Phật A Di Đà Lưu Lại Lão Hòa Thượng Hải Hiền 112 Tuổi Trên Thế Gian Là Để Biểu PhápCó lần có mấy vị tín đồ thanh niên đến thăm lão Hòa thượng Hải Hiền, lão Hòa thượng dừng công việc lại để nói chuyện với mọi người. Lão Hòa thượng nói với một vị trong số thanh niên đó: “Người ở thôn của các con thiện căn sâu dày, người học Phật nhiều.”

“Đúng vậy. Thôn của chúng con hầu như nhà nhà đều cúng Phật.” Lão Hòa thượng hỏi: “Trong làng các con nhiều năm trước có một lão Hòa thượng đã sống con có nhớ hay không?” Người thanh niên trả lời: “Lúc đó con còn nhỏ, nhưng mà có ấn tượng, bởi vì vị Pháp sư đó bà nội của con hộ trì. Sau này Ngài đi chùa Bạch Mã rồi.” Lão Hòa thượng nói: “Lúc đó ta mời lão ấy đến chùa Lai Phật, lão ấy không chịu…không biết hiện nay còn sống hay không.”

“Nghe nói đã tạ thế rồi.”

“Khi nào không còn nữa vậy?”

“Sớm đã không còn nữa, đó đã là việc của thế kỷ trước rồi.” Nói xong, người thanh niên nhịn không được nên đã cười, trong lòng nghĩ: Vị pháp sư đó nếu còn sống, cũng phải hơn 100 tuổi rồi đó. Ngài cho rằng ai cũng giống ngài trường thọ vậy sao?

Lão Hòa thượng nhìn anh ấy, không hiểu và hỏi: “Con cười gì chứ?” Cư sĩ nói: “Có phải Ngài cũng tưởng rằng Từ Hy thái hậu còn sống không?” Lão Hòa thượng cũng cười lớn lên, nói: “Ta vẫn không có hồ đồ như vậy. Ây da! Ta đây là nghiệp chướng nặng đấy, muốn đi không đi được. Mắt nhìn thấy các lão đồng tu từng người một đều đi rồi, ta thì thành lão yêu tinh rồi đấy.”

Cư sĩ Lưu ngồi bên cạnh cười lên, cư sĩ Lưu lặp lại lời của Lão Hòa thượng: “Thành yêu tinh rồi. Đồ đệ đồ tôn đều mất rồi.”

Lão Hòa thượng tiếp tục nói: “Đến lúc chết thì phải chết. Không chết, tôi cũng không dám nói.”

Cư sĩ Lưu hỏi Ngài: “A Di Đà Phật kêu Ngài biểu pháp, có phải không? Ngài tu rất tốt.”

Lão Hòa thượng ôn hòa mà nói: “Biểu pháp được tốt, không cho tôi nói. Cái gì cũng không được nói.”

“Ai không cho Ngài nói?” Một vị cư sĩ khác nhịn không được nên hỏi. Mọi người cũng xao động mà chờ đợi câu trả lời của Lão Hòa thượng.

Lão Hòa thượng nhìn vị cư sĩ ấy, dừng lại một chút, trên mặt nở nụ cười: “Lão Phật Gia không cho tôi nói.”

“Lão Phật Gia” của lão Hòa thượng Hải Hiền nói chính là A Di Đà Phật. Vị cư sĩ Lưu này từng nói với mọi người: “Tôi hỏi Hiền sư, Ngài đã thấy A Di Đà Phật, (A Di Đà Phật) đã nói gì với Ngài chưa? Hiền sư nói, ‘tôi cầu xin Lão Phật Gia đến rước tôi, nhưng Ngài không đồng ý, Ngài nói để tôi ở thế gian biểu pháp.’ ”

Niệm Phật có cảm ứng bất khả tư nghì, Ngài thấy được A Di Đà Phật! Công đức danh hiệu bất khả tư nghì. Mười phương ba đời chư Phật đều là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật là tổng danh hiệu. Ý nghĩa của danh hiệu này, dịch thành hán văn là vô lượng trí tuệ, vô lượng giác ngộ. Niệm câu danh hiệu này, là niệm hết danh hiệu mười phương ba đời tất cả chư Phật rồi, đồng thời, trong câu danh hiệu này bao gồm vô lượng vô biên kinh pháp của tất cả chư Phật thuyết. Vì vậy sư phụ của lão Hòa thượng Hải Hiền dạy Ngài một câu Phật hiệu niệm đến cùng, ý nghĩa phía sau rất thâm sâu, dùng phương pháp này, không cần đi đường vòng, đây là con đường thẳng!

Lão Hòa thượng Hải Hiền là “một câu A Di Đà Phật, niệm một đời không chuyển hướng!” Khi pháp sư Diễn Cường xưng tán lão Hòa thượng Hải Hiền đều là tràn đầy lòng tôn kính. Ngài nói với pháp sư Ấn Chí: “Thầy xem xem người ta lâm chung thân không bệnh khổ, biết trước ngày giờ, tiêu diêu tự tại biết bao nhiêu! Người ta là Bồ Tát ứng thân, người ta là độ chúng sanh. Đây là làm tấm gương cho hậu thế, để hậu thế đều có thể chiếu theo gương đó tu hành, đi chứng Phật quả đó!”

Một hôm, một vị pháp sư đi cùng lão Hòa thượng Hải Hiền đến huyện thành Xã Kỳ làm việc. Lão Hòa thượng ngồi trên xe lẩm bẩm một mình: “Nhẹ đến nhẹ đi, đừng đi tìm người tại gia làm việc. Cư sĩ tại gia có việc của cư sĩ tại gia, người xuất gia có việc của người xuất gia, việc ai nấy làm.”

Dừng một chút lại nói: “Người xuất gia, biết giảng kinh thì giảng kinh cho người khác, không biết giảng kinh thì cũng biểu pháp tốt cho đại chúng. Tôi cái gì cũng không biết, không biết giảng kinh, không biết tụng kinh, cũng không biết ca tụng, chỉ biết niệm Phật, khai hoang làm ruộng. Vậy thì tôi biểu cái pháp này. Nếu như không biểu pháp, thì tôi đã đi từ sớm rồi.”

Biểu pháp chính là làm một tấm gương, để cho mọi người xem học Phật là gì. Không giống Ngài thì không gọi học Phật, giống như Ngài là chân học Phật. Lão Hòa thượng Hải Hiền thật sự là người niệm Phật. Ngài buông bỏ vạn duyên, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoại trừ A Di Đà Phật không có vọng tưởng, không có tạp niệm. Nếu quý vị hỏi Ngài, cái gì Ngài cũng biết. Cái gì cũng biết, đó chính là khai ngộ, không khai ngộ không làm được. Ngài khai ngộ rồi, Ngài liễu sanh tử rồi.

Trích Cuộc Đời Hòa Thượng Hải Hiền
Chuyển ngữ: Diệu Âm Diệu Hiệp