Niệm Phật Nên Hồi Hướng Công Đức Cho Oán Thân Trái Chủ [Video]

Niệm Phật Nên Hồi Hướng Công Đức Cho Oán Thân Trái ChủTôi nhận thức được, thực chất căn bản của lục đạo luân hồi đó là giữa chúng sanh với nhau, oan oan tương báo, trả nợ lẫn nhau, vô tận vô biên, không bao giờ chấm dứt, trong thời gian đó nếu không chấp nhận thọ báo, sẽ tạo thêm nghiệp mới, khiến cho việc thọ báo sau nầy lại trồng thêm nhân mới, tìm trăm phương ngàn kế, lấy của người làm của ta, kết quả là nếu số mạng có sẽ có, số mạng không có, trộm cũng không được. Nếu số mạng của chúng ta có bằng cách dùng hình thức ăn trộm để đoạt được, sẽ tạo ra tội nghiệp thâm sâu.

Bất cứ việc gì, bất cứ người nào, trong gia đình, ngoài gia đình, bề trên, cấp dưới, phàm làm khiến cho ta tổn hại, đều phải gánh chịu thọ báo. Gia quyến lục thân, đều do tứ nhân tương tụ (tứ nhân là trả nợ, đòi nợ, trả ơn và báo oán) bất luận chúng ta thọ báo bao nhiêu oan ức, không những không được sân hận, ngược lại phải sám hối cho nghiệp chướng của chính ta, tội nghiệp của đời trước nay phải trả, nếu đem lòng sân hận, làm sao không tạo thêm nghiệp mới?

Tất cả mọi nơi đều có oan gia trái chủ đến gây nạn (làm khó dễ) chúng ta phải phản tỉnh lại, tại sao họ không tìm người khác để gây phiền phức, đều do trong đời quá khứ, chúng ta có làm điều gì sai lỗi với họ, ta phải tu nhẫn nhục, làm nghịch tăng thượng duyên.

Trích Văn Phát Nguyện Sám Hối
Giảng sư: Lão hòa thượng Tịnh Không
Video trích từ đĩa Kinh Vô Lượng Thọ Tinh Hoa tập 9 do HT Tịnh Không giảng

 

Chín Phẩm Vãng Sanh Trong Pháp Môn Tịnh Độ

Chín Phẩm Vãng Sanh Trong Pháp Môn Tịnh ĐộTrong chín phẩm vãng sanh, năm phẩm trước (Thượng thượng, Thượng trung, Thượng hạ, Trung thượng, Trung trung) là kết quả của sự tu tập hồi hướng công đức nguyện cầu sanh về thế giới Cực lạc. Phẩm vị sở dĩ có cao thấp bất đồng là căn cứ nơi công tu tập sâu cạn mà có sai biệt.

Chí như bốn phẩm sau (Trung hạ, Hạ thượng, Hạ trung, Hạ hạ) thì lại không cùng có nguyên nhân như trên. Những kẻ được vãng sanh thuộc 4 phẩm này chưa từng tu pháp xuất thế gian. Như phẩm thứ 6 (Trung hạ) đọc tiếp ➝

Phát Bồ Đề Tâm & Thâm Tín Nhân Quả

Phát Bồ Đề Tâm & Thâm Tín Nhân QuảPhát Tâm Bồ Đề rất là quan trọng, không phát cái Tâm này thì không thể thành tựu, sau khi phát Tâm bạn nhất định có thể thương yêu chúng sanh, tâm Bồ Đề chính là tứ hoằng thệ nguyện, chân thật giúp đỡ tất cả chúng sanh, bắt đầu từ câu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, chữ độ này chính là giúp đỡ hiệp trợ, muốn giúp đỡ chúng sanh thì chính mình phải có năng lực, phải có đức hạnh, cho nên việc cần thiết chúng ta phải làm là đoạn phiền não, phiền não không đoạn thì Trí Tuệ không khai mở, Trí Tuệ của chúng ta là sẵn có, chứ không phải từ bên ngoài mà đến.

Trong phẩm Xuất Hiện ở Kinh Hoa Nghiêm, Phật nói rất rõ ràng: “Tất cả chúng sanh đều có Trí Tuệ đức tướng của Như Lai, do vì vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc.” Vọng tưởng là vô minh, chấp trước là kiến tư trần sa phiền não, cho nên chỉ cần đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đoạn dứt thì Trí Tuệ đức tướng trong tự tánh liền hiện tiền, Trí Tuệ không phải từ bên ngoài đến, do đó tu học của Phật pháp là tu cái gì? Tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô số tông phái, phương pháp không giống nhau, lối đi không giống nhau, nguyên lý nguyên tắc là một, đều là tu Thiền định, nhân Giới được Định, nhân Định khai Huệ, cái Huệ này là Trí Tuệ của tự tánh vốn sẵn đầy đủ, cái Giới đó là gì vậy? Giới là phương pháp, phương pháp bạn đã tu học chính xác, không có sai lầm thì bạn mới có thể được Định, sau khi được Định rồi Trí Tuệ liền khai, được tiểu Định khai tiểu Trí Tuệ, được đại Định khai đại Trí Tuệ.

Tầng thứ của Định rất nhiều, thế gian có tứ thiền bát định. Thiền định xuất thế gian thì đẳng cấp lại càng nhiều hơn, mức Định của bạn càng sâu thì Trí Tuệ của bạn càng rộng, đạo lý là như vậy. Cái nguyên tắc này là bao gồm tất cả pháp môn, tất cả tông phái đều giống nhau. Vậy thì ngày nay chúng ta dùng phương pháp trì danh niệm A Di Đà Phật mục đích ở đâu vậy? Là tu Định, y theo những quy củ này mà niệm Phật đó là trì giới, y theo quy củ này mà làm sau đó thì bạn được Định, cái Định Niệm Phật gọi là Niệm Phật Tam Muội. Công phu thấp hơn thì gọi là công phu thành khối, chỉ cần được công phu thành khối vậy thì chúc mừng bạn, vãng sanh thế giới Tây phương Cực Lạc là khẳng định, phẩm vị không cao nhưng bạn nhất định được vãng sanh, sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư Độ, đây là một đại sự lớn nhất ngay trong đời này của chúng ta.

Cho nên phiền não không thể không đoạn, phải đoạn từ đâu vậy? Từ tự tư tự lợi, là phàm phu cho nên nhiều người không thể đoạn phiền não, thật sự là họ không biết bắt đầu từ đâu, cái gốc của phiền não chính là tự tư tự lợi, chúng ta nhất định phải dùng Trí Tuệ, đem cái ý niệm này chuyển đổi lại, khởi tâm động niệm vì tất cả chúng sanh mà nghĩ, không nên vì mình, cái thân này căn bản thì không cần thiết phải để ý đến nó thì bạn mới có thể được tự tại, khởi tâm động niệm luôn nghĩ đến cái thân này thì nguy rồi! Nghiệp chướng của bạn không thể tiêu trừ, ý niệm vừa thay đổi thì tự thân chính mình đem quên đi mất, thân này cùng thân người khác là một thân, vì tất cả chúng sanh là chân chánh vì mình, vì chính mình là chân thật hại chính mình.

Cái đạo lý này trong Phật Kinh nói rất rõ ràng, nói rất tường tận, chúng ta nhất định phải hiểu, nếu như từ chỗ này bạn có thể thay đổi được nó thì chúc mừng bạn: Bạn ở trong Phật pháp, không luận học pháp môn gì đều sẽ thuận buồm xuôi gió, đều sẽ đạt được lợi ích chân thật, thành tựu Trí Tuệ chân thật.

Tiếp theo Phật dạy bảo chúng ta: Sau khi phát Tâm Bồ Đề thì “Thâm Tín Nhân Quả”. Ngày xưa, tôi học giáo lý, với câu nói này đã làm cho tôi từ hai đến ba năm không thể nghĩ ra, tại sao vậy? Vì trong Tịnh Nghiệp Tam phước thì phước thứ nhất là phước báo trời người, phước thứ hai là phước báo của hàng nhị thừa, phước thứ ba là phước báo của Bồ Tát đại thừa.

Nếu như cái “Thâm Tín Nhân Quả” này đặt ở phước thứ nhất thì tôi một chút cũng không hoài nghi, nay Phật lại đặt ở phước thứ ba thì tôi không hiểu. Phàm phu chúng ta bắt đầu học Phật thì đều tin tưởng Nhân Quả. Đại Sư Ấn Quang cả đời dạy người là đề xướng giáo trình “Liễu phàm tứ huấn” đầu tiên, nội dung của giáo trình này chính là Tin Sâu Nhân Quả, là thuộc pháp trời người, trồng Thiện Nhân được Thiện Quả, tạo Ác Nghiệp nhất định có Ác Báo. Ngạn ngữ thường nói: “Không phải không báo nhưng chưa đến lúc”, khi nhân duyên hội đủ thì quả báo lập tức hiện tiền, nhất định không thể trốn khỏi, việc này chúng ta đều hiểu, vậy thì chả lẽ Bồ Tát lại không hiểu Nhân Quả này hay sao mà Phật lại phải để Thâm Tín Nhân Quả ở trong Phước thứ ba dành cho Bồ Tát Đại Thừa?

Vấn đề này đến hai, ba năm sau tôi mới rõ ràng, mới tường tận, khi đọc Kinh Hoa Nghiêm mới ngộ ra, chính là đọc cái phẩm thập địa này. Bồ Tát thập địa trước sau không rời Niệm Phật, tôi liền tỏ ngộ ra từ ngay chỗ này: Cái Nhân Quả này không phải là Nhân Quả thông thường, mà là “Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả”, thật là cái Nhân Quả mà rất nhiều Bồ Tát đều không biết, đây không phải trồng Nhân Thiện được Quả Thiện thông thường, cho nên cái câu này chúng ta nhất định phải rõ ràng, chính là khi tu học đạt đến quả vị Thập Địa Bồ Tát, hay nói cách khác, Phật pháp đến giai đoạn cuối cùng, không luận là tu học pháp môn nào, tất cả đều quy về pháp môn Niệm Phật.

Thật đúng như là Ngài Văn Thù, Phổ Hiền đã thị hiện, hai Ngài ở đoạn sau của Kinh Hoa Nghiêm đều phát nguyện cầu sanh thế giới Tây phương Cực Lạc, làm một tấm gương cho 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ của thế giới Hoa Tạng, làm người dẫn đầu, đến đây thì chúng ta mới chân thật xem thấy sự thù thắng của Tịnh tông.

Cho nên Thế Tôn thường hay nhắc đến cái pháp môn này. Mười phương ba đời tất cả chư Phật đều khen ngợi, tất cả chư Phật đều hoằng dương, ngay chỗ này chúng ta mới thể hội được một ít lợi ích, cho thấy pháp môn này thù thắng không gì bằng, công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn, vì vậy Thế Tôn đại diện chư Phật tán thán Phật A Di Đà trong kinh Vô Lượng Thọ là “Quang Trung Cực Tôn, Phật Trung Chi Vương”, là vị Phật có ánh sáng tôn quý nhất, xứng đáng là vua của tất cả chư Phật vậy.

Trích sách Khai Thị Trọng Yếu
Pháp sư Tịnh Không giảng
Cư sĩ Tịnh Thái biên soạn

Download sách Khai Thị Trọng Yếu [Type: PDF | Size: 524 KB]

Hai Lần Hết Bệnh Ung Thư Nhờ Niệm Phật [Video]

Hai Lần Hết Bệnh Ung Thư Nhờ Niệm PhậtLà một người chân thật nhưng vì nghiệp báo từ những đời trước, anh Hồ Văn Thanh đã vướng phải nhiều chứng bệnh nan y mà nguy hiểm nhất là 2 lần anh được bác sĩ chẩn đoán rằng giai đoạn của bệnh đã phát triển thành ung thư. Mặc dầu người vợ của anh là một Phật tử thuần thành, hết lòng khuyên anh nên đặt trọn niềm tin vào Tam Bảo để chuyển hóa ác nghiệp của mình, nhưng tập khí của anh quá nặng nên anh không những không có niềm tin còn buông lời giễu cợt, thách thức thần thánh. Có lẽ do căn lành từ nhiều kiếp còn sót lại nên tuy tâm anh không thành nhưng đã cảm ứng được đọc tiếp ➝

6 Điểm Nóng Báo Hiệu Người Chết Tái Sanh Về Đâu

6 Điểm Nóng Báo Hiệu Người Chết Tái Sanh Về ĐâuTheo Kinh A Hàm thì Phật dạy rằng phàm một người khi đã chết thì thân thể trở nên lạnh giá vì hỏa đại đã tắt mất. Tuy nhiên, sau khi tắt thở rồi, nhưng trong thân thể cũng vẫn còn một chỗ nóng tối hậu trước khi hoàn toàn trở nên lạnh giá. Nơi nào Thần Thức thoát ra sau cùng thì nơi đó là nơi còn ấm sau cùng trong thân thể, và có sáu nơi tiêu biểu cho sáu đường tái sanh, hoặc nóng nơi đỉnh đầu, nóng ở mắt, nóng nơi ngực, nóng nơi bụng, nóng nơi đầu gối, hoặc nóng nơi hai lòng bàn chân. Thỉnh thoảng điểm nóng nầy vẫn còn nóng đến bốn năm tiếng đồng hồ sau khi chết. Có sáu điểm nóng tối hậu tiêu biểu cho sự tái sanh nơi lục đạo:

1) Đảnh Thánh: Khi một người đã chết được vài giờ, khắp thân thể chỗ nào cũng giá lạnh như băng, nhưng vẫn còn điểm nóng trên đỉnh đầu, nghĩa là thần thức của người nầy do nơi đỉnh đầu mà xuất ra khỏi thân xác, tức là người ấy tái sanh vào cõi Thánh. Nói cách khác, khi thần thức của người chết xuất ra từ nơi đỉnh đầu, chúng ta biết chắc là thần thức của người ấy được siêu thoát về nơi Thánh cảnh.

2) Mắt sanh Thiên: Khi điểm nóng sau cùng trên thân thể là hai mắt và trán thì thần thức của người ấy đã sanh về cõi trời.

3) Tim Người: Khi điểm nóng sau cùng nơi tim, là thần thức của người ấy đã sanh lại cõi người.

4) Bụng Ngạ quỷ: Khi điểm nóng sau cùng trong thân thể là bụng, thì thần thức của người ấy đã sanh làm ngạ quỷ.

5) Đầu gối Bàng sanh: Khi điểm nóng sau cùng trong thân thể là đầu gối, thì thần thức của người ấy đã tái sanh vào loại bàng sanh (thú).

6) Lòng bàn chân Địa ngục: Khi điểm nóng sau cùng trong thân là lòng bàn chân, thì thần thức của người ấy đã bị đọa vào địa ngục.

Trích Phật Học Từ Điển
Tác giả: Thiện Phúc
Video giảng sư: Thích Giác Hạnh

Hòa Thượng Tịnh Không Chính Thức Trả Lời Những Hiểu Lầm Về Dự Báo Đại Nạn Năm 2012

Hòa Thượng Tịnh Không Chính Thức Trả Lời Những Hiểu Lầm Về Dự Báo Đại Nạn Năm 2012Các vị đồng tu, các vị pháp sư: Xin mời ngồi. Buổi giảng kinh hôm nay, chúng ta dành nửa giờ đồng hồ để trả lời một số câu hỏi. Buổi tối hôm qua có đồng tu từ Bắc Kinh mang đến cho tôi 10 câu hỏi, đều là liên quan đến các lần giảng kinh gần đây, đặc biệt là ở trong khoa chú – tập 94 có nói về tai nạn vào cuối năm 2012, trích dẫn từ trong tập đĩa này.

Câu hỏi số 1: Có một đồng tu tự ý trích đoạn từ tập đĩa này, rút gọn lại thành 1 đĩa, lưu truyền rộng khắp.

HT Tịnh Không trả lời: Đây không phải là một việc tốt, không nên làm như vậy, muốn lưu truyền thì phải lưu truyền trước sau đầy đủ, bởi vì nếu như trước sau người xem đều xem qua hết, thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Cho nên việc này là thuộc về trích dẫn cắt xén, chỉ nghe cái đoạn đó mà những đoạn trước và sau đều không biết, cho nên sẽ sanh ra một số hiểu lầm. Nếu bạn nghe trọn vẹn qua hết một lượt thì vấn đề được giải quyết rồi.

Sự việc này xảy ra vì cho rằng ngày 21 tháng 12 năm 2012 tai nạn “nhất định” sẽ xảy ra. Tôi không hề nói như vậy, tôi trước giờ không hề dám nói từ “nhất định”, tôi chỉ nói tôi đã xem qua rất nhiều tin tức bên ngoài nói về việc này, nói là có khả năng xảy tai nạn mà thôi. Thế nhưng dù tin tức bên ngoài nói như vậy, tôi cũng không cho là quan trọng, tại vì sao? Phật đã nói với chúng ta: Pháp vốn dĩ là không cố định, không có định pháp, tại vì sao không có định pháp? Bất cứ sự việc gì trên thế giới đều đang thay đổi mỗi ngày, không có gì là bất biến.

Vận mạng của con người cũng là như vậy, các vị xem “Liễu Phàm Tứ Huấn” thì liền biết được, tiên sinh Viên Liễu Phàm lúc 15 tuổi đã được Khổng tiên sinh đoán mạng rất chính xác, đoán đúng được nhiều năm, đoán cuộc đời ông khi ông đến 53 tuổi thì mạng chung. Trong khoảng 20 năm liên tiếp, mỗi năm tiên sinh Liễu Phàm đều có trải nghiệm nhiều sự việc hoàn toàn đúng với lời tiên đoán của Khổng tiên sinh cho nên tâm lý của ông buông xuôi, không khởi một ý niệm nào, ông nói tôi có ý niệm cũng không ích gì, vận mạng đã định rồi.

Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt. Khởi lên một niệm thiện thì vận mạng của bạn được thêm vào một điểm tốt, khởi lên một niệm ác thì bị giảm đi một điểm, đại ý là như vậy, nó ngày ngày có thêm bớt cộng trừ, bạn làm sao có thể nói nó là “nhất định” được chứ? Phật cũng không thể nói nhất định, cái đạo lý này chúng ta phải hiểu.

Hiện tại, các nhà khoa học ngành vật lý lượng tử đã phát hiện ra một số bí mật của vũ trụ, đã báo cáo với chúng ta, chúng ta sau khi xem rồi, nhận thấy báo cáo của họ hoàn toàn tương đồng với những gì trên kinh Phật đã nói, trong đó có một nguyên tắc chung, chính là không có định pháp, Phật đã nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Hiện tại khoa học gia lượng tử đã chứng minh. Cái tâm tưởng đó trước một giây cùng sau một giây là không như nhau, thì bạn làm sao có thể nói là “nhất định”? Cách nói khẳng định như vậy thì đã sai quá nghiêm trọng rồi, chúng ta phải biết mọi thứ mỗi ngày đều đang thay đổi.

Tai nạn đó từ nơi nào mà sanh ra? Là từ nơi ý niệm bất thiện mà tạo thành. Chúng ta một niệm hướng thiện, tai nạn liền được hóa giải rồi. Cho nên năm trước có mấy vị khoa học gia tổ chức hội nghị ở Sydney, học viện của chúng ta có phái 8 đồng tu đến tham gia, pháp sư Định Hoằng cũng có tham gia hội nghị này, nghe qua báo cáo của họ. Ngày đầu tiên thì nghe qua báo cáo những thành tựu đạt được của các chuyên gia vật lý lượng tử, suốt ngày hôm sau thì chuyên đề thảo luận vấn đề của năm 2012, đến sau cùng là do một vị tiến sĩ Hoa Kỳ làm báo cáo tổng kết.

Khi tổng kết họ nói với chúng ta, năm 2012 không phải là ngày tàn của thế giới, ngày 21 tháng 12 không phải là ngày tận thế, hy vọng cư dân trên địa cầu từ nay đến thời điểm đó có thể thức tỉnh, mọi người đều có thể làm đến được “bỏ ác dương thiện, cải tà quy chánh, đoan chánh tâm niệm”, tai nạn này liền sẽ không còn, liền có thể hóa giải. Cái đạo lý này là căn cứ từ lý luận của lượng tử học mà biết được, chính là tất cả pháp, giống như Phật đã nói với chúng ta: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, nó là từ ý niệm, một niệm ác của chúng ta khởi lên là khởi nguồn cho tai nạn xảy ra, khi một niệm thiện khởi lên, tai nạn này liền không có, hoàn toàn giống như Phật pháp đã nói.

Cho nên không thể nói “nhất định” có thể xảy ra, nói “nhất định” xảy ra ở vào mức độ nào đó cũng đều không thể nói, mỗi ngày đều có tăng giảm thêm bớt. Nếu như cái niệm ác này của chúng ta mà quá nhiều thì tai nạn này có thể sẽ xảy ra sớm hơn, không phải là ở vào ngày hôm đó, có thể sớm hơn nửa năm, có thể sớm hơn mấy tháng v.v…Ngược lại, nếu như khi niệm thiện của chúng ta nhiều, các ác niệm bị đè phục, vậy thì tai nạn sẽ bị đẩy lùi, có thể lùi lại vài năm, lùi lại mười mấy năm, nó sẽ lùi lại, cho nên nó không nhất định. Khi ác niệm của chúng ta hoàn toàn không có, chỉ có niệm thiện khởi lên thì tai nạn này liền sẽ không có, hoàn toàn hóa giải hết.

Cho nên bí mật của niệm lực gần đây được khoa học gia phát hiện, việc này rất có đạo lý. Những gì Phật nói ra 3000 năm trước, hiện tại 30 năm gần đây được các nhà khoa học gia phát hiện, hoàn toàn giống như Phật đã nói trong kinh điển. Ngày trước chúng ta không xem thấy báo cáo của khoa học, đối với những gì Phật nói đều tin tưởng, Phật không vọng ngữ, Phật nói ra chúng ta tin tưởng, thế nhưng cái đạo lý này không thông, luôn là có một chút nghi hoặc. 99% tin tưởng Phật, vẫn còn có một phần trăm nghi hoặc, đó cũng vẫn là nghi hoặc. Ngay khi chúng ta xem thấy báo cáo của các nhà khoa học, cái nghi hoặc này mới dứt hết, chúng ta mới hoàn toàn tin tưởng, không có chút nào nghi hoặc. Cho nên ý niệm làm chủ tất cả, cái đạo lý này chúng ta không thể không biết.

Phần tiếp theo câu hỏi:

…Cho đến có một số người nghe tin này buông bỏ tất cả thế giới, niệm Phật vãng sanh, từ bỏ công việc, gia đình, hoặc tập trung lại một chỗ, hoặc ở trên núi, hoặc ở riêng một mình trong phòng v.v…mọi người tập trung lại cùng nhau không ăn, không uống, không ngủ, muốn học theo pháp sư Oánh Kha niệm Phật vãng sanh, và còn nói đây là phương pháp tốt mà lão pháp sư dạy cho chúng ta tránh khỏi tai nạn năm 2012, tạo ra ảnh hưởng rất xấu cho quốc gia và xã hội. Trong tâm đệ tử có nghi hoặc, kính xin lão pháp sư từ bi giải thích.

HT Tịnh Không trả lời: Đây là do cắt xén lời văn mà sanh ra, nếu đem mấy tập mà tôi giảng trước và sau đại khái có khoảng 6 đến 7 tập, sau khi bạn xem qua hết, thì vấn đề này liền được giải quyết. Không phải là như vậy, trên kệ khai kinh có nói “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”, ý nghĩa mà tôi giảng các vị không hiểu rõ, các vị đã hiểu sai rồi, đó là cái ý của chính các vị, không phải là ý của tôi. Nếu như học Phật chân thật vì chính mình, vì tự tư tự lợi, Thích Ca Mâu Ni Phật lại hà tất phải giảng kinh dạy học suốt 49 khổ cực như vậy để làm gì, tại vì sao ngài không vào Đại Niết Bàn sớm? Tại vì sao không đi đến thế giới Cực Lạc sớm hơn? Lại đi làm việc khổ cực này, có ý nghĩa gì, nhà Phật nói Từ Bi ở đâu!

Học Phật, tôi thường hay nói, học Phật việc tốt nhất trước tiên chính là gì: Biết được sinh mạng là vĩnh hằng, ta không hề chết, “chết” – thân thể này thì có sanh diệt, ta thì không có sanh diệt. Thông thường chúng ta nói ta là cái gì? Linh hồn là ta, người nước ngoài cũng thừa nhận, trong Phật pháp gọi là thần thức, đây là cái ta chân thật. Nếu như nói cái ta này có sanh tử, còn đi đầu thai, còn có cái gì là kiếp trước đời sau…Không hề có. Cho nên vấn đề chính ngay chỗ này. Chân thật từ nơi Phật pháp nói, Phật pháp vẫn không gọi là linh hồn, gọi là Linh Tánh. Kỳ thật nếu gọi là linh hồn thì cái hồn đó tuyệt nhiên không linh, nếu như là linh thì nó sẽ chọn thế giới Cực Lạc để đi, hà tất phải đi vào sáu cõi luân hồi chứ? Nó không linh! Không nên gọi là linh hồn mà gọi là mê hồn, quyết định không phải là linh hồn.

Khổng Tử nói rất hay, Khổng Tử đã nói ở trong “Dị Hệ Từ”, “Du Hồn Vi Biến”, trong đây Ngài nói được rất hay. Bởi vì hồn đích thực là biến hóa của nó quá lớn, tốc độ quá nhanh, nói du hồn là nói được rất chính xác. Có thể thấy được Khổng Tử không phải không biết đối với việc này, ông nói “Du Hồn Vi Biến”, chính là nói sáu cõi luân hồi, nói “Tinh Khí Vi Vật”, đó chính là nói quan hệ của hiện tượng tinh thần cùng hiện tượng vật chất, ngày nay khi chúng ta từ nơi tri thức của lượng tử lực học để giải thích hai câu nói này thì rất dễ dàng hiểu rõ. Hiện tượng vật chất đích thực là do hiện tượng tinh thần biến hiện ra, cho nên gọi là “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”.

Mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm, Chánh Báo chính là du hồn vi biến, căn cứ vào cái gì để thay đổi? Căn cứ vào ý niệm của chính mình. Cho nên khi ý niệm sanh ra, thánh nhân người xưa nói rất hay: “bổn tánh vốn thiện”, Phật nói lại càng hay hơn: “tất cả chúng sanh vốn là Phật”, Thích Ca nói vốn dĩ là Phật, tổ tông chúng ta nói bổn tánh vốn thiện, là một ý nghĩa. Vốn thiện không phải là thiện của thiện và ác, “vốn thiện” – cái thiện đó là tán thán, nó quá viên mãn, không có chút kém khuyết nào. Thích Ca Mâu Ni Phật ở trong kinh Hoa Nghiêm đã nói một câu “tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai”, đây chính là bổn thiện. Có trí tuệ viên mãn, có đức hạnh viên mãn, có tướng hảo viên mãn, tướng hảo là thuộc về phước báo, cho nên tướng hảo phước báo đều là viên mãn, đây là “vốn thiện”.

Mê mất đi tự tánh thì trí tuệ đức tướng của chúng ta liền bị bóp méo đi, bị biến chất. Có khởi được tác dụng hay không? Có. Tác dụng gì vậy? Hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta chính là tác dụng, thế nhưng tác dụng này đã bị biến chất rồi.

Gíao dục của Phật là gì? Không gì khác hơn, dạy bảo chúng ta làm thế nào để quay về với tự tánh, giáo dục truyền thống của chúng ta là dạy cái gì? Dạy chúng ta quay về với bổn tánh, thì sẽ trở thành thánh nhân. Nếu quay chưa về được đến nơi, đó là hiền nhân. Đang trên đường quay trở về, đó gọi là quân tử. Ở trong Phật pháp cũng là như vậy, quay về được viên mãn thì gọi là Phật Đà, quay về chưa được đến nơi, thì gọi là Bồ Tát , đang trên đường quay về đó là A La Hán, cùng đồng một đạo lý. Đây là thánh học, học vấn của thánh nhân, chân thật làm đến được viên mãn cứu cánh triệt để.

Cho nên “Phật pháp ở thế gian thì không thể lìa thế gian giác”.Câu nói này quan trọng, hay nói cách khác lìa khỏi thế gian thì bạn không thể giác, bạn không rời thế gian thì bạn mới có thể giác, làm sao mà bạn có thể từ bỏ đi công việc, buông bỏ gia đình? Đó là bạn không gánh vác trách nhiệm, bạn học Phật hiểu biết không thấu triệt, chỉ nghe lời truyền miệng, bạn không nên có cách làm như vậy.

Xuất gia có thể thành Phật là đúng, Thích Ca Mâu Ni Phật đã biểu diễn cho chúng ta xem thấy, xuất gia thành Phật nhưng tại gia cũng có thể thành Phật. Khi Phật Thích Ca còn tại thế, người bên ngoài không biết, người học Phật thì biết, có hai vị Phật đồng thời xuất hiện, một là Thích Ca Mâu Ni Phật, vị thứ hai là một vị Phật ở tại gia, cư sĩ Duy Ma Cật, người không học Phật thì không biết. Cư Sĩ Duy Ma Cật nói pháp, Phật Thích Ca phái Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất…những vị đại đệ tử này đến nghe kinh, đến học tập với cư sĩ Duy Ma Cật. Nhìn thấy cư sĩ Duy Ma Cật, đảnh lễ ba lạy, đi nhiễu ba vòng, lễ tiết cũng hoàn toàn giống như thấy Phật, việc này các vị xem qua Kinh Duy Ma Cật thì biết.

Mục đích nói rõ cái gì? Phật pháp là sư đạo, trong sư đạo lão sư là lớn nhất, chỉ cần họ có thân phận là lão sư, bạn muốn học tập với họ, vậy thì bạn liền phải tôn sư trọng đạo. Người xuất gia cùng học với người tại gia, người tại gia là lão sư. Ba vị lão sư của tôi, trong ba vị này lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam chính là cư sĩ tại gia, tôi xuất gia học Phật với ông, đối với ông cũng là lễ bái, không thể nói ông là người tại gia, ta là xuất gia, cao hơn so với ông một bậc, vậy thì xong rồi! Đây là việc cần phải nên hiểu, không thể nào không biết.

Với người học Phật tại gia, thì bạn phải dùng phương thức của tại gia; xuất gia học Phật, bạn chân thật là xuất gia, bạn phải đem việc gia đình của bạn xếp đặt cho tốt. Xuất gia, việc quan trọng nhất, phải có sự đồng ý của cha mẹ, nếu như bạn còn có vợ, con cái, vợ và con cái của bạn phải đồng ý, không đồng ý thì bạn không thể xuất gia, việc này trên giới luật đều có qui định, cho nên không thể không gánh vác trách nhiệm. Học Phật chính là học làm ra một tấm gương tốt, cá nhân bạn ở trong xã hội là một tấm gương tốt, làm tấm gương tốt cho mọi người, bạn ở gia đình, gia đình của bạn là một tấm gương tốt cho tất cả hết thảy gia đình trên thế giới, bạn từ nơi nghề nghiệp, không luận là ở nơi nghề nghiệp nào, bạn ở nơi nghề nghiệp đó đều là tấm gương tốt nhất, là mô phạm.

Thích Ca Mâu Ni Phật nghề nghiệp của Ngài là giáo dục, là giáo học, ở trong giáo dục Ngài đích thực làm đến được là một thầy giáo tốt nhất, giáo học chưa từng kém khuyết buổi nào, 49 năm như một ngày. Thái độ giáo học cũng giống như Khổng Tử, không phân quốc tịch, không phân chủng tộc, không phân tôn giáo tín ngưỡng, người đến thì không từ chối, người đi thì không lưu giữ, hơn nữa đều xem là nghĩa vụ, không có nhận học phí, thời gian học tập của bạn dài ngắn tùy theo ý bạn. Cho nên bằng lòng trọn đời đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, việc này trên kinh điển có ghi chép: 1255 người, gọi là chúng thường tùy còn số lượng không đi theo trọn đời, thân cận Phật Đà mấy ngày, mấy mươi ngày, hai ba năm thì rất nhiều, số đó thì không có ghi chép. Đủ thứ hạng người đi theo học với Ngài, không có ai là không có được đại hoan hỉ, pháp hỉ sung mãn, việc này nhất định phải biết.

Nói không ăn không uống, Thích Ca Mâu Ni Phật mỗi ngày đi ra ngoài khất thực, Ngài còn phải ăn cơm, Ngài còn phải nghỉ ngơi. Thời xưa Ấn Độ ngày đêm chia làm sáu thời, ngày ba thời, đêm ba thời, buổi tối thời gian nghỉ ngơi là nửa đêm, tính theo thời gian hiện tại là từ 10 giờ tối đến 2 giờ khuya, bốn giờ đồng hồ, thời gian này là nghỉ ngơi, đời sống rất có qui luật, tại gia học Phật cũng không ngoại lệ.

Cho nên nói là muốn học theo pháp sư Oánh Kha thì không học được. Tại vì sao? Bạn không có loại tâm chân thành đó của ông, bạn không có cái tâm cung kính đó của ông, trong ba ngày thì ông có thể niệm ra được Phật, bạn 30 ngày cũng không niệm ra được, không tin thì bạn cứ thử xem, chân thành đến tột điểm! Ông cũng là có một nghịch tăng thượng duyên giúp ông. Vì sao vậy? Ông đã tạo ra rất nhiều tội nghiệp, những tội nghiệp đó đều là tội nghiệp đọa địa ngục, ông sợ đọa địa ngục, cho nên bức bách ông không thể không chân thành, vậy thì phải vạn phần chân thành, vạn phần chân thành thì tội của ông liền sám hết.

Ngày nay chúng ta còn có nhiều vọng tưởng tạp niệm như vậy ở trong tâm thì bạn làm sao có thể niệm ra được Phật? Không thể nào! Nếu như tâm thật chân thành rồi, thì bạn sẽ không viết gởi đến đây những lời này, một vọng niệm cũng không có. Bạn vẫn còn viết hỏi tôi nhiều thứ đến như vậy, có thể thấy rằng công phu của bạn chưa được.

(Còn tiếp…)

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 08 tháng 02 năm 2012.
Địa điểm: Hiệp hội giáo dục Phật Đà Hong Kong.
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Phật tử Tịnh Thái