Những người lục đạo phàm phu chúng ta không nghe lời, nghe rồi không chịu làm, gọi là trước vâng lời nhưng sau không làm. Vẻ bên ngoài, giả bộ giống như một người đệ tử Phật, bên trong vẫn khởi tâm, động niệm, hoàn toàn trái ngược với lời dạy của Phật, vẫn còn tự tư, tự lợi, theo danh văn, lợi dưỡng, vẫn cứ tham, sân, si, mạn, nghi, chưa chuyển đổi trở lại, đây là Lục đạo chúng sinh. Tuy đã học Phật nhưng cứ tạo nghiệp, vẫn chịu quả báo, không ra khỏi Lục đạo.
Thực sự muốn vượt khỏi Lục đạo, Phật Di Đà từ bi. Phật biết rằng cắt đứt phiền não rất khó, cho nên Tịnh Tông không cần cắt phiền não, không đoạn phiền não nhưng phải khống chế phiền não, là có thể vãng sinh. Khống chế được chính là đè phiền não xuống. Đè nó xuống, tuy có nhưng không phát huy tác dụng, thuật ngữ Kinh điển gọi là “bất hiện hành”, chúng ta gọi là không phát huy tác dụng, là có thể vãng sinh. Nếu lúc nào phiền não cũng hiện hành thì niệm Phật cũng không vãng sinh, điều này phải hiểu rõ. Làm sao để hàng phục? Khi phiền não vừa khởi liền đổi thành A Di Đà Phật, đây gọi là đè xuống. Niệm đầu là phiền não, nhưng niệm thứ hai là A Di Đà Phật, đây là cách đè nén nó xuống, đây gọi là biết niệm Phật, đây gọi là công phu niệm Phật đắc lực.
Khi gặp thuận cảnh, liền sinh tâm hoan hỉ, sanh tâm tham ái. Đây là phiền não khởi hiện hành, đó là tạo nghiệp. Hoan hỉ sẽ tạo nghiệp gì? Nghiệp trời, người. Nghịch cảnh trong tâm không vui, lúc bực bội lại nổi nóng. Đổi thành một câu A Di Đà Phật liền đè xuống. Bực bội tạo ra nghiệp gì? Tạo nghiệp địa ngục. Khởi niệm tham là tạo nghiệp quỉ đói, là loài quỉ.Bồ Tát trong mười phương cõi nước của tất cả chư Phật ba đời; Nhị thừa, trời, người, có ai là không muốn thấy Phật A Di Đà? Không thấy được, người niệm Phật có thể thấy được, chỉ cần quí vị thật niệm, thực sự khống chế được phiền não. Niệm Phật mà không chế ngự được phiền não thì chỉ kết thiện duyên, trồng thiện căn với Tịnh Tông, đời này không thể thành tựu, việc thành tựu chỉ có trong kiếp sau, đời sau. Nếu quí vị hỏi kiếp nào mới thành tựu? Kiếp nào danh hiệu Phật có thể khống chế phiền não, kiếp đó sẽ thành tựu. Hiện tại quí vị khống chế được, thì hiện tại quí vị thành tựu. Hiện tại không thể khống chế được thì kiếp sau, đời sau, vậy thì phải chịu vô lượng vô biên khổ nạn.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (tập 443)
Thời gian: 08.06.2011
Địa điểm: Tịnh Tông Cương Sơn, Nhật Bản
Chủ giảng: Lão hòa thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Công sở chính là đạo tràng.
Tôi muốn chia sẻ cùng mọi người cách niệm PHẬT của tôi khi đến xưởng làm việc.
Đó là khi niệm A DI ĐÀ PHẬT trong đầu tôi nhớ là một câu.
Niệm tiếp A DI ĐÀ PHẬT trong đầu tôi nhớ là hai câu. Cứ thế nhớ đến câu thứ 10 thì lại chuyển về câu thứ nhất.
…
Cách niệm PHẬT này thật là hay. Đầu rất sảng khoái mà lại không ảnh hưởng tới công việc. Xin chia sẻ nếu có ai thử niệm xem sao.
A Di Đà Phật
Cảm ơn bạn Nguyên rất nhiều. Thật sự là pháp Niệm Phật ký số bạn Nguyên chia sẻ này vô cùng vi diệu, kể cả lúc ngồi công phu trong thời khóa hay suốt ngày lúc đi đứng nằm ngồi, sinh hoạt, làm việc… đều không trở ngại. Pháp này giúp chúng ta có được “Tịnh niệm tiếp nối” nên niệm Phật dễ được đắc dụng, giúp thân tâm an lạc, bệnh tật tiêu trừ, làm việc ít mệt… Mình xin chia sẻ lại đầy đủ lời khai thị của Ấn Quang Đại Sư như sau
“* Nếu niệm Phật tâm khó quy nhất thì nên nhiếp tâm niệm khẩn thiết, tâm sẽ tự có thể quy nhất. Tâm chẳng chí thành, muốn nhiếp tâm cũng chẳng được. Nếu đã chí thành, nhưng vẫn chưa thuần nhất thì hãy nên lắng tai nghe kỹ; chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, mỗi niệm đều phải từ tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra, âm thanh lọt vào tai (khi niệm thầm, miệng chẳng động, nhưng trong ấy vẫn có thanh tướng). Tâm và miệng niệm được rõ ràng, tách bạch; tai nghe cho rõ ràng, phân minh. Nhiếp tâm như thế vọng niệm sẽ tự dứt.
Nếu sóng vọng tưởng vẫn còn trào dâng thì dùng ngay pháp Thập Niệm Ký Số, dốc toàn bộ sức lực của tự tâm đặt vào mỗi câu Phật hiệu thì vọng muốn khởi cũng chẳng đủ sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này các vị hoằng dương Tịnh Độ trước kia chưa nhắc đến vì căn tánh người thời ấy còn lanh lợi, chẳng cần phải làm vậy vẫn có thể quy nhất. Ấn Quang vì tâm khó chế phục, mới biết cách này mầu nhiệm, càng thực hành càng thấy hiệu nghiệm, chứ chẳng phải là tự tiện nói mò. Xin chia sẻ cùng những người độn căn trong khắp thiên hạ đời sau ngõ hầu vạn người tu, vạn người về.
Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nhắc đến đó như sau: Trong khi niệm Phật, từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh, nhớ số phân minh. Niệm hết mười câu lại niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi câu. Niệm câu nào nhớ câu nấy, chẳng được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu thấy khó nhớ cả mười câu thì chia ra làm hai hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười. Nếu vẫn chưa được, hãy niệm thành ba hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ ba, từ câu thứ tư đến câu thứ sáu, và từ câu thứ bảy đến câu thứ mười. Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ, vọng niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự được Nhất Tâm Bất Loạn.
Phải biết là pháp Thập Niệm này nhiếp vọng giống như pháp Thập Niệm sáng chiều, chỉ có cách dụng công là khác nhau. Pháp Thập Niệm Sáng Chiều coi hết một hơi là một niệm, chẳng luận là số câu niệm Phật nhiều hay ít; còn cách này cứ một câu là một niệm. Cách kia chỉ có thể niệm mười hơi vào mỗi sáng, chiều; nếu niệm đến hai mươi, ba mươi hơi sẽ bị tổn khí thành bệnh. Cách này niệm một câu Phật hiệu, tâm biết là một câu; niệm mười câu Phật hiệu, tâm biết là mười câu. Từ một đến mười, rồi lại từ một đến mười. Suốt ngày niệm mấy vạn câu đều giống như thế. Chẳng những trừ được vọng, lại còn dưỡng thần rất hay. Dù niệm chậm hay nhanh, trọn chẳng trệ ngại. Từ sáng đến tối, không lúc nào chẳng thích hợp.
So với cách lần chuỗi để nhớ số, lợi ích cách xa một trời một vực. Cách nhớ số bằng chuỗi khiến thân mệt, tinh thần động. Cách Thập Niệm Ký Số này khiến thân thong thả, tâm an nhàn. Chỉ những lúc làm việc khó nhớ nổi số thì cứ khẩn thiết niệm. Làm việc xong, lại nhiếp tâm nhớ số thì những ý tưởng lông bông qua lại sẽ theo nhau gom về chuyên chú nơi một cảnh Phật hiệu. Đức Đại Thế Chí nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc tam-ma-địa, ấy là bậc nhất”. Kẻ lợi căn chẳng cần bàn đến, còn như bọn độn căn ta bỏ cách Thập Niệm Ký Số này lại mong “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” thật khó khăn lắm thay!
Lại phải nên biết rằng cách nhiếp tâm niệm Phật này chính là pháp vừa cạn vừa sâu, vừa Tiểu vừa Đại, chẳng thể nghĩ bàn! Chỉ nên ngửa tin lời Phật, chớ vì mình chưa hiểu đến nơi đến chốn bèn sanh ngờ vực, đến nỗi thiện căn nhiều kiếp do đây phải mất, chẳng thể tự rốt ráo đạt được lợi ích, thật là đáng buồn!
Chỉ nên lần chuỗi niệm Phật trong hai lúc: đi hoặc đứng. Nếu tịnh tọa dưỡng thần, do tay động tinh thần chẳng thể an, lâu ngày thành bệnh. Pháp Thập Niệm Ký Số này, đi, đứng, nằm, ngồi đều thực hành được cả, nhưng lúc nằm chỉ nên niệm thầm, chẳng được niệm ra tiếng. Nếu niệm ra tiếng thì một là chẳng cung kính, hai là bị tổn khí. Hãy nhớ kỹ, nhớ chắc!”
Chúng ta nên đặc biệt lưu tâm lời nói này của Đại sư
“Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này các vị hoằng dương Tịnh Độ trước kia chưa nhắc đến vì căn tánh người thời ấy còn lanh lợi, chẳng cần phải làm vậy vẫn có thể quy nhất. Ấn Quang vì tâm khó chế phục, mới biết cách này mầu nhiệm, càng thực hành càng thấy hiệu nghiệm, chứ chẳng phải là tự tiện nói mò. Xin chia sẻ cùng những người độn căn trong khắp thiên hạ đời sau ngõ hầu vạn người tu, vạn người về…”
A Di Đà Phật
cho con hỏi là pháp thập niệm ký số ấy vẫn phải nhớ số điều này cho con hỏi có phải nhất tâm ko ạ. con xin hỏi ý này. A di đà phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Thăng. Câu hỏi của bạn thật là hay. Mình xin chia sẻ với bạn thế này. Chúng ta sinh trong thời này đa phần là căn tánh thấp kém, phàm phu tục tử. Thế nên trước hết cần niệm Phật cho được QUY NHẤT về một mối cái đã. Và Pháp Thập niệm Ký Số của Tổ Ấn Quang truyền dạy này thật là tuyệt vời cho hàng hạ căn chúng ta, còn các vị thượng căn thượng trí thì chẳng nói làm gì. Như lời Tổ đã nói bên trên.
Còn bạn hỏi liệu có được NHẤT TÂM? Chúng ta “Trường kỳ huân tu” thì rồi sẽ tự được, như lời Tổ khẳng định. “Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ, vọng niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự được Nhất Tâm Bất Loạn.” Trước mắt đừng vọng cầu, cứ siêng năng, chân thật mà làm.
Đôi hàng chia sẻ.
A Di Đà Phật
Vâng cháu cảm ơn chú Tịnh Tâm. A di đà phật
Cho con hỏi là đây có phải là Chú đại bi tiếng phạn không ạ.
Namo Ratna Trayaya,
Namo Arya Jnana
Sagara, Vairochana,
Byuhara Jara Tathagataya,
Arahat e , Samyaksam Buddhaya,
Namo Sarwa Tathagate Bhyay,
Arhata Bhyah,
Samyaksam Buddhe Bhyah,
Namo Arya Avalokite
shoraya Bodhisattvaya,
Maha Sattvaya,
Maha Karunikaya,
Tadyata , Om Dara Dara,
Diri Diri, Duru Duru
Itte We, Itte Chale Chale,
Purachale Purachale,
Kusume Kusuma Wa Re,
Ili Milli, Chiti Jvalam, Apanaye Shoha
Con có đọc trên mạng là đây là Chú Đại Bi tiếng phạn dài là Phạn Hán.Mong giải thích hộ con đang rất hoang mang.
Đây là bài hát chú đại bi rất hay. Nghe rất sảng khoái,nhẹ nhõm. Bạn không nên bận lòng,một thời gian thì ý nghĩ bạn sẽ thay đổi.
Con mới biết đến trang này, con thấy rất hay. con còn vướng nhiều điều quá. cuộc sống của con xuất phát điểm không đến nổi nào, hiện tại cuộc sống cũng rất ổn. sau con cứ thấy phiền não, lúc nào cũng buồn bã ko có ngày vui.con thật sự rất cần có ai đó dẫn đường, cho con thông suốt. trước giờ con cũng chưa từng làm gì ác, rất thích giúp đở người khó khăn. nghĩ cho người khác trước khi nghĩ đến mình….vậy tại sao con sống không được vui vẽ…
Chào lạc trôi
Lạc trôi cần dẫn đường nhưng về điều gì, điều gì mà khiến bạn nhiều phiền não, cuộc sống lúc này lúc khác, thay đổi liên tục, tâm mình cũng biến chuyển không ngừng, được như ý thì vui mừng, hoan hỷ, không được thì lại buồn rầu, khổ não, không lúc nào yên cả, vô thường lắm, chẳng thật, nó khiến mình cứ loay hoay mãi chẳng có lối thoát. Hôm nay có duyên vào đây chia sẻ như vậy, thôi thì hãy tạm gạt bỏ mọi thứ qua một bên, rồi cùng nhau tìm cầu học Phật để tìm cho mình một sự an lạc. Đời là khổ mà bạn, sinh, lão, bệnh, tử ai cũng phải qua, giàu nghèo gì cũng vậy, có dốc sức tìm cầu mọi thứ dục lạc ở thế giới này thì khi nhắm mắt xui tay cũng phải buông, đâu biết rằng càng dốc sức càng tìm cầu ta càng bị trói buộc, càng tạo thêm nghiệp duyên để cứ tiếp tục cái vòng tròn sinh tử kia, như cá ham mồi mà mắc câu, con người vì tham đắm ngũ dục…mà phải chịu khổ não triền miên trong lục đạo, cứ như vậy mãi mãi, đắm chìm không biết lối thoát cũng chẳng tin rằng đang khổ, là khổ thì lại cho là vui mà tìm cầu, còn vui thì lại cho là khổ, cuộc sống này nguy hiểm như vậy đấy, khiến cho ta điên đảo, chẳng còn chánh kiến. Hãy học Phật, hãy tìm cho mình con đường đúng đắng nhất lạc trôi ạ.