16 04 2017 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Bồ tát tại gia, bậc Cao lưu niệm Phật, nếu hàng ngày đi đến dự tiệc trai ở nhà tín thí, ngồi hưởng sự cúng dường của Người, Trời, như thế đều không hợp với lẽ thường. Chẳng bằng vẫn lo kế sinh nhai mà có tâm tu hành, lẽ nào lại trở ngại việc làm? Hoặc gieo giống làm ruộng, hoặc kinh doanh nơi phố thị, hoặc giàu có của cải, hoặc mỗi ngày tìm cầu chút ít. Nên suy tư, chuyên cần thì không lười biếng, kiệm ước ắt có dư; lấy đó tu thân mới là Phật tử. Nếu như xa hoa lười biếng, kinh tế thiếu hụt, tuy muốn tu hành cũng không được. Tin tưởng và biết rõ việc sửa trị nước nhà, làm ăn nuôi sống đều thuận với chánh pháp đọc tiếp ➝
12 04 2017 | Gương Vãng Sanh |
Vào mùa hạ, năm Dân Quốc thứ 13 (1924 TL), ở am Cực lạc tại Bắc Kinh có một vị Cư sĩ già. Hằng ngày, mọi người chẳng biết ông là người tu pháp Niệm Phật. Vào ngày nọ, người nhà được Cư sĩ trao cho rất nhiều lá thư, nhưng không hiểu ý nghĩa việc làm này, ngày hôm sau trời mưa thật lớn, có rất nhiều bạn già của Cư sĩ mặc áo mưa đến khá sớm. Người trong nhà hỏi khách đến có việc gì không?
Quý khách liền đưa thư cho người nhà xem và nói rằng: “Tôn ông gửi thư hẹn chúng tôi đến để tiễn ông vãng sanh về Cực Lạc, tại sao quý vị là người nhà mà không biết?” đọc tiếp ➝
10 04 2017 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Sắc là cửa ải [khó vượt] bậc nhất của lũ thiếu niên. Chẳng phá được cái ải ấy, dẫu cho tài cao, tuyệt học, đều chẳng có cách nào dùng được! Bởi lẽ, muôn sự lấy thân làm gốc. Sở dĩ cái thân máu thịt có thể tồn tại lâu dài [trong cõi đời] là do tinh, khí, huyết. Huyết là Âm, Khí là Dương. Âm Dương ngưng đọng thành Tinh. Tinh chứa trong tủy xương, trên thông đến Tủy Hải[1], dưới thấu đến Vĩ Lư[2], là món quý báu nhất trong thân người. Vì thế, nước Thiên Nhất[3] chẳng cạn, tai mắt lanh sáng, chân tay, thân thể khỏe mạnh. Như nước thấm nhuần vật, trăm vật đều tăng trưởng. Lại như dầu duy trì ngọn đèn. đọc tiếp ➝
06 04 2017 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Nếu muốn niệm Phật đạt đến không xen tạp, phương pháp Ấn Quang Đại sư ngài dùng một đời có thể giúp đỡ chúng ta, chúng ta có thể học tập.
Phương pháp của Ngài là ba thứ rõ ràng. Thứ nhất là niệm được rõ ràng, tốc độ niệm Phật không nên nhanh, Ấn Quang Đại sư niệm từng chữ từng chữ một. Chữ chữ phân minh rõ ràng, lỗ tai nghe rất rõ ràng, nghe âm thanh bản thân niệm Phật. Câu niệm danh hiệu Phật này là câu thứ mấy, nhớ rất rõ ràng. Phương pháp ghi nhớ của Ngài là từ một đến mười, sau đó lại từ một đến mười đọc tiếp ➝
04 04 2017 | Chuyện Nhân Quả |
Thuở xưa, vua A-xà-thế muốn cúng dường đức Phật nên dùng đến trăm hộc[1] dầu để thắp đèn sáng rực, dọc theo đường từ cung điện cho đến tinh xá Kỳ Viên,[2] không một chỗ nào là không có đèn sáng.
Bấy giờ trong thành có một bà lão nghèo khó, thấy vua làm việc cúng dường tạo phúc lớn lao như thế thì hết sức cảm kích, liền tự mình cũng mang 2 đồng tiền đi mua dầu để thắp đèn cúng Phật. Hai đồng tiền của bà chỉ mua được 2 cáp dầu, nhưng người bán dầu ngợi khen tâm chí thành của bà nên tặng thêm cho 3 cáp nữa đọc tiếp ➝
82/299Đầu«...10...818283...90...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây