Cụ Bà Thấy Phật Vãng Sanh Có Nhiều Điềm Lành Sau Khi Mất

Cụ Bà Thấy Phật Vãng Sanh Có Nhiều Điềm Lành Sau Khi MấtBà Ngô Thị Dòn sinh năm 1947, nguyên quán Phú Tân – An Giang. Thân phụ là cụ ông Ngô Văn Tiếu; thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hai. Bà là chị Hai trong gia đình có bốn anh em.

Khi lên 18 tuổi bà kết hôn với ông Huỳnh Thanh Tuấn, quê ở Thốt Nốt – Cần Thơ. Vài năm sau hai vợ chồng ra riêng, về định cư tại chợ Vĩnh Trinh, mở tiệm buôn bán tạp hoá, thuộc ấp Vĩnh Lân, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Cần Thơ. Bà sinh được ba trai, bốn gái. Ngoài buôn bán ra gia đình còn có làm thêm đọc tiếp ➝

Cụ Bà Mù Chữ Thật Thà Niệm Phật 3 Năm Tự Tại Quy Tây

Cụ Bà Mù Chữ Thật Thà Niệm Phật Sau 3 Năm Tự Tại Quy TâyTại thành phố Nghi Lan, Trung Quốc có một vị bồ tát lão niên mỗi ngày đều niệm Phật 10.000 câu. Cụ rất đơn giản, chỉ niệm Phật, bởi vì cụ không biết chữ. Tụng kinh hay những việc khác đều không biết.

Lão bồ tát vốn theo tín ngưỡng dân gian, mỗi năm theo mọi người ngồi xe du lịch, đến đảo Đài Loan đánh một vòng đi lễ lạy, gọi là “Tiến Hương Đoàn”. Điều này thông thường gọi là thiện nhân của thế gian.

Lão thái thái bình thường làm nghề giặt quần áo cho người ta đọc tiếp ➝

Dù Nhiều Nơi Dạm Hỏi Se Duyên Cô Gái Trẻ Quyết Lòng Cắt Đứt Duyên Trần Một Đời Vãng Sanh

Dù Nhiều Nơi Dạm Hỏi Se Duyên Cô Gái Trẻ Quyết Lòng Cắt Đứt Duyên Trần Một Đời Vãng Sanh“Khen ai mười chín tuổi đầu,
Phát tâm niệm Phật mong cầu vãng sanh.
Không màng nẻo lợi đường danh.
Một lòng tín nguyện cầu sanh Liên đài.
Tâm thành mãn nguyện không sai,
Lâm chung bình tỉnh khuyên rày mẹ cha.
Kiết tường chánh niệm Di Đà,
Vãng sanh Cực Lạc chói loà ánh quang. đọc tiếp ➝

Cụ Bà Bệnh Nặng Kiên Quyết Từ Chối Thuốc Thang Vãng Sanh Lưu Lại Mùi Hương Nhiều Ngày Chưa Tan

Cụ Bà Bệnh Nặng Kiên Quyết Từ Chối Thuốc Thang Vãng Sanh Lưu Lại Mùi Hương Nhiều Ngày Chưa TanBà Phan Thị Kiềm sinh năm 1940, cư ngụ tại ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Thân phụ là cụ ông Phan Văn Mãi, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Hai. Bà là chị Ba trong gia đình có bốn chị em.

Thuở còn trẻ bà buôn bán vải ở chợ An Phú, sau đó chuyển sang bán thuốc Tây và bán tạp hóa tại nơi bà hiện đang định cư cho đến lúc mãn phần. Bà có bản tính vui vẻ, hoạt bát, hiền lành, hiếu thảo với cha mẹ, hòa thuận với chị em, đối với chòm xóm chẳng mích lòng một ai. Đặc biệt, khi biết mình có lỗi thì xin lỗi chứ không để phiền hà cho ai đọc tiếp ➝

Cụ Ông 103 Tuổi Vãng Sanh Độ Cho Vợ Cùng Người Em Trai Biết Niệm Phật

Cụ Ông 103 Tuổi Vãng Sanh Độ Cho Vợ Cùng Người Em Trai Biết Niệm PhậtÔng Nguyễn Hữu Phước sinh năm 1908, cư ngụ tại số nhà 139, khóm 2, phường 2, thành phố Sa Đéc. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Hữu Kinh làm quan cùng thời với Hoàng Hoa Thám, thân mẫu là cụ bà Trịnh Thị Cấm. Ông là con thứ ba trong gia đình có sáu anh em.

Khi tuổi trưởng thành, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Ngưỡng, sinh được ba trai hai gái. Nhà ông có một chiếc xe khách và một chiếc xe tải, chuyên đưa khách và chở hàng hoá dùng làm phương kế sanh nhai.

Thuở thanh niên ông tham gia kháng chiến đọc tiếp ➝

Biết Trước Ngày Mất Cụ Bà 83 Tuổi Gọi Con Cháu Đến Niệm Phật An Nhiên Vãng Sanh

Biết Trước Ngày Mất Cụ Bà 83 Tuổi Gọi Con Cháu Đến Niệm Phật An Nhiên Vãng SanhCụ bà họ Ngô lấy chồng họ Châu ở tỉnh Giang Tô, làng Thang Liêu gần chợ Cảng Đường, bấy giờ bà đã 83 tuổi. Ấu thời, bà Ngô rất thâm tín Phật pháp, thường thân cận mẫu thân ăn chay niệm Phật. Vào tháng 12 âm lịch (1992 Tây lịch), bà bị bệnh nhẹ và bảo người con gái là Châu Huệ Cầm rằng: “Hãy nhắn anh con cùng các cháu phải về gấp, nội trong ba ngày 15, 16, 17 (vì ở nước ngoài).”

Ngày 15, con trai và cháu nội đã về đầy đủ, mọi người mừng mừng, tủi tủi. Đến sáng ngày 17 bà bảo cô Cầm: “Trước giờ ngọ, con hãy đem cho mẹ đọc tiếp ➝