15 09 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Pháp môn niệm Phật của chúng ta cũng là tu chỉ quán. Trong niệm Phật đường thường hay nhắc nhở mọi người “buông xả vạn duyên”, đó là “chỉ”; “đề khởi Phật hiệu”, đây chính là “quán”. Từ đó cho thấy, “chỉ quán” chính là Thiền định. Niệm Phật đâu có phải là không tu Thiền? Thế Tôn ở trong kinh Đại Tập nói cho chúng ta biết, pháp môn niệm Phật là “vô thượng thâm diệu Thiền”, đạo lý là ở chỗ này. Cho nên không có Thiền định thì chắc chắn không thể khai trí tuệ. Chúng ta biết, pháp môn niệm Phật thật sự là “vô thượng thâm diệu Thiền”, bạn còn khởi tâm động niệm muốn đi học Thiền, muốn đi ngồi Thiền, vậy là sai rồi. đọc tiếp ➝
05 09 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Muốn nhanh chóng thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, không gì bằng trì danh niệm thánh hiệu A Di Đà Phật cầu sanh về thế giới Cực Lạc. Muốn chắc chắn vãng sanh cõi Cực Lạc, không gì bằng lấy lòng tin làm người dẫn đường phía trước, sự phát nguyện làm người thúc đẩy ở sau. Tin sâu, nguyện tha thiết, dù tâm tán loạn niệm Phật cũng được vãng sanh. Tin không chân thật, nguyện không mạnh mẽ, dù nhất tâm không loạn cũng chẳng được vãng sanh.
Sao gọi là Tin?
1. Tin nguyện lực của Phật A Di Đà.
2. Tin lời dạy của Phật Thích Ca.
3. Tin lời khen ngợi của chư Phật trong sáu phương.
đọc tiếp ➝
23 08 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
“…Nói đến tu hành “y giải khởi hạnh, chấp trì danh hiệu, cầu nguyện vãng sanh”, vô cùng quan trọng. Do vậy, người niệm Phật chẳng thể nói là không cần hiểu, “tôi chỉ cần thật thà niệm Phật là được rồi”. Nói chẳng sai, nhưng vấn đề là đâu? Chưa thể thật thà được! Tự cho mình là thật thà, chẳng được! Đấy chính là thiếu thật thà! Tự cho mình là thật thà sẽ chẳng phải là thật thà. Thế nào là người thật thà? Thật sự thông hiểu đạo lý, chẳng có một vọng niệm nào, đấy mới là “thật thà”. “Ta chỉ cần niệm A Di Đà Phật, ta không cần hiểu” thì kẻ ấy vẫn còn vọng niệm, cho nên chẳng thật thà! đọc tiếp ➝
17 08 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ấn Quang đại sư suốt một đời chỉ để dạy người, đã để lại lời giáo huấn rằng: “Đôn luân tận phận, nhàn tà tồn thành, lão thật niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ” (Giữ trọn luân thường, tận hết trách nhiệm, ngăn lòng tà vạy, giữ lòng thành kính, tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh Độ).
Hòa Thượng Tịnh Không khẳng định lời dạy này đã được lưu xuất từ tánh đức, người bình thường trong chín pháp giới chẳng thể nói ra nổi! Và Hòa Thượng cũng cho rằng, 16 chữ “Đôn luân tận phận, nhàn tà tồn thành, lão thật niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ” này, chính là đại sư Ấn Quang đã “truyền tâm pháp ấn” tự hành, hóa tha của Ngài cho chúng ta. đọc tiếp ➝
10 08 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Đức Thế Tôn dạy, lúc lâm chung nếu tâm của chúng sanh có 5/10 phần tình (vọng tưởng, vô minh, phiền não, sân giận…) và 5/10 phần tưởng (thanh tịnh, sáng suốt, hoan hỷ, từ bi…) thì chúng ta sẽ tái sanh trở lại vào cõi Người. Nếu phần tình nhiều hơn phần tưởng sẽ bị rơi vào ba đường ác đạo; và ngược lại nếu phần tình ít hơn phần tưởng thì chúng ta sẽ được sanh vào cõi thiện lành cao hơn, có nhiều phước báo hơn như A-tu-la, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát hay Phật.
Cõi Người mà chúng ta đang sống giống như ranh giới giữa bóng tối và ánh sáng. đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây