Đời Tống có An thiền-sư trụ trì chùa Thành-Thái, một hôm trong lúc thiền định thấy hai vị sư trong chùa tựa vào lan can nói chuyện với nhau. Lúc đầu có Thiên-Thần đến ủng hộ nghe pháp, nhưng chỉ trong chốc lát thì đi mất, một lúc sau thấy có ác quỷ đến chửi mắng hai người. Thiền-sư cảm thấy kỳ lạ, bèn triệu hai vị sư tới hỏi nguyên do. Hai vị sư đáp: Lúc đầu hai người bàn về Phật pháp, sau lại nói về tiền bạc.
Lời nói của người tu hành cẩn thận như vậy mà còn có chỗ sơ hở, huống chi người thường, há không cẩn thận sao!
Nguyễn Từ Thức giận người bạn họ Mâu vong ân bội nghĩa, canh năm cầm dao đến nhà để giết Mâu. Khi đi ngang một am, am chủ là Ông Hiên Viên đương lúc tụng kinh, bỗng thấy có khoảng hai ba trăm quỷ hình thù quái lạ, mặt mày dữ tợn vác búa cầm dao đi theo Từ Thức. Am chủ cảm thấy chột dạ, muốn đứng dậy đi theo để xem xét tình hình, nhưng chỉ vài phút giây thấy Từ Thức quay đầu trở về, lũ ác quỷ cũng biến mất, theo sau Từ Thức là một lớp người áo mũ cân đai, tay cầm cờ xí và hoa lạ đi theo Từ Thức với bộ mặt hoan hỉ. Hòa Thượng đem việc thấy được kể cho Từ Thức hay. Từ Thức nói:
Lúc đầu ta hận Mâu đến tận xương tủy, càng nghĩ càng giận hắn là người vong ơn phản bội, nên cầm dao đến nhà để giết hắn. Khi vừa đến cửa thấy vợ con của Mâu cùng với người mẹ già, lòng dạ tự nhiên se lại, nghĩ rằng tuy Mâu có phụ ta, nhưng mẹ già cùng với vợ con của Mâu đâu có tội gì, nếu ta giết Mâu thì cả gia đình Mâu sẽ chịu khổ, cơn giận vì thế mà lắng dịu, nên quay đầu trở lại và bỏ ý định giết người.
Hòa Thượng nói với Từ Thức: Bần Tăng chúc mừng cho các hạ, hiểu việc nghĩa mà bỏ oán thù, trên có Thần Minh giám sát, phúc của các hạ sau nay sẽ không nhỏ.
Đúng với lời Hòa Thượng đã nói, con cháu của Từ Thức về sau đều hiển đạt.
Trích: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên
Tác giả: Đức Thái Thượng Lão Quân
Việt dịch: Cư sĩ Vô Tri
Thích nghĩa: Nếu trong tâm có lòng hành thiện, dù việc thiện chưa làm, nhưng Cát-Thần đã theo sau, Còn như trong tâm nuôi lòng ác, dù việc ác chưa làm, nhưng Hung-Thần đã theo sau.
Chú giải: Cát-Thần là Thần gieo phúc đức, Hung-Thần là Thần giáng tai họa. Kinh Phật viết: “Vạn pháp đều do tâm sinh, vạn pháp đều do tâm diệt”. Tâm là căn nguyên của tội ác và cũng là nguồn cội của phúc đức. Tâm nảy một ý niệm tốt thì lòng sáng vằng vặc như trăng thu và Cát-Thần theo sau để hộ trì. Tâm sinh ác niệm thì lòng tối như đêm không sao và Hung-Thần theo sau làm hại.
xin kính chào quý đạo hữu. mình có suy nghĩ thế này, đạo Phật dạy con người thoát khổ chứ không phải chỉ cho con người trốn tránh đau khổ. thoát khổ nghĩa là con người phải đối diện với đau khổ, giải quyết nó, chấm dứt nó. trốn tránh đau khổ là khi cái khổ đến, mình né nó, né hết lần này đến lần khác, cái khổ vẫn đeo đuổi theo mình. ví dụ như ly nước(giả sử đó là cái khổ), nếu mình uống nó(nghĩa là giải quyết cái khổ, chấm dứt cái khổ) thì ly nước(giả sử là cái khổ) sẽ hết. còn nếu quý vị đặt ly nước chỗ này,đặt ly nước chỗ khác, (nghĩa là né tránh cái khổ) thì cái khổ (ly nước giả dụ) đó còn hoài, và thỉnh thoảng quý vị sẽ gặp nó nữa. mình nghĩ rằng mục đích của việc tu là để hết khổ. mỗi sự đau khổ đều có căn nguyên của nó. cùng một thời điểm, trên toàn thế giới này, có người đang đau khổ, có người không khổ không vui,có người thì đang cảm thấy thật hạnh phúc, thật đáng sống. sự thật là, đau khổ hay hạnh phúc đều có nhân quả riêng của nó.
mình chỉ cảm thấy có một điều rất lạ là, từ trước đến nay, người ta đưa ra rất nhiều tấm gương được vãng sanh, mình tự hỏi sao không có một ai trong số rất nhiều người được vãng sanh đó báo mộng cho con cái rằng mình đã được sinh về cõi Cực Lạc,có cảnh sống như thế như thế,….để con cái tin tưởng mà chuyên lòng niệm Phật. nếu giả dụ đã có người được báo mộng mà mình chưa được biết thì cho mình hỏi điều này chút, trong kinh nói người ở Cực Lạc vân du cõi Phật này cõi Phật kia chơi, vậy mình muốn biết họ vân du bằng cách nào? đó là điều mình rất thắc mắc.
tóm lại mình muốn nói là chúng ta tu nên theo nhân quả. bạn đã niệm Phật được 2 năm rồi vậy bạn đã đoạn tuyệt được ái dục chưa? lâu lâu trong tâm bạn vẫn khởi ham muốn đúng không ? mình xin gợi ý cho bạn câu này: “mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, không bao giờ bị nhu cầu tình dục đòi hỏi bức bách”… hoặc là bạn nào muốn đoạn tuyệt ái dục luôn thì câu này :”mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, không bao giờ bị nhu cầu tình dục đòi hỏi”. mỗi ngày bạn hãy đọc thầm câu trên chừng 40 lần một cách chân thành, thật tâm thì trong vòng 1 năm thôi, bạn sẽ thấy nhân quả của câu trên mầu nhiệm thế nào.
mình không bảo bạn đừng niệm Phật nữa, mình chỉ muốn khuyên bạn là bên cạnh việc niệm Phật, bạn nên có thêm những ý niệm tốt lành khác nữa.
1. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, không bao giờ làm khổ mình, không bao giờ làm khổ người.
2. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, đạt được hạnh phúc vô lượng vô biên vô tận, không còn một chút đau khổ, đạt được tâm thánh thiện tuyệt đối,chấm dứt tất cả tội lỗi.
3. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, những ước muốn lương thiện đều thành sự thực.
4. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, hiểu rõ nhân quả của tham sân si, chấm dứt tham sân si.
5. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, không bao giờ bị khuyết tật về cơ thể cũng như không bao giờ bị khuyết tật về tâm hồn.
6. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ buồn chán, không bao giờ lười biếng.
7.mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, luôn có công việc lương thiện để làm, yêu thích công việc làm, có đầy đủ sức khỏe để làm việc, đi làm chuyên cần đều đặn mỗi ngày và trở nên giàu có,biết sử dụng từng đồng tiền một cách khôn ngoan, tiết kiệm, biết chi tiêu hợp lý.
8. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, được sống trong điều kiện mưa nắng thuận hòa.
9. mong cho tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, yêu thích việc học tập, chủ động, tự giác học tập và học thật giỏi, có lý tưởng phụng sự cống hiến cho đất nước, trở thành người có tài có đức,đóng góp được thật nhiều cho sự giàu mạnh, văn minh, tiến bộ của nhân loại.
trong những câu trên, các bạn thích câu nào thì bên cạnh việc niệm Phật, các bạn thường tác ý câu đó, sau này sẽ thành nhân quả cho bản thân các bạn.
(mình có 35 câu, nhưng post lên 9 câu trên thôi, vì nhiều quá chắc sẽ làm các bạn choáng, nên bạn nào muốn nhận thêm thì liên hệ với mình qua email : [email protected] nhé
A Di Đà Phật .
Mình đọc trong một cuốn sách nói là ngừời vãng sanh thựơng phẩm mới trở về báo tin cho nguoi nhà được,còn o các phẩm thấp hơn thì mất một thời gian hoa moi no moi thấy Phật.Mà một ngày ở xứ Phật hình như bằng năm năm ở hạ giới.
Những ý niệm tốt của bạn rất hay đó,đáng để học hỏi.
A Di Đà Phật. Việc người vãng sanh về Cực Lạc trở lại thế giới Ta Bà để báo mộng thì không phải là không có, điển hình ví dụ trong bài Người Chết Báo Mộng Đã Được Vãng Sanh (http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/12/nguoi-chet-bao-mong-da-duoc-vang-sanh/) Nhưng các câu chuyện người vãng sanh về báo mộng dù có kể lại thì chưa chắc người khác sẽ tin hẳn 100% mà chỉ đơn thuần cho rằng đó chỉ là giấc mộng do người thân quá đau lòng tưởng tượng ra, vì thế nên chẳng tin. Đáng tin hơn là khi người sắp lâm chung tận mắt nhìn & kể lại thấy Phật và thánh chúng đến tiếp rước, hay biết ngày vãng sanh nhiều tháng trước lúc vãng sanh thì có rất nhiều, truyện vãng sanh hàng hàng lớp lớp từ xưa đến nay đều có ghi chép lại trong sách Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, Vãng Sanh Truyện… hay ngay ở tại website này ở mục Gương Vãng Sanh ở đầu trang còn ghi lại video. Chắc bạn chưa có thời gian đọc, hay đọc rồi mà chẳng tin? Nếu bạn đã đọc và xem qua rồi mà vẫn cho đó là những truyện tiểu thuyết thì cũng chẳng có gì lạ vì lúc Phật Thích Ca còn tại thế cũng đã nói rằng pháp này là “nan tín chi pháp” (pháp khó tin). Những người thật sự tin vào pháp này đều là do quá khứ đã từng trồng nhân Tịnh Độ sâu đậm rồi, nay vừa nghe thấy mới có thể liền tin nhận. Ngay cả pháp sư Tịnh Không phải mất 40 năm mới có thể tin vào pháp môn này. Người bình thường không tin vào thế giới Tây Phương Cực Lạc, không tin niệm Phật sẽ vãng sanh thì cũng không chi lạ.
Các lời nguyện ở trên của bạn rất tốt, đó là hạnh của bồ tát. Nhưng hiện tại việc cần kíp nhất là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc nên để lên hàng đầu ưu tiên một. Khi vãng sanh về đó rồi thì chúng sinh ấy liền trở thành A Duy Việt Trí bồ tát (tức bồ tát bất thối chuyển), chứng Vô Sanh Nhẫn lập tức thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi (đây là lý do lớn nhất vì sao chúng ta nên nguyện về Tây Phương Cực Lạc) sau đó đi khắp 10 phương thế giới để cứu độ chúng sanh, thành tựu tất cả các nguyện khác vẫn chưa muộn vậy. Ở trên bạn có hỏi người ở cõi Cực Lạc vân du đến cõi Phật này cõi Phật kia bằng gì, câu trả lời đơn giản là khi đã thành bồ tát rồi thì họ chỉ cần khởi niệm đến nơi nào thì họ liền thị hiện đến nơi ấy. Đây gọi là thần túc thông, chứ không phải là thân tứ đại của chúng ta phải đi từ nơi này đến nơi khác mất nhiều tháng ngày.
Người tu theo pháp môn niệm Phật không phải là lảng tránh hay trốn khổ theo như bạn nghĩ. Có lẽ bạn chưa có dịp đọc và tìm hiểu cặn kẽ về giáo lý Tịnh Độ. Mà nói cho cùng, trăm sông đều chảy về một mối là biển cả. Pháp Phật tám vạn bốn ngàn pháp môn, nhưng đều có chung một vị giải thoát. Cho dù bạn tu theo pháp môn nào của Phật, thì cuối cùng cũng đều quy về một điểm mà tất cả người con Phật đều mong đợi mà thôi. Thiền, Tịnh, hay Mật… đều do một người thầy chúng ta dạy cả. Cho nên đừng cho rằng pháp môn này hay hơn pháp kia; mình tu như thế này là đúng, họ tu như vậy là sai đường. Chẳng qua là vì căn tánh của họ hợp với pháp môn ấy mà không hợp với pháp môn mình tu mà thôi.
Cuối cùng, bạn đã nói đúng. Đó là “chúng ta tu nên theo nhân quả”. Niệm Phật cũng thế, niệm Phật là nhân thì quả chẳng phải là thành Phật hay sao? 🙂
Niệm Phật Cầu Vãng Sinh Có Ích Kỷ Không?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/01/niem-phat-cau-vang-sinh-co-ich-ky-khong/
A Di Đà Phật.
Thưa mọi người, con rất sợ đi máy bay nhưng tháng sau con có chuyến du lịch với gia đình và phải đi bằng máy bay. Con lại phạm phải tội thủ dâm, hơn thế còn rất yếu bóng vía và hay sợ sệt khi nghe phim truyện ma và hiện đang bị ám ảnh. Không biết có cách niệm Phật nào giúp con sám hối không ạ? A Mi Đà Phật!
1- Có 8 cách giúp bạn kiểm soát nỗi sợ khi bay:
– Ngồi ở giữa. Hít thật sâu và đếm từ 1 đến 4, sau đó thở ra toàn bộ khí trong lồng ngực và đếm từ 5 đến 6.
– Tập trung vào một cái gì đó, khép chân lại và khoanh tay lại trước ngực. Hít thở sâu và đưa lưỡi chạm vào thành trên họng.
– Đóng cửa sổ máy bay để bạn không phải thấy cảnh máy bay cất cánh, hạ cánh hay di chuyển.
– Hãy tập niệm Phật hàng ngày, chú tâm vào câu Phật hiệu & nghe tiếng niệm Phật cho rõ ràng không mơ hồ.
– Bổ sung những thức ăn bổ dưỡng, vừa giúp bạn quên đi nỗi sợ vừa giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng. Đồng thời hãy nghe nhạc trên máy bay. Tuy nhiên hãy tránh xa các thức ăn có chứa nhiều đường, bởi chúng có thể khiến bạn bị kích thích và trở nên căng thẳng hơn.
– Loại bỏ những loại thức ăn, nước uống có chất kích thích có nhiều caffeine như cà phê, nước tăng lực và các loại chất kích thích khác.
– Xác định nỗi sợ của bạn. Bạn có sợ đến mức mất kiểm soát hay không? Liệu đó có phải là do bạn sợ chết? Hay đó là nỗi sợ không gian hẹp? Việc xác định được nỗi sợ giúp bạn tìm ra cách để giải tỏa cho cơ thể.
– Nói chuyện với những người có nhiều kinh nghiệm di chuyển bằng máy bay. Đó có thể là phi công, chuyên gia được đào tạo bài bản chuyên nghiệp với hàng ngàn giờ trên không.
2- Về bệnh thủ dâm, bạn hãy đọc và suy nghĩ kỹ tác hại và nghiệp quả của nó về sau mà chừa không dám tái phạm. Cách chuộc lỗi nằm ở link cuối cùng.
Vì Sao Thủ Dâm Là Một Trọng Tội Dẫn Đến Đọa Địa Ngục?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2017/06/vi-sao-thu-dam-la-mot-trong-toi-dan-den-doa-dia-nguc/comment-page-1/
Tác Hại Của Việc Thủ Dâm Của Thanh Thiếu Niên
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/06/tac-hai-cua-viec-thu-dam-cua-thanh-thieu-nien/comment-page-1/
Tội Tà Dâm Là Gì? Quả Báo Của Tội Tà Dâm & Phá Thai Ra Sao?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/06/toi-ta-dam-la-gi-qua-bao-cua-toi-ta-dam-pha-thai-ra-sao/comment-page-1/
Người Thường Thủ Dâm Luôn Có Quỷ Hấp Tinh Khí Đi Theo
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2017/10/nguoi-thuong-thu-dam-luon-co-quy-hap-tinh-khi-di-theo/
Tội Tà Dâm Là Gì Và Quả Báo Ra Sao?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/09/toi-ta-dam-la-gi-va-qua-bao-ra-sao/
Làm Cách Nào Để Chuộc Lại Lỗi Lầm Nếu Lỡ Phạm Giới Tà Dâm Từ Sách Báo Phim Ảnh?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2017/07/lam-cach-nao-de-chuoc-lai-loi-lam-neu-lo-pham-gioi-ta-dam-tu-sach-bao-phim-anh/
3- Niệm Phật vài năm bạn sẽ trở nên dạn dĩ không còn sợ ma hay bóng vía nữa. Đây là nhờ từ lực của Tam Bảo âm thầm ngày đêm gia hộ cho bạn mà bạn không hay không biết. Cho nên hãy ráng dành thời gian niệm Phật nhiều, đừng lơ là một bữa niệm dăm ba bữa nghỉ thì không có tác dụng gì.
Người Niệm Phật Ma Quỷ Chẳng Dám Đến Gần
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/09/nguoi-niem-phat-ma-quy-chang-dam-den-gan/
Thưa thầy Xin Thường Niệm A Di Đà Phật, con rất sợ chết khi đi máy bay ạ. Vì con đang mắc tội thủ dâm nên sợ sau khi chết sẽ bị đày xuống địa ngục
Phúc Trần là tên thật của con ạ. Vì khi gửi phúc đáp con thấy có một vị cùng tên nên mới sử dụng tên khác ạ
((: do cái tâm suy nghĩ quá nhiều chuyện rồi đầu óc suy nghĩ sâu xa … Vậy sao k thử để cái tâm trống rổng xem …
A Di Đà Phật! Gửi bạn Người Yếu Bóng Vía.
Về vấn đề thủ dâm, Bạn vào Facebook, gõ TKBGcfs (Thọ Khang bảo Giám confession) sẽ thấy một trang chuyên dành cho vấn đề này, có nhiều bạn đã và đang cai thành công. Bạn vào đó sẽ nhận được nhiều lời chia sẻ quý báu từ những người trong cuộc nhé!
A Di Đà Phật!
Xin chào mấy bạn
Mình ngày hôm nay ở nhà từ sáng tới tối mình cũng mới cố gắng trì niệm Phật chưa tới 2,3 tháng nên mình niệm ra tiếng hoặc niệm Kim cang trì mà vấn đề đây là mình niệm nhưng nhiều lúc bị khát hoặc bị khô nên cho mình hỏi có cách nào để tình trạng cải thiện đc không ạ? Mình đã uống nước rất nhiều ngày hôm nay rồi
Xin giải đáp giúp mình ạ. Với lại trong suốt thời gian ngắn mình bắt đầu kiên trì niệm Phật nhiều hơn mình nhận ra bản thân mình có quá nhiều thiếu sót mình nhận ra mình chưa thật thà niệm Phật vì mình thấy vẫn có nhữg điều mình chưa buông bỏ đc như điện thoại chẳng hạn. Tâm mình vẫn còn có những lúc giải đãi tâm mình vẫn chưa thật nguyện thiết mình cảm thấy rất thất vọng. PS Tịnh Không nói rất đúng điện thoại là chg ngại lớn nhất của con đg tu hành sáng nay mình niệm Phật mình đã cảm thấy khá vui vì mình đã thay tgian dùg đt bằg thian niệm Phật nhưg giờ mình nhận ra đó là vọng tưởng mình vẫn chưa buôg bỏ thực sự. Mình thực sự mà nói cũg muốn như người xưa tâm nguyện luôn tha thiết sanh tử niệm ngày đêm k ngừng nghỉ tinh tấn dũng mãnh nhưg nhìn lại mình chưa đc vài thág cái tâm giãi đãi đã xuất hiện khiến mình bắt đầu sợ. Mình là 1 người thuờg thuờg đối vs nhìu việc rất dễ sinh ra ý giãi đãi,lười đó là điểm yếu của mình mình sợ.
Mình cảm thấy thất vọng vô cùng chiều mới niệm cx cỡ cỡ 1 tiếg j đó tự nhiên cái tâm ý muốn lấy cái điện thoại xem nhữg j lq tới niệm Phật và vãg sanh mình đã cố nhưg rốt cuộc.. mình mở lên coi bài báo cáo nói về tâm sanh tử tha thiết đọc xong mình cảm thấy mình thật tệ. Mình nhận ra ngày hôm nay mình niệm Phật chỉ để muốn chèn ép cái tgian dùg đt.
Giờ mình nhận ra cái chữ” Tin sâu NGUYỆN THIẾT” k dễ thốt ra chút nào cả. Với lại vừa rồi mình mới xem một bài trên duongvecoitinh là thời nay k nên kiết thất niệm Phật 1 mình vì sẽ dễ bị tẩu hỏa nhập ma mà mình vẫn còn nhỏ mình thừa nhận nói theo 1 phg diện nào đó thì PS Tịnh Không cứ cho là thầy của mình vậy nhưg ở ngoài đời mình k có bạn đồg tu hàng ngày mình niệm Phật cx đóng cửa 1 mình trog phòng nên mình rất sợ. Chưa kể mới đọc xong bài đó cái tâm sợ ma của mình nó lại trỗi dậy nên giờ mình k dám lên lạy Phật tối nay vì mình sợ k thành tâm.
Mình bất đắc dĩ ngoài đời k có ai để mình tâm sự và thắc mắc nhữg điều này hết mình biết mình nói hơi nhiều nhưg mình xin các bạn giải đáp hết giúp mình đc không?
Hãy cứ tiếp tục kiên trì niệm Phật đi cô bé. Hãy để mọi việc khác cho Phật và bồ tát an bài, rồi tất cả sẽ đều tốt lành cả. Em có hiểu chữ “kiết thất” là gì không? Là suốt 7 ngày đóng cửa không giao tiếp với người, chỉ chuyên tâm niệm Phật và chỉ niệm Phật mà thôi không làm gì khác. Nếu em chưa làm được như vậy thì không cần phải lo gì.
Tôi đoán chắc em còn tuổi đi học, như thế thì hãy lo học cho tốt, có thời gian rãnh niệm Phật thật nhiều cho đến lúc mãn phần chắc chắn sẽ vãng sanh. Người niệm Phật chúng ta cứ vâng lời theo tổ: Tin chắc rằng niệm Phật sẽ thành Phật, nguyện thiết tha được vãng sanh về Cực Lạc, kiên trì niệm Phật không buông lung. Chỉ đơn giản như thế là thành tựu thôi cô bé. Đừng lo đừng nghĩ lung tung mà làm gián đoạn câu Phật hiệu.
Cố gắng gìn giữ tâm hạnh vãng sanh tha thiết như hiện tại, đừng để nó thui chột theo thời gian cô bé nhé. Để lòng tin không suy giảm thì hàng ngày phải đọc hay nghe giảng pháp thường xuyên. Nếu không nghe pháp lòng tin sẽ suy giảm dần. Như người không ăn lâu dần thân thể sẽ héo mòn và chết. Lòng tin cũng thế, phải cần nuôi dưỡng lòng tin bằng cách nghe giảng pháp Tịnh Độ (các bài của HT Tịnh Không giảng trên YouTube rất nên nghe) mỗi ngày.
Ngoài niệm Phật ra, khi nào có điều kiện em hãy tập bố thí, hay phóng sanh tuỳ theo khả năng. Đây gọi là phước huệ song tu. Bố thí, phóng sanh là tu phước; niệm Phật là tu huệ. Hai thứ này phải song hành không nên thiếu một. Em còn đi học thì không cần phải có nhiều tiền mới bố thí hay hành hạnh phóng sanh được. Em có thế vào FB rồi hùn phước bằng cách gửi một số tịnh tài nhỏ em nhín được từ tiền ăn sáng hay quà vặt cho các hội niệm Phật ví dụ như Niệm Phật Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc (https://www.facebook.com/niemphatvangsanhtayphuongcuclac/). Các hội đoàn như thế làm việc có tổ chức đàng hoàng đáng tin cậy. Khi thấy họ làm điều thiện thì em hãy sanh tâm hoan hỉ theo thì công đức cũng ngang với những người đang làm việc thiện ấy. Tích tiểu thành đại, mỗi ngày làm chút việc thiện nho nhỏ như thế, mỗi ngày dành ít thời gian ngoài việc học để niệm Phật, đến cuối đời em sẽ có đủ tư lương và hành trang về cõi Phật, không phải lo lắng gì.
A Di Đà Phật.
xin các đạo hữu chỉ giáo mình
mình ngồi niệm phật 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT niệm lúc đầu còn nghe danh chứ 1 tiếng trở lên tuy miệng niệm nhưng mình không cảm nhận dược danh phật nữa và giọng mình thì niệm lâu khó nghe có cách nào khắc phục được không
A Di Đà Phật
Chào bạn Minh Hiếu!
Khi niệm Phật chúng ta đừng nên quá trọng vào hình thức. Nghĩ rằng phải mặc áo tràng, đến chùa mới là tu, mới là Phật tử; phải ngồi xếp bằng một chỗ niệm Phật mới gọi là có định lực. Và quả thực khi hành giả có ý nghĩ phải ngồi một chỗ, xếp bằng thì câu Phật hiệu mới có lực- vô tình đã bị kẹt vào ý nghĩ này, câu Phật hiệu cũng bị trói buột vào tư thế, vào hình thức. Do vậy, ban đầu thì câu Phật hiệu phát ra rõ ràng nhưng về sau không bị trói buột nữa nên bị mờ nhạt đi.
Nếu bạn vừa bắt đầu tu Tịnh độ, lời khuyên cho bạn là nên xây dựng thời khóa phù hợp. Ngoài thời khóa chính (2 thời/ 3 thời) thì thời gian khác chúng ta đều có thể tranh thủ niệm Phật được. Dụ như niệm Phật hơn tiếng khiến câu Phật không trụ nơi tâm, giọng bị trại đi thì bạn có thể chuyển sang vừa đi vừa niệm Phật hay vừa lạy vừa niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ cám ơn bạn Mau Mau Niệm Phật giải đáp cho mình. Mình đã hiểu rồi
NGƯỜI ĂN MÀY ĐƯỢC CẢI ĐỔI VẬN MỆNH
Giả A Ngọc người huyện Nghi Hưng, thuở nhỏ ở trong làng là kẻ ăn mày, ngủ ở trong một miếu thổ địa ở ngoài thành.
Ngày cuối năm, một năm nọ vào khoảng 3, 4 giờ chiều, A Ngọc khi đi đường bỗng trông thấy một túi vải xanh. Mở ra xem thì là túi đựng quần áo đàn bà, đồng thời có khoảng 30 lượng bạc. A Ngọc rất cao hứng, nhưng lại nghĩ bụng: “có tiền tiêu đương nhiên là sướng rồi, nhưng nếu người mất tiền có việc cần phải sử dụng, không tìm ra được thì chỉ có nước chết. Không! Ta không thể dùng tiền này”.
Do đó ngồi ở ven đường chờ người mất của. Đợi rất lâu bỗng thấy một người đàn bà trung niên đi tới, vừa tìm vừa khóc. A Ngọc nghi bà ta chính là người mất túi vải bèn kêu bà ta lại hỏi. Bà ta thấy A Ngọc là tên ăn mày thì không thèm để ý, càng khóc lớn. A Ngọc hỏi :
– Bà tìm kiếm gì? Tôi ngồi đây đã lâu, có thể thấy vật bà đánh mất chăng?
– Tôi đánh mất một túi vải xanh trong đựng mấy bộ quần áo và 30 lạng bạc. Chồng tôi vì thiếu quan lương 30 lạng nên bị bắt vào tù. Tôi phải bán hết tất cả tài sản, vay mượn tứ tung mới được đủ số tiền để bồi hoàn; nay lại đánh mất, chỉ còn cách chết.
A Ngọc thấy bà ta nói trúng những vật trong túi, bèn đưa túi ra trả. Bà ta nhận túi, kiểm điểm thấy đủ thì mừng rỡ đem ít bạc ra tặng A Ngọc để tạ ơn, nhưng A ngọc không nhận.
Đêm đó A Ngọc ngủ trong miếu, mộng thấy trong miếu đèn đuốc sáng chưng, nghĩ bụng trời chưa sáng sao đã có người đến lễ ? Bỗng nghe trên điện có tiếng nói :
– Hôm nay có một gã ăn mày nhặt được tiền nhưng không dấu đi để tiêu nên đã cứu sống được hai mạng người. Công đức rất lớn, nên tặng hắn ít phúc.
Lại có người nói :
– Gã này chỉ thọ 30 tuổi.
– Hãy báo Đông Nhạc đế quân ban cho hắn lộc thọ, lại tặng cho vợ con để khuyến khích hành thiện.
Lại sai người mang bạc ra cho. Có hai người khiêng một rương bạc lớn để trước mặt A Ngọc.
– Đây là thần tặng!
A Ngọc khoái chí mở mắt ra thì thấy bốn phía tối om, bèn vươn vai trở dậy, chân đạp vật gì phát ra tiếng kêu, nhìn kỹ thì là một xâu tiền có 6 xu.
A Ngọc mỉm cười :
– Chẳng lẽ đây là tiền thần tặng ?
Ở Nghi Hưng có phong tục là ngày đầu năm, các nhà đều làm nhiều bánh bột để bố thí cho ăn mày, ở ngoại thành lại mở nhiều sòng bạc. Đánh được thì có thể chọn kẹo hay tiền tùy ý. Các sòng này đều tập trung ở Trường Kiều.
Ngày hôm sau, A Ngọc xin được nhiều bánh bột, ăn no rồi bèn vào sòng bạc đem 6 xu ra đánh. Đánh 10 lần được cả 10 lần. Lại đánh một lúc được hơn 1.000 đồng. Lại vào nơi đánh lớn, đánh từ sáng đến tối được cả vạn đồng.
Lúc đó ở bên Trường Kiều có Giả ông mở một quán bán mì. A Ngọc mỗi khi xin được tiền đều đến quán này ăn mì. Giả ông bình thời đối đãi với A Ngọc rất tốt.
Hôm đó A Ngọc đem tiền đánh được đến nhờ Giả ông giữ. Hôm sau lại đi đánh, cũng thắng. 3, 4 hôm liền đều như vậy, ước được vài vạn.
Bỗng A Ngọc nghĩ: “tiền được bạc là tiền bất nghĩa. Tiền ta được tuy là do thần tặng, nhưng những người thua, chưa chắc đó đã là tiền dư của họ. Ta là ăn mày, có được số tiền này có thể thành gia lập nghiệp hà tất còn bài bạc? Thắng thì tốt, nhưng nếu thua thì lại trở thành ăn mày”.
Do đó, thề không bài bạc nữa. Lúc đó Giả ông vì thiếu vốn định dẹp tiệm. A Ngọc thương lượng với ông xin hùn vốn, lại tự mình làm người chạy bàn. Giả ông vui vẻ chấp nhận.
Khi khai trương, khách đến rất đông, kiếm được nhiều tiền gấp mấy lần khi trước. Làm ăn ngày càng phát đạt. Giả ông chỉ có một đứa con gái, lại thích A Ngọc trung hậu, bèn gả con gái cho. A Ngọc hết lòng phụng dưỡng Giả ông. Sau vợ sinh được hai con, vì không biết mình họ gì nên A Ngọc lấy họ của nhạc phụ để đặt tên cho mình và hai con.
(Theo Thiện Hữu Thiện Báo)
Trích: Những Chuyện Nhân Quả
Dịch giả: Dương Đình Hỷ
Cho mình hỏi lạy Phật mà vẫn còn vọng tưởng tạp niệm có tội không?
Với lại cho mình hỏi câu nữa
Lúc mình niệm Phật thì cơ thể mình có nhữg hiện tg hơi kì lạ ví dụ như ở giữa 2 lôg mày của mình cảm giác như bị ấn điểm gì ở đó nó mê mờ,đặc biệt lúc mình nằm niệm Phật thì có lúc 1 bên má mình cảm giác nó tê tê thậm chí đôi lúc tự nhiên chân mình bị chuột rút hay cảm thấy k ổn ở đâu đó trên cơ thể nhưg mình tiếp tục niệm Phật 1 lát sau thì nó đỡ hơn rồi dần dần hết.
Cho mình hỏi tại sao mình lại bị như vậy?
Và với lại trên khuôn mặt nữa có lần mình đag ngồi niệm Phật tự nhiên mình cảm thấy có đườg j ngang ngang mê mờ trên mũi mình… mình khôg hiểu mình bị gì. Mình thừa nhận mình có nghĩ tới chuyện có người nhập mình mình k biết có phải không. Xin ai đó giải đáp giúp mình với
A Di Đà Phật
Chào bạn Mỹ An!
*Vấn đề lạy Phật còn tạp niệm.
-Tâm phàm phu vốn đầy tạp niệm, không còn tạp niệm thì đã là thánh nhân rồi.
-Khi lạy Phật quan trọng hơn cả là lòng thành kính.
-Để khắc chế tạp niệm nên vừa lạy vừa niệm Phật thầm. Khi lạy cần chậm rãi, nhẹ nhàng để duy trì sức bền.
*Chúng ta từ vô lượng kiếp có vô số oan gia trái chủ. Ở cõi vô hình này, cũng chúng sanh thiện, cũng có chúng sanh ác. Những oan gia có tâm thiện lành khi thấy người tu hành thì họ dần giác ngộ, hoan hỷ và ủng hộ; oán gia trái chủ có tâm bất thiện thì họ tìm cách chống phá người tu. Chúng ta nhận biết để có thái độ dung hòa, không vì chướng ngại bởi oán thân trái chủ mà khởi tâm sân hận họ. Có chướng ngai nhưng không xem đó là chướng ngại. Trong lúc hành trì nên thành tâm khuyên nhủ hết thảy oán gia trái chủ buông bỏ oán thù cùng nhau nỗ lực tu tập.
Cảnh từ tâm sanh ra, cảnh cũng từ tâm chuyển. Bạn hãy cẩn trọng với ý nghĩ có ai nhập vào người, có cầu ắc có ứng rất nhanh. Nghĩ xem trên thân chúng ta có rất nhiều oán gia trái chủ gá theo, họ ở ngay trên thân thể chúng ta, có cơ hội thì liền biến thành vi trùng gây bệnh. Vấn đề là họ ở ngay trên thân, đừng nghĩ họ ở bên ngoài và tìm cách “nhập” vào.
Chúc bạn tỉnh giác!
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào Mỹ An, NĐ có chút ý thế này
Nên làm nhiều việc thiện: phóng sanh, bố thí, cúng dường,… bên cạnh đó niệm phật, giữ giới thanh tịnh.
Sau mỗi thời khóa nên hồi hướng công đức phước báu cho oan gia trái chủ, cửu huyền thất tổ cùng chúng sanh trong luân hồi mười phương sớm được
vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, liễu sanh tử, sớm giác ngộ thành phật.
Sau đó mới khai thị cho oan gia trái chủ, để buông bỏ oán thù từ nhiều đời nhiều kiếp, cùng chúng ta tu tập , niệm phật để sớm được giải thoát
Đồng thời trong cuộc sống cũng sống công bằng, nghiêm minh, không buông thả , sống theo chánh pháp, siêng làm việc thiện, giúp đỡ thương yêu hết thảy mọi người. Tu tập ăn chay niệm phật tinh tấn, thọ trì năm giới thập thiện (thọ trì giới ắt được thiên thần hộ giới ủng hộ, như vậy MA còn lo lắng gì nữa ) , hiếu dưỡng cha mẹ.
Có như vậy thì những điều bạn lo lắng không còn nữa. Thân tâm lúc nào cũng an lạc thanh tịnh, không sợ hãi.
Vài điều về hồi hướng MA tham khảo https://drive.google.com/drive/u/2/folders/1HoZ3iSAhkEB0brbWVDb2f6wop85CQys3
Có đôi điều như vậy hy vọng có chút lợi ích cho MA,
Chúc MA tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát
A di đà phật! Mình hiện tại gần được 17 tuổi, mình có duyên với Pháp tịnh độ 3 năm trước… Và mình muốn ở nhà tu, mình có đi chùa ở 1 vài ngày và thầy trụ trì phát hiện mình bị bệnh trầm cảm… Mình cũng cảm thấy mình bị thật… Nhưng mình k muốn ra ngoài đời chỉ muốn ở trong nhà tu có được không? Mong mọi người cho mình lời khuyên. A di đà phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Quốc!
Bệnh trầm cảm là một dạng của bệnh tâm thần. Ba năm bạn tu Tịnh độ là tu cái gì? Bạn niệm A Di Đà Phật, bạn niệm vô lượng giác, vô lượng trí huệ nhưng rồi bạn cho rằng mình bị trầm cảm (tâm thần). Ngay vấn đề cơ bản nhất: Nhân và Quả- bạn không nắm bắt được rồi. Tôi đề nghị bạn nên đọc Kinh Nhân quả trước, vì tin và thấu Nhân quả chính là nấc thang đầu tiên của người học Phật. Bạn không tin có nhân, có quả làm sao bạn tin “niệm Phật là nhân, thành Phật là quả” được. Niệm Phật không thành Phật, thành người “bệnh”- vấn đề này nằm ngay trong chánh kiến, chánh tư duy của bạn thật đã quá lệch lạc nếu không gọi là tà kiến, tà tư duy. Phải tỉnh giác ngay!
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật! Mình bị bố mẹ k cho đi ra ngoài từ nhỏ có lẽ là do bố mẹ .
Mình không bảo là mình tu tịnh độ bị trầm cảm… Mình chỉ hỏi ý kiến của các đạo hữu như thế nào thôi! Mong bạn đừng hiểu nhầm.. A di đà phật
Chào bạn Quốc,
Bạn muốn tu ở nhà cũng rất tốt, không sao cả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là trong quá trình tu học phải bám sát vào các kinh Tịnh Độ như kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Niệm Phật Ba La Mật,..để không đi sai đường, vì thời nay chánh tà đang lẫn lộn.
Về bệnh trầm cảm của bạn, PH nghĩ bạn không nên tự chuẩn đoán cho mình, bạn hãy đến gặp một bác sĩ chuyên môn để có chuẩn đoán chính xác nhé. PH nghĩ chắc bạn vẫn còn đang đi học? Chẳng qua là bạn không thích, hoặc thiếu tự tin khi tiếp xúc với người khác? Nếu một người thường ở trong nhà, dần dần sẽ hình thành thói quen không muốn tiếp xúc với người, quay về sống nội tâm, mà theo PH thì đó không phải là bệnh. Cho nên, bạn hãy đến gặp bác sĩ, chứ đừng tự mình “làm bác sĩ” nhé.
Chúc bạn tinh tấn, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật! Mình cảm tạ công Đức của cư sĩ Phước huệ! Mình dạo này thấy có 1 số video cũng như 1 số bài viết nói tịnh độ không có thật dục phật a di đà cũng k có thật… Mong bạn giải đáp cho mình. Mình hoang mang lắm ạ!
Cõi Tây Phương Cực Lạc Có Thật Không?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/07/coi-tay-phuong-cuc-lac-co-that-khong/
Tây Phương Cực Lạc Không Có Thật Vì Duy Tâm Tịnh Độ?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/04/tay-phuong-cuc-lac-khong-co-that-vi-duy-tam-tinh-do/
Chào bạn Quốc,
Bạn chớ hoang mang, có những minh chứng về cõi Cực Lạc và đức Phật A Đà.
– Kinh về Tịnh Độ là do đức Bổn sư thuyết giảng. Trong đó Ngài miêu tả rất rõ ràng cõi Cực Lạc, đức Phật A Di Đà và các lời nguyện. Đức Phật thì luôn nói lời chân thật, nên chúng ta phải có niềm tin vào Ngài. Bạn nghĩ xem, đức Phật với đức hạnh, trí tuệ vĩ đại như thế thì ta tin chứ sao lại tin những người mà về trí tuệ, đức hạnh chưa thể bằng Phật.
– Trong các sách ghi lại, cũng như hiện tại, có rất nhiều người niệm Phật được vãng sanh, thấy Phật tiếp dẫn giống như trong kinh đã dạy. PH nghĩ vậy là quá đủ đối với người tu chúng ta rồi, không cần thêm bằng chứng gì khác nữa.
Những vị nói cõi Cực Lạc, đức A Di Đà không có thật, đều là những vị không tu Tịnh Độ. Như thế thì bạn bận tâm làm gì, vì họ chỉ dựa trên suy nghĩ của riêng mình rồi đánh giá, phán xét, chứ không có sự chứng thực.
PH nghĩ người mới tu Tịnh Độ như chúng ta, nên hạn chế xem những thông tin bài bác Tịnh Độ vì lòng tin còn yếu, sẽ dễ bị lung lay. Những bài viết bài bác Tịnh Độ đó có những điểm không đúng, nhưng vì mình hoặc không đủ thông tin, hoặc chưa thực chứng nên không biết là không đúng. Tốt nhất là ta nên thường đọc các kinh Tịnh Độ và các bài giảng của các vị cổ đức khuyến khích Tịnh Độ để tăng trưởng lòng tin.
Chúc bạn vững tin, tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật xin tri ân công Đức của bạn mai và cs Phước huệ… Mình sẽ cố gắng tin sâu và nghe Pháp về tịnh độ nhiều hơn a di đà phật!
A Di Đà Phật.
Xin các liên hữu cho tôi lời khuyên.
Con trai đầu của tôi 12 tuổi và đã quy y Tam bảo khi mới 6 tuổi. Hồi đó tôi chưa hiểu nhiều về Phật Pháp nên xin quy y cho cháu với ý nghĩ là sẽ tốt hơn cho cháu và có phần kiêu mạn là cả nhà đều đã quy y Tam bảo. Từ đó đến nay tôi vẫn áy náy về việc này vì thực tế cháu vẫn chưa hiểu về Phật Pháp và Quy y Tam bảo.
Hiện nay cháu thứ hai của tôi 7 tuổi. Ý cháu rất muốn được quy y Tam bảo từ năm 2017 vì cháu nghĩ đã bằng tuổi của anh trước đó. Lý do chính của cháu là cha, mẹ và anh đã có giấy (và đã được) Quy y Tam bảo mà cháu thì chưa. Cả nhà tôi vẫn hướng cho các cháu tu tập và các cháu vẫn ngoan ngoãn chấp hành, có lúc hai anh em tự giác tu tập.
Sang cuối tháng 7 DLịch này có lễ Quy y Tam bảo, tôi xin ý kiến của các liên hữu giúp tôi đã nên xin cho cháu được Quy y Tam bảo chưa? và giải thích như thế nào cho cháu hiểu.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chào Tịnh Châu!
Quy y Tam bảo là việc tốt đối với người tu tại gia, tuy nhiên cũng phải tìm hiểu kỹ (http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/08/quy-y-co-phai-la-tim-mot-vi-thay-nao-do-de-nuong-tua-khong/) để mỗi người Phật tử không có sự nhẫm lẫn nào. Con trai đầu của Tịnh Châu đã quy y và giờ được 12 tuổi, đây là lứa tuổi đã kiến tạo suy nghĩa, hành vi riêng, bạn nên nói rõ về ý nghĩa của quy y cho con hiểu, cũng lại nhắc nhở 5 giới cấm dành cho Phật tử tại gia khi đã quy y Tam bảo.
