa và Xa-nặc, Thích-đề Hoàn-nhân che lộng đi theo. Các vị trời kh- iến cửa thành Bắc mở toang ma không một tiếng động. Do đó, Thái tử cùng Xa-nặc cỡi Kiền-trắc thoát nhanh. Trên hư không các trời khen ngợi bay theo. Thái tử bảo: Nếu ta không cắt đứt sinh, già, bệnh, chết, lo buồn khổ não thì không bao giờ trở về cung, nếu ta không chứng A- nậu-đa-la-Tam-miệu-Tam Bồ đề va xoay bánh xe pháp thì không trở về gặp cha nữa. Nếu không dứt hết tình ân ái thì không bao giờ gặp lại Ma-ha-ba-xà-ba-đề và Gia-du-đà-la. Khi Thái tử nói lời thề ấy thì trên hư không các vị trời khen rằng: Lành thay, lời nói sẽ có kết quả. Đến sáng thì đã đi được ba Du-xà-na. Khi đó, các vị trời đưa Thái tử đến đây thì biến mất.
Khi ấy, Thái tử đến rừng khổ hạnh của Tiên Bạt-già. Thái tử thấy trong rừng vắng lặng không ồn ào, lòng rất vui mừng, các căn hòa vui. Liền xuống ngựa, vỗ lưng ngựa bảo rằng: việc khó ngươi đã làm xong. Lại bảo Xa-nặc: ngựa phóng nhanh như chim cánh vàng đầu đàn. Ngươi thường theo ta mãi không rời. Người thế gian kẻ có tâm lành mà thân không theo, có kẻ thân theo ta mà tâm không xứng, ngươi thì tâm và thân đều theo mà không trái. Ta nay đã đến chốn yên tĩnh người và kiền-trắc nên trở về cung. Khi ấy, Xa-nặc khóc lóc nhào lan ra đất, còn kiền-trắc thì lấy chân cào đất và liếm chân Thái tử. Xa-nặc nói: trong cung con trái lệnh vua cha dắt kiền-trắc và Thái tử đến đây, nhà vua và bà Ma-ha-Ba-xà-ba-đề mất Thái tử sẽ buồn lo, cả cung đều náo động, vả lại ở đây nguy hiểm thú dữ trùng độc đầy đường, lẽ nào tôi bỏ Thái tư mà trở về cung một mình. Thái tử đáp: ở thế gian ai nấy sinh một mình, chết một mình, đâu có bạn, lai khổ già bệnh chết làm sao ta làm bạn với ngươi? Nay ta muốn dứt cac khổ mà đến đây. Nếu khổ dứt rồi thì sau này sẽ làm bạn với tất cả chúng sinh. Nay ta các khổ chưa lìa làm sao làm bạn với ngươi được. Xa-nặc nói: Thái tử sinh ở trong cung, thân thể tay chân đều mềm yếu, ngủ phải có mềm nệm trơn láng, làm sao ngủ dưới gốc cây đầy ngói gạch, gai gốc. Thái tử nói: Đúng như ông nói. Nếu ta ở trong cung thì khỏi nạn gai gốc mà bị nạn khổ về già, bệnh, chết. Lúc đó, Thái tử cầm kiếm hét tiếng sư tử rằng: Chư Phật quá khứ vì thành tựu A-nậu-đa-la-Tam-miệu-Tam-bồ-đề mà cạo bỏ râu tóc, dẹp bỏ các đồ trang sức, nay ta cũng y theo pháp Chư Phật. Nói xong thì lấy viên ngọc trong búi tóc và lột mũ báu trao cho Xa-nặc, bảo rằng: Viên ngọc và mũ bau này ngươi nên dâng lên vua cha ta. Nay ta chẳng ưa thích sinh lên cõi trời, cùng vì hiếu thuận cha mẹ, cũng không giận ghét gì, mà chỉ sợ sinh, gia, bệnh, chết, muốn ừ bỏ nó mà đến đây, người nên giúp ta mà vui mừng, chớ với điều tốt đẹp này mà buồn rầu. Nếu vua cha bảo ta xuất gia bay giờ chưa phải lúc thì ngươi thưa rằng: già, bệnh, chết đâu có giờ khắc nhất định, người trẻ trung khỏe mạnh cũng đâu tránh được. Nếu vua cha lai trách ta chưa có con sao đi xuất gia, thì thưa rằng: Gia-du-đà-la đa có thai từ lâu rồi. Vả lại, từ xưa các vua Chuyển Luân bỏ ngôi vào núi xuất gia cầu Đạo, không ai nửa chừng thụ hưởng năm dục. Nay ta xuất gia cũng như thế, chưa thành Bồ-đề không bao giờ trở về cung. Đối với bà con thương ta ngươi nên tìm lời giải thích chớ để vì ta mà buồn khổ. Ngươi nên đem chuỗi anh lạc này về dâng cho ba Ma-ha-ba-xà-ba-đề, bao rằng: Ta vì muốn cat đứt các gốc khổ mà ra khỏi cung, hoan thành nguyện lớn, chớ vì ta mà buồn khổ. Lại gởi các vật báu cho Gia-du-đà-la bảo rằng: Ngươi đời có khổ thương yêu mà chia lìa, ta vì khổ nay mà xuất gia học đạo chớ vì ta mà buồn khổ. Đối với cac thân thuộc cũng nói như thế. Khi ấy, Xa-nặc rất buồn khổ nhưng không dám trái lệnh. Da-du-đà-la liền quì xuống nhận các vật báu mà khóc lóc thưa rằng: Con nghe chí nguyện của Thái tử mà toàn thân bủn rủn, dẫu người có tâm gỗ đá cũng phải buồn khổ, huống chi con từ xưa đã hầu hạ Thái tử, nghe lời thề mà không cảm kích. Cúi mong Thái tử bỏ đi chí nguyện này, chớ để vua cha, Di mẫu; Vương phi và các thân thuộc phải khổ sầu. Nếu Thái tử quyết không bỏ ý ấy thì không thể ngay đây mà bỏ con, nay con theo Thái tử không có lỗi gì. Nếu con trở về cung, nhà vua trách con vì sao bỏ một mình Thái tử mà trở về thì con biết trả lời thế nào? Thái tử bảo ngươi đừng nói thế. Người đời đều có chia lìa đau tụ họp mãi. Ta sinh bảy ngày thì mẹ chết, mẹ con mà còn xa lìa nhau huống chi người khác. Ngươi và Kiền-trắc hãy trở về, nói mấy lần Xa-nặc cũng không nghe. Thái tử bèn rút kiếm báu tự cắt tóc, mình rồi phát nguyện rằng: Nay cạo bỏ râu tóc nguyện cùng tất cả cắt đứt phiền não và các tập chướng. Lúc đó, Thích- đề-hoàn-nhân nhận tóc bay đi. Cac trời ở trên hư không đốt hương, tung hoa, đồng tiếng khen rằng: Lành thay, lành thay!
Kinh Đại Thiện Quyền nói: Bồ-tát tự cắt râu tóc, các trời rồng quỉ thần không thể nhìn thấy đảnh, huống chi là cạo tóc. Bồ-tát nghĩ vua Bạch Tịnh sẽ nổi giận ai dám cạo tóc con mình. Cho nên tự cắt thì vua im lặng. Đó là phương tiện.
Khi Thái tử cạo tóc rồi thấy mình vẫn còn mặc y phục bảy báu, nghĩ rằng pháp Chư Phật quá khứ xuất gia khong mặc y phục nầy. Lúc đó, trời Tịnh Cư bèn biến hóa thành một người thợ săn mặc áo ca-sa. Thái tử thấy vậy tâm rất vui mừng liền bảo rằng: áo ông mặc là y phục Tịch tịnh, tiêu biểu cho Chư Phật từ xưa, sao mặc áo này mà làm tội như thế? Thợ săn đáp: Ta mặc áo ca sa để dụ bầy nai. Nai thấy áo ca-sa đều đến gần, nên ta bắn được. Thái tử nói: Ông mặc áo ca-sa này mục đích chỉ muốn giết nai không phải để cầu giải thoát. Nay ta đem y phục bảy báu này đổi áo ca-sa là để cứu giúp tất cả chúng sinh cắt đứt phiền não. Người thợ săn nói: Lành thay, rồi đúng như lời nói mà cởi y phục báu đổi với thợ săn. Mình thì mặc áo ca-sa đúng theo pháp của Chư Phật quá khứ. Lúc đó, trời Tịnh Cư biến lại thành thân Phạm, bay lên hư không đứng vào chỗ cũ. Bấy giờ, trên hư không có ánh sáng lạ, Xa- nặc thấy thế khen là đặc biệt chưa từng có, điềm ứng không phải duyên nhỏ. Xa-nặc thấy Thái tử cạo tóc mac pháp phục rồi biết rằng không thể trở về nữa. Thái tử bảo Xa-nặc rằng: “Thôi ngươi đừng buồn khổ nữa, hãy mau trở về cung làm đủ các việc theo ý ta”. Rồi từ từ bước về phía trước, Xa-nặc sụp lạy, nước mắt chan hòa, nhìn theo đến khi Thái tử khuất dạng ở ven rừng. Xa-nặc nghẹn ngào cầm mão báu và các đồ trang sức ngồi trên lưng ngựa Kiền-trắc mà trở về cung. (Trích Thích Ca Phổ)
Phật có mặt trong cõi của chúng ta như bạn đã biết là sự thị hiện chứ không phải là pháp thân thật của Phật, vì thế tất cả những gì mà chúng ta được nghe, nhìn thấy đều là do Phật tuỳ duyên của chúng sanh mà thị hiện ra các hình tướng như một người bình thường. Việc Phật có tóc cũng là một sự thị hiện theo thế gian vậy, tuy nhiên, tóc của Phật như trong Kinh Bồ Tát Thiện Giới Phật nói thì đó là một trong 80 vẻ đẹp của Phật, nhờ công đức tu học, tích luỹ từ vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp mà có được. Do vậy, việc mà các tu sĩ phải cạo tóc là học theo hạnh nguyện của Phật và chư cổ Phật: quyết tâm xa lìa sự khổ đau của thế tục để tiến tu tới con đường giác ngộ và giải thoát như chư Phật đã hành, đã giác ngộ và đã giải thoát.
Trích:
“Hạnh Như Lai thứ mười ba gọi là Tất Cánh Phật Địa. Tất Cánh Phật Địa có 140 pháp Bất cộng. Đó là:
Ba mươi hai tướng tốt, 80 vẻ đẹp, 4 Tịnh hạnh, 10 Lực, 4 Vô úy, 3 Niệm xứ, 3 Bất hộ. Đại Bi, Thường không quên mất, Trí đoạn tập nhân phiền não, Nhứt Thiết Trí. Đây gọi là 140 pháp Bất cộng.
Ba mươi hai tướng:
1.Dưới lòng bàn chân bằng phẳng.
2.Dưới bàn chân có hình bánh xe ngàn cọng.
3.Các ngón tay búp măng dài đẹp.
4.Gót chân no tròn.
5.Ngón tay ngón chân có màng da liền lạc.
6.Tay chân mềm mại.
7.Bắp chân như chân nai chúa.
8.Xương mắt cá chẳng lộ bày.
9.Đứng thẳng tay dài quá đầu gối.
10.Ngọc hành ẩn kín như mã vương.
11.Thân hình đầy đặn như cây Ni câu Loại.
12.Lông trên mình mướt đẹp.
13.Mỗi mỗi sợi lông đều xoay về phía mặt.
14.Thân mình màu vàng rực.
15.Thân thường có ánh sáng chiếu xa một tầm.
16.Da thứa mịn màng, bụi đất không dính.
17.Bảy chỗ hõm như: hai lòng bàn lòng tay, hai lòng bàn chân, hai vai, sau ót đều đầy đặn.
18.Phần trên của thân như thân sư tử chúa.
19.Cánh tay, khỉu tay, bả vai tròn trịa.
20.Các khớp xương đầy đặn, bằng phẳng.
21.Thân thể cân đối.
22.Bốn mươi cái răng.
23.Răng khít khao chẳng thưa hở.
24.Răng sắc trắng tinh.
25.Cằm vuông vức như cằm sư tử chúa.
26.Nước miếng ngon ngọt.
27.Tướng nhục kế trên đảnh đầu.
28.Lưỡi dài và rộng, có thể che đến chân tóc.
29.Tiếng nói trong trẻo thanh tao.
30.Mắt sắc xanh biếc.
31.Mắt tựa như mắt ngưu vương.
32.Tướng lông trắng giữa chặn mày (bạch hào).
Tám mươi vẻ đẹp:
1.Tướng Vô kiến đảnh.
2.Mũi cao nhưng chẳng lộ hai lỗ mũi.
3.Lông mày đẹp như trăng đầu tháng.
4.Vành tai dài rũ xuống.
5.Thân vững chắc như Trời Na la diên.
6.Các đốt xương giao nhau như móc câu.
7.Trông lại được phía sau.
8.Khi đi chân cách đất 4 tấc mà vẫn hiện dấu.
9.Móng tay, móng chân như sắc đồng đỏ.
10.Đầu gối vững chắc tròn đẹp.
11.Thân trong sạch.
12.Thân dịu dàng mềm mại.
13.Thân không cong vẹo.
14.Ngón tay, ngón chân tròn có màng da liền lạc.
15.Lằn chỉ trên ngón tay được che khuất.
16.Các gân mạch ẩn sâu không hiện.
17.Mắt cá không lộ bày.
18.Thân thể tươi nhuận.
19.Thân tự giữ ngang.
20.Thân đầy đặn.
21.Uy nghi toàn vẹn nghiêm túc.
22.Dáng dấp đầy đặn.
23.Khi đi đứng an ổn, không lay động.
24.Uy đức lừng lẫy.
25.Chúng sanh được gặp rất sanh ưa thích.
26.Gương mặt không dài lớn.
27.Dung mạo đoan chánh, sắc mặt chẳng nhăn.
28.Mặt đầy đặn.
29.Môi đỏ tươi, đẹp như trái tần bà.
30.Tiếng nói sâu xa.
31.Rún tròn đẹp và lún sâu vào.
32.Lông trên mình xoay về phía phải.
33.Tay chân đầy đặn.
34.Tay chân như ý.
35.Lằn chỉ trên tay sáng thẳng.
36.Lằn chỉ tay dài.
37.Lằn chỉ tay chẳng đứt quãng.
38.Những người ác tâm được gặp đều vui mừng.
39.Mặt vuông đẹp.
40.Mặt trong sáng như trăng rằm.
41.Chiều ý chúng sanh mà nói lời hoà vui.
42.Từ lỗ chân lông phát ra mùi thơm.
43.Trong miệng phát ra mùi thơm.
44.Dáng dấp oai hùng như sư tử chúa.
45.Tới lui như voi chúa.
46.Tướng đi như Nga vương.
47.Đầu tròn đẹp như quả ma dà na.
48.Diễn nói một thứ tiếng mà đầy đủ cho tất cả.
49.Bốn cái răng cấm trắng và bén.
50.Lưỡi sắc đỏ tươi.
51.Lưỡi mỏng.
52.Lông màu hồng.
53.Lông mềm mại sạch sẽ.
54.Con mắt dài rộng.
55.Hậu môn có đủ tướng.
56.Tay chân trắng đỏ như màu hoa sen.
57.Rún chẳng lộ bày.
58.Bụng thon thon.
59.Bụng chẳng lộ.
60.Thân vững vàng không nghiêng ngả.
61.Thân giữ sức nặng.
62.Thân lớn hơn người thường.
63.Thân cao hơn người thường.
64.Tay chân mềm mại, láng sạch.
65.Ánh sáng nơi thân chiếu ra bốn bên cách khoảng một tầm.
66.Đi có hào quang chiếu sáng.
67.Bình đẳng xem khắp chúng sanh.
68.Không khinh khi chúng sanh.
69.Tiếng nói tùy tâm chúng sanh, không thêm không bớt.
70.Nói pháp không vướng mắc.
71.Theo lời lẽ của chúng sanh mà thuyết pháp.
72.Phát âm đúng với các giọng, các tiếng.
73.Theo thứ tự nói pháp cho người có nhân duyên.
74.Chúng sanh xem tướng Phật không thể xiết.
75.Xem tướng Phật không nhàm chán.
76.Tóc dài đẹp đẽ.
77.Tóc không rối.
78.Tóc xoắn đẹp.
79.Tóc màu như thanh châu.
80.Tay chân biểu lộ tướng phước đức. (Trích Bồ Tát Thiện Giới Kinh – PHẨM THỨ HAI MƯƠI CHÍN 32 TƯỚNG TỐT, 80 VẺ ĐẸP CỦA TẤT CÁNH ĐỊA)
Chúc bạn an lạc.
TN