17 08 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Khai quang có ý nghĩ gì? Có hay không có việc khai quang? Ai đủ tư cách để khai quang? Đây là vấn đề mà trong khi giảng kinh, chúng ta vẫn thường đề cập. Hiện tại, việc khai quang gần như đã trở thành xu hướng mê tín. Ý nghĩa đích thực của việc khai quang hoàn toàn đã bị đánh mất. Khai quang là một việc phi thường trọng yếu. Ý nghĩa chân chính của nó nói lên việc cúng dường tượng Phật, Bồ tát. Việc này giống như chúng ta xây đúc hình tượng của một bậc vĩ nhân ở thế tục, khi việc xây đúc thành rồi, sau đó chúng ta mới cử hành lễ khai mạc. Trong buổi lễ khai mạc đó, nhất định chúng ta phải đọc tiếp ➝
15 08 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Niệm Phật điều cần yếu là thường xuyên đặt mình vào trường hợp sắp chết, sắp đọa địa ngục thời không khẩn thiết cũng tự khẩn thiết. Dùng tâm sợ khổ để niệm Phật, ấy là “xuất khổ diệu pháp đệ nhất” cũng là “tùy duyên tiêu nghiệp diệu pháp đệ nhất”. Tâm niệm Phật sở dĩ chẳng qui nhất là do lỗi của tâm đối với sự sanh tử chẳng tha thiết.
Khởi tâm niệm Phật cực kỳ quan trọng ở chỗ, phải tha thiết mong cầu liễu sanh thoát tử. Đã tha thiết giải quyết sanh tử, thì đối với sự khổ sanh tử tự sanh tâm đọc tiếp ➝
13 08 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ngày trước vào thời kỳ học Phật, tôi thân cận lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm. Khi tôi thân cận với thầy thì thầy đã hơn 70 tuổi rồi, cũng gần bằng với tuổi của tôi hiện tại, vào lúc đó tôi mới 30 tuổi. Thầy tri túc thường lạc, mỗi ngày chỉ mặc một bộ Trung Sơn, mấy mươi năm không hề thấy thầy đổi qua bộ y phục thứ hai. Bởi vì y phục bên trong của thầy không nhìn thấy, nên đến khi thầy vãng sanh, chúng tôi mới biết được áo lót bên trong thầy đã đắp vá nhiều lần, vớ cũng đắp vá. Hiện tại các vị đến Đài Trung, trong phòng trưng bày kỷ niệm lão sư Lý xem, áo lót bên trong, vớ đều là đắp vá nhiều lần. đọc tiếp ➝
12 08 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chư thiện hữu tri thức! Hằng ngày chúng ta niệm Phật ngoài những thời gian quy định sáng tối, còn lại trong tất cả các thời gian khác như làm việc tại cơ xưởng, văn phòng, trồng rau, nấu cơm, quét nhà, giặt áo, may vá, tiếp khách… chúng ta đều phải thường xuyên niệm Phật. Từng giờ từng phút trôi qua câu Phật hiệu A Di Đà Phật luôn hiên hữu trong tâm niệm của chúng ta. Trong lúc có khách đến thăm nhà, khi nhìn thấy khách hai tay ta chắp lại miệng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật! Khi khách ra về ta cũng chắp tay tiễn đưa bằng câu: Nam Mô A Di Đà Phật! đọc tiếp ➝
11 08 2015 | Gương Vãng Sanh |
Vào đời nhà Tống, ba cha con của Ngụy Thế Tử cùng với một quận chúa đều tu theo Tịnh độ, trừ ra phu nhân là còn ăn mặn, chưa chịu tu. Một hôm bỗng dưng quận chúa đột nhiên qua đời. Sau khi liệm xong, quàn lại bảy ngày bổng nghe tiếng kêu từ trong quan tài: “Ngộp lắm!”. Cả nhà mừng lắm liền mở nắp quan tài ra. Ngay trong lúc ấy trên không trung bỗng dưng trổi lên tiếng nhạc du dương trầm bỗng vi diệu. Quận chúa bước ra thưa với mẹ rằng:
Thưa mẹ, nước Cực Lạc rất là vui. Trong ao Thất Bảo có nhiều hoa sen, lớn gần bằng bánh xe, ngoài cánh sen, có cái thì nêu tên cha, hai hoa kia còn có tên hai anh nữa. Con tìm đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây