Câu Chuyện Vị Ni Sư Vừa Khởi Tâm Sân Nước Cam Lồ Đại Bi Liền Biến Thành Nước Sôi

Câu Chuyện Vị Ni Sư Vừa Khởi Tâm Sân Nước Cam Lồ Đại Bi Liền Biến Thành Nước SôiỞ Đài Nam có đạo tràng do một ni sư trụ trì, một hôm sư bị tiếng kêu khóc làm tỉnh giấc, khi vừa mở mắt liền thấy một đám người già trẻ gái trai thân thể đều bị phỏng đến quỳ trước mặt, sư kinh ngạc và hỏi: “Cớ sao mọi người lại khốn khổ đến thế, ai đã làm như vậy với cái vị?”

Trong ấy có người dẫn đầu nói: “Đây đều là do vị đệ tử hộ pháp tên đó họ đó của thầy dùng nước sôi để tạt chúng tôi đấy!”

Trụ trì nghe xong liền kinh hoàng và hỏi tiếp: “Sự việc này xảy ra lúc nào?” đọc tiếp ➝

Nhờ Tâm Lành Phát Khởi Bốn Cháu Bé Thoát Chết Thần Kỳ

Nhờ Tâm Lành Phát Khởi Bốn Cháu Bé Thoát Chết Thần KỳLúc đó vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 năm 1981, thời tiết rất oi bức, mấy đứa nhỏ muốn đi ra ngoài dạo chơi, tôi cũng thuận đường đến hiệu sách tìm mua mấy cuốn hướng dẫn đan len mới xuất bản bằng tiếng Nhật.

Khi đi ngang qua hành lang, có vị thầy tướng số đã gọi lại và ngỏ ý muốn xem tướng cho tôi. Thấy tôi đã lắc đầu xua tay từ chối, vị thầy tỏ vẻ rất buồn giống như có điều bí ẩn gì khó nói. Cô con gái lớn không đành lòng liền kéo tay mẹ đến xem một chút và nói: “Mẹ cho ông này xem mệnh được không ạ? Giúp ông có ít tiền để ăn cơm được không mẹ? Nhìn ông đáng thương quá mẹ à.” đọc tiếp ➝

Nhờ Niệm Phật Trừ Được Bệnh Quỷ Nhập

Nhờ Niệm Phật Trừ Được Bệnh Quỷ NhậpCư sĩ Trần Phi Lâm nguyên quán là người Khê Hồ ở Chương Hóa. Vào thời Nhật chiếm cứ, sớm đã vượt trùng dương, đi đến địa phương sông Tùng Hoa, nước Cáp Nhĩ Tân ở Đông Bắc, làm việc ở cục Bưu Chính, vào năm hai mươi tám tuổi kết hôn với người con gái ở vùng đó tên là Đường Cảnh Hòa, năm sau sanh ra đứa con gái đặt tên là Nguyệt Hương, bà ngoại và cả nhà rất là thương yêu. Nguyệt Hương có thể nói là một đứa con may mắn, vừa mới sanh, đúng vào lúc kháng chiến thắng lợi, Đài Loan được thu hồi trở lại, trả về cho bờ cõi của tổ quốc, cư sĩ Phi Lâm liền dắt vợ con trở về cố hương, làm việc ở hãng đường. đọc tiếp ➝

Bị Tái Sanh Thành Khỉ Do Buông Lời Dèm Pha Tăng Bảo

Bị Tái Sanh Thành Khỉ Do Buông Lời Dèm Pha Tăng BảoCổ nhân thường nói: “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt”, dù là câu nói bông lơn hay lời ác khẩu, cuối cùng cũng đều có báo ứng tương xứng. Những lời ái ngữ có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi tâm trạng buồn bã của mọi người. Và nếu khuyến tấn đúng thời điểm, đúng lúc có thể làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của đối phương. Từ đó, dần dần sẽ làm thay đổi những hành vi và những việc làm bất thiện.

Ngược lại lời nói cũng có thể đưa con người vào vực thẳm của tội lỗi, có thể khiến người ta phải ăn năn hối hận cả cuộc đời. Trong đó lời nói ác ngữ, ác khẩu là một trong những nguyên nhân đưa đến hậu quả như thế. đọc tiếp ➝

Câu Chuyện Một Gia Đình Suốt Hai Đời Nhờ Nhẫn Nhục Tiêu Trừ Nghiệp Chướng

Câu Chuyện Một Gia Đình Suốt Hai Đời Nhờ  Nhẫn Nhục Tiêu Trừ Nghiệp ChướngKhông ai thích bị đối xử tệ bạc và thường căm ghét người khiến mình bị thiệt hại, tuy nhiên có những lý lẽ của nhân quả mà con người không thể hiểu nổi, thay vì hận thù mà chuyển sang cảm ơn kẻ đó.

Thanh triều thời vua Càn Long có một thanh niên họ Đỗ. Họ Đỗ là con một trong gia đình nông dân, gia sản chẳng có gì và cha mẹ đều đã già yếu khi anh tới tuổi trưởng thành. Từ bé họ Đỗ luôn bị bạn bắt nạt, nhất là hàng xóm đồng niên họ Cổ vốn to con hơn, gia đình lại giàu có hơn. Lớn lên họ Đỗ đi đâu gặp họ Cổ cũng bị trêu chọc, tranh giành, thậm chí còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay. đọc tiếp ➝

Nhờ Khởi Tâm Cung Kính Tam Bảo Chú Chó Được Chuyển Sanh Làm Thân Công Chúa

Nhờ Khởi Tâm Cung  Kính Tam Bảo Chú Chó Được Chuyển Sanh Làm Thân Công ChúaỞ Ấn Độ xưa, có một vị cư sĩ nọ trong nhà có nuôi một chú chó, mỗi khi chủ nhà cúng dường đồ ăn cho chư tăng, chú chó đều nhìn chằm chằm hy vọng sẽ được một chút gì đó. Có một vị Tỳ Kheo đã chứng thần thông, biết được tâm tư của chó, nên thường lấy cơm chia cho nó một phần.

Vị Tỳ Kheo này mỗi ngày tiếp nhận cúng dường đều chia cho chó cùng ăn, bởi vậy, chú chó mỗi ngày đều muốn gặp vị tăng nhân. Vị tăng nhân cũng biết tâm ý của chó, nên mỗi ngày khi nhận của bố thí, đều lấy ra cho nó một phần, chó lâu dần sinh tâm kính ngưỡng. Bởi vì cung kính người tu hành đọc tiếp ➝