12 08 2018 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Trộm nghĩ: Pháp môn tu trì có hai thứ bất đồng. Nếu cậy vào tự lực tu Giới – Định – Huệ để đoạn Hoặc chứng Chân liễu sanh thoát tử thì gọi là “pháp môn theo đường lối thông thường”. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, trì danh hiệu Phật để cậy vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương thì gọi là “pháp môn đặc biệt”. Đường lối thông thường thì hoàn toàn cậy tự lực, còn đường lối đặc biệt thì tự lực lẫn Phật lực đều có. Nếu có công tu Định – Huệ đoạn Hoặc sâu xa nhưng không chân tín, nguyện thiết, niệm Phật cầu vãng sanh, thì vẫn thuộc về tự lực. đọc tiếp ➝
10 06 2018 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Niệm Phật chân thành hồi hướng cho những hương linh là một trong những cách thức ‘siêu độ’ vi diệu nhất, đây là một trong nhiều công đức thù thắng của Thánh hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, như Pháp Nhiên Thượng Nhân trong quyển “Niệm Phật Tông Yếu’ thuyết, “Vì người chết mà niệm Phật hồi hướng cho họ thì Phật A DI ĐÀ phóng quang minh soi chiếu địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Kẻ bị chìm trong ba đường dữ chịu khổ sẽ hết khổ, người chết sau khi lâm chung được giải thoát.” (Trang 34)
Ngài Pháp Nhiên thuyết rất có căn cứ vì y theo đọc tiếp ➝
13 05 2018 | Gương Vãng Sanh |
Ðại sư Kim Trược thời Dân Quốc, người Ðài Châu. Tám tuổi xuất gia, ít lâu sau là được thọ giới. Ðược thầy dạy tụng chú Ðại Bi và niệm thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, ngài liền mỗi ngày tụng chú bốn mươi tám biến; ngoài ra, chuyên trì thánh hiệu chưa hề gián đoạn.
Ngài xem danh lợi như bào ảnh; tập khí, thị hiếu đều tiêu trừ hết chẳng còn sót. Lúc bấy giờ, ngài trị bịnh cho người khác, vừa đặt tay lên bịnh đã được lành, chẳng nhận thù lao. Ngài ngụ trong một ngôi miếu nhỏ, gặp phải nạn cướp. Bọn cướp thấy ngoại trừ chiếc cà sa rách đọc tiếp ➝
29 04 2018 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Môn niệm Phật người đời không biết sự nhiệm mầu của nó, xem là thiển cận, kỳ thật mỗi bước thực hành cho đúng thì như thế nào? Chúng ta từ khi có sanh tử đến nay, niệm niệm vọng tưởng phan duyên tạo nghiệp sanh tử, đâu từng có một niệm quay trở về soi lại tự tâm, đâu từng một niệm chịu đoạn dứt phiền não. Nay nếu có thể đem tâm vọng tưởng chuyển làm niệm Phật thì niệm niệm dứt phiền não. Nếu niệm niệm dứt được phiền não thì niệm niệm ra khỏi sanh tử.
Nếu một niệm niệm vững chắc không đổi dời đọc tiếp ➝
08 10 2017 | Gương Vãng Sanh |
Vào triều đại nhà Thanh, có đồng tử họ Đinh người ở Thường Thục, hiện lưu trú tại trấn Mai Lý. Năm lên 7 tuổi, bé Đinh thường nghe cha mẹ trì niệm danh hiệu đức Phật, nên mỗi sáng bé cũng niệm Phật.
Chẳng bao lâu, bé có chút bệnh nhẹ. Do đó sáng ấy vẫn còn nằm, bỗng vùng dậy tự nói: Sáng nay đã quên niệm Phật, mình phạm lỗi nặng rồi! Bèn đi rửa tay rửa mặt vào chánh điện lạy Phật, niệm Phật xong, lại ngủ tiếp.
Đến chiều, bé thưa với mẹ rằng: “Con theo đức Phật về phương Tây, xin mẹ chớ buồn rầu nghi nan.” đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây