Một Nữ Cư Sĩ Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Lại Thân Kim Cang Bất Hoại

Một Nữ Cư Sĩ Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Lại Thân Kim Cang Bất HoạiCư sĩ Hoàng Ngọc Lan được xưng tụng là Mi Đà Đại Nguyện (nhục thân) Bồ tát của thế kỷ 21 hiện đại, một đời chuyên tu, chuyên hoằng pháp môn Tịnh độ. Ngày 15/6/2001 Ngài niệm câu Phật hiệu, khuôn mặt mỉm cười, an nhiên tự tại viên mãn vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, hưởng thọ 61 tuổi.

Với điều kiện môi trường tự nhiên trong nhà, không qua bất kỳ sự xử lý nào, đến nay nhục thân bất hoại, hiện ra “thân sắc vàng ròng” được xem là trân bảo Phật môn, thị hiện thành quả niệm Phật thành Phật bất khả tư nghị đọc tiếp ➝

Mạch Không Còn Đập Vẫn Kiên Định Niệm Phật Vãng Sanh [Audio]

Mạch Không Còn Đập Vẫn Kiên Định Niệm Phật Vãng SanhCô Huỳnh Thị Phỉ sinh năm 1972 là con gái Út của bà Đoàn Thị Yến và ông Huỳnh Văn Đống. Cư ngụ số nhà 321/12, ấp Trung Bình I, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Vàm Cả Vồn đi vào 130 mét, phía bên phải).

Tính tình của cô hiền lành, dễ hòa đồng với mọi người, đặc biệt là không bao giờ nhìn ngó những xấu dở lỗi lầm của kẻ khác và khi gặp cảnh duyên trái ngang cô đều an nhiên nhẫn chịu chẳng than trách, oán hờn.

Năm 1993, cô kết hôn với anh Trần Văn Tuấn đọc tiếp ➝

Bé Gái 16 Tuổi Niệm Phật Vãng Sanh [Audio]

Bé Gái 16 Tuổi Niệm Phật Vãng SanhEm Phan Thị Là sinh năm 1998, con của anh Phan Văn Liệp và chị Phan Kim Hoa, cư ngụ tại ấp Hòa Long, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Hai anh chị sinh được chín người con, năm trai, bốn gái, em Là đứng thứ Bảy trong gia đình. Hai anh chị sinh sống bằng nghề làm mướn.

Tính tình của em Là rất hiền lành và rất hiếu thảo, lễ phép với ông bà, cha mẹ cùng những người lớn tuổi, nói chuyện đều dạ thưa; đối với anh chị em thì kính trên nhường dưới.

Cha mẹ tất bật lo làm lụng vất vả, lo cho đọc tiếp ➝

Những Chuyện Vãng Sanh Ở Việt Nam [Audio]

Những Chuyện Vãng Sanh Ở Việt NamChuyện lớn nhất của đời người là luân hồi sanh tử. Dù rằng thực chất của nó vốn là mộng ảo, bao nhiêu thứ buồn vui sầu khổ mà chúng ta đang cảm thọ cũng đều là bọt bóng phù du. Nhưng một khi chưa dứt sạch hết những thấy biết sai lầm (kiến hoặc) và suy nghĩ sai lầm (tư hoặc), chưa vãng sanh Phật Quốc thì những thứ “mộng ảo bọt bóng” ấy, do nghiệp thức của chúng ta biến hiện ra đó nó hiển nhiên thành ra chân thật rỡ ràng.

Cho nên Đấng Đại Từ Phụ A Di Đà dùng thệ hải độ sanh, giúp bọn phàm mê chúng ta thẳng tắt thoát ra bể khổ. đọc tiếp ➝

Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Lại Thân Kim Cang Bất Hoại

Niệm Phật  Vãng Sanh Lưu Lại Thân Kim Cang Bất HoạiSư Hải Khánh họ Lý, tên húy là Phú Quý, tổ cư ở đất Dự (Hà Nam) phía Đông Nam Bí Dương huyện. Ngài sinh vào cuối triều Thanh, năm thứ nhất niên hiệu Tuyên Thống (năm 1909 – triều vua Phổ Nghi). Do xuất thân hàn vi nên chưa từng được học văn đọc sách nhưng thiên tính tự nhiên nhân hậu, lớn lên hiền lành, hiếu thảo lại hiểu biết lễ nghĩa. Năm 11 tuổi ngài quy y tam bảo tại Thanh Lương Tự, Lễ Uyển Đông La Hán sơn, pháp sư Truyền Đông vì ngài thế độ ban pháp danh Hải Khánh. Năm 42 tuổi ngài vào thường trụ tại Lai Phật Cổ Tự chuyên tu Tịnh độ, chân thực niệm Phật. đọc tiếp ➝

Vãng Sanh Đã 7 Ngày Sống Lại Kể Về Thế Giới Cực Lạc [Video]

Vãng Sanh Đã 7 Ngày Sống Lại Kể Về Thế Giới Cực LạcVào đời nhà Tống, ba cha con của Ngụy Thế Tử cùng với một quận chúa đều tu theo Tịnh độ, trừ ra phu nhân là còn ăn mặn, chưa chịu tu. Một hôm bỗng dưng quận chúa đột nhiên qua đời. Sau khi liệm xong, quàn lại bảy ngày bổng nghe tiếng kêu từ trong quan tài: “Ngộp lắm!”. Cả nhà mừng lắm liền mở nắp quan tài ra. Ngay trong lúc ấy trên không trung bỗng dưng trổi lên tiếng nhạc du dương trầm bỗng vi diệu. Quận chúa bước ra thưa với mẹ rằng:

Thưa mẹ, nước Cực Lạc rất là vui. Trong ao Thất Bảo có nhiều hoa sen, lớn gần bằng bánh xe, ngoài cánh sen, có cái thì nêu tên cha, hai hoa kia còn có tên hai anh nữa. Con tìm đọc tiếp ➝