Lý Khánh Hòa Ung Thư Gan Niệm Phật Vãng Sanh

Lý Khánh Hòa Ung Thư Gan Niệm Phật Vãng SanhĐây là đoạn phim ghi lại hình ảnh cư sĩ Lý Khánh Hòa thuật lại việc mình bị bệnh ung thư gan. Những cảm nhận của anh khi biết mình bị bệnh hiểm nghèo. Việc anh tiếp cận với đạo Phật, nhất là pháp môn Tịnh Độ, đã giúp cho anh có được sự tự tin chấp nhận cái chết với tâm hoan hỉ đầy lòng từ bi. Là 1 thanh niên đang tràn đầy sức sống, với 1 gia đình vợ đẹp con ngoan, và cá tánh khôi hài bao dung, anh rất được bè bạn cùng mọi người xung quanh yêu mến. Nhưng định luật vô thường không chừa một ai, căn bệnh ung thư gan vô tình cướp mất của anh tuổi thanh xuân và những hạnh phúc mà anh đang có. Anh bàng hoàng sửng sốt khi biết tin mình bị bệnh hiểm nghèo. Cũng như bao người thanh niên khác anh không bao giờ nghĩ rằng mình phải giã từ cõi đời này khi mái tóc còn xanh…

 

Trăm Duyên Chẳng Quản Buông Xả Niệm Phật 2 Năm Sau Vãng Sanh

Trăm Duyên Chẳng Quản Buông Xả Niệm Phật 2 Năm Sau Vãng SanhBà lão Bách Bất Quản đời Thanh không rõ họ tên, người Hàng Châu; từng đến hỏi HòaThượng Ðạo Nguyên ở Hiếu Từ Am rằng:

– Tu pháp môn gì thì trong một đời quyết sẽ thoát khỏi biển khổ?

Hòa Thượng dạy:

– Không gì bằng niệm Phật! Nhưng niệm Phật chẳng khó, niệm cho lâu bền mới khó. Niệm lâu bền chẳng khó, nhất tâm mới khó. Nếu có thể chẳng quản đến hết thảy, chuyên tâm trì danh, chí thành phát nguyện vãng sanh thì lâm chung Phật đến tiếp dẫn, sẽ thoát ly khổ hải!

Bà vui mừng lễ tạ, liền đem việc nhà giao hết cho con dâu, tự lập tịnh thất để thờ Phật hầu tu trì trong ấy. Một năm sau, lại đến hỏi:

– Từ khi được khai thị, đệ tử đã buông bỏ việc nhà, chuyên gắng niệm Phật, tự vấn thấy mình tu hành đã lâu chẳng lười nhác, nhưng khổ nỗi vẫn chưa được nhất tâm, thầy có cách nào dạy cho con!

Hòa Thượng bảo:

– Bà tuy bỏ hết việc nhà, nhưng chưa thể thôi nghĩ tưởng đến con cháu, quyến thuộc. Ðấy là ái căn chưa nhổ, làm sao nhất tâm được? Nay bà nên gia công, trước hết phải nhổ sạch ái căn, đem hết thảy buông xuống thì sau đấy mới đắc Nhất Tâm.

Bà than:

– Lời thầy thật đúng, con tuy chẳng quản đến thân, nhưng chưa thể chẳng quan tâm đến cái tâm, từ nay phải thật sự trăm việc chẳng quan tâm đến vậy!

Bà liền càng gia công tinh tấn, ái tâm vừa động liền thầm niệm ba chữ “bách bất quản” (nghĩa là trăm việc chẳng màn) để tự khu trừ. Nếu ai hỏi đến việc nhà cũng dùng ba chữ ấy để cự tuyệt. Do vậy, thành tên Bách Bất Quản trong vòng gia thuộc. Hơn một năm sau, bà đến am, tạ:

– Thầy chẳng lừa dối con. Ðệ tử có ngày đi về Tây rồi!

Vài hôm sau, không bệnh mà mất.

