Lúc còn trẻ tôi chưa học Phật cũng ưa ăn thịt. Nghiệp tôi tạo nặng hơn rất nhiều người, vào thời kháng chiến [chống Nhật] tôi thường đi săn bắn, sau khi đọc kinh Địa Tạng tôi rất sợ hãi, thật sự lo sợ nên bắt đầu ăn chay trường, chẳng dám ăn thịt nữa, tự biết tội mình đã tạo rất nặng. Lúc nhỏ vô tri, cha tôi ưa thích săn bắn nên chúng tôi thường theo ông lên núi săn bắn, mỗi ngày đều đem những con vật bắn được về nhà. Tôi đã săn bắn ba năm, mười sáu tuổi bắt đầu săn bắn, mười bảy, mười tám, mười chín tuổi. Cho nên tôi bắn súng hầu như là trúng một trăm phần trăm , chẳng cần phải nhắm, tôi có bản lãnh này. Mỗi ngày tối thiểu là bắn hai mươi viên đạn, lúc chẳng đi săn thì cũng luyện tập bắn súng. Cha tôi là một người lính, lúc đó nhằm thời chiến tranh với Nhật, ông ta quản lý về khí giới, quản lý những súng ống này, thế nên ở nhà tôi có rất nhiều súng. Cơ hội tạo nghiệp, mỗi ngày đều luyện tập, con nít có đứa nào không thích chơi với súng ống? Chúng tôi chơi súng thiệt. Bắn súng rất chính xác là do mỗi ngày luyện tập nên, bạn không luyện đâu có được, phải luyện chứ. Chuyện gì cũng là một môn thâm nhập, tập luyện trong một thời gian dài, cho nên tài bắn súng của tôi rất giỏi. Nhưng nghiệp tạo cũng rất nặng, lúc đó còn chưa hiểu biết.
Sau này học Phật, đọc kinh Địa Tạng, đọc đến lông tóc dựng đứng. Nhìn thấy cảnh tượng lúc cha tôi chết giống y như kinh đã nói. Lúc cha tôi chết, ông phát bịnh điên cuồng, nhìn thấy núi bèn chạy lên núi, nhìn thấy sông bèn nhảy xuống sông, hoàn toàn giống y như lời nói trong kinh, đây là cảnh tôi đích thân nhìn thấy. Chúng tôi lên núi để săn bắn thú rừng, chúng tôi dùng thuốc nổ màu vàng để giết cá trong sông, mỗi lần nổ như vậy là cả ngàn, cả vạn con cá đều bị nổ chết trôi lên mặt nước, bạn nói tội nghiệp này nặng bao nhiêu? Săn bắn, săn thú thì còn ít, chứ dùng thuốc nổ để giết cá thì quá nhiều. Chúng tôi thường làm những chuyện này, biết được tội nghiệp này nặng vô cùng. Quả báo của sự sát sanh là đoản mạng, cha tôi mới bốn mươi lăm tuổi thì qua đời.
Sau này tôi học Phật, người ta coi bói cho tôi, nói mạng tôi sống chẳng qua bốn mươi lăm tuổi, tôi rất tin. Thế nên tôi học Phật rất tinh tấn vì mạng sống đã được định tới bốn mươi lăm tuổi thôi. Đến năm bốn mươi lăm tuổi tôi bị bịnh nặng, bịnh hơn một tháng, tôi chẳng đi coi bác sĩ, chẳng uống thuốc vì trong tâm nghĩ rằng mạng sắp hết rồi, bác sĩ có thể chữa bịnh chứ chẳng thể chữa mạng. Bởi vậy nên trong suốt cả tháng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, niệm được một tháng thì bịnh tự nhiên hết. Sau này có một năm nọ, tại pháp hội Nhân Vương ở Đài Loan, tôi gặp ‘Phật Sống [*] Cam Châu’, ông là một người bạn cũ của tôi. Gặp tôi xong, ông rất hoan hỷ và nói: ‘Mấy năm nay thầy giảng kinh thuyết pháp công đức rất lớn, thầy vốn chẳng có phước báo mà còn đoản mạng, bây giờ không những thầy có phước báo mà còn sống lâu nữa, đều là nhờ hoằng pháp lợi sanh nên phước báo hiện tiền’.
Tôi chẳng cầu sống lâu, vì hiểu rõ, giác ngộ rồi, chẳng vì mình nữa, hết thảy đều vì Phật pháp, vì chúng sanh nên có được cảm ứng. Đối với bản thân tôi, tôi bất cứ lúc nào cũng muốn ra đi, tôi chẳng lưu luyến gì với thế gian này. Thân thể lưu lại thế gian này là phước của chúng sanh, chúng sanh cần, Phật pháp cần nên lưu lại thêm vài ngày; khi nào chúng sanh không cần nữa, Phật pháp cũng không cần nữa thì tôi sẽ ra đi lập tức, chẳng lưu luyến gì. Đây là tâm trạng và thái độ hiện nay của tôi, tôi rất hoan hỷ sớm một ngày đến Cực Lạc thế giới thân cận A Di Đà Phật. Đây là kể chuyện tạo nghiệp thọ báo, nếu tôi chẳng học Phật thì chắc chắn cũng thọ báo trong địa ngục, chẳng có lời gì để nói, nghiệp duyên của mình ở nơi đó, ‘sanh tử nghiệp duyên, quả báo tự thọ’, việc này làm sao chạy trốn nổi!
[*] Phật sống (Hoạt Phật): Tiếng Tây Tạng là hpbrulsku, người Mông Cổ gọi là Khutuktu hay khutukutu (thường phiên âm là Hô Đồ Khắc Đồ, nghĩa là tự tại chuyển sanh). Chữ hpbrulsku (thường được viết theo cách phát âm là tulku) có nghĩa là hóa thân, chuyển sanh, là một cơ cấu truyền thừa riêng của Phật Giáo Tây tạng, nhằm giữ vững ngôi vị lãnh đạo và thích ứng với tình trạng độc thân của người đứng đầu một dòng tu. Theo đó, một vị lạt-ma cao cấp chết đi, sẽ tái sanh trở lại trong nhân gian hầu tiếp tục tu hành, thống lãnh dòng tu và thực hiện bi nguyện cứu độ chúng sanh. Trước khi chết, người ấy thường để lại di ngôn hay sấm ngữ bí hiểm để các môn đệ đi tìm xem người ấy thác sanh vào chỗ nào, rước về nuôi dạy, đào tạo trở thành người lãnh đạo tông phái. Những vị Tăng chưởng quản một phái tu, một dòng tu, thậm chí một tu viện Tây Tạng thường tự xưng là hóa thân của Phật, Bồ Tát hay Tổ Sư nào đó, chẳng hạn Đại Lai Lạt Ma là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, Ban Thiền Lạt Ma là hóa thân của A Di Đà Phật, trưởng dòng tu Sakyapa là hóa thân của Văn Thù Bồ Tát. Có lẽ vì thế người Tàu gọi họ bằng danh xưng Hoạt Phật.
Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh giảng ký (Tập 11)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba 5-1998
KINH DOANH THEO LỜI PHẬT DẠY
Làm giàu theo lời Phật dạy có nghĩa là tạo sự hoan hỷ cho mọi người từ gia đình đến xã hội. Làm giàu không có tội mà chỉ có tội khi làm giàu bất chính, gây khổ đau cho mình cho người, cho mọi chúng sanh. Làm giàu chân chính vẫn là điều mà Đức Phật khuyến khích và tán thán chúng ta.
Trích trong bài giảng: Kinh Doanh Theo Quan Điểm Đạo Phật
https://www.facebook.com/thichphuoctienfanpage/videos/2749016218719401
BỐ THÍ THUỐC ĐỜI ĐỜI KHÔNG BỆNH TẬT
Kinh Phó Pháp Tạng ghi: “Vào thời quá khứ, sau Phật Tì-bà-thi nhập niết -bàn chín mươi mốt kiếp, có một tì-kheo bị bệnh đau đầu rất nặng.
Lúc bấy giờ, Bạc-câu-la là một người nghèo khổ thấy tì-kheo bệnh liền dâng một quả ha-lê-lặc, tì- kheo uống xong liền hết bệnh. Do nhân bố thí này mà chín mươi mốt kiếp được sinh vào cõi trời, cõi người hưởng phúc sung sướng, chưa từng bệnh tật.
Sau cùng, sinh vào nhà bà-la- môn, mẹ mất sớm, cha lại tái hôn. Lúc đó Câu-la còn nhỏ, thấy mẹ kế làm bánh, thường theo xin, nhưng bà ta căm ghét bắt Câu-la bỏ trên lò sấy. Lửa lò cháy hừng hực, nhưng không thể đốt cháy được Câu-la. Người cha từ ngoài vào thấy thế liền đến bế xuống. Lại lần nữa, lúc bà đang nấu thịt, Bạc-câu-la theo xin thịt, bà tức giận bắt Câu -la bỏ vào chảo luộc nhưng cũng không chết. Người cha tìm con không gặp, kêu gọi, khi nghe tiếng con trả lời, ông đến ẵm ra ngoài, Bạc-câu-la vẫn không bị tổn thương. Sau đó bà đi ra sông, Bạc-câu-la đi theo, đến bên bờ sông bà phẫn hận nói: ‘Ngươi là quỷ mị yêu tinh chốn nào, vì sao đốt nấu hai lần mà không chết?’ Rồi bà liền bắt ném xuống sông, ngay lúc ấy Bạc-câu -la bị con cá lớn nuốt chửng, nhưng nhờ có phúc duyên nên vẫn được bình an. Không lâu sau, ngư ông bắt được con cá này đem ra chợ bán, có nhiều người trả giá nhưng chẳng ai mua, cho đến chiều xế cá sắp ươn thì cha Bạc-câu-la nhìn thấy, liền mua cá ấy đem về nhà. Khi ông cầm dao mổ bụng cá, đứa bé gọi lớn tiếng rằng: ‘Xin cha nhẹ tay, chớ làm con bị thương!’. Người cha nghe tiếng con kêu liền rạch bụng cá và bế ra.
Lớn lên, Bạc- câu-la xuất gia, đắc quả A-la-hán. Từ khi sinh ra cho đến già một trăm sáu mươi tuổi mà Bạc- câu-la chưa một lần bị bệnh, cũng không bị các chứng bệnh nhẹ như đau đầu, nóng sốt. Chính do xưa kia bố thí thuốc nên được trường thọ như thế. Năm lần vào chỗ chết mà vẫn sống bình thường: lửa đốt không cháy, chảo hầm không chín, nước nhận chìm không chết, cá nuốt không tiêu, dao cắt không trúng. Vì vậy, người trí nên thực hành bố thí”.
Trích từ sách: KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ
Nam mô A Di Đà Phật!
Con có duyên được biết đến trang Đường Về Cõi Tịnh đã lâu, đọc được rất nhiều bài viết hay và đây cũng là nơi giúp con có niềm tin sâu vào Phật pháp. Nay con có ý muốn copy những bài viết ở đây (có ghi nguồn) mang lên trang facebook về Phật giáo của con để giúp nhiều người có thể đọc được và gieo duyên Phật như con trước kia, mong các quý thầy và qtv cho phép con ạ.
Nam mô A Di Đà Phật!
Đường Về Cõi Tịnh: Chúng tôi rất hoan hỉ và tán thán việc chia sẻ pháp của đạo hữu. Về phần viết rõ nguồn, đạo hữu có thể bỏ qua không cần ghi, nhưng xin hoan hỉ ghi lại tên tác giả dưới cuối bài để tỏ lòng tôn trọng người viết. A Di Đà Phật.
CƯỠNG BỨC NGƯỜI CHỊU QUẢ BÁO TỨC THỜI.(1)
Đời nhà Minh, vào năm cuối niên hiệu Sùng Trinh,(2) vùng Ngô Giang thuộc tỉnh Giang Tô có người tên Trương Sĩ Bách, mất sớm, để lại người vợ họ Trần có nhan sắc xinh đẹp, tuổi còn trẻ, quyết thủ tiết thờ chồng. Người anh của Sĩ Bách là Trương Sĩ Tùng mưu tính việc đem bán cô em dâu họ Trần này về làm vợ lẽ cho một tên hào phú đồng hương tên là Từ Hồng.
Sĩ Tùng biết Trần thị không thuận theo ý mình, bèn lập kế bắt sống mang lên thuyền giao cho Từ Hồng. Trần thị kêu la to tiếng, Từ Hồng sợ không dám xúc phạm. Người cha của Trần thị là Trần Tuấn liền viết cáo trạng tố cáo lên quan huyện. Quan huyện là Chương Nhật Sí đang nghỉ trên gác, không thèm dậy. Trần Tuấn tiếp tục viết cáo trạng, lần này dâng lên quan Trực Chỉ(3) là Lộ Chấn Phi. Từ Hồng liền mang tiền hối lộ cho viên quan phụ trách việc này. Tên này liền dối trá báo lên quan Trực Chỉ là đã xem xét sự việc, thấy không đúng như trong cáo trạng trình bày. Hắn ta lại vu vạ cho Trần thị là nhục mạ chồng, xử theo tội ấy bắt giam vào ngục.
Trần thị oan ức nuốt lệ, tuyệt thực suốt 3 ngày. Vừa may gặp lúc có một viên quan họ Lý vừa đến, nghe biết oan tình, liền đưa Trần thị đến gặp quan Trực Chỉ Lộ Chấn Phi. Trần thị khóc lóc trình bày rõ sự việc oan khuất của mình, vừa nói xong liền tự vẫn ngay tại đó, chết không nhắm mắt. Lộ Chấn Phi từ án đường bước xuống, đến trước thi thể Trần thị chấp tay cung kính thi lễ, hứa sẽ làm rõ vụ việc này. Khi ấy, đôi mắt Trần thị mới từ từ nhắm lại.
Ngay trong hôm đó, Lộ Chấn Phi viết một bản tấu sớ gửi lên triều đình, báo rõ mọi việc. Triều đình lập tức ban lệnh xử tử Trương Sĩ Tùng và Từ Hồng. Các đồng phạm liên quan đều tùy theo tội nặng nhẹ mà trừng phạt. Quan huyện Chương Nhật Sí lập tức bị cách chức, trên đường đi thuyền về quận phủ bàn giao, bỗng nghe trong thuyền vang rền những âm thanh của ma quỷ, qua hôm sau thì chết. Viên chức trước đây nhận hối lộ của Từ Hồng vu tội cho Trần thị, bỗng nhiên mắc bệnh rồi cấm khẩu, từ đó suốt đời không nói năng gì được nữa.
Lời bàn:
Câu chuyện này về sau có người đưa vào nội dung
của một bài vãn ca,(4) người người đều cảm động, cho rằng việc báo ứng quả là chỉ ngay trước mắt thôi.
Trích: “AN SĨ TOÀN THƯ”
ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA – KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ – Quyển thượng.
Chú giải:
1:Trích từ sách Công quá cách – 功過格. (Chú giải của soạn giả)
2: Tức là năm 1644, đời Minh Tư Tông.
3: Trực Chỉ (直指): một chức quan có từ đời nhà Hán, được triều đình giao cho việc tuần sát các địa phương, thẩm tra xử lý các vụ việc sai phạm.
4: Vãn ca: bài hát được hát trong các đám tang, thường để tỏ lòng thương tiếc người đã chết.
SỰ LINH ỨNG CỦA CHÚ ĐẠI BI
Trích bài giảng: Nguồn Gốc Và Mật Nghĩa Chú Đại Bi
Chú Đại Bi là một trong những bài chú được trì tụng phổ biến, bởi nhiều người đã hành trì một cách thành tâm và thấy được linh ứng của thần chú, giúp họ vượt qua bệnh tật, những bế tắc trong cuộc sống mà tưởng chừng như đã gục ngã trước số phận.
https://www.facebook.com/thichphuoctienfanpage/videos/342700399782609
Nam Mô A Di Đà Phật! Cho con mạn phép hỏi.
Con là Phật tử Niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tây
Phương, công khóa của con chỉ Niệm 1000 câu Phật hiệu mỗi ngày và Niệm đi đứng nằm ngồi, nhưng con không thể Niệm Phật trong mộng được.
Vậy cho con hỏi là mình nhất định phải Niệm trong mộng tốt mới được Vãng Sanh hay sao ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn nghe đoạn pháp của Hòa Thượng Tịnh Không nhé!
https://youtu.be/mebMgmy_DgI
Liên hữu thử cách này xem có giúp ích được không nhé.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/05/giai-phap-giup-niem-phat-trong-luc-ngu/
Con xin cám ơn Mỹ Diệp và Người Em Tịnh Độ, chúc hai vị liên hữu tinh tấn Niệm Phật đồng vãng Tây Phương.
Chào các vị liên hữu! Nam Mô A Di Đà Phật!
Năm nay em 26 tuổi đang học Anh Văn để lấy bằng, mà em thường bị gián đoạn Phật hiệu khi đang học Anh Văn, nhưng các vị Thầy Tổ thường khuyên nếu muốn Vãng Sanh thì Phật hiệu phải không gián đoạn. Em định ra công khóa 2 thời và đi đứng nằm ngồi luôn trì niệm Thánh hiệu, vậy bây giờ em phải làm sao để vừa học được Anh Văn mà Phật hiệu không bị gián đoạn đây. Vì vô thường đến không thể nào biết trước được, em sợ bị mất phần Vãng Sanh.
Mong các vị Liên Hữu giúp đỡ.
Lão ân sư Tịnh Không có dạy như vầy nè bạn:
“Bồ Tát Đại Thế Chí dạy “tịnh niệm tương tục”. Như thế nào gọi là tịnh? Không hoài nghi, không xen tạp gọi là tịnh. Tương tục tức là câu này nối tiếp câu kia và cứ như vậy mà niệm. Mỗi ngày nếu có công việc, quý vị cứ làm công việc bình thường. Công việc làm xong liền niệm Phật, danh hiệu Phật cứ luôn niệm như vậy, đây gọi là tương tục hoặc là công việc này không cần suy nghĩ thì có thể vừa làm việc vừa niệm Phật, còn nếu phải suy nghĩ thì dừng việc niệm Phật lại, chuyên tâm làm việc, sau khi xong công việc lại tiếp tục niệm danh hiệu Phật, đây là người niệm Phật chơn chánh.”
Em xin cám ơn Xin Thường Niệm Phật A Di Đà ạ.
Một ngày mà định công khóa 2 lần như vậy là quý lắm. Xin tán thán liên hữu nhé.
Việc học và niệm Phật thì việc nào ra việc đó chứ không nhập cả 2 làm 1 được. Trừ khi bạn đạt tới cảnh giới bất niệm tự niệm thì lúc ấy dù làm gì câu Phật hiệu luôn tự động tuôn trào trong tâm không ngừng nghỉ chứ không cần khởi tâm niệm nữa. A Di Đà Phật.
“Không luận ở nơi hoàn cảnh nào, lại nữa bận rộn cũng được, khi công việc cần suy nghĩ nghiên cứu mà buông câu Phật hiệu, công việc xong rồi lập tức khởi ngay Phật hiệu. Giả như trong việc không nhu cầu vấn đề suy nghĩ nghiên cứu có thể một mặt làm việc, một mặt niệm Phật, lúc gặp cảnh thuận hay nghịch đều không quên niệm Phật, làm được thế nầy, việc vãng sinh có hy vọng.”
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/07/trong-tam-co-phat/
Em xin cảm ơn Niệm Phật Dzui Làm Sao! Nguyện liên hữu thân an tâm lạc, Niệm Phật hằng thường. Nam Mô A Di Đà Phật.
GIÚP CHÚNG SINH QUY Y TAM BẢO
Khi bạn đi trên đường mà nhìn thấy xe chở loài vật, thì hãy âm thầm Quy y Tam bảo cho chúng. Ngay cả lúc vào chợ hay siêu thị, nếu nhìn thấy loài vật bị bày bán (dù chưa chết hay đã chết), thì nên niệm như thế này:
Nguyện những chúng sinh mà mắt tôi đang nhìn thấy: Dù đã chết, chưa chết hay chờ chết… và những loài đang bị giết hại, xin hãy nghe theo tôi, khởi 1 niệm Quy Y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng… (3 lần)
Tiếp đến hãy niệm “Nam Mô A Di Đà Phật!” vài lần, tụng thêm Chú vãng sinh:
Nam Mô A Di Đa Bà Dạ.
Đa Tha Dà Đa Dạ, Đa Địa Dạ Tha
A Di Rị Đô Bà Tỳ, A Di Rị Đa Tất Đam Bà Tỳ
A Di Rị Đa Tỳ Ca Lan Đế
A Di Rị Đa Tỳ Ca Lan Đa
Dà Di Nị Dà Dà Na
Chỉ Đa Ca Lệ Sa Bà Ha (từ 1 đến 3 biến, nhiều hơn càng tốt)
Như vậy sẽ có vô lượng chúng sinh quỳ tại hư không nghe thọ Tam quy, niệm Phật theo bạn. Sau khi chúng chết rồi được vãng sinh thiện đạo, do nhờ phát khởi một niệm lành này. Phải biết trong pháp giới: “Tất cả do tâm tạo”.
Phải hiểu công đức bái sám phi thường lớn, cần dùng lực công đức này, hồi hướng cho những chúng sinh đang thọ khổ, giúp chúng quy y Phật, Pháp, Tăng… khiến cho được lợi. Khi giúp chúng sinh thọ ích, tất nhiên bản thân cũng thọ ích, đồng thời phẩm vị cảnh giới cũng được tăng cao.
Trích: Nhân quả Phụ giải Lương Hoàng Sám (tập 2)
Biên giảng: Quả Khanh
Hạnh Đoan lược dịch
LOÀI NGƯỜI LÀ LOÀI ĂN XÁC CHẾT CÒN TỆ HƠN CẢ KỀN KỀN!
Bởi kền kền chỉ ăn xác đã chết, còn loài người giết sinh mạng đang sống để lấy xác chết ăn. Tóm lại, loài người là loài ăn xác kèm theo tàn sát giã man nhất quả đất này.
Có một sự thật ;
-Nhìn con kền kền ăn xác chết chúng ta thấy ghê tởm . Thế nhưng chúng ta ăn tất cả các loại xác chết , đã thế lại còn phải trả tiền để được ăn . Thậm chí xác chết đã thối rữa lâu ngày mà chúng ta vẫn cứ ăn lấy ăn để , ăn cả nước lẫn bã ( ví dụ như nước mắm, mắm tôm , mắm cua , mắm cá đều là nước ngâm xác chết lâu ngày đấy thôi !) Thậm chí xác chết phơi khô lâu ngày tẩm bao nhiêu hoá chất bảo quản độc hại mà chúng ta vẫn cứ nướng lên ăn : xác cá khô , xác bò khô , xác tôm khô…
– Nhìn thấy máu mủ tanh hôi chúng ta muốn nôn oẹ . Thế nhưng chúng ta ăn tất cả các loại máu , thậm chí ăn sống uống tươi dịch máu mà không cần xét nghiệm bệnh tật nguy hiểm : máu lợn , máu gà vịt , máu bò , máu rắn… Máu vẫn là máu dù được thêm gia giảm chế thành món ăn , nhưng nó vẫn là máu.
– Nhìn xác người chết , nhìn mồ mả , nghĩa trang chúng ta thấy kinh sợ . Thế nhưng chúng ta biến dạ dày mình thành cái nghĩa trang mai táng không biết bao nhiêu xác chết của những động vật khác… Chính mình là cái nghĩa trang rồi . Có gì khác nhau đâu ? Đúng là chúng ta đang ăn những xác chết mà cứ bị quên mất sự thật phũ phàng này .
Chúng ta sử dụng các thứ gia vị hương thơm thảo mộc để khử mùi hôi tanh của xác chết , sau đó ăn những miếng xác chết sau khi bày lên những cái đĩa sang trọng , đặt cho những tên gọi mỹ miều. Nhưng thực tế nó vẫn là xác chết , là những miếng thịt cắt ra từ xác chết, là ăn xác chết , có gì khác nhau đâu ?
Chúng ta đã tự lừa dối mình không dám nhìn thẳng vào sự thật . Sự thật vốn khó nghe , biết rằng nhiều người sẽ không chấp nhận nổi.
Chúng ta luôn có đủ lí do để ăn xác , bởi nó đem lại cảm giác ngon miệng . Đơn giản là thói quen đã được hình thành sau một thời gian dài nên không dễ từ bỏ được .
Chúng ta giết loài khác để ăn , họ cũng đau đớn y hệt chúng ta vậy mà chúng ta đâu có tha mạng cho họ ? Chúng ta giữ chặt cơ thể họ , dùng dao đâm chết , cắt cổ cho máu chảy ra , mặc kệ họ kêu gào , giãy giụa trong đau đớn , kinh hãi . Sau đó chúng ta ăn máu của họ , thậm chí ăn sống . Chúng ta ăn não của họ , ăn ruột của họ , thậm chí ăn cả đoạn ruột quanh năm chứa đầy phân .
Chúng ta cắt từng miếng xác chết thân thể họ để tẩm ướp gia vị , nấu chín lên và ăn ngon lành .
Chúng ta thật dã man đến đây thôi là tôi đau đớn đến từng khúc ruột, nước mắt rơi lã chã vì thấy thật đau đớn khi nhân loại tàn hại lẫn nhau, oan oan tương báo oán nợ chất chồng .
Hàng ngày kền kền kiếm ăn , bay lượn trên không tìm xác chết.
Hàng ngày chúng ta kiếm ăn đi chợ tìm mua xác chết về ăn . Chẳng có gì khác nhau cả .
Chỉ có điều chúng ta phải trả tiền để được ăn xác chết , còn kền kền thì không .
Chúng ta,trong đó có tôi, ngày xưa đã từng…
(ST)
Đi săn giết vật bị súng cướp cò mất mạng khi mới 18 tuổi.
Italy – Nhà vô địch bắn súng thế giới Cristian Ghilli qua đời vì súng cướp cò trong chuyến đi săn, khiến anh trúng đạn vào bụng.
Nhà vô địch bộ môn bắn đĩa bay Ghilli, 18 tuổi, tuần trước cùng bạn bè đi săn trong khu rừng ở Montecatini Val di Cecina, tỉnh Pisa, Italy. Khi cúi xuống nhặt đạn, Ghilli vô tình để khẩu súng cướp cò và tự bắn vào bụng, dẫn tới bị thương nặng.
Nhà vô địch bắn súng nhanh chóng được đưa đến bệnh viện ở Tuscany, song không thể qua khỏi. Anh qua đời đêm 7/1.
Nhà vô địch bắn súng Cristian Ghilli. Ảnh: Instagram/cristianghilli.
Chủ tịch Liên đoàn Bắn súng Italy Luciano Rossi đã gửi lời chia buồn tới gia đình Ghilli, gọi cái chết của nhà vô địch trẻ tuổi là thảm kịch khiến mọi người đau lòng. Liên đoàn Bắn súng Thế giới cũng bày tỏ buồn đau sâu sắc trước sự ra đi của Ghilli.
Theo Rossi, hồi tháng 10/2021, Ghilli đã giành chức vô địch thế giới ở hạng mục đồng đội cùng huy chương vàng với vị trí cá nhân xếp thứ ba tại giải Vô địch Bắn súng Thế giới ở Lima, Peru. Tháng 5/2021, vận động viên trẻ cũng giành huy chương vàng cá nhân và đồng đội tại Giải Vô địch châu Âu ở Osjiek, Croatia.