14 03 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Người niệm Phật tối kỵ nhất chính là trong tâm tạp loạn, suy nghĩ đủ thứ. Niệm Phật như vậy có nhiều đi nữa, thì công phu cũng không đắc lực, công phu thật sự đắc lực chính là vọng tưởng, tạp niệm ít đi, trí tuệ thanh tịnh tăng nhiều, thì có được lợi ích niệm Phật rồi. Một mặt niệm Phật, còn một mặt suy nghĩ đủ thứ, thị phi nhân ngã, đấy là tự làm hại bản thân mình, hủy diệt bản thân mình. Tâm thái như vậy giống như suốt ngày làm bạn với ma. Người niệm Phật nhất tâm thanh tịnh, một câu Phật hiệu tiếp nối một câu Phật hiệu thì làm bạn với Phật. đọc tiếp ➝
12 03 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Cầu lúc lâm chung không bệnh khổ, có cầu được không? Nhất định có thể được. Cầu lúc lâm chung đứng mà vãng sanh cũng có thể được. Một là lúc lâm chung tự tại, không chút bệnh khổ. Hai là như vậy để khuyến khích tâm nguyện của người khác. Làm cho người ta nhìn thấy chúng ta ra đi như vậy, họ cũng sẽ sanh tín tâm kiên định với pháp môn niệm Phật. Ðây chính là “hóa tha”. Tự hành, hóa tha đều làm được rốt ráo viên mãn. Chúng ta không cầu thứ gì khác trên đời này, chỉ cầu một việc này, nhất định vãng sanh. Nói thật ra, phải tự tại vãng sanh, đừng bị bệnh tật, bệnh tật thì không đảm bảo. đọc tiếp ➝
10 03 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Đài Phượng Hoàng ngày 25/2 đưa tin, hôm qua 24/2 một chú lợn khá to ở huyện Vĩnh Gia thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang đã đến quỳ trước cổng một ngôi chùa một lúc lâu. Rất nhiều Phật tử và người hiếu kỳ đã dùng điện thoại thông minh quay phim, chụp ảnh và tải lên mạng. Video “Thiên Bồng nguyên soái” quỳ trước cửa chùa đã được lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng internet ở Trung Quốc.
Động vật là những cá thể sống trên trái đất có cảm xúc như con người. Chúng cũng biết thể hiện tình cảm đọc tiếp ➝
08 03 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Huệ Viễn đại sư họ Cổ, nguyên quán xứ Lâu Phiền ở Nhạn Môn thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngài sinh tại Thạch Triệu, năm Giáp Ngọ, vào niên hiệu Diên Hy đời vua Thành Đế nhà Tấn. Cả song thân đều khuyết danh.
Thuở ấy, còn gọi là thời Ngũ Hồ, mặc dù có nhiễu nhương, nhưng các tư tưởng học thuyết Thánh Hiền lan rộng đã lâu, nên từ bé Ngài đã thấm nhuần nề nếp thuần phong đạo đức.
Niên hiệu Hàm Hoa thứ 9, Ngài lên mười ba tuổi, được song thân cho du học ở miền Hứa Lạc. đọc tiếp ➝
04 03 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Nhà Phật gọi tác phong là oai nghi và tế hạnh. Tác phong là hành vi cử chỉ, lời nói, cách ăn mặc hằng ngày. Hạnh kiểm là những tính hạnh nết na. Người có hành vi cử chỉ đúng đắn, nghiêm chỉnh, tính hạnh nết na hiền hòa, vui vẻ, nhã nhặn lễ độ thì được khen là đức hạnh tốt. Trái lại, nếu người có hành động, cử chỉ thô tháo sỗ sàng, tính nết thô lỗ, hung dữ, xấu xa thì không ai muốn gần.
Oai nghi tế hạnh của người Phật tử được thể hiện trong những hành động như: xá chào, lạy Phật, đi đứng, ngồi, nằm, ăn, uống, ngủ nghỉ v.v… đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây