Bị Quả Báo Chết Oan Do Vô Ý Giết Hại Loài Vật

Bị Quả Báo Chết Oan Do Vô Ý Giết Hại Loài VậtThời Lương Võ-Đế có vị tăng Khạp-Đầu-Sư, tinh thông tam-tạng, giới luật tinh nghiêm. Võ-Đế mộ danh, một hôm sai sứ giả đi triệu về kinh thuyết pháp.

Khi Sư đến, Võ-Đế đang đánh cờ với một vị đại thần, đương gặp cờ của đối phương ở trong thế bí, Võ-Đế nổi hứng lớn tiếng la lên: “Ta giết ngươi đây”. Sứ giả hiểu lầm, cho rằng Võ-Đế ra lệnh giết Khạp-Đầu-Sư, nên dắt sư ra pháp trường xử trảm. Khi Võ-Đế đánh xong bàn cờ, cho triệu Khạp-Đầu-Sư vào thì sứ giả tâu rằng: “Đã phụng mệnh của Bệ-hạ chém đầu của sư rồi”. đọc tiếp ➝

Hủy Diệt Phật Pháp Cuối Đời Chết Trong Đau Đớn Vì Bệnh Hủi

Hủy Diệt Phật Pháp Cuối Đời Chết Trong Đau Đớn Vì Bệnh HủiSư Đàm Thỉ người ở Quan Trung, từ lúc xuất gia mãi đến về sau, có rất nhiều kì tích dị thường. Cuối niên hiệu Thái Nguyên (397) đời Hiếu Võ Đế nhà Tấn, sư mang mấy mươi bộ kinh, luật đến Liêu Đông[1] để hoằng hóa, xiển dương giáo pháp Tam thừa, truyền thọ tam qui ngũ giới.

Niên hiệu Nghĩa Hi thứ nhất (405), sư trở về Quan Trung hướng dẫn chỉ dạy ở Tam Phụ[2]. Sư có đôi bàn chân trắng hơn mặt, dù lội trong bùn mà chân không hề dính bẩn. Mọi người đều đọc tiếp ➝

Đậu Trạng Nguyên Nhờ Không Có Ý Niệm Tà Dâm

Đậu Trạng Nguyên Nhờ Không Có Ý Niệm Tà DâmVương Hoa, người tỉnh Chiết Giang đời Minh, tính đốc hậu, phụng dưỡng mẹ già chí hiếu. Thời thanh niên dạy học tại một trường tư thục trong làng, chủ trường tuổi già quá trung niên, tuy có thê thiếp, nhưng vẫn chưa có được một mụn con. Thấy Vương Hoa tuổi trẻ tài cao, nên sai người thiếp đẹp ăn nằm cùng Vương Hoa để cầu con nối dõi tông đường. Một hôm, người thiếp bẽn lẽn đến phòng của Vương Hoa và trao lá thư của người chồng đã viết để tỏ tình. Vương Hoa mở lá thư xem thấy có năm chữ: “Dục cầu nhân gian chủng” (muốn cầu giống thế gian). Hiểu được ý của chủ trường, bèn lấy giấy bút viết lên năm chữ đọc tiếp ➝

Cướp Đoạt Vợ Người Bị Oan Hồn Đeo Đuổi Suốt 5 Kiếp Để Báo Thù

Cướp  Đoạt Vợ Người Bị Oan Hồn Đeo Đuổi Suốt 5 Kiếp Để Báo ThùHuyện Gia Thiện thuộc tỉnh Chiết Giang có một nho sinh họ Chi, vào mùa xuân năm Kỷ Dậu thuộc niên hiệu Khang Hy (năm 1669), một hôm bỗng nói với người bạn họ Cố rằng: “Sao tôi bỗng nhiên thấy tinh thần hoang mang hoảng hốt, dường như có oan hồn báo oán đang đi theo tôi.”

Tiếp đó họ Chi liền ngã bệnh. Vì thế, người bạn họ Cố liền thỉnh một vị tăng là Pháp sư Tây Liên đến thưa hỏi. Lúc ấy họ Chi bỗng phát ra tiếng nói từ trong bụng như tiếng hồn ma, nói rằng: “Tôi trước đây vốn là một viên phó tướng hồi đầu triều Minh, họ Hồng tên Thù. đọc tiếp ➝

Nhờ Biết Sám Hối Chăm Làm Việc Thiện Hóa Giải Được Nghiệp Tà Dâm

Nhờ Biết Sám Hối Chăm Làm Việc Thiện Hóa Giải Được Nghiệp Tà DâmVào triều Minh có người tên Hồng Đảo, là con thứ của Văn Trung công. Một hôm, trong lúc ông đi ra nhà xí thì bị vong hồn một người đầy tớ đã chết lôi kéo xuống âm phủ, thấy có một người dáng tôn quý mặc áo lụa ngồi giữa, hai bên có hai người mặc áo xanh đứng hầu.

Hồng Đảo đem việc sắp tới thưa hỏi, người áo xanh liền lấy trong tay áo ra một tập sách đưa cho xem, nhìn vào thấy chữ nhỏ li ti khó đọc. Hồng Đảo nhìn thấy được tên mình nhưng không thể đọc hết những dòng chữ bên dưới, cuối cùng đọc thấy một dòng chú thích ghi rằng đọc tiếp ➝

Nghĩ Thiện Có Thiện Thần Theo Nghĩ Ác Liền Có Ác Thần Theo

Nghĩ Thiện Có Thiện Thần Theo Nghĩ Ác Liền Có Ác Thần TheoĐời Tống có An thiền-sư trụ trì chùa Thành-Thái, một hôm trong lúc thiền định thấy hai vị sư trong chùa tựa vào lan can nói chuyện với nhau. Lúc đầu có Thiên-Thần đến ủng hộ nghe pháp, nhưng chỉ trong chốc lát thì đi mất, một lúc sau thấy có ác quỷ đến chửi mắng hai người. Thiền-sư cảm thấy kỳ lạ, bèn triệu hai vị sư tới hỏi nguyên do. Hai vị sư đáp: Lúc đầu hai người bàn về Phật pháp, sau lại nói về tiền bạc.

Lời nói của người tu hành cẩn thận như vậy mà còn có chỗ sơ hở, huống chi người thường, há không cẩn thận sao! đọc tiếp ➝