Những Điềm Báo Trước Khi Chết

Những Điềm Báo Trước Khi ChếtNhững người tu hành đã đắc đạo, họ an lạc, tự tại, thong dong giữa hai bờ sống chết, họ có thể tái sinh về bất cứ cõi giới nào họ muốn. Còn chúng sanh mê muội, phàm phu tục tử đều phải tùy nghiệp mà thọ sanh, tức là sau khi chết, phải chịu sự dẫn dắt của nghiệp lực mà thọ sanh về cảnh giới thích ứng cho nghiệp mà mình đã gây tạo. Nói vậy không có nghĩa là Phật tử tin vào thuyết định mệnh, tức là cái đã sắp đặt sẵn mọi chuyện, mình phải đi theo cái có sẳn ấy. Ở đây, không phải vậy, người Phật tử tin rằng mình là chủ nhân ông của chính mình, tuy nhiên, một khi mình không làm chủ được mình để cho ác nghiệp đã được xảy ra, thì chính cái nghiệp ấy sẽ trở lại điều khiển mình. Do đó người Phật tử hãy thận trọng trong mọi hành vi, lời nói và ý nghĩ của mình, từ nơi đó sẽ đưa chúng ta tới an lạc, và cũng từ nơi đó sẽ đưa chúng ta đến khổ đau.

Trước khi một người chết, có những điềm báo trước, có thể tùy theo mỗi người mà có cảm thọ khác nhau về cảnh giới thiện hay cảnh giới ác, và những điềm này sẽ giúp cho ta dự đoán được nơi thọ sanh của người quá cố.

Những điềm lành báo trước sẽ có thể sinh về Tịnh độ:

Tâm hồn không bị bối rối
Biết trước ngày giờ chết
Tâm niệm chân chánh không mất
Biết trước giờ chết mà tắm rửa và thay quần áo.
Tự mình niệm Phật, niệm có tiếng hoặc niệm thầm
Ngồi ngay thẳng, chấp tay niệm Phật mà chết
Mùi thơm lạ lan tỏa khắp nhà
Có hào quang sáng soi vào thân thể
Nhạc trời vang dội giữa hư không
Tự nói ra bài kệ để khuyên dạy người ở lại.

Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh lên cõi trời:

Móng lòng thương mến
Phát khởi thiện tâm
Lòng thường vui vẻ
Chánh niệm được rõ ràng
Thân thể không bị hôi hám
Sống mũi không xiên xẹo
Tâm không giận dữ
Tâm không luyến ái tài sản, vợ, chồng, con, dòng họ
Mắt luôn trong sáng
Ngửa mặt lên trời và mỉm cười

Những điềm báo trước sẽ có thể tái sinh trở lại cõi người:

Đến khi chết vẫn nhớ nghĩ đến điều lành
Thân không đau khổ
Ít nói lời phô trương, thường nghĩ nhớ đến cha mẹ
Tai thường muốn nghe tên họ của anh chị em và bầu bạn
Đối với việc lành dữ nhận rõ không lầm loạn
Tâm tánh ngay thẳng không ưa sự dua nịnh
Biết rõ bà con bạn bè giúp đỡ cho mình
Thấy bà con trông nom sinh lòng vui mừng
Dặn dò mọi việc trong nhà trước khi chết
Sanh lòng chánh tín, thỉnh Phật, Pháp, Tăng đến đối diện quy y.

Những điềm xấu báo trước sẽ có thể đọa vào địa ngục:

Gặp phải tình trạng con cái và bà con đều nhìn kẻ sắp chết bằng đôi mắt ghét bỏ
Người sắp chết thường đưa hai tay lên mà rờ mó hư không
Dù bạn lành có khuyên bảo điều hay cũng không tùy thuận
Người sắp chết kêu gào than khóc
Đi ra đại tiện, tiểu tiện mà không hay biết
Nhắm nghiền đôi mắt
Thường hay che úp mặt mày
Nằm nghiêng mà ăn uống
Mình mẩy miệng mồm đều hôi hám
Gót chân, đầu gối luôn run rẩy
Sống mũi xiên xẹo
Mắt bên trái hay động đậy
Hai mắt đỏ ngầu
Úp mặt mà nằm
Thân hình co rút và tay bên trái chấm xuống đất

Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh vào cõi giới ngạ quỷ:

Ưa liếm môi miệng
Thân nóng như lửa
Thường lo đói khát và hay nói đến việc ăn uống
Mắt thường hay trương lên mà không nhắm
Hai mắt khô khan như mắt chim gỗ.
Đầu gối bên phải lạnh trước
Tay bên phải thường nắm lại

Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh vào loài súc sanh:

Yêu mến vợ con, đắm đuối không bỏ
Ngón tay và ngón chân đều co quắp
Khắp trong thân mình đều toát ra mồ hôi
Tiếng nói ra khò khè
Miệng thường ngậm đồ ăn

Trích trong sách của một Lạt-Ma Tây-Tạng

Niệm Phật Chớ Sợ Cười Đừng Chờ Hẹn

Niệm Phật Chớ Sợ Cười Đừng Chờ HẹnCó nhiều vị muốn tu học Phật pháp, nhưng lại sợ bị người chê cười là tiêu cực, hủ bại, mê tín. Do đó khi xem kinh thì lén lút không dám công nhiên cho người thấy; hoặc có ăn chay niệm Phật cũng không dám cho ai hay. Nên biết đạo Phật chẳng những là một tôn giáo, lại là một môn triết học rất cao thâm, các học giả uyên bác đông tây đã có nhiều vị nghiên cứu và thực hành. Phật đạo là con đường sáng suốt đưa người từ hung ác đến thiện lương, từ hàng phàm phu mê mờ đến địa vị thánh nhơn toàn giác. Cho nên người đã có duyên may tu học Phật pháp, nên mừng cho mình được phước lành, và tùy nghi đem ra khuyên nhắc kẻ khác làm theo, chớ không chi phải e ngại. Những kẻ chê tu Phật là tiêu cực, hủ bại, mê tín, chỉ vì họ chưa hiểu biết mà thôi.

Lại trong giới tu học Phật pháp, có những người vừa mới xem qua các kinh điển cao, đã vội tự phụ cho mình là bậc Đại Thừa (1) hành giả, thấy ai ăn chay niệm Phật liền xem là hạng căn cơ thấp kém, chỉ bắt chước theo các ông già bà cả ngu dốt tối tăm, Nên biết môn Tịnh Độ là pháp Đại Thừa viên đốn. Nói “Đại Thừa”, vì pháp này lấy niệm Phật làm nhân, lấy địa vị Toàn Giác làm quả. Nói “viên” vì môn này nhiếp tròn cả năm tông tám giáo, như các bậc cổ đức đã luận phê. Nói “đốn” vì phương tiện này đưa từ hàng cụ phược phàm phu lên ngôi bất thối chuyển, từ bậc sơ học lên quả Vô thượng Bồ Đề, rất thẳng tắt mau lẹ. Cho nên pháp môn này sáu phương chư Phật đều khen ngợi, các vị Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ đều phát nguyện vãng sanh. Xem thường và khinh chê niệm Phật, chẳng những là không hiểu sâu về Tịnh Độ, mà còn mang lỗi khinh chê chư Phật và các bậc Thánh giả đã nói trên. Cho nên niệm Phật là chính mình đã thật hành theo pháp môn viên đốn Đại Thừa, không nên ngại đến sự cười chê của người chưa hiểu biết.

Muốn cầu giải thoát, đối với sự niệm Phật phải xem là điều rất khẩn yếu, biết được lúc nào là phải thật hành ngay khi ấy, không nên chờ hẹn. Phật đã từng dạy, mạng sống của con người chỉ ngắn ngủi trong hởi thở; vì hơi thở có ra mà không vào, tức đã bước sang kiếp khác. Thế thì năm tháng ngày giờ, cho đến mỗi giây phút, đều có cái chết không chờ hẹn ta ở trong đó; chẳng ai dám quyết đoán mạng sống của mình dài được bao lâu. Cổ thi có câu:

Ngày trước đầu đường còn ruỗi ngựa.
Hôm nay trong quách đã nằm yên!

Hoặc câu:

Chớ hẹn đến già rồi niệm Phật.
Đồng hoang mồ trẻ thấy đông người.

Đây là những điều xác thật. Cho nên muốn phòng ngừa cơn vô thường chợt đến, mỗi thời khắc chúng ta phải gắng chăm niệm Phật. Như thế, gặp giây phút cuối cùng mới không bị bối rối tay chân.

Trên đường tu, để ngăn trách về sự giải đãi, đức Phật đã răn dạy: “Thầy Tỳ Khưu thường hay có tám cách biếng trễ. Chẳng hạn, bữa nào đi khất thực đói, liền nghĩ rằng: “Hôm nay, khất thực đói, trong người tất thiếu sức khỏe, để huởn tu một đêm.” Bữa nào khất thực no, liền nghĩ: “Hôm nay ăn no, trong người nặng nề mệt nhọc, thôi tạm xả tu, mai sẽ tiếp tục.” Như thế cho đến những khi: sắp làm việc nhiều – lúc làm việc nặng vừa xong – sắp muốn đau – khi đau bịnh vừa mạnh – sắp đi xa – lúc đi xa mới về; trong các trường hợp ấy, lúc nào cũng nại cớ này, cớ khác, rồi bỏ tu để ngủ nghỉ. Trái lại, những vị Tỳ Khưu tinh tấn, trong tám trường hợp đó, luôn luôn nghĩ đến sự vô thường, hằng siêng năng tu tập.”

Tâm niệm giải đãi của người xuất gia đã như thế, tất tâm lý biếng trễ của hàng tại gia chắc có lẽ nhiều hơn. Hoằng Nhứt đại sư từng khuyên một người thân hữu niệm Phật. Ông này viết thư gởi đến, than mình mắc bận nhiều công việc, xin để tạm xếp đặt cho ổn thỏa rồi sẽ hay. Đại sư liền biên vào bức thư đó hai câu thi, rồi gởi trả nguyên lại. Hai câu ấy như sau:

Ngay giờ quyết dứt, liền thôi dứt.
Chờ hẹn cho xong, chẳng lúc xong!

Thật thế, chuyện đời đến khi nhắm mắt cũng không rồi công việc.

Khi xưa, có vị tăng khuyên người bạn là Trương Tổ Lưu niệm Phật. Ông bạn bảo: “Tôi có ba việc làm chưa xong: Một là quan tài ông thân còn để ở nhà mồ chưa chôn, hai là đứa con trai chưa cưới vợ, ba là đứa con gái chưa gả chồng. Chờ ba việc đã xong, tôi sẽ vâng lời.” Mấy tháng sau, ông bạn bị bạo bịnh chết. Vị tăng đến tụng kinh cầu siêu, và điếu một bài thi rằng:

Bạn tôi tên là Trương Tổ Lưu
Khuyên ông niệm Phật, hẹn ba điều.
Ba điều chưa vẹn, vô thường bắt
Đáng trách Diêm Vương chẳng nể nhau!

Trong bài thi, ý vị tăng nói: ông hẹn khi xong ba việc sẽ niệm Phật, nhưng ngặt nỗi vô thường bất ngờ đến, nó có chờ hẹn ông đâu? Xem đấy chúng ta ai dám bảo đảm rằng mình chẳng là ông Trương Tổ Lưu thứ hai? Cho nên người quyết chí tu hành, được hở giây phút nào liền niệm Phật ngay lúc ấy, đừng nên đạp nhầm dấu xe đổ của người xưa mà để hận ngàn thu.

Giải thích nghĩa từ:

(1) Dịch âm Hán Việt là Ma-ha-diễn-na, Ma-ha-diễn, tức là “cỗ xe lớn”; Một trong hai trường phái lớn của đạo Phật, phái kia là Tiểu thừa hay được gọi là “cỗ xe nhỏ”. Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn, nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ.

Cả hai, Tiểu thừa và Ðại thừa đều bắt nguồn từ Ðức Phật Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp. Nếu Tiểu thừa quan tâm đến sự giác ngộ của chính mình thì đại biểu của Ðại thừa mong muốn được giải thoát để cứu độ chúng sinh. Hình tượng tiêu biểu của Ðại thừa là Bồ-Tát (Bodhisattva) mà đặc tính vượt trội là lòng Bi (Lòng thương yêu, đau xót, thông cảm cùng với chúng sinh).

Ngược lại với quan điểm nguyên thủy, Ðại thừa không quá nhấn mạnh đến đời sống xuất gia, cho rằng cư sĩ tại gia cũng có thể đạt Niết Bàn (Đây là một khái niệm nằm ngoài ngôn ngữ và lýluận. Có thể hiểu giống như lửa phát sinh từ hư không và trở về với hư không, thì Niết-bàn là một tình trạng của tâm thức trở về với một cõi xứ không chịu sự sinh diệt, là dạng tồn tại của tâm thức không có mọi sự khổ đau của vòng sanh tử luân hồi) với sự tế độ của chư Phật và chư Bồ Tát. Trong quan điểm Ðại thừa, Niết-bàn không phải chỉ là giải thoát khỏi Luân hồi – mà hơn thế nữa, hành giả giác ngộ về Chân tâm và an trụ trong đó. Mỗi chúng sinh đều mang Phật tính và nhận ra điều đó là điều tuyệt đối quan trọng.

Giáo lí căn bản của Ðại thừa được chứa đựng trong những bộ Kinh (Sutra) và Luận (Sastra) với nhiều luận văn hết sức sâu sắc. Hành giả tu theo pháp môn niệm Phật là hành giả Đại thừa.

Trong Đại thừa lòng Từ (Từ được xem là lòng thương yêu chúng sinh nhưng không có tính chất luyến ái) và bi được xem là đức hạnh chính yếu, trong lúc Tiểu thừa xem Trí huệ quan trọng hơn trong bước đường giác ngộ. Trong Tịnh độ tông (pháp môn niệm-PHẬT) thì lòng từ bi của Phật A-Di-Đà (Amitabha Buddha) được xem là cao cả nhất.

Hòa thượng Thích Thiền Tâm

Khi Niệm Phật Thấy Hình Tượng Phật Có Lỗi Không?

Khi Niệm Phật Thấy Hình Tượng Phật Có Lỗi KhôngHỏi: Kính thưa thầy, vào giờ con niệm Phật công cứ, trong tư tưởng con thường hay mong muốn thấy hình tượng Phật Di Đà và hình tượng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Xin hỏi: sự mong muốn đó có lỗi gì không?

Đáp: Xin thưa ngay trong lúc liên hữu đang niệm Phật mà vọng cầu như thế thì thật là có lỗi. Lỗi nầy liên hữu cần nên tránh. Liên hữu nên nhớ, Phật Tổ dạy chúng ta niệm Phật với thâm ý là để cho chúng ta diệt trừ phiền não, cho tâm ta được an định. Niệm Phật mà tâm không an định, đó là chúng ta đã niệm Phật sai rồi. Lẽ ra khi niệm Phật công cứ hay không công cứ cũng phải như thế. Ngược lại, đằng nầy liên hữu không niệm như thế mà còn niệm Phật với tâm vọng động mong cầu cho được thấy hình tượng Phật và Bồ tát, thì quả đó là một sai lầm rất lớn. Vì sao? Vì có mong cầu là có vọng tưởng. Niệm Phật mà còn có vọng tưởng như thế, thì làm sao tương ưng với pháp môn niệm Phật. Và như thế, thì đã trái với yếu lý niệm Phật mà Phật Tổ đã chỉ dạy rồi.

Tôi xin nhắc lại để cho liên hữu chú ý là: “niệm Phật mục đích chính là để dứt trừ phiền não”. Phiền não có giảm thiểu, thì tâm ta mới được an lạc. Tâm có an lạc, thì mới có được lợi ích hiện đời và tương lai mới có hy vọng vãng sanh. Bởi tâm có an lạc thì mới tương ưng với cảnh giới Cực lạc mà chúng ta đang quy hướng.

Nhưng ở đây thì trái lại, liên hữu niệm Phật mà còn có khởi vọng tâm mong cầu để thấy Phật và Bồ tát, thì đó là điều trái với sự niệm Phật. Khi niệm Phật, hành giả chỉ nhiếp tâm vào câu hiệu Phật không nên vọng nghĩ điều gì. Chư Tổ thường dạy là : “tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau và phải niệm cho rành rõ”.

Niệm Phật tuy có nhiều cách, nhưng cách tốt nhứt vẫn là trì danh niệm Phật. Nhưng dù niệm Phật cách nào đi chăng nữa, điều tối kỵ là có vọng tâm mong cầu. Bất cứ mong cầu điều gì cũng là bệnh cả. Đó là bệnh vọng tưởng phiền não. Tối kỵ nhứt là vọng cầu thấy hình tượng Phật bên ngoài. Có vọng cầu dù là vọng cầu thấy Phật, đó cũng là phiền não vọng tưởng mà thôi. Đã có phiền não thì đã trái với Sự và Lý niệm Phật rồi. Liên hữu nên nhớ, tất cả đều từ tâm mà ra.

Nếu khi liên hữu mong muốn thấy Phật, thì chính cái mong muốn đó là vọng tưởng. Còn có vọng tưởng là còn sanh diệt, tức nhiên còn có vui buồn vừa ý hoặc không vừa ý. Vừa ý thì vui, không vừa ý thì buồn. Đó là ma vui ma buồn dẫn dắt liên hữu. Như vậy là niệm trên sự buồn vui chớ đâu phải niệm Phật. Điều nầy rất quan trọng mà tất cả liên hữu chúng ta cần phải lưu ý.

Có người khi họ niệm Phật, thay vì tập trung tâm ý vào câu Phật hiệu, cho tâm được thuần nhứt an định, họ lại mơ ước thấy Phật tượng bên ngoài. Khi thấy Phật tượng bên ngoài hiện ra, thì họ rất vui mừng, cho đó là kết quả của sự niệm Phật. Từ đó, mỗi khi niệm Phật, họ đều khởi ý mong cầu cho thấy Phật như thế. Liên hữu nên nhớ, tất cả cảnh đều từ tâm. Dù cảnh tốt hay cảnh xấu cũng đều từ tâm vọng mà ra. Phật Tổ dạy ta niệm Phật là để cho tâm ta được an định. Có an định mới có trí huệ. Có định huệ thời không có phiền não. Không phiền não, thì mới được nhứt tâm. Đó là chủ yếu mà trong Kinh tiểu bổn Di Đà, đức Phật Thích ca đã dạy chúng ta như thế. Niệm Phật để được đi dần đến chỗ « Nhứt tâm bất loạn », niệm Phật như thế mới hợp với ý Phật Tổ dạy.

Còn có tâm vọng cầu là còn chạy theo cảnh duyên bên ngoài. Còn theo cảnh duyên bên ngoài đó là cửa ngỏ dễ bị ma dẫn dắt. Giả như có thấy Phật thiệt ứng thân đi nữa, cũng chưa phải là thấy Phật, đừng nói chi thấy Phật qua hình tượng.

Trong Kinh Kim Cang Bát Nhã Phật đã từng dạy:

Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhơn hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.

Nghĩa là:

Nếu ai cho rằng thấy sắc tướng của Phật mà cho là thấy Phật hay nghe âm thanh của Phật thuyết giảng mà khởi tâm tìm cầu Phật. Phật nói: « kẻ đó đang thật hành đạo tà, không bao giờ thấy được Như Lai ». Tại sao thế? Cũng trong Kinh nầy, ở một đoạn khác Phật nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai”. Nghĩa là: phàm cái gì có hình tướng đều là hư dối, nếu thấy các tướng, chẳng phải tướng thật, chính đó mới thấy được Như Lai. Như lai là bất sanh bất diệt, còn các tướng đều sanh diệt hư dối không thật. Đã là hư dối, thì tại sao ta lại mong cầu? Phật tử nên nhớ, Phật dạy, ngoài tâm mà cầu Phật đó là ngoại đạo.

Như vậy, người muốn thấy Phật phải thấy bằng cách nào? “Phải thấy không chỗ để thấy, tức là phải ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Còn có tâm dính mắc vào bất cứ cảnh nào, cũng đều là tà ngoại cả, chớ không phải thấy Phật thiệt. Phật thiệt phải chính ở nơi bản tâm mình. Khi nào tâm mình lặng hết vọng tưởng, thì ngay đó Phật thiệt của mình mới hiện ra, khỏi cần tìm kiếm ở đâu xa. Còn có khởi tâm tìm kiếm là đã sai rồi. Nói rõ hơn là đã mất ông Phật thiệt của mình rồi. Vì ông Phật ứng thân giáng sanh ở Ấn Độ sống được 80 năm rồi nhập diệt, ông Phật đó cũng là ông Phật giả mà thôi. Vì ông Phật đó có sanh có diệt.

Bây giờ, người ta đi qua Ấn Độ đâu có ai còn thấy ông Phật Thích Ca đó nữa. Ông Phật có sắc thân với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp mà còn không có thiệt, hà tất gì ông Phật do người ta tạo ra bằng cốt sắt xi măng hay bằng gỗ giấy mà có thiệt hay sao?

Tu hành mà dụng tâm sai, thì đó là đầu mối của ma vương dẫn dắt. Nếu hành giả không khéo thì sẽ nguy hiểm vô cùng. Chúng ta nên nhớ rằng, bọn ma nó có ngũ thần thông, nó muốn hiện ra thứ gì cũng được. Tùy theo ý muốn của mình, ham thích thứ gì thì nó sẽ hiện ra thứ ấy.

Thuở xưa, chính Tổ Ưu Ba Cúc Đa là vị Tổ sư thứ tư bên Ấn Độ còn phải bị lầm lẫn khi nó hiện ra hình ảnh đức Phật và các vị Thánh chúng. Là Tổ mà còn lầm ma tưởng là Phật, như thế, còn đối với phàm phu chay như chúng ta thì sao? Bản thân mình đã là ma rồi mà không chịu lo tìm cách để tiêu trừ, mà lại còn vọng cầu thấy nầy thấy nọ, đó là ma lại chồng chất thêm ma nữa.

Tệ hại hơn nữa, có người lại còn đi khoe khoang với mọi người cho rằng mình niệm Phật đã thấy Phật. Hỏi thấy Phật như thế nào? thì họ trả lời là thấy qua Phật tượng giấy. Nếu thấy Phật tượng giấy thì có gì khó khăn đâu. Chúng ta cứ mở to đôi mắt ra là nhìn thấy rồi. Đâu cần đợi đến khi niệm Phật mới thấy hình tượng đó. Như vậy, rõ ràng là họ thấy bằng vọng tưởng của họ. Vậy mà cũng đi khoe với mọi người. Người không hiểu biết, nghe nói tưởng là người đó tu hành công phu khá, vì nhờ tu khá nên mới thấy Phật.

Ngược lại, đối với những người có chút ít kinh nghiệm trong sự tu hành hay họ học hỏi nghiên cứu kỹ kinh điển Phật dạy, nghe nói thế, thì họ lại đâm ra lo sợ và thật đáng thương xót cho người đó. Vì họ biết người đó đã sai lầm rồi. Nhưng vì người đó đã mang nặng mặc cảm định kiến, thì dù cho họ có thật tâm khuyên bảo, nhưng đâu dễ gì mà người đó chịu bỏ.

Thuở xưa, sơ tổ Liên Tông là Huệ Viễn đại sư khi nhập định, ở trong định, Ngài thấy Thánh cảnh Tây phương hiện ra 3 lần. Nhưng Ngài tuyệt nhiên không dám hở môi. Vì sợ người ta hiểu lầm chạy theo cái giả tướng mà mong cầu, thì đó là tai hại vô cùng. Cho nên Tổ yên lặng không bao giờ tiết lộ cho ai biết. Mãi cho đến khi sắp viên tịch, bấy giờ, Tổ mới nói cho các vị đệ tử biết.

Chúng ta nên nhớ, Ngài thấy Thánh cảnh trong lúc nhập định, bởi do nhập định tâm của Ngài thanh tịnh, an định nên nó mới tương ưng với cảnh Cực lạc. Do đó, nên cảnh cực lạc mới hiện ra, chớ không phải do Ngài vọng tâm mong cầu mà thấy. Đó là điều mà ta nên cẩn thận lưu ý.

Ngược lại, chúng ta chưa được như thế, mà khởi tâm mong cầu thì dễ bị ma nó dẫn dắt. Và cái thấy của ta là do vọng tưởng nó lòa hiện ra thôi, chớ không phải là thiệt. Nếu không khéo buông bỏ cứ mãi đắm mê chạy theo cái giả cảnh đó, thì có ngày chúng ta sẽ bị bệnh loạn trí. Đến khi bị ma nó dẫn dắt đi vào con đường mê loạn rồi, thì chừng đó chúng ta có hối hận ăn năn thì cũng đã muộn màng lắm rồi! Chi bằng chúng ta nên tránh nhân thì không có quả. Một khi đã vướng bệnh nặng rồi, thì hết phương cứu chữa. Đó là điều rất tai hại nguy hiểm mà chúng tôi xin thành thật khuyên hành giả nên dè dặt cẩn trọng.

Tóm lại, liên hữu niệm Phật cứ nắm chắc sáu chữ Di Đà mà chuyên niệm, đừng khởi tâm vọng cầu muốn thấy thứ gì cả. Khi nào tâm của liên hữu được an định thanh tịnh rồi, thì chừng đó lo gì liên hữu không thấy Phật. Bởi vì khi đó tâm của liên hữu cùng tâm Phật tương ưng với nhau, nghĩa là nó có cùng một tần số, thì chắc chắn sẽ cảm ứng gặp nhau thôi. Kính mong liên hữu nên chú tâm cẩn trọng vấn đề nầy. Kính chúc liên hữu thành công trong việc niệm Phật cầu vãng sanh.

TK Thích Phước Thái

Trâu Và Két Vãng Sanh Lưu Xá Lợi

Trâu Và Két Vãng Sanh Lưu Xá LợiVào năm 1980, tai Phúc Kiến có một cậu bé chăn trâu nói với con trâu rằng: “Ngày mai mày sẽ bị bán cho người làm thịt.” Con trâu lập tức chảy nước mắt và quỳ hai chân trước xuống. Cậu bé chăn trâu nói cho cha mẹ và mấy người quan chức địa phương đến xem, sau đó trâu quỳ xuống và xin được tha mạng. Mọi người đều thương xót, quyên góp một số tiền để mua con trâu đó và đưa trâu đến một tu viện để phóng sanh. Sau khi trâu đến tu viện, trâu rất thích nghe giảng kinh và lạy Phật. Mỗi khi thấy những người tại gia đến tu viện, trâu thường lạy cảm ơn họ. Vào cuối cuộc đời, trâu biết trước giờ mất, nó đi chậm chạp ra đồng đọc tiếp ➝