Sát Sanh Bị Quả Báo Mụt Ghẻ Miệng Người Khổng Lồ

Sát Sanh Bị Quả Báo Mụt Ghẻ Miệng Người Khổng LồDo không hiểu về nhân quả báo ứng nên anh Nguyễn Văn Công cùng gia đình đã sát sanh rất nhiều. Do vậy báo ứng hiện tiền anh đã phải trả nghiệp dưới hình thức ung thư xương. Chân anh mọc lên một mụt ghẻ khổng lồ hình miệng người đã làm cho anh phải chịu nhiều đớn đau. May thay nhờ nhân duyên tiền kiếp nên kiếp này anh đã gặp được ban hộ niệm và đại đức Thích Giác Nhàn khai thị cho pháp môn Tịnh Độ. Từ đó anh quyết tâm niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, và kết quả cuối cùng anh đã ra đi với thoại tướng ấm mềm. đọc tiếp ➝

Cư Sĩ Tịnh Hải Vãng Sanh Lưu Lại 13.000 Viên Xá Lợi

Cư Sĩ Tịnh Hải Vãng Sanh Lưu Lại 13.000 Viên Xá LợiCư sĩ Tịnh Hải người viết sách khuyến tấn mọi người tu Tịnh độ đã được vãng sanh Cực Lạc quốc ngày 10 tháng 2 năm Canh Dần để lại ấn chứng 13.000 viên ngọc Xá lợi và nhiều xá lợi ngọc khác. Cái chết của ngài Tịnh Hải Cư sỉ phải chăng là tấm gương để hàng Phật tử chúng ta noi gương tu tập? Ngài thọ mạng 82 tuổi, hiểu biết đạo Phật rất muộn trên dưới khoảng hơn 20 năm và rốt ráo tu hành khoảng một thập niên Nhưng nhờ công đức viết sách dẫn chứng vấn đề vãng sanh và thu hút nhiều người bao gồm Tăng và Tục đọc tiếp ➝

Câu Chuyện Cô Gái Câm Niệm Phật Được Vãng Sanh

Câu Chuyện Cô Gái Câm Niệm Phật Được Vãng SanhTôi có một người dì lấy chồng Chệt Quảng Đông. Dì sanh hai con, một trai và một gái. Trai tên Phá Lường (Hoa Lương), gái tên là Phá Lục Lìn (Hoa Ngọc Liên). Dượng rể tôi làm tài phú cho một chành lúa ngoài Cầu Dài, đối diện với Chợ Cá tỉnh Vĩnh Long, cách chợ bởi dòng rạch Long Hồ… Dì tôi là cô trưởng nữ, má tôi là cô gái út cách nhau mười bảy tuổi. Khi má tôi sanh ra tôi thì anh Lường của tôi bắt đầu đi hỏi vợ…

Chị Lìn thì mới sanh ra đời đã ngu khờ, câm điếc. Ba tôi khuyên dượng tôi nên đưa chị đi lên trường câm điếc ở Lái Thiêu, nhưng dì tôi không đành lòng. đọc tiếp ➝

Vãng Sanh Đã 3 Ngày Sống Lại Kể Về Thế Giới Cực Lạc

Vãng Sanh Đã 3 Ngày Sống Lại Kể Về Thế Giới Cực LạcPháp sư Khả Cứu đời Tống. Sư thường niệm kinh Pháp Hoa cầu sanh Tịnh Độ. Trong chương Tam Bối Vãng Sanh của kinh Vô Lượng Thọ, đoạn thứ tư có nói: Hễ ai tu học hết thảy pháp Đại Thừa, hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ thì A Di Đà Phật cũng đến tiếp dẫn giống hệt [như người chuyên tu Tịnh Độ]. Đủ thấy pháp môn này bao dung hết sức rộng lớn. Pháp sư Khả Cứu ngồi vãng sanh, mất đã ba ngày, sống lại, bảo các đồng tu: “Tôi đã đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, trông thấy tình hình hoàn toàn giống như kinh đã dạy”. Ngài lại nói những ai tu Tịnh Độ trong cõi đời, hoa sen trong ao bảy báu ở Tây Phương đều có ghi tên. Người Thượng Phẩm vãng sanh là lão hòa thượng của Quảng Giáo Viện tại Thần Châu. Khi ấy, lão hòa thượng còn chưa vãng sanh. Ngoài ra, còn có Tôn Thập Nhị Lang ở Minh Châu và chính sư Khả Cứu đều là đài vàng. Kém hơn là đài bạc, người chứng được đài bạc là Từ đạo cô. Pháp sư Khả Cứu thuật tình hình đã thấy cho mọi người nghe rồi lại vãng sanh. Sau này, Tôn Thập Nhị Lang lâm chung, nhạc trời vang rền hư không; khi Từ đạo cô lâm chung, có mùi hương lạ ngập thất không tan.

Pháp sư Hoài Ngọc, khi lâm chung, thấy A Di Đà Phật cầm đài bạc đến đón, Sư nghĩ ta bình sinh công phu rất đắc lực, cớ sao chỉ được đài bạc, tợ hồ chẳng cam lòng. Ý niệm vừa khởi, chẳng thấy A Di Đà Phật nữa. Sư lại dốc hết tánh mạng niệm Phật bảy ngày bảy đêm không ngớt, A Di Đà Phật lại hiện, cầm đài vàng tiếp dẫn.

Trong thế gian, người tu pháp môn Tịnh Độ chân tâm niệm Phật cầu vãng sanh, hoa sen của người ấy bèn sáng ngời, rực rỡ chóa mắt. Nếu giải đãi, biếng nhác, hoa liền khô héo. Đổi dạ chuyển sang tu pháp môn khác, hoa liền chết khô. Hết thảy sự vật trong Tây Phương đều chẳng sanh diệt, chỉ có hoa sen trong ao bảy báu là có sanh, có diệt. Sự tươi, khô, sanh, diệt ấy do hành nhân cảm thành, chứ không liên quan gì tới A Di Đà Phật.

Khi niệm Phật, tâm tánh năng niệm chẳng thể nghĩ bàn, nhưng phải dùng chân tâm, đừng dùng vọng tâm. Niệm Phật bằng chân tâm thì xử thế đãi người tiếp vật cũng phải dùng chân tâm. Niệm niệm cầu sanh về Tịnh Độ, khi còn sống trên đời thì hết thảy thuận theo tự nhiên, chớ nên cưỡng cầu. Một câu Phật hiệu đầy đủ viên mãn Tam Học, Tam Huệ, và ba món tư lương, mà cũng đầy đủ viên mãn vô lượng hạnh môn, nhất tâm chấp trì sẽ có thể viên siêu, viên đốn.

Trích Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký Phần 9
Pháp sư Tịnh Không giảng thuật
Cư sĩ Lưu Thừa Phù ghi chép
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Chú Sa Di Niệm Phật Biết Trước Ngày Vãng Sanh

Chú Sa Di Niệm Phật Biết Trước Ngày Vãng SanhTheo lời Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể rằng, những ngày Hòa Thượng còn ở quê nhà, nơi Tổ đình Thiên Ấn – miền Trung, có một chú sa di tên Diệu Mãn. Thường nhật Chú chỉ làm công việc quét chùa. Chú người hiền lành, ít nói, tánh tình ngồ ngộ. Đặc biệt trong chúng, ai nhờ việc gì đều hoan hỷ làm ngay. Cũng chính vì vậy, chú thường bị quí sư huynh đệ la rầy, sao đang làm việc này lại bỏ đi làm việc kia… Tuy vậy, nhưng lúc nào chú cũng hoan hỷ, không ai thấy chú câu chấp việc gì bao giờ.

Chú Diệu Mãn thường lấy niệm Phật làm công phu tu hành. Ngày ngày, tháng tháng, năm năm… hai thời công phu sáng tối chú gìn giữ đều đặn. Ai làm gì thì làm, mặc người nói ra nói vào điều chi, thậm chí có ai chọc ghẹo, chú cũng hoan hỷ im lặng cười xòa.

Thời gian thấm thoát trôi qua, cho đến một hôm, giữa buổi thọ trai, chú Diệu Mãn đắp y ra tác bạch với Hòa Thượng Bổn Sư và đại chúng, chú chấp tay cung kính thưa: “Bạch Hòa Thượng và đại chúng, con nay xin thành tâm đảnh lễ ân đức của Hòa Thượng và đại chúng đã trưởng dưỡng con cho đến ngày hôm nay, nay thời gian đã đến, con tác bạch xin Hòa Thượng cho phép cho về với Phật”. Đại chúng ngẩn ngơ nhưng bình thường thấy chú Diệu Mãn ngồ ngộ, nên tưởng hôm nay chắc chú ấy cũng giỡn chơi. Hòa Thượng dạy rằng: “Này Diệu Mãn, tiết trời lúc này đang mùa mưa, con về với Phật mùa này cũng ướt át lắm, thôi để 23 tết đưa ông Táo về trời, rồi con hãy đi luôn cho tiện.” Chú Diệu Mãn đáp: “Mô Phật, bạch Thầy, Thầy dạy như vậy, con xin vâng”.

Sau lần tác bạch ấy, đại chúng không nhắc gì thêm về việc ấy nữa. Cứ nghĩ tánh chú ngộ nghĩnh vậy mà. Chú Diệu Mãn trở lại công việc thường ngày, vẫn hoan hỷ, vẫn ngồ ngộ, vẫn quét chùa như ngày nào. Mọi người ai nấy dường như đã quên lời tác bạch của Chú Diệu Mãn hôm nao.

Thời gian thấm thoát trôi qua, đến ngày 23 tháng chạp gần Tết năm đó, giữa cái chộn rộn, xôn xao của những ngày cuối năm, quí huynh đệ đột nhiên thấy Chú Diệu Mãn thần sắc lạ hơn ngày thường, y áo chỉnh tề bước lên hậu Tổ, lễ Tổ xong rồi ngồi thế hoa sen chấp tay niệm Phật. Đại chúng ai nấy đều thấy lạ, và đâu đó trong tâm khảm của mỗi người đều cảm được một điều gì đó rất tôn nghiêm, rất kính cẩn. Tự dưng không ai còn khởi niệm đùa cợt trước thái độ của chú Diệu Mãn trong giờ phút ấy nữa. Chú thưa với đại chúng rằng : “Nhờ chư huynh đệ hoan hỷ thỉnh Hòa Thượng từ bi lên tụng cho Diệu Mãn thời Kinh tiếp dẫn”.

Quí Thầy hấp tấp chạy mau xuống thưa với Ôn Hòa Thượng, thỉnh Ôn lên hậu Tổ. Khi Ôn đã lên tới, chú Diệu Mãn chấp tay cung kính thưa: “Bạch Thầy, hồi trong năm con đã bạch Thầy cho con về với Phật, Thầy dạy lúc đó trời mưa quá không tiện đi, đợi cuối năm hãy đi. Nay đã là ngày 23 tháng Chạp, thời giờ đã đến. Con xin Thầy cùng đại chúng từ bi tụng Kinh tiếp dẫn cho con.”

Thời gian không gian lúc ấy dường như ngừng lại, mọi người từ Hòa Thượng xuống tất cả huynh đệ, tâm trạng ai ai cũng tràn đầy cảm xúc khó tả. Hòa Thượng xướng bản Kinh A Di Đà, đại chúng cùng hòa theo. Chú Diệu Mãn vẫn chấp tay an tọa nơi đó. Tụng xong bản Kinh, Hòa Thượng đến xem thì thấy Chú đã an tịnh ra đi tự lúc nào !

Chú Diệu Mãn đã an tường ra đi, ra đi biết trước giờ khắc. Ra đi giữa sự tiếp dẫn của Hòa Thượng Bổn Sư và các sư huynh, sư đệ. Ra đi giữa bổn nguyện trong Kinh A Di Đà, ra đi có định hướng. Ôi, Phật Pháp thật nhiệm mầu làm sao !

Chú Diệu Mãn ra đi nay đã hơn 70 năm, nếu đại chúng chưa đủ duyên lành, thì ngày nay tấm gương nhất tâm tu trì ấy, thế hệ mai sau đâu dễ gì được nghe Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể lại. Chúng con xin thành tâm cảm niệm ân đức Hòa Thượng đã kể lại những mẫu chuyện chuyên tu chuyên hành như vậy, để đàn hậu tấn chúng con càng thêm vững bước trên con đường chấm dứt sinh tử luân hồi.

Trích Giữ Tâm Một Chỗ, Việc Gì Cũng Xong
TKN Thích Nữ Giác Anh

Gà Vãng Sanh [Video]

Gà Vãng SanhTrong cuốn băng thâu âm lời khai thị trong Phật Thất, pháp sư Đàm Hư có kể nhiều chuyện vãng sanh hiện thời. Ngài có nhắc tới chuyện một con gà trống vãng sanh. Khi pháp sư Đế Nhàn làm phương trượng chùa Đầu Đà, trong chùa có nuôi một con gà trống. Con gà trống ấy mỗi ngày đều theo đại chúng tụng kinh sớm tối, nó cũng theo đại chúng đến trai đường. Mọi người ăn cơm, cơm, rau rơi xuống đất nó đều nhặt ăn hết, ăn sạch sành sanh. Có một hôm lên tụng kinh, sau khi tụng kinh xong, mọi người đều rời khỏi, con gà trống ấy không đi. Thầy Hương Đăng xua nó đi: “Mọi người đi hết rồi, ta phải đóng cửa, ngươi hãy mau đi ra”. Con gà trống to ấy không đoái hoài tới thầy ấy, đi tới giữa đại điện, đứng ở đấy, nghển cổ nhìn tượng Phật, kêu ba tiếng, rồi đứng chết ngay ở đó. Pháp sư Đế Nhàn chiếu theo lễ tiết dành cho người xuất gia hỏa táng nó. Đây là chuyện súc sanh vãng sanh mà lão pháp sư Đàm Hư đích thân chứng kiến. Con người nếu chẳng khéo niệm Phật sẽ thua cả súc sanh! Công đức lợi ích vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới cái nói bất tận, quý vị hãy khéo nghe lời khai thị của Đàm lão pháp sư.

Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo duyệt: Huệ Trang và Đức Phong
Video giảng sư: ni sư thích nữ Như Lan