Người Vợ Hoảng Hốt Khi Thấy Chồng Đứng Vãng SanhVương cư sĩ ở Thành Phố Giang Du tỉnh Tứ Xuyên kể về quá trình học Phật và vãng sanh của anh rể vô cùng tường tận, được ghi nhận lại như chi tiết bên dưới. Để tiện cho người đọc nên đã thống nhất dùng vai trò của một người thứ ba kể lại, về cách xưng hô cũng có thay đổi chút ít.

Chị gái của Vương cư sĩ có chồng là một công chức ở Thành Phố Đức Dương, trình độ học vấn ở bậc đại học, có sở thích đọc sách và đi du lịch, châm ngôn của ông ấy là “đọc vạn quyển sách, đi vạn dặm đường”. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Đức Dương Vạn Pháp Tự khánh thành không bao lâu, vào chủ nhật hai vợ chồng họ đã đến lễ chùa, được kết duyên mấy quyển sách nhỏ về Phật Giáo, trong đó có một quyển là “ Giác Hải Từ Hàng”. Anh rể của Vương cư sĩ vừa đọc liền có hứng thú, sau đó thường xuyên lui tới tự viện tìm đọc sách. Đọc sách Phật Giáo được vài năm, đối với Phật Pháp đã có được chút hiểu biết, nhưng vẫn còn bán tin bán nghi. Mãi đến sau này đọc sách của Giáo Sư Trần Binh “Sinh và Tử, Phật Giáo Luân Hồi thuyết” quyển sách này có 24 vạn chữ (240.000 chữ), lại tham gia mấy lần Phật Thất, mới có lòng tín ngưỡng tuyệt đối với Phật Giáo. Hai vợ chồng sau khi về hưu, việc học Phật cũng từ đó mà chuyên tâm hơn, mỗi ngày đều kiên trì niệm Phật, lạy Phật, sáng tối đều công phu, không gián đoạn. Trên đường đi mua thức ăn thì chị gái Vương cư sĩ vẫn niệm Phật trong tâm. Cả 2 vợ chồng lúc đi dạo cũng không nói chuyện phiếm, trong lòng mỗi người đều tự niệm Phật. Để không ảnh hưởng đến việc tu hành, hai người họ đều cố gắng giảm kết giao các mối quan hệ không cần thiết, không phan duyên, không đi thăm bà còn thân thích, không nói chuyện người khác, nếu có nói thì chỉ nói về Phật Pháp, khuyên người niệm Phật, đối với vật chất sinh hoạt hằng ngày yêu cầu cũng đơn giản đi, tự kiểm điểm mọi việc, tiết kiệm tích phước. Kiên trì ăn chay trường, đến tiệc chúc thọ hai người con gái họ đều đãi thực phẩm chay, những người khác trong nhà cũng vui vẻ, hòa hợp. Dưới sự ảnh hưởng của cha mẹ thì hai đứa con gái cũng bắt đầu học Phật, trong tâm trí họ rất vui vì hai đứa con cũng bắt đầu đọc sách về Phật Giáo. Hai vợ chồng lúc ngồi chung cũng ít nói về chuyện vụn vặt trong gia đình, không nhắc tới chuyện thị phị, ân ân oán oán trong quá khứ của người khác và bản thân mình, chỉ nói về việc tâm đắc khi tu học. Có một ngày, người vợ nói với chồng: “Tối hôm qua lúc tôi đang công phu niệm Phật đã nhìn thấy Phật A Di Đà, toàn thân kim sắc lấp lánh, Phật A Di Đà ôn hòa hỏi tôi:

– Con có muốn vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc không?

– Đương nhiên muốn ạ. Tôi đáp liền.

– Thế bây giờ đi liền được không? Đức Phật hỏi.

Lúc đó, tôi lại lưỡng lự, trong tâm nghĩ nhưng không dám nói ra: “Con gái của con chưa thành gia thì làm sao con yên tâm buông bỏ mà đi được?” Chính trong lúc tôi do dự thì Đức Phật mỉm cười rồi đột nhiên biến mất. Trong tâm tôi liền cảm thấy vô cùng hối hận, lúc đó tại sao lại không lập tức trả lời có thể đi ngay lập tức?”

Người chồng trầm tư suy nghĩ một lát rồi nói: “Phật, Bồ Tát đã kêu chúng ta nhìn thấu mọi việc, buông xả vạn duyên, câu này tưởng chừng rất đơn giản nhưng để làm được quả thật không dễ chút nào. Cuộc sống ở thế gian này, ngũ dục lục trần, vướng mắc các thứ tình cảm, hiểu không rõ, đoạn không đành, phải khiến cho tâm không vọng tưởng, lão thật niệm Phật, nếu không có được mục tiêu nghiêm khắc thì phải trường kỳ luyện tập, tác không không được tùy tiện thật sự rất là khó làm. Sự trải nghiệm của bà lần này, càng làm tăng trưởng tín tâm vãng sanh của tôi, chỉ cần tín nguyện kiên định, thành tâm niệm Phật, cùng với Phật Bồ tát tâm linh tương thông thì Tây Phương Tam Thánh nhất định sẽ tiếp dẫn chúng ta đến Thế Giới Cực Lạc. Lần vãng sanh không thành này của bà như hồi chuông cảnh tỉnh tôi, sâu trong thâm tâm không buông xả tất cả, không đoạn trừ được tình thân mẫu tử, với trách nhiệm này, vướng mắc này đến lúc lâm chung tứ đại phân giải, thân tâm đau khổ, thần thức vô minh, ngay cả câu Phật hiệu cũng không niệm được, chánh niệm gián đoạn thì lúc đó sẽ mất đi lương cơ để vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc, điều đó thật sự hối hận tột cùng. Chẳng phải trong sách Phật Giáo có một câu chuyện về người cháu lấy bà mình sao? Chuyện kể có một bà lão trong lúc lâm chung lại vướng mắc người cháu mới mấy tuổi, sau đó thì đời sau của bà liền sinh ra ở thôn bên cạnh, vẫn là thân nữ, sau khi trưởng thành liền được gả cho người cháu trai kiếp trước của bà. Người trong gia đình đó ân oán liên miên, không biết phải kéo dài đến bao nhiêu kiếp.”

Kề từ đó về sau, hai vợ chồng họ càng tinh tấn, căn dặn các con hạn chế việc đến thăm, gọi điện thoại, và nếu có gọi thì phải cố định vào thời gian lúc 11:00 đến 13:00 vào ngày 1 hằng tháng, trừ những trường hợp ngoại lệ.

Vào một buổi trưa của 3 tháng sau, lúc người vợ đi chợ về, gõ cửa nhưng không ai mở nên bà ta chỉ đặt giỏ thức ăn xuống, tự mình dùng chìa khóa mở cửa. Trong phòng khách, nhà ăn không có người, bên trong nhà bếp, nhà vệ sinh cũng không có. Cửa phòng nghỉ của người chồng chỉ khép hờ bà ta liền đẩy cửa vào xem, vừa nhìn liền thấy người chồng của mình đứng thẳng tại chỗ lưng hướng về cửa , mặt hướng về cửa sổ hướng Tây, tiếng niệm Phật “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật…” được phát ra từ máy niệm Phật ở chiếc tủ trên đầu giường. Chẳng lẽ ông ấy nghe câu Phật hiệu đến nhập định luôn rồi sao, liền lớn tiếng kêu lần nữa nhưng ông ấy vẫn không nghe thấy. Bà ta liền bước vài bước qua đó, thấy chồng mình đứng thẳng trước cửa sổ hai tay chắp lại, hai mắt nhắm lại nhìn như đang ngủ say. “Này, chọn món ăn đi,” người chồng không đáp lại. Dựa vào bộ dạng đang đứng chắp tay và trên mặt không có phản ứng, bà ta có chút nghi ngờ, liền đẩy đẩy vai ông, vẫn không nhúc nhích, bà lại đẩy lần nữa vẫn bất động. Bà ta liền cuống cuồng đưa tay đến gần lỗ mũi của chồng sờ thử, cảm thấy không có chút hơi thở nào, sờ vào cổ tay thì mạch không có nhịp đập, vạch mí mắt thì nhãn cầu đều không phản ứng, một chút thần sắc cũng không có. Bà ta khẩn trương đến nổi tim muốn nhảy ra ngoài. “Không lẽ ông ấy…” Nhất thời khủng hoảng đến nỗi không biết nên làm thế nào.

Giai điệu câu phật hiệu vẫn đều đều “nam mô A Di Đà Phật, nam mô A Di Đà Phật…” đã khiến cho bà tỉnh thức, ánh mắt của bà liền rơi vào tờ giấy được đăt phía dưới máy niệm Phật ở cái tủ trên đầu giường, đôi tay run bẩy bẩy cầm lên xem, hiện ra trước mắt là những nét chữ ngay ngắn thân quen của chồng bà.

Bức thư có nội dung như sau: “Bà à, tôi đi trước đây. Tôi sẽ ở Thế Giới Cực Lạc đợi bà. Vào một tuần trước tôi chính mắt thấy Phật A Di Đà thì liền biết là bản thân sắp vãng sanh rồi, trong lòng vô cùng hứng khởi nhưng không dám nói với bà. Tôi và bà cũng là vợ chồng gần 50 năm rồi, cùng nhau đã trải qua phong ba, gian nan, va vấp, sức mẻ. Sự hạnh phúc vui vẻ đáng giá nhất là vào lúc gần nghỉ hưu có thể cùng nhau tiếp xúc được với Phật Pháp, toàn tâm toàn ý dành cho Pháp môn niệm Phật, cả đời này xem như sống không vô ích.

Sau khi tôi vãng sanh, đừng hoảng loạn, đừng động vào thân thể của tôi. Cứ mở máy niệm Phật liên tục và bà cũng nên niệm Phật theo. Cần làm gì thì làm nấy, lúc cần ăn cơm thì cứ ăn, đợi đến sáng mai hãy gọi điện thoại thông báo cho hai đứa con gái biết. Thân xác thì mang vào chùa hỏa táng, tro cốt thì rải ở rừng cây phía sau chùa, không cần mua hủ cốt, tất cả đều là hư không. Bà nên niệm Phật thật vững chắc, nhất tâm chuyên niệm. Nhớ thật kỹ nhé!”

Bà ấy nhìn ngày tháng bên dưới, bức thư đã được viết vào ngày hôm qua. Thảo nào, tối qua sau khi tắm xong, ông ấy rất trầm ổn và giấu luôn việc chắc chắn sẽ được vãng sanh. Xem xong những lời căn dặn của chồng, trong lòng bà cảm thấy thoải mái hơn, cũng bắt đầu niệm Phật nho nhỏ theo tiếng niệm của máy niệm Phật: “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật…” Bên trong căn phòng trở nên khác hẳn với những âm thanh hài hòa, khoan thai và điềm tĩnh.

Vị cư sĩ này vãng sanh lúc tháng 07/2008.

Theo lời kể của em rể ở Đức Dương, Tứ Xuyên