Đức Bồ Tát Quán Âm đã chứng được Diệu Pháp viên thông, cho nên có thể tùy từng loại mà hiện thân thuyết pháp. Bọn chúng sanh ta luân hồi trong lục đạo mà sanh tử, tuy đầy đủ Diệu Pháp, nhưng bị phiền não che khuất chẳng hay hiển hiện được. Sở dĩ Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân khắp cửa khai đạo cho chúng sanh, từ bi giáo hóa đều khiến thoát khỏi trần lao mới được giải thoát. Cho nên mới có thuyết Quán Âm Phổ Môn Phẩm ra đời.
Đức Quán Âm không khổ não nào chẳng cứu vớt, không cõi nước nào chẳng hiện thân. Trí năng quán của Bồ Tát cùng với cảnh sở quán thế giới chúng sanh duy thị là nhất tâm, nên gọi Quán Thế Âm Phải biết Quán Thế Âm Bồ Tát có bổn môn và tích môn: Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại bi nói Vị Bồ Tát này có sức oai thần bất khả tư nghì, ở vô lượng kiếp về trước đã thành Phật rồi, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai.- Đấy là bổn môn. Ngài đã thành Phật mà sao lại thị hiện Bồ Tát? Vì Đại bi nguyện lực để cứu khổ chúng sanh vậy. Đấy là Tích môn.
Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Thoát Nạn Ma Quỷ
Nếu ai bị ma quỷ ám ảnh, chỉ cần xưng niệm danh hiệu Quán Thế Âm, tức thì liền được thoát khỏi ách.
Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Thoát Nạn Lửa
Nếu có người trì niệm danh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm này, giả sử vào trong đám cháy lớn, lửa không thể đốt cháy được, ấy là nhờ sức oai thần của Bồ-tát này.
Trước kia có một người nhất tâm mong muốn đi Phổ Ðà Sơn ở Nam Hải để triều bái Bồ-tát Quán Thế Âm. Nhưng mà trong thiên hạ lại có lắm chuyện trớ trêu ! Ngày ông ta lên thuyền để đi Phổ Ðà Sơn triều bái Bồ-tát Quán Thế Âm thì nhà kế bên phát hỏa. Người nhà ông ta chạy đến báo tin : “Không xong rồí ! Anh phải về mau ! Ðừng đi Phổ Ðà Sơn nữa. Nhà kế bên chúng ta bị cháy rồi, anh phải về lo thu xếp mới được”.
Người ấy nói : “Tôi vì muốn triều bái Bồ-tát Quán Thế Âm mà ăn chay ba năm, bây giờ đã lên thuyền rồi. Nhà bị lửa cháy, nếu tôi xuống thuyền thì nhà phải cháy đã bị cháy rồi. Nếu không đáng cháy, nhờ sức bảo hộ của Bồ-tát, tôi không xuống thuyền nhà cũng không cháy được. Với thành tâm này, tôi đâu có thể vì nhà cháy mà không đi lễ Bồ-tát Quán Thế Âm !”
Ðối với ông ta lúc đó, nhà cháy cũng mặc kệ, chỉ quyết định nhất tâm đi lễ Bồ-tát Quán Thế Âm mà thôi. Sau khi ông ta đi triều bái Bồ-tát Quán Thế Âm ở Phổ Ðà Sơn trở về, nhìn thấy làng xóm hai bên đều trống quét vì bị lửa ngốn, chỉ còn độc ngôi nhà mình nguyên vẹn. Vì thế có người hỏi : “Tại sao mấy nhà xung quanh bị cháy hết mà nhà anh không bị cháy ?” Anh ta đáp : “Nhờ tôi thành tâm đi lễ Bồ-tát Quán Thế Âm. Khi đi, thứ gì tôi cũng mặc kệ hết, cái gì cháy cứ cháy, tôi không màng đến. Ðó là nhờ Bồ-tát Quán Thế Âm bảo hộ cho đấy ! Nhờ oai lực của Ngài cứu giúp nên nhà của tôi mới được nguyên vẹn như thế !”Trước kia có một người nhất tâm mong muốn đi Phổ Ðà Sơn ở Nam Hải để triều bái Bồ-tát Quán Thế Âm. Nhưng mà trong thiên hạ lại có lắm chuyện trớ trêu ! Ngày ông ta lên thuyền để đi Phổ Ðà Sơn triều bái Bồ-tát Quán Thế Âm thì nhà kế bên phát hỏa. Người nhà ông ta chạy đến báo tin : “Không xong rồí ! Anh phải về mau ! Ðừng đi Phổ Ðà Sơn nữa. Nhà kế bên chúng ta bị cháy rồi, anh phải về lo thu xếp mới được”.
Người ấy nói : “Tôi vì muốn triều bái Bồ-tát Quán Thế Âm mà ăn chay ba năm, bây giờ đã lên thuyền rồi. Nhà bị lửa cháy, nếu tôi xuống thuyền thì nhà phải cháy đã bị cháy rồi. Nếu không đáng cháy, nhờ sức bảo hộ của Bồ-tát, tôi không xuống thuyền nhà cũng không cháy được. Với thành tâm này, tôi đâu có thể vì nhà cháy mà không đi lễ Bồ-tát Quán Thế Âm !”
Ðối với ông ta lúc đó, nhà cháy cũng mặc kệ, chỉ quyết định nhất tâm đi lễ Bồ-tát Quán Thế Âm mà thôi. Sau khi ông ta đi triều bái Bồ-tát Quán Thế Âm ở Phổ Ðà Sơn trở về, nhìn thấy làng xóm hai bên đều trống quét vì bị lửa ngốn, chỉ còn độc ngôi nhà mình nguyên vẹn. Vì thế có người hỏi : “Tại sao mấy nhà xung quanh bị cháy hết mà nhà anh không bị cháy ?” Anh ta đáp : “Nhờ tôi thành tâm đi lễ Bồ-tát Quán Thế Âm. Khi đi, thứ gì tôi cũng mặc kệ hết, cái gì cháy cứ cháy, tôi không màng đến. Ðó là nhờ Bồ-tát Quán Thế Âm bảo hộ cho đấy ! Nhờ oai lực của Ngài cứu giúp nên nhà của tôi mới được nguyên vẹn như thế !”
Niệm Danh Hiệu Quán Thế Âm Bồ tát Được Cứu Khổ Thủy Nạn
Xưa có người con nhà họ Lưu. Chàng phi thường tín ngưỡng Đức Quán Thế Âm. Anh phát tâm đi triều bái núi Phổ Đà. Thuyền anh đi đến giữa giòng Liên Hoa Dương Hải. Anh tự thấy có ba đóa Hoa sen vượt lên trên khỏi mặt nước biển, lớn bằng bánh xe. Một đóa có Thiện Tài đứng trên, một đóa có Long Nữ đứng trên, mà riêng một đóa Hoa sen lớn đặc biệt thời Đức Quán Thế Âm ngự tọa thanh tịnh phi thường, trang nghiêm diệu tướng, thịnh đức tôn nghiêm. Nhân đấy chàng họ Lưu nhất tâm phát hiện liền cung kính lễ bái Đức Quán Âm. Tức thì một trận cuồng phong nổi lên dữ dội, thuyền bị úp chìm. Mọi người trong thuyền đều bị chết chìm cả. Duy có anh chàng họ Lưu cảm giác được trước mắt anh mơ màng in tuồng có một người cõng đem anh chạy đi, đến một chỗ nào đó liền thả anh xuống. Khi anh mở mắt vẫn thấy là trước cửa nhà anh. Núi Phổ Đà xa nhà anh có đến hơn hai ngàn dặm đường. Mà nay chỉ trong tức khắc liền đến. Khi mẫu thân anh mở cửa, anh chạy vào nhà và thuật việc mới xảy ra cho mẹ anh nghe. Hai mẹ con rất đỗi vui mừng, nhờ sức oai thần của Bồ tát gia hộ nên mới được tái sanh một lần này nữa.
Lại có một gia đình đang lo việc song hỷ cưới rước tân phụ. Trong ngoài nhà rộn ràng đông đảo, kẻ ra người vào náo nhiệt phi thường. Thủy tai bỗng nhiên bộc phát, nước lớn tràn mạnh đến, bao nhiêu thân hữu gia đình đều bị cuốn trôi đi hết. Tức toàn thôn xóm cũng đều bị chìm ngập. Tang điền tức khắc biến thành thương hải. Người chết kể cả ngàn vạn. Mà duy còn chị tân phụ ngồi bình yên trên một chiếc ghế chẳng chìm chẳng úp, xuôi giòng trôi đi. Phúc nàng may mắn gặp người cứu sống. Họ nhà chồng cho là quái lạ, hỏi nàng vì sao chẳng bị chìm chết? Nàng thưa nhà má tôi tín ngưỡng Đức Quán Thế Âm Bồ tát. Khi tôi thấy nước tràn đến, tôi ngồi yên trên ghế, nhắm hai mắt, nhất tâm xưng danh hiệu Bồ tát, cho nên nhờ Ngài cứu sống.
Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Được Cứu Nạn Gông Cùm Lao Ngục
Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thảy đều đứt rã, liền đặng thoát khỏi.
Thuở trước có đôi vợ chồng đã có quy y tam bảo, nhà có thờ phụng Đức Quán Âm. Chồng bị người ta vu khống là ăn trộm. Khi nghe có tiếng động, anh chồng lanh chơn tránh thoát. Chị vợ bị lính nhà quan bắt hạ ngục, gông cùm đủ thứ vào thân và bị đánh đập tra tấn tàn nhẫn. Một hôm nhà ngục bị phát hỏa, họ di chuyển phạm nhân ra đường lộ để tránh hỏa hoạn. Vừa may gặp một vị tăng đi ngang qua, bà ta nhìn thấy van lạy cầu cứu. Vị tăng nhìn thấy người đàn bà ấy chính là đệ tử đã quy y với mình ngày trước. Ngài nói: Không có phương pháp nào khác cứu cho nhau được, nay con nên thâm tín Đức Quán Âm chỉ cần nhất tâm trì niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ chắc có cảm ứng bất khả tư nghì. Bà ta tuân lời dạy của Thầy, niệm suốt đến ba ngày đêm, xiềng cùm bỗng nhiên đứt rời. Nhưng người canh giữ còn tại đấy nên bà ta không dám tẩu thoát. Bỗng nhiên trên không trung có tiếng người kêu: Ngươi mau chạy thoát đi! Bà nghe và mở mạnh đôi mắt, dòm ngay ra thấy cửa mở trống. Bà tức tốc nhanh chân từ trong ngục phóng ra và chạy bán sống bán chết. Chạy đến hai ba mươi dặm đường mới gặp được một người chính là người chồng. Hú vía hoàn hồn. Hai người gặp nhau mừng rỡ khôn xiết. Thế là họ đã được đoàn tụ. Đấy là nhờ xưng niệm Quán Âm mới được sự thật linh ứng giải thoát nạn gông cùm lao ngục vậy.
Lại ngày xưa, khi Hoàng Sào gây phản loạn, đời gọi là giạc chít khăn vàng. Tại Hàng Châu có hơn mười người bị bắt, gán là Hoàng Sào dư đảng. Khi bắt xong, nhân vì trời vừa tối, nên chưa kịp giải về Nha, bèn cho tạm trú tại một ngôi chùa. Họ đem phạm nhân nhốt tù trong một cái lồng rất chặt kín. Trong bọn có một người bị oan uổng. Trong chùa ấy có một vị Hòa Thượng, đêm trăng mát mẻ, Ngài rảo bước tản bộ dưới bóng nguyệt tà, khẩu niệm Quán Âm Người bị oan uổng ấy, tuy ở trong lồng kín, nhưng thoáng thấy Hòa Thượng liền chìa mồng ra cầu cứu với Ngài, Hòa Thượng dạy: Các ngươi nên nhất tâm xưng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tức có thể giải thoát được. Khi nghe, bọn chúng đa số là ác tâm nên họ bảo: Anh em ta hè nhau phá quách cái lồng gỗ này đi, có hơn không ? Chứ niệm Quán Âm là thứ gì mà được khỏi? Chỉ có người bị oan tin theo lời Hòa Thượng. Nhân đấy chăm lòng thành kính mà xưng niệm. Sáng ngày trao xiềng gông cho mọi người thì thiếu mất một bộ, vô hình chung người niệm Quán Âm được khỏi khổ xiềng gông ở tay và cổ. Khi dẫn về Nha thẩm vấn xong, Pháp quan biết người ấy bị oan uổng bèn phóng thích cho về nhà.
Lại xiềng cùm, bởi bị oan, hoặc phạm pháp nên bị trói buộc nơi thân thể lại là thứ hữu hình. Còn có thứ xiềng cùm vô hình nữa là khác. Quý vị hiện nay tuy đều là những người lương thiện, nhưng lại phải phiền lụy về gia thất, về tình con cái gái trai ràng buộc chẳng rời, giống như chim ở tại lồng, chẳng hay bay nhảy tự do xa rộng được. Muốn làm sao thoát khỏi gia đình là lao ngục vô hình; muốn giải thoát xiềng cùm thê tử lợi danh, thì cũng chỉ có nhất tâm xưng niệm hồng danh Đức Quán Thế Âm may ra được mãn nguyện phần nào. Nhưng cũng chẳng cần phải xuất gia, hoặc phải ly khai gia đình mới là thoát tục. Mà chỉ nên tâm thường nêu duyên nơi Phật đạo vẫn quý lắm rồi. Cho nên có câu: Chẳng lìa trần lao mà làm Phật sự. Hay Hoa sen trong lửa. Đấy mới thật là xuất gia chơn chính.
Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Thoát Nạn Gió Bão
Ngày xưa có Ngài Hòa thượng ở trong chùa mỗi ngày đi Phổ Môn một lần. Ban mai, một hôm có quan Thừa tướng mỗ đến chùa lễ Phật. Lễ xong đứng tránh một bên nghe kinh. Hòa thương tụng đến câu hắc phong thổi ghe bị trôi vào nước quỷ La Sát, Thừa tướng chận ngang đấy hỏi Ngài rằng: Câu này giải quyết cách nào ? Vì sao trôi vào trong nước quỷ La Sát ? Hòa thượng phát nộ nói: Chính khi ta tụng kinh thâm định, sao lại hỏi làm ta rối loạn, thật là đáng xung ghét. Cụ lớn cho là thầy tu dám cả gan coi thường khinh rẽ mình, tức thì nổi sân giận dữ, liền cho lệnh những kẻ tùy tòng bắt ngay Hòa thượng dẫn về dinh. — Rồi mắng nhiếc đánh đập. Khi mà chúng đang hành hung thì Ngài bèn cả cười mà nói rằng: Chính đây là bị hắc phong thổi ghe thuyền trôi vào trong cõi nước quỷ La Sát chớ gì ? Tiếp Nghĩa là cụ lớn hiểu không nổi, nên bèn động vô minh hòa tức là hắc phong; Cụ lớn người động sát hại tâm tức là La Sát quỷ. Và chẳng may cho lão tăng này gặp phải gió dữ đen tối ấy nó thổi quá mạnh nên lão mới bị trôi bạt vào trong nước quỷ La Sát đây !? Ta giải nghĩa như thế có dễ hiểu cho cụ lớn không ? Thừa tướng hết giờ tỉnh ngộ ngay. Nguyên lai là như thế đấy. Liền cho xe đưa Ngài về chùa.
Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Được Cứu Nạn Đao Gậy Và Giặc Cướp
Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thời dao gậy của người kia cầm liền gãy từng khúc mà đặng thoát khỏi.
Thời nhà Tấn ông Nam Cung Tử Ngao, bị đày đi đến tỉnh Vân Nam, vừa gặp lúc Trường Lạc Công làm loạn. Thành bị vây. Nam Cung biết mình chẳng còn tránh được, bèn nhất tâm xưng niệm Quán Thế Âm Khi loạn quân đến chém Nam Cung mấy dao, lưỡi dao cong gãy, chém chẳng được nữa. Sau lại Trường Lạc Công tự cầm dao đến chém. Nhưng chém cách nào, Nam Cung chẳng bị tổn hại mảy lông gì cả. Trường Lạc Công lấy làm lạ và hỏi: Người có bản lãnh gì mà được như thế? Nam Cung bèn thuật việc mình niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cho Lạc Công nghe rồi ông phóng thích. Nam Cung Tử Ngao được thoát chết mà lại được tự do nữa là khác. Lại một vụ nữa: Có một người, trong búi tóc trên đầu thường bao để một tượng Đức Quán Âm bằng vàng chừng cỡ bằng ngón tay. Về sau bị người ta vu khống là trộm cắp. Tội bị đến tử hình. Khi đem ông ra pháp trường để hành quyết. Đến khi lâm sự họ chém ông ta lao liên tiếp chẳng những da cổ chẳng trầy mà lại phát ra tiếng kêu leng keng của chất vàng nữa. Quan pháp trường cho là điềm lạ, giải ông trở về nhà lao mới xổ búi tóc ông ra thấy có tượng Quán Âm. Trên cổ của tượng có ba lần dao rất rõ ràng!
Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Cầu Được Con Cái
Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sanh con trai phước đức trí huệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sanh con gái có tướng sanh đẹp, trước đã trồng cội phước đức, mọi người đều kính mến.
Ngày xưa có người nữ nhân không con. Vợ chồng mới cầu tự trước tượng Quán Âm Đêm mộng thấy Đức Quán Âm lấy mâm đựng đứa con trai đem cho. Chính lúc người nữ nhân sắp tiếp nhận, bỗng nhiên có một con bò chạy xốc đến, nên chưa kịp tiếp lấy thì giật mình thức giấc, liền có mang. Rồi bà sanh được đứa trai, nhưng chưa được mấy ngày, đã bị yểu vong. Bởi vì bình nhật vợ chồng ưa ăn thịt bò vậy. Từ đấy về sau vợ chồng cùng nhau trai giới, nhất tâm ăn chay. Về sau quả thật sanh được một cậu con trai và nuôi được. Vậy là biết muốn cầu con trai gái, vẫn phải thường niệm, cúng dường lễ bái Quán Thế Âm Bồ Tát, lại càng phải giới sát, phóng sanh, bố thí, hành thiện, trì trai cầu phước, mới được sự cảm ứng như tiếng với vang, ứng niệm liền thành.
Quán Thế Âm Bồ Tát có sức oai thần như thế. Nếu có chúng sanh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát thời phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.
Quan Thế Âm Bồ Tát Hóa Thân Cứu Độ
Quán Thế Âm Thị Hiện 32 Hoá Thân Để Cứu Khổ Chúng Sanh.
Thưở xưa, ở Quí Châu, thuộc Tu Văn, nơi động Bạch Sơn, có một mỏ Thủy ngân chảy ra. Người làng đến nhóm họp trong động để tranh nhau lấy nước Thủy ngân. Về sau họ bèn lập nhà cửa ở luôn tại đấy, chừng hơn hai trăm gia đình. Cách động hơn vài dặm, lại có khe nước, nước cạn mà trong mát, rất tốt. Một hôm có một cô gái nhan mạo rất xinh đẹp, truồng trần lội tắm trong khe. Người làng, sẵn tánh háo kỳ, khi hay biết thế, tất cả bà con, nam nữ, lão ấu, đại tiểu cả số đông hơn hai trăm gia đình đều ào ra, tranh nhau lấn xem cho tận mặt cô tắm lạ kỳ mới chịu. Một gộp đá vĩ đại ở trên đỉnh động, bỗng thình lình sập nhào xuống. Dân cư nhờ xem tắm mà tự nhiên đều thoát nạn đá đè. Liền sau khi gộp đá sập xong, dân chúng chẳng còn thấy cô gái truồng trần tắm nữa! Mới đoán biết là Đức Quán Âm biến hiện mỹ nữ đến làm kế cứu nạn cho họ. Dân chúng ở đấy thật nhờ thiện căn cảm động được như vậy. Sau ba năm có một người đến chỗ gộp đá sập ấy tìm cây cỏ thuốc. Từ trong kẽ đá có tiếng vọng ra “Cứu tôi với” kẻ tìm thuốc khi nhận ra tiếng người, mới dám hỏi y, và được biết trước đấy ba năm, khi đá sập, y bị kẹt tại đây. Khi người làng được tin ấy, mới xúm nhau chạy đến cứu ra. Họ mới biết trước đấy ba năm, khi dân chúng chạy đi tranh xem mỹ nữ trần truồng tắm, riêng một mình y ở lại nhà tại xóm động, nên mới bị nạn này. Bởi nhờ những tảng đá to hòn sập gát chồng chập lên nhau, nên mới có kẽ trống, y ở trong kẽ trống chẳng bị đè chết, nhưng cũng chẳng làm cách nào ra được. Đến lúc bụng đói, y chẳng biết làm sao? Nhân nhờ nhớ lại liền niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, chợt thấy một con chuột trắng, đôi mắt nó sáng như điện, soi sáng trên một tảng đá lớn có chữ đủ toàn phẩm Phổ Môn. Con chuột bèn lấy lưỡi liếm ăn những chữ trên tảng đá ấy, y cũng bắt chước ngày ngày cũng liếm ăn chữ như chuột, thời chẳng cảm thấy nghe đói khát gì hết. Hãy còn thừa hai ba hàng chữ chưa liếm ăn tới. Sau khi bà con nghe y thuật lại như thế, họ liền đến chỗ y bị kẹt cạy đá ra, xem thấy quả thật chỉ còn thừa hai ba hàng chữ. Phẩm Phổ Môn tức đang giảng hôm nay đây. Đấy là Từ bi phương tiện hiện các thứ thân mà thuyết các Pháp môn đều là bất khả tư nghì vậy.
Trích Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Giảng Lục
Pháp sư Bảo Tịnh giảng thuật
Thôi Chú bình & Tôn Tử Á kính lục
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch
a di đà phật cho con hỏi giữa niệm phật a di đà và niệm quán thế âm thì cái nào cần hơn sao con thấy có người khuyên niệm quán âm mẹ sẽ cứu khổ…con thật sự không hiểu lắm? mong cho con 1 lời khuyên..a di đà phật
Niệm Quan Thế Âm thì được bồ tát cứu hộ qua cơn hoạn nạn nguy cấp.
Niệm A Di Đà hiện đời an ổn, sau này sẽ được vãng sanh về thế giới Cực Lạc khi hết báo thân. Về đó ngày đêm được cận kề bồ tát Quán Âm và Phật A Di Đà sống động để học đạo sớm ngày thành Phật, chứ không phải bằng tượng đắp, hình vẽ như ở thế gian này.
Mắt Mù Lại Sáng
Lúc 53 tuổi, mắt của Dì Mão tự nhiên bị đỏ lói rồi sưng to. Sau đó không bao lâu thì hai mắt của Dì bị mù. Các thầy thuốc đông y, tây y đều tìm đến chữa trị, song không có hiệu quả. Tình trạng này kéo dài rất nhiều năm, khiến Dì rất đau khổ và khó khăn cho đời sống vô cùng. Có một lần Dì mò ra bờ ao hái rau muống, không may bị trượt chân té xuống hồ sâu ngập nước, suýt chết. May có người hàng xóm đi qua nhanh tay cứu Dì qua cơn tai nạn.
Gặp lúc bệnh khổ ụp tới, cùng đường bí lối, Dì Mão mới quay về Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát, niệm danh hiệu của Ngài cầu cứu Ngài cứu khổ, cứu nạn. Cộng thêm sự huy động tinh thần và lời khuyên dạy của Hòa Thượng Phổ Phổ Thiên, Trụ trì chùa Phổ Ðà tại Ðà Nẵng. Dì Mão tăng phần tín nhiệm, tin tưởng vào thần lực của Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát. Từ đó, Dì Mão bắt đầu chuyên niệm Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát và lễ bái chuyên cần sớm tối, tha thiết mong cầu được sớm lành mắt, tai qua nạn khỏi. Cứ sau mỗi lần lễ bái, niệm danh hiệu Ðức Quán Thế Âm được 108 lần, dì Mão lại đọc lời tác bạch trước tượng Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát:
Nam Mô Ðại Từ Ðại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Dì cứ lặp đi lặp lại 21 lần rồi nói: “con là người mê muội, chữ nghĩa không rành, lý đạo chẳng thông, nghiệp chướng sâu dày, mang nhiều nổi khổ. Nay hai mắt bị mù lòa, tâm thần rối loạn, sống mà cũng như chết. Lòng con không an, khổ lắm. Mong Ðức Phật Bà Quan Âm cứu giúp, chữa trị cho hai con mắt của con sáng lại. Con nguyện sau khi hai mắt của con được sáng, con xin trọn đời vào chùa làm công quả, chuyên làm việc lành, phụng sự Tam Bảo, không hề luống phí thời gian, chuốc thêm nghiệp xấu, phiền não. Xin Ðức Phật mười phương soi sáng, xin Ðức Bồ Tát Quán Âm chứng giám cho lời phát nguyện chân thật của con”.
Kỳ diệu và linh nghiệm thay, sau gần ba tháng chuyên tâm trì niệm hồng danh, lễ bái và cầu nguyện Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát, đôi mắt của Dì Mão được sáng lại như xưa. Trước khi lành bệnh có chuyện xảy ra là một buổi sáng Dì Mão đang ngồi lần chuỗi, miệng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát tại góc chuông chùa Vĩnh An, thuộc khuôn hội Phật Giáo tỉnh quảng Nam Ðà Nẵng thì bỗng có một người “khách lạ” nói giọng người con gái nhỏ nhẹ và tự xưng là học trò của Ðức Quán Thế Âm mang tới biếu người có lòng tin cậy, lễ niệm thuốc Phật Bà. Nói xong tự tay cô gái bỏ thuốc vào miệng cho Dì Mão và bảo là uống thuốc rồi chắc chắn sáng mai mắt sáng. Thì ra đó là giấc mơ của Dì Mão đã xảy ra đêm qua trước khi mắt dì được sáng lại. Dì nói giấc mơ rõ ràng như chuyện xảy ra ban ngày vậy.
Chuyện Dì Mão lành đôi mắt nhờ lễ niệm Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát đã lan tràn khắp tỉnh và xóm làng. Khiến nhiều người chưa quy y, chưa biết gì về đạo Phật cũng đều phát tâm tín cẩn Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát và đi thỉnh tôn tượng của Bồ Tát về thờ phượng, lễ bái.
Mắt mù khó sáng lại
Thuốc Ðông tây khó lành
Niệm Quán Âm lễ nguyện
Cảm ứng bất tư nghì.
Dì Mão là một thành viên rất thuần thành và hết sức tích cực trong việc hộ trì Tăng, Ni trẻ tu học thiếu điều kiện vật chất trong số đó có tôi. Từ khi Dì được Bồ Tát Quán Âm cứu khổ và điểm hóa, Dì Mão đã trở thành bà mẹ tình thương của rất nhiều trẻ thơ mồ côi, xấu số. Dì đã trải dài cuộc đời còn lại của mình để phụng sự Phật pháp và tình thương với nụ cười, đôi tay khoẻ trong trái tim giản dị, tươi mát, mộc mạc, hiền lành của Dì. Dì sống gần đến chin mươi mới qua đời. Nhà thơ Nguyễn Duy An đã từng thọ ơn của Dì Mão rất nhiều và có đọc tặng Dì bài thơ Bà Mẹ Tình Thương khi tiễn Dì lần cuối:
Dì không sinh con đẻ cháu
Mà con cháu đầy đàn
Tâm Dì hiền như Phật
Lòng Dì rộng thái không
Tình nào bằng tình mẹ
Tình Dì còn trội hơn
Một đời trong như ngọc
Lấy nụ cười hồn nhiên
Dùng đôi tay mềm nhẹ
Bên lời nói ngọt ngào
Với nghi biểu ngời sáng
Nuôi bé nghèo đơn côi
Dì tình mẹ cao vút
Nhớ hạnh Dì bao la
Lời không thể nói được
Kính thương Dì không nguôi.
Xin cầu Dì về bến
Cõi Cực Lạc Di Ðà
Sống an hòa tự tại
Hóa thân về thăm quê.
Trích Linh Ứng Quán Thế Âm
Hòa Thượng Thích Tịnh Từ
Đức Quán Thế Âm cứu nạn nước
Truyện kể rằng có viện hải dương học thuê một chiếc thuyền để làm phim tài liệu chuyên môn cho viện. Không may cho ê-kíp làm phim và thủy thủ đoàn, ngoài khơi họ đã gặp sóng to gió lớn, thuyền bị lật, mọi người đều bị rơi xuống biển giữa dòng nước lạnh thật khủng khiếp. Vì không được cứu hộ nên từng người một phải bỏ mạng trong biển lớn.
Chỉ duy nhất một người sống sót. Anh ta kể lại rằng trong lúc tuyệt vọng ấy, bỗng nhiên anh nhớ tới người vợ hiền thường khuyên anh niệm “Quán Thế Âm Bồ tát” mà trước đây anh cảm thấy không cần dùng nên không lưu tâm đến, và cứ như thế anh nhất tâm niệm “Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát,…”. Anh không biết mình đã niệm bao lâu, đến khi có một chiếc thuyền đánh cá đến cứu, đưa về bệnh viện, anh mới biết đã trôi giạt trên biển hết 14 tiếng đồng hồ.
Người ngư phủ đến cứu anh hôm đó vốn không muốn ra biển, vì có sóng to gió lớn. Nhưng hôm ấy cái lư hương dùng để cúng Phật của gia đình ông bỗng nhiên phát hỏa, lửa bốc cháy trong lư hương rất kỳ lạ. Bà vợ của ông như linh cảm chuyện gì, bèn giục chồng phải ra biển. Ông càu nhàu nói: “Hôm nay không ai ra biển, bà lại ham tiền sao lại xúi tôi như thế?”. Sau đó, mặc dù không muốn nhưng ông cũng cho thuyền nhổ neo ra khơi, thấy có người gặp nạn liền cứu rồi đưa về bệnh viện.
Chính anh ấy là người duy nhất trong đoàn làm phim thoát nạn nhờ ông ngư dân cứu hộ. 14 tiếng đồng hồ trôi nổi dập vùi giữa sóng lớn, phải chứng kiến những người bạn mất đi, vừa đói khát lạnh lẽo, thế mà có thể sống quay về, anh ấy tự cảm nhận đó là sự linh ứng do niệm Bồ tát Quán Thế Âm.
Bài học đạo lý
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm thứ 25 dạy về hạnh nguyện của Đức Quán Thê Âm, được gọi tắt là phẩm Phổ môn hay Kinh Phổ môn, thường được rất nhiều Phật tử trì tụng để cầu sự an ổn. Sở dĩ như vậy là vì trong kinh dạy rằng vị Bồ Tát này có hạnh nguyện rộng lớn vô biên, luôn quán xét những âm thanh kêu cứu của các chúng sinh gặp khổ nạn để tầm thanh cứu khổ.
Trong kinh văn không nói đến việc Đức Quán Thế Âm là nam hay nữ, còn theo ý nghĩa rốt ráo thì Ngài vốn không hề có tuổi tác, cũng như tất cả các hình tượng nhìn thấy được đều không phải là tướng thật của ngài. Nhưng từ trước đến nay, những người Phật tử thông thường đều xem Ngài là hiện thân nữ, và lòng từ bi của ngài được ví như tình thương của người mẹ dành cho con, vốn là vô điều kiện và bao la không giới hạn. Bảo tướng trang nghiêm của ngài cũng được xem là tượng trưng cho đức hạnh và sự thanh tịnh.
Kim thân thánh tượng của Đức Quán Thế Âm được nhiều người tôn kính thờ cúng, từ đô thị tới nông thôn, trên xe, trên thuyền, ở bất cứ nơi đâu thánh tượng cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất. Không riêng gì tại Việt Nam, mà ở hầu hết các nước Á Đông như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v… khi nói đến Đức Quán Thế Âm, ai ai cũng kính ngưỡng và xem Ngài như đấng Mẹ hiền Cứu khổ Cứu nạn.
Trích: “Khả triết các bậc long tượng – Hình tượng người phụ nữ trong Phật giáo”
Nhà xuất bản Tôn giáo, 2011