Cháu thứ hai được 7 tuổi, nếu có duyên thời cũng nên cho cháu quy y. MD nghĩ rằng một đứa trẻ lên 7 muốn được quy y Tam bảo (có nguyện) hẳn cháu có duyên với Phật pháp và duyên này đã đủ đầy rồi. Tịnh Châu không cần phải áy náy vì lần này là chúng ta không “ép”. Hãy để cháu quy y; rồi thì dạy cho con không sát sanh, đơn giản là yêu thương loài vật, không giết hại những con vật nhỏ, trân trọng mạng sống muôn loài dù nhỏ nhất là nhành hoa, cây cỏ; dạy cho con nói lời thật thà, không nói dối cha mẹ, thầy cô, bạn bè; dạy con cách sẻ chia, giúp đỡ người khác, không dành giật đồ đạc, không tự ý lấy đồ của người khác… Trẻ con giống như tờ giấy trắng, nếu khéo léo vẽ những vòng tròn nhân ái, vẽ những đường thẳng thiện lành chắc chắn con sẽ nên người.
Hơn thế nữa hai con của Tịnh Châu có thể ngoan ngoãn chấp hành theo hướng tu tập của cha mẹ, thật là hiếm có, MD hoan hỷ vô cùng! Kính chúc đại gia đình Tịnh Châu pháp hỷ sung mãn, vãng sanh đất Tịnh!
Nam Mô A Di Đà Phật
Cảm ơn bạn Mỹ Diệp. Mình nghĩ cái ý nghĩ đó cũg là vọng tưởng mình sẽ cẩn trọng.
A Di Đà Phật
Cho mình hỏi cách niệm phật Quan âm bồ tát ak. làm sao để nhất tâm niệm phật ak.mình lúc nào cũg niệm phật nhưng tâm kg tịnh đc.miêng thì niệm nhưng đầu óc thì nghĩ về số đề.kg biết như zậy có tội kg ak..mình bị nghiện số đề muốn niệm phật để từ bỏ nhưng kg lam đc ak.mifnh cảm thấy tâm bất an và tội lỗi lắm.
Chào bạn Võ Phước Sang,
Miệng niệm nhưng tâm nghĩ việc khác là do bạn không tập chú tâm vào danh hiệu Bồ tát. Bạn hãy tập như sau: miệng niệm chữ nào thì tâm tập trung hết sức vào chữ đó nghe cho kỹ, nếu tâm nghĩ qua việc khác thì lấy hết tinh thần kéo nó về, bắt nó tập trung vào chữ đang niệm. Hầu như lúc ban đầu ai cũng gặp tình trạng không tập trung như bạn, nhưng nếu bạn đủ kiên trì, qua một thời gian sẽ có tiến bộ. Lại nên tập duy trì sự cung kính, chân thành trong từng niệm, từng niệm.
Nếu bạn tập vậy mà vẫn không được, thì hãy chuyển qua tập niệm thầm trong tâm. Niệm thầm nhưng tâm nghe rõ từng tiếng một, từng chữ, từng câu liên tục. Đó là cách buộc tâm phải niệm, chứ không chỉ ở miệng.
Ngoài ra, bạn cần thường xuyên suy nghĩ, quán xét về những tai hại của số đề, những đổ vỡ, mất mát mà nó gây ra; cũng như thấy rõ nguồn gốc của nó là xuất phát từ lòng tham, bỏ ra thì ít mà muốn thu vào thật nhiều. Suy gẫm cho kỹ, lâu ngày hy vọng có lúc bạn dừng được.
Chúc bạn tỉnh giác, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con cám ơn cư sĩ Phước Huệ đã giải đáp phúc đáp lần trước giúp con ak.nam mô a di đa phật.
Cảm ơn liên hữu Mỹ Diệp đã có lời khuyên và giới thiệu bài pháp ý nghĩa.
Nam mô A Di Đà Phật.
Các bạn có ai giải đáp giúp mình để hiểu rõ hơn về giới không nói dối đc không? Mình đã từg hỏi bên 1 trang mà k thấy ai giải đáp hết
Mình là người k khéo ăn khéo nói mình rất tệ trig việc lừa dối ng khác mình kiểu kiểu như nghĩ gì nói đấy biết đc j thì ns đấy thôi nên mình cx có nhữg lúc phiền não k biết như vậy có phải ns dối k? Mình sợ Cái nghĩa của câu nó dễ khiến hiểu lầm vậy…
Nên mình cần rõ ràng minh bạch giới này
Hiện h mình k có pháp danh nhưg mình đã đọc bài quy y trong nghi thức hành trì niệm Phật..nên mình nghĩ chắc là mình cx cần trì giới rồi. Và cho mình hỏi giả sử 1 ngày mình trì giới thì có hồi hg đc k hay đó là việc vốn dĩ chúng ta phải làm và duy trì?
Với lại mình cũng nói luôn mình dạo này hay thg ở nhà còn nếu đi hc thì mình nghĩ tới trg hoặc ở nhà hoặc đôi lúc đi chơi vòg vòng cho nên việc bố thí mình k biết nên bố thí cái gì? Phật pháp sâu rộng mình cũg nghĩ cái chữ” bố thí” mình có thực sự hiểu?Phóng sanh thì mình vẫn còn nông cạn lắm sợ rằng ý tốt nhưg do nôg cạn mà sơ suất thì k hay chưa kể mình sốg phụ thuộc cha mẹ mình nghĩ nếu giờ mình nói vấn đề này với ba mẹ thì k ổn.
Mình thấy trợ duyên của mình không nhiều vậy thôi
Chào bạn Hihi,
Nói dối nghĩa là nói không thật, “có” thì lại nói “không” hoặc ngược lại. Không nói dối nghĩa là phải nói thật, không được nói không thành có và ngược lại. Nói đến khẩu nghiệp, ngoài việc không nói dối, ta cần tránh nói lời hung ác, đâm thọc, xỏ xiên,.. 5 giới của người Phật tử (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng rượu và các chất gây mê sâu, nghiện) là giữ cho ta không gây ra nghiệp xấu, nên cần phải giữ trọn đời, nên không thể hôm nay thì giữ, ngày mai lại không giữ, nếu như vậy, đó chính là phạm giới.
Bố thí là đem cho chúng sanh cái họ cần. Có ba loại bố thí: Tài, Pháp và Vô Uý.
-Bố thí Tài: là đem tiền của, sức lực,..cho chúng sanh. Ví dụ: bạn giúp việc nhà cho cha mẹ, là một hình thức bố thí Tài (sức lực). Hoặc cho một người đang khát nước một chai nước, cũng là bố thí Tài.
-Bố thí Pháp: là giảng dạy Phật pháp cho chúng sanh.
-Bố thí Vô úy: là đem lại sự không sợ hãi, giúp chúng sanh được an ổn. Ví dụ: đêm tối một em nhỏ ở nhà một mình sợ ma, sợ ăn trộm,.. bạn ở cùng em để em không lo sợ nữa và an tâm, thì đó là bố thí Vô úy. Phóng sanh cũng là một dạng bố thí Vô úy. Cứu các con vật nhỏ như kiến cho khỏi chết cũng là phóng sanh.
Là Phật tử, bạn cần để ý giữ cho kỹ 5 giới, đó là quan trọng nhất. Còn các việc khác như bố thí, phóng sanh,..thì tùy theo điều kiện cho phép mà làm, chứ không bắt buộc.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Các quý thầy ơi, cho con hỏi, khoảng 2 năm qua, con thấy người nhà để một tấm hình của Phật Thích Ca trong ngăn tủ, ngày nào con đi qua cũng nhìn thấy, nhưng không để ý lắm, người nhà con hình như cũng quên mất rồi, để mặc bức hình Phật ở đó. Mấy tháng gần đây con thấy tấm hình đầy bụi bặm nhưng ác tâm quá dày nên con cũng không thèm quan tâm. Hôm nay tự nhiên con thấy áy náy, lấy tấm hình Phật đó xuống, con thấy tấm hình đó hôm nay đã rất hôi, đầy bụi bặm, lại bị bỏ xó ở một góc tủ trong nhà mà con và người nhà không thèm quan tâm, hôm nay con phát hiện thấy thì trong tâm rất day dứt, con không biết con làm vậy tội có quá nặng không nữa.
Xin các quý thầy khai thị cho con rằng con làm vậy có bị tội quá nặng không ạ?
Nam Mô A Di Đà Phật!
HAI CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ CHỐN QUAN TRƯỜNG
Học giả nổi tiếng đời nhà Tống tên Hồng Mại trong quyển “Di Kiên Chí” có thuật lại mấy câu chuyện nhân quả báo ứng có thật lúc bấy giờ, đến nay vẫn có ý nghĩa giáo dục, cảnh tỉnh vô cùng sâu sắc. Một tham quan tự rước họa vào thân, và một vị quan liêm chính, được thoát nạn trong gang tấc, trở thành hai tấm gương đối lập về đức hạnh nơi quan trường.
_______________
Năm Kiến Viêm thời Tống Cao Tông (năm 1127), Thượng thư Phó Quốc Hoa nhậm chức Thái thú Thư Châu. Bấy giờ chính ngay lúc nước Tống loạn trong giặc ngoài, tình thế rối ren. Ông ta nghe nói giặc cướp đang hoành hành ở Vũ Xương, trong lòng nghĩ:
“Vũ Xương cách Thư Châu rất gần, nếu lũ giặc cướp đó chốc lát đánh đến đây, thể nào cũng sẽ cướp sạch hết toàn bộ tài sản bất nghĩa mà mình đã khổ công tích cóp bấy lâu. Đặc biệt là số kỳ trân dị bảo khi mình đi sứ sang Cao Ly (Triều Tiên) không giao nộp lại cho triều đình, mà đã bỏ vào túi riêng. Số báu vật này đều rất có giá trị, không thể để bị cướp mất được!”.
Thế là Phó Quốc Hoa bèn cùng cả gia đình mang theo toàn bộ tài sản lên thuyền đi đến Giang Ninh (Nam Kinh ngày nay) tránh nạn, không chút đếm xỉa đến an nguy của muôn dân bá tánh Thư Châu. Đến Giang Ninh, thuyền đỗ ở bờ Trường Giang.
Thuyền phu nói: “Ngoài thành giặc cướp rất nhiều, chi bằng hãy chèo thuyền đi qua cửa con đập, rồi cho thuyền chạy bên trong đập nước trong thành“.
Quan trấn giữ Giang Ninh khi đó tên là Vũ Văn Trọng Đạt, vốn có giao tình rất sâu sắc với Phó Quốc Hoa. Hay tin bạn tới, Vũ Văn Trọng Đạt bèn ra lệnh mở cửa đập, cho thuyền của Phó Quốc Hoa đậu ở trong thành Gianh Ninh. Phó Quốc Hoa bấy giờ mới cảm thấy an toàn. Ông ta, cùng cả nhà và tài sản đều ở trên thuyền, lại đậu ở đập nước trong thành, thực đúng là muôn phần chắc chắn, không chút sơ hở.
Nhưng người tính chẳng bằng trời tính. Không ngờ ngay đêm ấy, một kẻ hầu tên là Chu Đức tạo phản, cướp lấy thuyền của Phó Quốc Hoa, giết sạch toàn bộ gia quyến của ông ta. Chỉ có một bà lão bộc được tha mạng.
Còn thành Thư Châu mà Phó Quốc Hoa vừa rời bỏ, lại bình an vô sự, không hề bị giặc cướp xâm phạm. Vậy là, không dưng Phó Quốc Hoa lại đem cả tính mạng và tài sản của cả nhà mình vào chỗ tận diệt.
Xong thực ra, trên đời vốn không có chuyện gì là ngẫu nhiên. Kiếp nạn của Phó Quốc Hoa há chẳng phải là báo ứng tức thời hay sao? Trong lòng chỉ cần có tâm ác, tham lam vơ vét, bỏ mặc dân chúng, ý niệm không chính sẽ dẫn đến những hậu quả thực sự nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến thân bại danh liệt, mạng sống chẳng giữ nổi.
———————–
Cùng thời với Phó Quốc Hoa có một người khác tên là Cố Ngạn Thành. Ông nhậm chức Tào vận quan ở Lưỡng Triết (Chiết Giang, Giang Tô, Thượng Hải ngày nay), sống ở Hàng Châu. Ngày thường Cố Ngạn Thành làm việc rất cẩn trọng, chăm lo đời sống dân chúng, lại tín phụng Phật Pháp.
Ông có một kẻ thù tên là Trần Thông. Kẻ này định nhân lúc xã hội loạn lạc, phát động binh biến tạo phản. Nhưng bởi Cố Ngạn Thành đi đến vùng Chiết Giang thị sát công tác vẫn chưa về, hắn đành phải nén lửa giận trong tâm, gắng đợi đến khi Cố Ngạn Thành tuần thị trở về mới khởi binh, muốn nhân thể sát hại cả nhà Cố Ngạn Thành một lượt.
Chờ đợi cả mấy hôm, cuối cùng Cố Ngạn Thành đã về đến Hàng Châu. Có rất nhiều quan viên và lão bá tánh trong vùng ra nghênh đón ông. Trần Thông tận biết Ngạn Thành đã về, bèn quyết định khởi binh ngay trong đêm, thoạt tiên sẽ giết sạch cả nhà Cỗ Ngạn Thành.
Ngay sau khi về đến Hàng Châu, Cố Ngạn Thành quên cả nghỉ ngơi, vội vã thu xếp tới một ngôi chùa ở ngoài thành lễ bái Phật, hơn nữa còn dẫn toàn bộ gia quyến đi theo. Hành tung của ông lại vô cùng giản dị, không thích khua chiêng gõ trống, khiến nhiều người đều không hề hay biết.
Đêm đó Trần Thông dẫn theo nhóm người đột nhập vào nhà Cố Ngạn Thành lùng bắt gia quyến của ông thì chẳng thấy một ai, hoàn toàn là tường vách trống không. Trần Thông còn ngờ rằng có người đã tiết lộ cơ mật, báo trước cho Cố Ngạn Thành biết mà lánh nạn. Không giết được Cố Ngạn Thành, Trần Thông hậm hực, xong vẫn khởi binh làm loạn.
Sau khi Cố Ngạn Thành làm pháp sự trong chùa xong xuôi, mới biết trong thành đã xảy ra binh biến. Thế là ông cùng với người nhà ngay trong đêm vội vã lánh đến một nơi khác, nhờ vậy thoát được kiếp nạn diệt môn này.
Khi chuyện đã rồi, cả nhà Cố Ngạn Thành đều tin rằng chư Phật đã phù hộ cho họ được bình an, tai qua nạn khỏi. Bè bạn của Cố Ngạn Thành sau khi biết chuyện cũng đều tấm tắc khâm phục đức độ của ông và bắt đầu học ông tín phụng Phật Pháp.
Theo ĐKN
Em đã từng đọc ở đâu đó câu này :”công đức viên mãn thì thành Phật”. Em ko hiểu cho lắm. Mong đạo hữu nào hiểu thì giúp em với ạ!
Công đức viên mãn cũng na ná giống như đạo đức viên mãn vậy đó bạn à.