Các Trợ Hạnh Quan Trọng Người Niệm Phật Cần Nên Hành

Các Trợ Hạnh Quan Trọng Người Niệm Phật Cần Nên HànhNgười niệm Phật cần phải tu rộng rãi về trợ hạnh:

1. Lễ kính Tam Bảo:
Năm vóc chuyên cần, tu rộng rãi về sự cúng dường, đó là việc bổn phận của người tu hành.

Người đời niệm Phật phần nhiều lười biếng, không chỉ hằng ngày chẳng thường lễ bái, thậm chí gặp Phật cũng không lạy, còn như tất cả sự cúng dường phần nhiều thiếu sót. Lý do chẳng qua là vì miệng niệm thì dễ, thân lễ bái thì khó; nói suông thì dễ, ra sức thực hành thì khó. Chẳng biết rằng, việc khó làm có thể làm được, điều đó mới đáng quý. đọc tiếp ➝

Khuyên Người Niệm Phật Hưởng Quả Được Người Trợ Niệm Ngồi Tự Tại Vãng Sanh

Khuyên Người Niệm Phật Hưởng Quả Được Người Trợ Niệm Ngồi Tự Tại Vãng SanhCư sĩ Lý Ngoa, tự Tế Hoa thời Dân Quốc, người huyện Như Cao tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp từ Trắc Hội Học Ðường (Trắc Hội Học Ðường: trường dạy ngành đo lường, vẽ bản đồ). Năm Dân Quốc thứ nhất (1911), ông được cử về làm việc ở Trắc Lượng Cục của Lục Quân, gia nhập Ðồng Minh Hội. Khi cách mạng lần thứ hai thất bại, ông bị tống giam. Lúc sắp bị xử tử, ông được người cứu khỏi, được phóng thích. Tuy vẫn phục vụ trong quân ngũ, nhưng ông ăn chay niệm Phật, dù nóng hay lạnh vẫn chẳng gián đoạn. Từ chiến dịch Bắc Phạt trở về, ông từng đảm nhiệm các chức vụ: nghị trưởng huyện nghị hội đọc tiếp ➝

Khuyên Cha Mẹ Tu Pháp Môn Niệm Phật Để Vãng Sanh Tịnh Ðộ Là Đại Hiếu Nhất Trong Những Sự Đại Hiếu

Khuyên Cha Mẹ Tu Pháp Môn Niệm Phật Để Vãng Sanh Tịnh Ðộ Là Đại Hiếu Nhất Trong Những Sự Đại HiếuCư sĩ Lưu Lý Cúc thời Dân Quốc là người ở thành phố Ðài Trung. Từ bé đã thông minh, dĩnh ngộ, khéo hiểu ý người khác. Ðến lớn, kết hôn với ông Lưu A Vượng, thờ cha mẹ chồng rất hiếu thuận, hòa mục đối với xóm giềng, sanh được năm trai, sáu gái. Bà giúp chồng dạy con, tánh tình ôn nhu, hiền thục, tâm địa thiện lương, tùy duyên giúp đỡ người nghèo, ai nấy đều kính trọng.

Năm Dân Quốc 68 (1979) chồng mất, bà thường sầu muộn vì nỗi khổ “ái biệt ly” (yêu thương mà phải xa lìa), may có cháu gái là cư sĩ Lưu Mạnh Chơn đọc tiếp ➝

Lúc Sống Chẳng Niệm Phật Khi Lâm Chung Nhờ Căn Lành Đời Trước Gặp Thiện Tri Thức Khuyên Niệm Phật Được Vãng Sanh

Lúc Sống Chẳng Niệm Phật Khi Lâm Chung Nhờ Căn Lành Đời Trước Gặp Thiện Tri Thức Khuyên Niệm Phật Được Vãng SanhÔng Thí Tịnh Nghiêm đời Thanh, người huyện Hoa Ðình, tánh đoan chánh, cẩn trọng, làm gì cũng chu đáo, cẩn mật. Ðược ai nhờ đều tận tâm, thân tộc nhiều người phải cậy vào ông. Chợt bị bịnh ngặt nghèo rất đau khổ, anh họ là ông Trịnh Huệ Am xót thương nói:

– Chú bịnh nặng quá, sao chẳng chịu niệm Phật? Kinh nói: “Lâm chung mười niệm cũng được vãng sanh”.

Ông Thí nói:

– Em hận lúc thường ngày chẳng biết niệm Phật, nay chẳng niệm nổi, biết làm sao đây? đọc tiếp ➝

Những Gương Vãng Sanh Cảm Hiện Điềm Lành

Những Gương Vãng Sanh Cảm Hiện Điềm LànhTựa: Chư Phật khởi lòng từ bi, mở bày nhiều phương tiện, nhưng chỉ một đường vãng sinh dễ dàng khế hợp cơ duyên. Xét lòng chí thành và chuyện cảm ứng của các bậc tiền bối trong các sách về điềm lành thì có sa-môn Văn Thẩm, tì-kheo Thiếu Khang ghi trong Cao tăng truyện[1], Luận vãng sinh[2].

Tất cả đều trình bày các việc thật, ghi chép theo thứ tự những điều hiếm thấy, minh chứng cho duyên chí thành cảm hóa, hiển bày Phật lực khó nghĩ bàn, khiến cho xưa nay không đoạn dứt, tăng tục đều hướng về, tiếp nối đạo phong, trùng hưng đại sự. đọc tiếp ➝