(theo Nhiễm Hương Tập)

Nhận định:

Cư sĩ Hồ Liên Quy bình rằng:

“Bách Bất Quản là hỗn danh. Nói rộng ra, từ trăm đến ngàn, ngàn đến vạn đều chẳng quản đến. Nói gọn lại, một điều còn chẳng quản, huống hồ là trăm? Làm được như vậy thì trần duyên thân sau đoạn được, tịnh nghiệp thành được. Than ôi! Thế nhân làm sao đều trăm sự chẳng quản như thế được ư?”

Pháp này tối diệu. Ai không đạt được Nhất Tâm xin hãy bắt chước cách này mà tận lực hành trì.

Trích: Niệm Phật Pháp Yếu
Gương Sáng Niệm Phật
Tịnh nghiệp đệ tử Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính kết tập
Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa dịch

Ở Tù Nghe Pháp Tu Tịnh Nghiệp Được Vãng Sanh

Ở Tù Nghe Pháp, Tu Tịnh Nghiệp Được Vãng SanhPháp môn niệm Phật là pháp môn không luận nam nữ, già trẻ, thông minh, ngu độn, cho đến phát tâm sớm hay muộn, tội nghiệp nhẹ hay nặng v.v… chỉ cần có lòng tin chân thật, chí nguyện tha thiết, thật tâm niệm Phật, cầu sanh Tây phương, chắc chắn đều được Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây phương. Bây giờ cử ra kỳ tích về một người phạm tội vào tù, phát tâm niệm Phật, lúc lâm chung được vãng sanh Tây phương để làm chứng thật.

Lâm Phúc là người ở khu Đông của Đài Trung, từ nhỏ nhà nghèo, thất học, lớn lên sống bằng nghề làm thuê, tính nết lỗ mãng, không am hiểu sự lý. Vào mùa xuân Dân Quốc năm thứ 37 sau một trận mưa bão lớn, anh bị bạn xấu đến dẫn đi ăn cắp dây điện bị đứt rơi bừa bãi loạn xạ (do mưa bão). Bị bắt đưa ra tòa, ở tòa án bị phán xử mười năm tù, vào nhà tù Đài Trung.

Vào tháng 6, Dân Quốc năm thứ 40, Liên xã ở Đài Trung phái cư sĩ Giang Ấn Thủy và Lại Luyện Lương đến nhà tù giảng pháp, do đây mà Lâm Phúc được nghe sự mầu nhiệm của pháp môn Tịnh độ, liền tin sâu, không nghi, ngày đêm chí thành niệm Phật, nguyện cầu tiêu trừ nghiệp chướng, phát nguyện sanh Tây phương.

Đến tháng 12 Dân Quốc năm thứ 42, thời hạn tù đã hơn phân nửa, Lâm Phúc được tạm tha về nhà. Về sau, mỗi chủ nhật đều đến chùa Linh Sơn nghe pháp với ân sư Bính Công, mỗi thứ Hai đều đến Liên xã niệm Phật, mỗi thứ Bảy cũng đến Liên xã nghe kinh. Giang cư sĩ giới thiệu cho anh ta vào làm ban viên của ban Hàn Hương, trở thành một đệ tử Tam Bảo rất thành kính.

Thân người là thể máu thịt do tứ đại giả hợp thành, không ai tránh khỏi mắc bệnh thọ khổ. Cư sĩ Lâm Phúc thành kính tu trì niệm Phật này cũng thế, không bao lâu mắc bệnh nặng. Bác sĩ chẩn đoán là chứng nghẽn tim, sưng thận, cả người đều đau, nhưng tâm của Lâm Phúc chẳng những không thối chuyển, mà càng tinh tấn niệm Phật hơn. Đến năm Dân Quốc thứ 43, bắt đầu từ tháng 10, mỗi khi nghe mùi đồ mặn thì nôn mửa mãi, liền đó tịnh khẩu ăn chay và càng tinh tấn niệm Phật hơn.

Lâm Phúc mặc dầu nhất thời hồ đồ làm việc sai trái, nhưng bản tánh vốn là người con hiếu, đến tháng 12 thì bệnh anh quá nặng hết chữa, nhưng trong lòng cứ mãi nghĩ đến mẹ già 80 tuổi ở với người em trai thứ hai ở Cao Hùng.

Nói ra cũng lạ, cũng vào ngày hôm đó, bà mẹ ở Cao Hùng ngồi đứng không yên, cũng tâm tâm niệm niệm mong muốn thăm con trưởng Lâm Phúc. Do tâm nghĩ nhớ tha thiết không nén được, bà lão 80 tuổi này vào ngày 20, một thân một mình đến Đài Trung, mẹ con gặp nhau buồn vui lẫn lộn, Lâm Phúc liền nói rất nhiều về niệm Phật là việc quan trọng nhất của đời người, và khuyên mẹ nên niệm Phật.

Qua sáng ngày 21, Lâm Phúc đột nhiên cao giọng hướng về mẹ và người nhà nói: “Hiện đang có một hình ánh sáng hoàng kim như mặt trời, giống như một vòng cầu lửa đang lăn vào nhà. Mọi người xem! Cả nhà ánh sáng rực rỡ, chắc chắn là Phật đến tiếp dẫn, hãy nhanh chóng báo cho ban trưởng ban Hàn Hương và đoàn trợ niệm!”.

Vừa nói vừa chắp tay lại niệm Phật. Không bao lâu sau, trong tiếng trợ niệm của các liên hữu, hơi thở yếu dần, mỉm cười ra đi.

Sau 8 giờ trợ niệm, sắc mặt vẫn tươi sáng, toàn thân mềm mại, đỉnh đầu còn ấm, hưởng dương 50 tuổi, mà sự tu trì của anh thì chưa đến 3 năm, có thể được tướng lành như thế, chắc chắn được vãng sanh Tây phương không còn nghi ngờ gì. Lúc bấy giờ mọi người đều khen là ít có, khó được.

Trích Những Chuyện Niệm Phật Mắt Thấy Tai Nghe
Tác giả: nữ cư sĩ Lâm Kháng Trị
Thích Hoằng Chí dịch

Lão Thật Niệm Phật Biết Trước Ngày Giờ Vãng Sanh [Video]

Lão Thật Niệm Phật Biết Trước Ngày Giờ Vãng SanhCuộn phim ghi lại hình ảnh vãng sanh tự tại của Ngụy Quốc Hưng – một cư sĩ người Hoa – trong thời cận đại. Cư sĩ Ngụy Quốc Hưng là người miền quê làm nghề thợ mộc, tính tình ông vốn chất phát chỉ biết thật thà lấy câu Phật hiệu “A Di Đà Phật” làm công khóa hàng ngày. Trong lúc đang niệm Phật, ông được Phật hiện thân đến mách bảo trước ngày giờ vãng sanh và Phật A Di Đà sẽ đến rước ông về Tây Phương Cực Lạc. Đến ngày giờ đã định, ông ngồi trên ghế an nhiên thoát hóa trong tiếng niệm Phật của hơn 1500 đại chúng. Trong số những người đến xem có khoảng 300 người có thể thấy được hình ảnh Phật cùng thánh chúng hiện thân trên hư không đến tiếp dẫn cư sĩ Ngụy Quốc Hưng về cõi Cực Lạc cùng mùi thơm ngào ngạt phảng phất khắp không trung. Phim do cư sĩ Thanh Trí tại Úc Châu chuyển sang Việt ngữ.

Trì Trai Niệm Phật Lành Bệnh Túc Nghiệp

Trì Trai Niệm Phật Lành Bệnh Túc NghiệpÐời Tống, bà Quảng Bình quận phu nhân Bằng Pháp Tín, lúc nhỏ lắm bịnh, đến lúc gả cho Trấn Ðào Quân Thừa Tuyên Sứ Trần Tư Cung, bịnh càng nặng thêm.

Bà hướng về Từ Thọ Thâm Thiền Sư cầu cách trừ hết bịnh; sư dạy trì trai niệm Phật, bà liền tin nhận, vâng làm; dứt sạch huyết nhục, không dùng đồ trang sức, mặc áo chằm vá để chuyên tu Tịnh Nghiệp. Bà tự tụng kinh, đi kinh hành; đứng, ngồi, động, tịnh cho đến trong từng sát na, bất cứ mảy may điều thiện nào đều đem hồi hướng về Tây Phương.

Ít lâu sau bịnh đỡ dần, bà trông nom việc nhà như cũ, nhưng cũng chẳng quên niệm Phật. Suốt mười năm như thế, không lười nhác, không kiêu căng, tâm yên, thân mạnh, tinh thần càng mạnh mẽ. Bà chợt viết kệ:

Tùy duyên lãnh nghiệp mấy năm trường
Uổng kiếp trâu cày thật xót thương
Quét sạch thân tâm, mau thoát khỏi
Không ai xỏ mũi kéo lên đường

Ai đọc đến ngạc nhiên, bà bảo: “Hễ đi là về Tây, chứ có chi là lạ!” Bà liền nằm bệnh; một tối, bảo kẻ hầu:

– Thần thức ta vừa đến Tịnh Ðộ, đích thân lễ bái đấng Từ Tôn, đức Quán Âm đứng bên tả, ngài Thế Chí đứng bên hữu, trăm ngàn vạn ức Phật tử thanh tịnh cúi đầu mừng ta đã sanh về cõi ấy. Những cung điện, ao nước, rừng cây, quang minh đẹp đẽ thần diệu giống hệt như đã tả trong Thập Lục Quán Kinh không khác chút nào. Có đến mới biết, chẳng cách nào diễn tả cho các ngươi biết được nổi!

Kẻ hầu mời ông Tư Cung đến, thuật lại như vậy xong, bèn cùng chắp tay niệm Phật. Ðến sáng hôm sau, bà nằm nghiêng bên phải mà qua đời. Ba ngày sau khâm liệm, người nhà chợt ngửi thấy mùi hương tuyệt diệu. Ðến lúc trà tỳ, mở nắp quan ra coi, vẻ mặt vẫn như còn sống, thọ ba mươi sáu tuổi.

(theo Lạc Bang Văn Loại)

Nhận định:

Chúng ta suốt ngày tạo nghiệp nên bị lưu chuyển theo nghiệp, chẳng thể tự chủ. Nguyện mau trì trai niệm Phật, sớm cầu giải thoát, tránh khỏi bị người xỏ mũi lôi đi.

Niệm Phật Tu Thiện Nhưng Chết Thảm Là Do Đâu?

Niệm Phật Tu Thiện Nhưng Chết Thảm Là Do ĐâuÔng Ngô Mao đời Thanh là đầy tớ nhà họ Ngô ở Thanh Dương. Trì trai niệm Phật, kiêm tu các điều lành.

Lúc quân Thanh vượt sông, cả nhà họ Ngô chạy trốn hết, mình ông Mao ở lại giữ nhà, bị quân Thanh đâm bảy nhát thương chết đi. Lúc đã yên, chủ trở về, ông Mai tỉnh lại bảo:

– Do túc nghiệp, lẽ ra tôi phải làm thân heo bảy đời, nhờ trì trai niệm Phật nên bảy nhát thương đó tiêu tan oan khiên, niệm Phật đến tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương!

Nói xong, chắp tay niệm Phật qua đời.

(theo Quả Báo Văn Kiến Lục)

Nhận định:

Niệm Phật tu thiện nhưng bị chết thảm; nếu như không sống lại để tự trình bày thì làm sao biết được ông đã chuyển báo nặng trong thân sau thành báo nhẹ hiện đời, được Phật tiếp dẫn vãng sanh?

Phàm những ai làm lành niệm Phật mà gặp nghịch cảnh hãy nên tỉnh ngộ, mừng rỡ và càng thêm tinh tấn!