03 09 2023 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Pháp sư Oánh Kha đời Tống, người thợ vá nồi, và gần đây nhất là lão hòa thượng Hải Hiền, thật ra bao gồm hết những người vãng sanh có chép trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, họ đều có một điểm giống nhau; lý do họ niệm Phật thành công đều ẩn kín một đại tiền đề dễ bị mọi người coi thường. Chúng ta coi kinh nghiệm của họ, chuyện nào cũng có chung một điểm, đó là tâm sanh tử của họ đều khẩn thiết. Nếu tâm sanh tử khẩn thiết, nhất định là tâm cầu mong vãng sanh cũng rất khẩn thiết. Nếu tâm cầu vãng sanh khẩn thiết, nhất định sẽ mong cho mình sớm có ngày được vãng sanh. Thế giới này khổ không nói nổi, tôi còn muốn ở lại nơi đây làm gì? đọc tiếp ➝
13 08 2023 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Tại sao có nhiều người niệm Phật không tinh tấn và khó thành một khối? Đại sư khai thị: “Điểm quan yếu bậc nhất của sự tu hành là: tha thiết vì thoát ly nỗi khổ sống chết luân hồi. Nếu không tha thiết nghĩ đến điều này thì làm sao có thể niệm Phật tinh tấn và thành một khối được? Chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, mỗi niệm buông theo vọng tưởng, gốc tình ái bám sâu, ngay ở cõi người vui ít khổ nhiều, còn trong nẻo luân hồi thì sanh lên cõi nhơn thiên như đất nơi móng tay, đọa xuống ba đường ác như đất miền đại địa! Cổ nhơn đã bảo: “Tam đồ một đọa ngàn muôn kiếp. Tái phục nhơn thân biết lúc nào?” Nếu trong đời này không thống thiết đọc tiếp ➝
10 04 2023 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chúng ta ngày nay khi tiếp xúc với Phật pháp có thể tin được, có thể hiểu được, có thể nương theo những lời dạy của Phật trong kinh điển mà tu hành, thì đều chẳng phải tầm thường. Đức Phật nói đó đều là do đã từng tu hành trong nhiều kiếp thuở quá khứ. Đặc biệt là những người trong đời này có thể tiếp nhận pháp môn Tịnh Độ, nghe được Kinh điển của Tịnh Độ cùng với danh hiệu A Di Đà Phật liền sanh lòng vui mừng mà phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, đây là do từ vô lượng kiếp quý vị đã từng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai. Quý vị thử nghĩ xem cái thiện căn này có sâu dày hay không? Rất sâu dày, chính vì thiện căn của quý vị đọc tiếp ➝
29 05 2022 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ví như có người ở chỗ khuất khúc nơi đồng hoang gặp phải oán tặc vung gươm hùng hổ chạy đến toan giết. Người ấy rảo chạy, thấy phải vượt sông. Nếu vượt được sông thì đầu cổ mới còn. Lúc bấy giờ, chỉ nghĩ phương cách vượt sông: “Ta đến bên bờ sông, mặc áo mà lội hay là cởi áo mà bơi? Nếu vẫn mặc áo sợ chẳng qua nổi. Nếu cởi áo ra, e không kịp nữa!” Chỉ có ý niệm ấy, không còn duyên nào khác. Nghĩ cách nào vượt được sông chính là nhất niệm. Dụng tâm chẳng tạp như vậy thì gọi là thập niệm tiếp nối.
Hành giả cũng vậy, niệm A Di Ðà Phật như kẻ kia đọc tiếp ➝
08 05 2022 | Chuyện Nhân Quả, Gương Vãng Sanh |
Năm 1998, sư bà ở am Thiên Trì tại Cửu Hoa Sơn đến tìm tôi, nói rằng gần đây tối nào sư bà cũng mở thấy một con mèo đến đòi mạng, sư bà rất sợ hãi, giữa đêm giật mình tỉnh giấc, không ngủ được. Sư bà nói rằng khi còn nhỏ, bà nghịch ngợm đã dìm chết con mèo ở dưới nước. Không ngờ từ lúc sư bà xuất gia ở Hồ Bắc đến nay, sự việc xảy ra đã mấy mươi năm rồi, con mèo này vẫn tìm đến sư bà.
Sư bà vừa nói vừa rất hoảng sợ, hỏi tôi rằng có nên đến các chùa lớn cúng vài trăm đồng, thỉnh các vị tăng mở pháp hội cúng Mông sơn thí thực hoặc lập trai đàn cầu siêu, như thế có được hay không? đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây