Đôi Dòng Tỏ Bày

logoL à người học Phật chúng ta phải lấy chuyện giải thoát sanh tử luân hồi làm đại sự, tất cả mọi điều khác trên thế gian đều là thứ yếu. Trên con đường học đạo, tìm được đúng pháp môn hợp với căn cơ của mình rất quan trọng, nhưng điều tối quan trọng hơn cả là chọn pháp môn hợp với thời cơ. Ví như người vận y phục phải phù hợp theo mùa: mùa đông mặc áo bông, mùa hạ mặc áo vải. Nếu có một bộ y phục đẹp và vừa ý với mình nhưng mặc không đúng mùa thì cũng trở nên vô dụng. Trong kinh Đại Tập nói rằng thời Chánh Pháp (gồm 1.000 năm từ lúc Phật thành đạo) tu Giới Luật được thành tựu; thời Tượng Pháp (1.000 năm kế tiếp) tu Thiền Quán được thành tựu; thời Mạt Pháp (10.000 năm tiếp theo) tu Tịnh Độ được thành tựu. Hiện nay Phật lịch của chúng ta là năm 2554 (2010 DL) tức là chúng ta đang ở vào thời kỳ Mạt Pháp. Cho nên nếu người tu Phật thời nay muốn thành tựu lý tưởng giải thoát thì nên tu theo pháp môn Tịnh Độ (hay còn gọi là Niệm Phật).

Đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói trong Kinh Đại Tập Nguyệt Tạng rằng:
Thời Mạt Pháp ức ức người tu hành hiếm có người đắc đạo. Duy chỉ có pháp môn Niệm Phật A Di Đà mà ra khỏi luân hồi.

Đã là một Phật tử tức là con Phật, chúng ta không thể không vâng theo lời dạy của đấng cha lành là đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Chúng sanh thời xưa nhờ có phước báu nhiều nên mới có thể gặp được Phật và các bậc chứng đạo A La Hán, Bồ Tát để tu hành sớm ngày chứng quả. Thời nay do cách xa thời của Phật quá nhiều, phước báu của chúng sanh rất ít nhưng trái lại nghiệp chướng quá sâu dày. Nếu tu theo các pháp môn khác khó bề thành tựu cũng như khó tìm được người chứng quả để học đạo. Vì đã biết trước điều ấy nên đức Phật Thích Ca mới từ bi thương xót chỉ bày chúng ta tu theo pháp Niệm Phật (hay còn gọi là pháp môn Tịnh Độ). Tu theo pháp môn này được thành tựu vào thời bây giờ vì nhờ vào nguyện lực của một vị Phật, hiện ngài chưa nhập diệt và vẫn còn đang nói pháp tại cõi Tây Phương Cực Lạc, cách thế giới Ta Bà chúng ta 10 muôn ức cõi Phật. Thuở lâu xa trước khi ngài thành Phật, tiền thân của ngài là tỳ kheo Pháp Tạng đã có lời thệ nguyện cứu độ chúng sanh như sau:

Khi tôi thành Phật chúng sanh trong mười phương lúc lâm chung chí tâm niệm danh hiệu tôi dẫu từ một niệm cho đến mười niệm, nếu tôi không hiện thân ra trước mặt người ấy để tiếp dẫn về cõi nước tôi, tôi thề sẽ không ở ngôi vị Chánh Đẳng Chánh Giác. (Kinh Vô Lượng Thọ – nguyện thứ 18)

Vị tỳ kheo ấy nay đã thành Phật được 10 kiếp hiệu là A Di Đà. Nếu ai TIN nghe theo lời trên, một lòng NGUYỆN được sanh về Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà sau khi mãn thân người, từ giờ cho đến ngày cuối đời chuyên TRÌ NIỆM danh hiệu A Di Đà Phật thì chắc chắn sẽ được vãng sanh (vãng sanh là khi lâm chung được Phật cùng Thánh chúng đến tiếp dẫn về cõi Phật.) Đó chính là pháp tu Tịnh Độ.

Người tu theo các pháp môn khác để giải thoát sanh tử phải dùng tự lực của mình để đoạn hết các Kiến – Tư phiền não nên phải mất vô lượng kiếp mới thành tựu. Ví như đức Phật Thích Ca tu hành tại thế gian Ta Bà này đã mất 3 đại a tăng kỳ (tức 3 giai đoạn vô lượng kiếp không thể tính kể ra số được) mới thành Phật. Thế nhưng nếu chúng ta nương vào nguyện lực của Phật A Di Đà, không cần phải đoạn hết các phiền não và quyết tu cho được vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, nơi ấy tuổi thọ của chúng sanh dài vô hạn cũng như được gần gũi với Phật và các vị bồ tát để học đạo thì chúng ta sẽ sớm ngày thành đạo quả. Như vậy Tịnh Độ pháp môn chỉ cần một đời hiện tại là chúng ta có thể thành công. Tu như thế được gọi là vừa có tự lực vừa có tha lực (tự nổ lực niệm Phật và tha lực tiếp dẫn vãng sanh của Phật). Người tu theo các pháp môn khác gọi là tự lực (tự mình tu cho đến khi phiền não dứt sạch và chứng được một trong bốn quả vị Thanh Văn mới có thể tự giải thoát khỏi vòng luân hồi).

duong_ve_coi_tinh_avatarNgười tu theo pháp tự lực tựa như con mọt ở cuối thân tre muốn thoát ra khỏi ống tre phải đục thủng từng đốt tre theo chiều dọc từ gốc lên tới ngọn mới có thể chui được ra ngoài. Người tu theo pháp tha lực ví như con mọt đục ngang thân tre để chui ra ngoài rất mau chóng không cần mất nhiều thời gian. Hiểu được lý này chúng ta không thể bỏ qua pháp môn Tịnh Độ, chỉ cần một đời là có thể đạt được lý tưởng giải thoát. Điều này cũng không nằm ngoài lý nhân quả trong nhà Phật: gieo nhân nào gặt quả nấy. Nhân niệm Phật thì quả sẽ là thành Phật.

Để giúp cho các bạn đang cầu đạo tìm đúng hướng đi trên con đường giải thoát cũng như hợp với căn cơ của người bận rộn thời nay, Đường Về Cõi Tịnh được mở ra với mong ước các bạn có thêm sự tham khảo cần thiết cho việc tự học tự tu. Các tài liệu hầu hết được chúng tôi thu thập từ các chư cổ đức đã đi trước và các vị tổ sư Tịnh Độ qua các bài viết và lời giảng từ xưa đến nay.

Nếu như việc làm này có chút công đức nào, chúng tôi xin thành tâm hồi hướng tất cả cho chúng sanh thập phương thế giới, nguyện cùng kết pháp duyên, đồng sanh Tây Phương đồng thành Phật đạo.

Cao Nguyên Tình Xanh Washington
17 tháng 8 năm Canh Dần 2010
BBT Đường Về Cõi Tịnh

Tây Phương Tam Thánh tiếp dẫn vãng sanh

Nếu ai tin tưởng và một lòng nguyện sanh về Tây Phương Cực Lạc, chí tâm niệm hồng danh A Di Đà Phật đến cuối đời sẽ được Tây Phương Tam Thánh hiện thân đến tiếp dẫn vãng sanh. Từ trái qua phải: Đại Thế Chí bồ tát, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm bồ tát (3 vị này được gọi là Tây Phương Tam Thánh).

Các Bài Pháp Khác:

1,092 Phúc Đáp

  1. Thiện Duyên

    con có một câu hỏi muốn hỏi thầy và các vị thiện trí như sau : giả dụ một người sinh lão bệnh tử không giữ gìn ngũ giới chết đi sanh lục đạo 6 đường ác , vậy những hồn ma hay quỷ dữ làm hại đến con người trêu- ám ở cõi người tại sao k sanh lục đạo mà lại như vậy ? con xin cảm ơn

    Reply
    • Cư sỹ Phước Huệ

      Chào bạn Thiện Duyên,
      Cõi ma quỷ đâu có ngoài lục đạo? Ví dụ như cõi súc sanh, có bao nhiêu loài trong đó, loài có chân, không chân, dưới nước, trên bờ, trên không,… PH nghĩ ma quỷ là những chúng sanh trong cõi ngạ quỷ, các chúng sanh đó tuỳ theo nghiệp mà có những chủng loại khác nhau. Những hồn ma, quỷ vốn đã rất khổ sở, nhưng lại u mê tạo nghiệp hại người thì sẽ phải chịu khổ sở rất dài lâu.
      Chúc bạn tu hành tinh tấn.
      Nam Mô A Di Đà Phật.

    • Nguyễn Trung Bình

      Xin trao đổi cùng quý vị, Đầu tiên chúng ta xác định đâu là lục đạo, lục đạo là gì là sáu cõi gồm: Trời, A Tu La, Người, Ngã quỷ, địa ngục, súc sanh. trong đó gọi là 6 nẻo luân hồi. vì trong phap giới có 10 đường là 6 đường đó và 4 đường nữa gồm: Phật, Bồ tát, Duyên giác và Thanh văn. 4 đường trên đây thanh tịnh giải thoát nhờ trí tuệ sáng suốt mà không đi tới đi lui chỉ có tự giác, hành đạo để thành thánh quả thôi. Như vậy Bạn Thiện Duyên gọi 6 đường ác tôi không cãi nhưng muốn nói chính xác hơn là 3 đường ác đạo: Địa ngục, Ngã quỷ, súc sanh.
      Còn hồn ma trêu ám con người là ai, là những linh hồn đang ở cảnh Thân Trung ấm nghĩa là chưa đi đầu thai do chết hoạnh tử còn gọi là bất đắc kỳ tử, nên họ vơ quẩn đói khác lắm, rồi ngạ quỷ… chờ định tội sanh về cõi nào giai đoạn này vô cùng khó khăn nên Phật dạy cúng cô hồn là những linh hồn cô quạnh đấy thôi… xin tìm hểu thêm nhất là Phật tử đừng có nhìn nhận là ma hay không ma vì trong Thập phương thế giới đều là người một nhà có kẻ trí người mê. Nếu ai thấy thương Ngài Địa Tạng thì hiểu rằng Ngài vì người một nhà mà lao tâm khổ trí hằng sa số kiếp để cứu độ, nếu Ngài cũng cho là ma thì tội gì.
      Nói về hạnh thì có hạnh tà (ác) và hạnh Phật (thiện hạnh) chứ đừng gọi ma vì ông bà mình đang ở cảnh giới đó nhiều vô kể… Xin cảm ơn

  2. Lan anh

    Con muốn hỏi là trong lúc bán hàng rảnh dỗi con thường đọc kinh nhưng có lúc bị ngắt quãng rồi sau đó mới đọc lại tiếp như vậy là có tội không ạ.con không có thời gian để ngồi trước bàn thờ phật để đọc ( gia đình chồng con không tin sâu về đạo phật). Con mong các thầy và các vị thiện tri hoan hỷ hướng dẫn con làm sao cho đúng để con có thể bén duyên với phật pháp ạ.
    Nam Mô A Di Đà Phật

    Reply
    • Thiện Nhân

      A DI ĐÀ PHẬT

      Gửi bạn Lan Anh,

      *Trì tụng được kinh Phật đương nhiên là rất tốt, tuy nhiên nếu trong lúc bận rộn thì không nên cưỡng cầu, trái lại chỉ nên nhiếp tâm niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT là đủ. Chư Tổ dạy: Tụng kinh không bằng trì Chú, trì Chú không bằng niệm Phật. Tại sao vậy? Bởi trong 4 chữ hồng danh A DI ĐÀ PHẬT đã hàm chứa vạn pháp, vạn chú rồi. Điều này khi bạn đi vào hành trì bạn sẽ cảm nhận được. Trường hợp bạn rất muốn tụng kinh, TN khuyên bạn nên học thuộc A Di Đà Kinh âm Việt, bởi Kinh này rất ngắn, Phật nói về cảnh giới Tịnh Độ và chỉ pháp hành trì để chúng ta tu hành. Nếu bạn nhập tâm và có thể nhiếp tâm, chỉ trong vòng 6-7 phút bạn có thể trì tụng một biến kinh A Di Đà (=1 lần) và lúc này Kinh A Di Đà tương ưng như một bài chú vậy.

      *Gia đình chồng không tin sâu đạo Phật là do duyên chưa khởi và chưa có ai biểu pháp để mọi người trong gia đình chồng bạn thấy được ý nghĩa và những lợi lạch khi tu đạo Phật. Vì thế bạn phải là người tiên phong: Tin sâu nhân-quả; làm lành, lánh dữ; Quy Y Tam Bảo, thọ trì Ngũ giới, tập ăn chay; phóng sanh, làm các phước thiện… tất thảy những thiện phước này bạn cứ âm thầm hành trì chứ không nên biểu diễn mà gây phản cảm, nhưng nó giống như nước cam lồ dần lan toả vào mỗi thành viên trong gia đình bạn.

      TN nguyện chúc bạn phát tâm dũng mãnh tu đạo để giúp mình, giúp cả thân quyến cùng được an lạc.

      TN

    • Nguyễn Trung Bình

      chào chị Lan Anh! Nói về kinh chị có thể hiểu rằng là sách giáo lý để cho chúng ta học theo mà biết ví dụ như kinh Phổ Môn là sự giới thiệu của Phật Tổ về Ngài Quán Thế Âm các hạnh và phước đức … để cho chúng ta biết mà niệm Ngài khi Cần cứu độ và kính ngưỡng ngài để có duyên lành để ngài cứu cho đó là một kiểu hiểu về kinh. Trong trường hợp của chị nên đọc và ngẫm nghĩ về lý nghĩa của kinh xem sâu xa Đức Phật tổ dạy điều gì, Về lý kinh, Khế kinh ta áp dụng ra sao, có câu này:
      “Kệ kinh nhiều kẻ đọc suông
      Lý kinh không hiểu như luồng gió qua”
      Phàm là người học phật ta nghiền ngẫm lý kinh để áp dụng vào đời sống cho có phúc, cho có tuệ không nên đọc suông.
      còn nữa thời gian có hạn chị cứ học như vậy và cung kính đối với kinh thì chắc là không có tôi đâu. cái mà tôi cho là có tội là học rồi mà phỉ báng lý kinh tội đó đọa địa ngục.
      còn việc đọc cho to rõ để cho pháp giới cùng nghe thì chư Thiên gọi là HÁT họ sẽ đến nghe kinh rất đông việc này nên cần đúng pháp có nghi thức cung thỉnh chư Phật và Bồ tát chứng hơi khó hơn. Tóm lại chị nên đọc để hiểu chỗ nào chưa hiểu nên xin các thầy tăng chỉ giảng cho rõ nhé, chúc chị thành tựu công đức. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

  3. Hà Mi

    con nằm mơ thấy bồ tát xuất hiện, nhiều người quỳ lạy, con cũng quỳ lạy, rồi bồ tát ngồi xuống bên cạnh con, đổ nước nước cam lồ vào tay con. còn những người khác thì kg có, sau đó bồ tát bay lên và vẫy vẫy nước xuống.
    như vậy có ý nghia gì ạ?

    Reply
    • Nguyễn Trung Bình

      bạn gặp được Phật là điềm lành nên vui mừng đây là việc hy hữu ít ai có được, còn điềm đó có ý nghĩa gì chúng ta là phàm phu không thể hiểu thánh ý nên không bàn được, bạn nên mừng và niệm danh Bồ Tát Quán Thế Âm nhiều hơn để thể hiện lòng thành kính biết ơn Ngài đã cho phép Cam Lồ.
      không nên tìm ý nghĩa vì không ai nói đúng cho bạn đâu đây là Thánh ý cũng gọi là Thiên cơ bất khả lộ kia mà. Mô Phật

  4. Đặng Nguyệt Ánh

    Nam mô a di đà Phật, các vị có thể cho con hỏi, vừa nãy con nằm mơ thấy ổ giòi bò lúc nhúc trên thân con, con cào mãi rửa sạch mãi không ra được, trong mơ con thấy con ở 1 ngôi miếu thờ 1 vị bồ tát nào đó , nơi đấy con chưa bao giờ đến.Rồi trong mơ sau khi con không cào được ổ giòi đó con niệm Phật 1 câu và tỉnh lại, cho con hỏi đây là hiện tươpngj gì ạ ? Con phải làm sao để khắc phục ạ ?

    Reply
  5. Đặng Nguyệt Ánh

    Nam mô a di đà Phật, các vị có thể cho con hỏi, vừa nãy con nằm mơ thấy ổ giòi bò lúc nhúc trên thân con, con cào mãi rửa sạch mãi không ra được, trong mơ con thấy con ở 1 ngôi miếu thờ 1 vị bồ tát nào đó , nơi đấy con chưa bao giờ đến.Rồi trong mơ sau khi con không cào được ổ giòi đó con niệm Phật 1 câu và tỉnh lại, cho con hỏi đây là hiện tượng gì ạ ? Con phải làm sao để khắc phục ạ ?

    Reply
    • Cư sỹ Phước Huệ

      Chào bạn Nguyệt Ánh,
      Trong A lại da thức của chúng ta chứa vô số chủng tử thiện, ác. Khi chúng ta ngủ, các chủng tử này sẽ tự do hiện hành, và kết quả là chúng ta nằm mơ, thấy vô số điều hoặc thiện hoặc ác, hoặc quen hoặc không,.. Cho nên trường hợp nằm mơ như bạn không có gì là bất thường cả. Ngoài ra, theo lời dạy của một vị cao tăng Tịnh Độ thì khi niệm Phật, có thể bạn sẽ mơ thấy nhiều thứ kỳ dị, đó là bình thường, không có gì phải lo lắng, tất cả đều là do thức hiện ra mà thôi. Đôi khi có thể bạn sẽ mơ nhiều lần một giấc mơ giống nhau. Bạn không cần phải làm gì hết, đừng để ý đến những giấc mơ nữa, hãy cứ an tâm, chuyên tâm niệm Phật. Có một điều đáng khích lệ là trong mơ bạn đã có nhớ niệm Phật, hãy cố gắng chuyên tâm niệm Phật như vậy bạn nhé.
      Chúc bạn thường an lạc niệm Phật.
      Nam Mô A Di Đà Phật.

    • Đặng Nguyệt Ánh

      Nam Mô A Di Đà Phật , con cảm ơn cư sĩ Phước Huệ đã chỉ giáo ạ

  6. Chinh

    A di đà phật con kính chào các quý thầy con có một câu hỏi mong các quý thầy chít giáo giúp con con năm nay 29tuổi con là một đứa mắc bệnh trí nhớ kém và thường xuyên mất tập trung dù đang làm gì nhất là khi học con còn rất thường hay mệt mỏi buồn ngủ ngày dù con không có bệnh gì nhưng con rất thích đi học nhưng đi học ko thích hợp với con con càng học càng ko nhớ được những gì con đã được học dù khi nghe giảng con có hiểu bài thì cuối cùng con cũng vẫn ko nhớ được lâu và quên rất nhanh nên càng học càng loạn khi con ko học nữa mà đi làm công nhân thì cũng chẳng tốt gì hơn vì con lề mề chậm chạp ko nhanh nhẹn lại hay quên nên thường bị đuổi việc và bị sếp hay đồng nghiệp gây khó dễ và chê bai con ko muốn mình là người vô dụng như thế này nhưng dù con cố gắng rất nhiều nhưng con vẫn luôn bị chê bai ghét bỏ dù thi thoảng con hoàn thành tốt công việc ở công ty con cũng thường đi chùa giúp đỡ những người gặp khó khăn và bạn bè nhưng bạn bè con cũng xa lánh con vì con ngu dốt lại không biết cách giao tiếp khéo léo cái gì ko thích cái gì thích cũng nói toạc ra lại ko biết tâm lý tình cảm khi giao tiếp với người khác nên ko ai thích chơi với con con ko có bạn bè con ko hiểu vì sao mình lại sinh ra là người có những tính cách như vậy nhưng bây giờ con ko muốn nghĩ đến những buồn phiền đó nữa và cũng ko ước mơ đi học nữa vì càng học càng phí tiền thêm con chưa cho bố mẹ con đc cái gì chỉ toàn lấy của bố mẹ vì lương của con ko đủ dùng vì con phải đóng học khi con cố gắng theo đuổi ước mơ học hành của con nhưng giờ con sẽ ko học nữa con xin các quý thầy chỉ cho con cách tu hành để con gột rửa những sai lầm của mình ở kiếp này và con hi vọng khi con chết con sẽ đc siêu thoát đến cõi cực lạc luôn được vui vẻ hạnh phúc để khi chết ko phải buồn phiền lo nghĩ đau khổ gì nữa để nếu như đầu thai kiếp sau tâm nguyện được là một người học giỏi thông minh nhanh nhẹn được mọi người yêu mến của con được trở thành hiện thực con

    Reply
    • Nguyễn Trung Bình

      Chào bạn Chinh! nghe qua lời bộc bạch của bạn lòng tôi thấy thương cảm quá vì đó là nghiệp của chúng ta, tôi cũng có phần nào như vậy, cái thật thà và hiếu hạnh của bạn làm tôi tôn trọng. Tôi có chút chia sẻ với bạn như vầy. Trong kinh Địa Tạng Phật tổ có dạy đó là nghiệp chướng nó làm mê, bạn nên niệm Danh Hiệu Ngài Đại Tạng và cầu xin giải nghiệp. Bạn thành tâm xin mãi và niệm mãi chắc chắn rằng sẽ được Phật và Bồ tát Địa tạng đến giải nghiệp cho bạn. Xin bạn cứ thành tâm niệm mãi không thôi, bạn cứ nguyện xin Bồ tát thì sẽ được thành tựu, hoặc niệm một tháng 2 tháng hoặc lâu hơn nữa tôi không chắc là nghiệp của bạn dày cỡ nào nếu quá sâu dày thì lâu còn ít mỏng thì mau nhưng nhất định tin rằng là thật là đúng tôi thề rằng bạn thành tâm niệm và cầu xin chân thành tin tưởng chắc chắn sẽ được trí tuệ và đạt kết quả. Tôi cũng nguyện Bổ tát gia hộ cho bạn. Mô Phật

  7. Nguyễn Thị Thu Hiền

    Nam Mô A Di Đà Phật
    Con năm nay 17 tuổi, con bị ra nhiều mồ hôi tay chân, bệnh này quả thực không có cách nào chữa được.Con rất buồn và hay suy nghĩ nhiều vì không dám lại gần mọi người. Con mong thầy chỉ con cách niệm phật để chữa bệnh này. Con xin cảm ơn thầy!

    Reply
    • Nguyễn Trung Bình

      Chào thu Hiền, trước mắt tôi mách bạn chữa bệnh này đã.
      hằng ngày vào sáng sớm bạn hái lá dâu tằm (thuốc bắc gọi là tang diệp) khoảng 10 lá bạn vò nát xoa lên tay chân chỗ ra mồ hôi cứ như vậy một thời gian khoảng 1 tháng hay hơn bạn sẽ thấy kết quả là không còn ra mồ hôi nữa, nếu bạn thành phố không có lá cây dâu tằm thì có thể mua ở thuốc bắc TANG DIỆP sắc nước uống kèm theo mtj số vị nưa như thiên môn, thiên niên kiện giúp bổ thận, hoặc ngâm chân tay trong nước muối ấm cũng có thể được. chúc bạn thành công

  8. Trúc vō

    Xin thầy cho con 1 lòi khuyên nhà con có thờ 1 phật bà con di mall của mỹ con thấy tương phật tổ con thĩnh về nhầ con có duyên với ngài mấy ngày nay con tính dem trã lai xin thầy có tội không con xin thầy cho con 1 lời khuyên con cám ỏn thầy

    Reply
  9. học Phật

    Kính xin chư vị cho con hỏi:
    đại lão Hòa Thượng Tịnh Không theo con là bậc đại triệt đại ngộ giữa thời nay, ấy vậy mà có thông tin HT đã từng nói rằng ngài học Phật 40 năm mới tin Pháp môn Tịnh Độ! Thực hư thông tin này như thế nào kính xin chư vị hoan hỉ trả lời để con có niềm tin vững chắc nơi ngài!
    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT_()_

    Reply
    • Nguyễn vân

      Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.

      Bạn Học Phật !

      Đúng là Hòa Thượng Tịnh Không phải mất 40 năm mới tin pháp môn Tịnh Độ. Cũng là tùy thiện căn nơi mỗi người thôi. Bởi vậy HT Tịnh Không mới nói rằng những ai sớm tin pháp môn Tịnh Độ đó là những người có thiện căn,phước đức lớn hơn Ngài.

      Bài này sẽ cho bạn biết rõ hơn :
      http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/10/phap-su-tinh-khong-mat-40-nam-moi-tin-phap-tinh-do/

      HT Tịnh Không là một vị minh sư,bạn hãy vững niềm tin nơi Ngài.

      Những ai có được thiện căn sớm tin pháp Tịnh Độ,xin hãy trân trọng thiện căn đó mà gấp rút tinh tấn tu tập để thoát luân hồi. Không phải ai cũng có được thiện căn đó.

      Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.

    • Hãy Niệm A Di Đà Phật

      A Di Đà Phật

      -Không những HT.Tịnh Không,mà ngay cả những vị tổ sư tịnh độ như Liên Trì,Ngẫu Ích,Ân Quang,..lúc đầu cũng đều là từ pháp môn khác,sau đó các Ngài mới hồi đầu trở lại tịnh độ.Đây chính là biểu tượng pháp,tịnh độ như biển cả,tất cả con sông khác cuối cùng đều phải chảy trở lại biển cả.

      -Không những các vị tổ sư ở thế giới này,mà ngay cả trong thế giới Hoa Tạng,hết thảy các vị bồ tát tu đủ các pháp môn khác,cuối cùng các Ngài đều hồi đầu về thế giới Cực Lạc.

      -Tiêu biểu là có hai vị là Phổ Hiền Bồ Tát,Văn Thù Bồ Tát đều phát nguyện vãng sanh Cực Lạc.

      -Trong Phật Pháp có nói tới Phât,Pháp,Tăng.Phật đứng ở vị trí đầu tiên.Pháp là kinh Phật ở vị trí thứ hai,Tăng ở vị trí thứ ba.Khi chọn niềm tin,bạn phải lấy Phật làm tiêu chuẩn,làm hàng đầu,không thể lấy Tăng tức là A la hán,bồ tát,…..làm hàng đầu được.Bởi vì khoảng cách của Phật và Tăng qúa xa,có những chuyện chỉ Phật mới thấu hiểu được,bồ tát cũng không biết hết được.Đó là lý do tại sao phải chọn Phật làm tiêu chuẩn của niềm tin.

      -Bất cứ vị Tăng nào nói đúng lời Phật thì cũng có thể coi như là Phật nói,chúng ta hãy tin theo,không phải chúng ta tin theo vị Tăng ấy,mà là chúng ta đang tin Phật.Tại sao mọi người hay tin hòa thượng Tịnh Không,bởi vì Ngài giảng phù hợp với tiêu chuẩn của kinh Vô Lượng Thọ,kinh A Di Đà.Nếu Ngài giảng không phù hợp với tiêu chuẩn của Kinh thì chắc sẽ không có nhiều người tin theo.

      – Kinh Vô Lượng Thọ,kinh A Di Đà là hiện thân của Phật,là tiêu chuẩn của người tu tịnh độ.

      -Việc đặt niềm tin đúng chỗ vô cùng quan trọng,chẳng hạn khi bạn đi mua nhà,bạn lựa chọn sai chủ đầu tư,chủ đầu tư bị phá sản thì nhà không có,tiền cũng không lấy lại được.Nếu chọn chủ đầu tư tốt thì bạn sẽ nhanh lấy được nhà.

      -Bạn có thể không giỏi hơn người khác nhưng nếu bạn biết đặt niềm tin đúng chỗ thì bạn cũng có thể thành tựu vượt trỗi người khác.Đức Phật nói như thế rồi, Phổ Hiền Bồ Tát,Văn Thù Bồ Tát cũng nói như thế.Bạn còn không tin thì còn tin ai đây.Phật ,bạn còn không tin thì còn ai đáng để cho bạn tin đây.

      -Hãy nhớ đối với tịnh độ thì phải tin Phật và tin chính mình,đó là 2 cái tin quan trọng nhất.Tin Phật tức là tin vào đại nguyện của Phật A Di Đà.Tin mình tức là tin vào thiện căn,phước đức của chính mình,là mình hoàn toàn có khả năng vãng sanh Cực Lạc nếu tu đúng pháp.Nếu nghĩ rằng mình không thể vãng sanh là đang nghi nghờ chính mình.

      -Cuộc đời này là rất ngắn,không có nhiều thời gian để nghi nghờ đâu.Hãy khéo chọn niềm tin và tập trung vào đó.

      A Di Đà Phật

  10. Thanh hải

    Nam mô a di đà phật.
    Cho con hỏi, con sinh năm 1988. Chồng con sn 1984.vợ chồng con lấy nhau đa 4 năm mà vẫn chưa có con.con mong thầy cho con lơif khuyên.con xin cảm ơn thầy.

    Reply
    • Nguyễn vân

      Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.

      Bạn Thanh Hải !

      NV trích dẫn một đoạn trong Phổ Môn phẩm,Kinh Pháp Hoa :

      “Này Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có những sức uy thần lớn, nhiều lợi ích lớn, cho nên chúng sinh thường phải một lòng tưởng nhớ.

      Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phúc đức, mọi người đều kính mến.

      Này Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần như thế!”.

      ____________________________________

      Vợ chồng bạn khó khăn đường con cái,không biết đã đi thăm khám chưa ? (chắc là khám rồi).

      Đọc đoạn Kinh trên,bạn đã hiểu cần phải làm gì : hàng ngày vợ chồng bạn thành tâm niệm Phật,đặc biệt là niệm hồng danh Bồ Tát Quán Thế Âm,lễ lạy cúng dàng,đọc tụng Phổ Môn phẩm,tinh tấn công phu và cầu nguyện,một lòng tin tưởng vào thần lực Quán Âm Bồ Tát.

      Ngoài ra,vợ chồng bạn cũng nên ăn chay,chưa trường chay được thì chay kỳ vài ngày trong tháng,thường làm từ thiện,phóng sinh,giữ gìn ngũ giới,rảnh thì đến Chùa làm công quả,…Hồi hướng tới khắp pháp giới chúng sinh…

      Rất nhiều người đã có con sau một thời gian thành tâm tụng niệm và hành thiện như vậy.

      Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.

  11. Thiện Duyên

    bạn nào có 1 số ví dụ về chuyện nghe kinh nhạc phạn k hiểu được nghĩa nhưng cảm thấy hay được không , mình có vài người bạn bảo là mình k hiểu nhưng vẫn cứ thích nghe mình muốn giải nhưng chả nghĩ ra được ví dụ nào cả , cảm ơn !

    Reply
    • Quốc Huy

      Giống giới trẻ nghe nhiều loại nhạc như Kpop, nhạc Hoa, nhạc Nhật, nhạc US-UK,… có hiểu gì đâu vẫn nghe thôi. Ta không hiểu nhưng ta cảm nhận và thích giai điệu ở trong đó nên nghe thôi 🙂

  12. Thanh hải

    Con xin cảm ơn thầy
    Nam Mô A Di Đà Phật

    Reply
  13. NMADDP

    Nhờ niệm Phật, chữa được bệnh nan y

    Phật tử Lương Văn Hiền – pháp danh Chánh Trí Giác
    Cụ Lương Văn Hiền, giáo sư Pháp văn 80 tuổi, ngoại đạo, bị ung thư gang, rối loạn ruột, và hư phổi. Bác sĩ đã bó tay trả về. Con cháu ở nước ngoài về chuẩn bị hậu sư. Nhờ một người con gái ở Canada về khuyên niệm Phật, và đã được thầy Thích Trúc Thái Minh quy y tam bảo ở tuổi 80 và sau đó bệnh được chữa khỏi chỉ trong tám ngày. Cụ nhắn nhủ mọi người là khi mình Niệm Phật phải có lòng tin tuyệt đối. Xem video dứới đây.

    Về thầy Thích Trúc Thái Minh chủ trì chùa Ba Vàng, xem video dưới đây.
    Phật Pháp Nhiệm Mầu kỳ 21 – Chùa Hoằng Pháp
    https://www.youtube.com/watch?v=hgiBHQ7qZ1k&index=15&list=PLE0eeu1J-lkVZEOd_eRf3MzQJY1__UWon

    CHÙA BA VÀNG
    http://www.chuabavang.com.vn/

    Nam Mô A Di Đà Phật

    Reply
  14. Đức

    Cho cháu hỏi 1 vấn đề cháu thắc mắc. bố cháu mất năm 92 . đến năm 96 mẹ cháu đi bước nữa. mẹ cháu lấy 1 người đàn ông đã có gia đình. ( vợ đầu tiên của dượng cháu đã mất ).
    Cháu muốn hỏi ví dụ sau này mẹ cháu mất . xuống dưới âm phủ. mẹ cháu sống với bố cháu hay ở với dượng cháu

    Reply
    • Quốc Huy

      Chào bạn Đức
      Về cái thuyết khi chết gặp lại ở âm phủ và chung sống với nhau thì đó là thuyết ở dân gian trong đạo Phật không nói điều này. Mà theo đạo Phật, người sau khi mất khoảng 49 ngày (có thể nhiều hoặc ít hơn tùy người) sẽ chuyển sinh vào 1 trong 6 đường là Trời, Người, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh tùy theo nhân quả của đời trước. Nên nếu theo đạo Phật có thể nói chết đi rồi thì mỗi người 1 ngả rồi.

  15. NMADDP

    Phật pháp đến Châu Phi qua trung tâm Chăm sóc A Di Đà Phật cho trẻ em mồ côi của thầy Tuệ Lễ (慧禮法師)

    Trung tâm Amitofo: Ngôi nhà chung của những đứa trẻ mồ côi Châu Phi (2014)
    http://tuvientuongvan.com.vn/tin-tuc/trung-tam-amitofo-ngoi-nha-chung-cua-nhung-dua-tre-mo-coi-chau-phi-p70.html

    Mười năm qua, trung tâm Amitofo (Amitofo Care Center – ACC) đã hoạt động như một trường học và trại trẻ mồ côi cho trẻ em ở Malawi, Lesotho, và Awaziland ở Châu Phi. ACC là tổ chức Phật giáo cho trẻ mồ côi đầu tiên tại lục địa Châu Phi…

    Những Cao Thủ Thiếu Lâm Tí Hon Từ Phi Châu! (2008)
    http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2189_DuongTieu.htm

    Trang nhà của Amitofo Care Center (ACC) 阿彌陀佛關懷中心 Trung tâm Chăm sóc A Di Đà Phật

    English: http://www.amitofocc.com/
    Chinese: http://www.acc.org.tw/

    Vài video về trung tâm Chăm sóc A Di Đà Phật – bằng tiếng Hoa và Anh, không có phụ đề Việt.

    Trẻ mồ côi của trung tâm ACC đọc Tâm Kinh bằng Hoa ngữ rất dễ thương

    African children chanting Buddhism Heart Sutra 非洲小孩誦讀心經 (3 phút)

    https://www.youtube.com/watch?v=mqTsEK59Mto

    Những Cao Thủ Thiếu Lâm Từ Phi Châu của thầy Tuệ Lễ
    ACC Master Hui Li and his Kung Fu Kids (5 phút)
    (chỉ có phụ đề bằng tiếng Anh)
    https://www.youtube.com/watch?v=vJ5WhAcupao

    Tình yêu, giữa trời và đất
    爱,在天地间 – Fill the World with Love (29 phút)
    (chỉ có phụ đề bằng tiếng Hoa và Anh –
    Những trẻ em này luôn dùng câu A Di Đà Phật để chào hỏi mọi người)
    https://www.youtube.com/watch?v=-Plc3vVYWw8

    Nam Mô A Di Đà Phật

    Reply
    • NMADDP

      Mình có tìm hiểu thêm về chương trình dạy học của trung tâm ACC. Các em được dạy dỗ rất là kỷ luật. Học theo chương trình của chính phủ đặt ra và học ba thứ tiếng Anh, Hoa, và tiếng mẹ đẻ, học đến 18 tuổi đến tốt nghiệp Trung học tại trung tâm. Các em đều thuộc lòng “Đệ Tử Qui”, các em đều ăn chay. Nói về dạy võ thuật là chỉ muốn cho mấy em được khỏe mạnh, không đau ốm để giảm được chi phí thuốc men ở trung tâm, nhưng không ngờ là các đã qúa xuất sắc về võ thuật. Các em được dạy luôn luôn dùng câu Phật hiệu Amitofo (A Di Đà Phật) là giúp cho các em tự tạo phước cho chính mình. Các em này rất là mây mắn. Trong cái rủi mà được cái may.
      Và có một số em đã được tham kiến và niệm Phật cùng với Đại Lão Hòa Thượng Tịnh Không lúc các em sang Mã Lai Á trình diễn (4 phút)

      https://www.youtube.com/watch?v=EqlviIF8kwo&index=1&list=PLgIK6pzFiaLwi2g_OwBWygYQQqXX3jwmS

      Một ngày bình thường ở ACC:
      · 04:30 – dậy
      · 05:00 – thờ phượng, thiền, tụng kinh niệm Phật và giáo lý Phật Giáo
      · 06:00 – tập thể dục buổi sáng
      · 07:00 – bắt đầu học
      · 14:00 – tan học
      · 14:30 – kể chuyện Phật giáo
      · 15:00-17:00 – Các hoạt động khác (võ thuật, ca hát, nhảy múa, bài phát biểu, các lớp học thêm)
      · 18:30 – thờ phượng, thiền định, giảng dạy Phật giáo
      · 19:00-21:00 – thời gian rảnh rỗi
      · 21:30 – ngủ

      Nếu có thể huấn luyện đào tạo cho con em chúng ta như vậy thì thế hệ sau này sẽ tốt đẹp thêm biết mấy.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  16. học Phật

    chư vị cho con hỏi một câu thật ngây ngô: vãng sanh là gì? cảm ơn chư vị_()_

    Reply
  17. NguyenPhu

    Phật pháp đến với ta bà này là khó ở trong khó, như đem hạt mầm mà gieo trong biển lửa, người trong cõi ta bà này gặp Phật pháp mà tin mà theo học như cây xanh mọc lên từ đá, như hạt mầm nảy nở trong đống tro tàn sau cơn lửa. Giữa một biển trầm mê luân chuyển không ngừng nghĩ, giữa một vòng tròn sinh tử luân hồi, khổ đau nối tiếp triền miên, khi sinh mạng con người nhỏ bé, khi cái ác hiện hữu khắp mọi nơi, khi điều thiện dần bị lấn át, bánh xe chánh Pháp vẫn xoay chuyển không ngừng nghỉ.
    Hãy giữ vững niềm tin, hãy tin tấn cầu học, ngay nơi thân này là trận chiến ta phải thắng, hãy đánh đuổi tên vua tham ái đang ngự trị bên trong, chính hắn là điểm bắt đầu cho mọi khổ đau, lấy hỷ xả bố thí đè bẹp sự tham lam, lấy nhẫn nhục đánh đuổi cơn sân giận, lấy từ bi tiêu trừ lòng gian ác, lấy khiêm nhường đánh đuổi tên ngạo mạng, lấy tinh tấn xua tan sự lười nhát, lấy vô ngã đánh xa sự chấp ngã, lấy vô thường đối trị sự tham ái ở thế gian, lấy chơn thường đối trị sự nghi ngờ bài xích phật pháp, lấy vô ngã đối trị sự chấp ngã rồi pháp tánh trong ta dần hiển lộ.

    Reply
  18. diệu thảo

    Trang duongvecoitinh.com có xét duyệt những bài viết do độc giả biên soạn nếu hay thì đăng lên trang không ạ? Con nghĩ nếu có chức năng này sẽ rất hay ạ a di đà phật

    Reply
  19. NMADDP

    Bà xả của mình thừờng nghe pháp của Pháp Sư Hải Đào. Ngài luôn luôn bảo mọi phải nên ăn chay và thường nói về nghiệp báo của khi chúng ta giết hạ hay ăn thịt chúng sanh và đừng tạo những nghiệp không tốt. Mình tổng hộp những gì mình được nghe kẻ lại dưới đây mong là giúp mọi hiểu nhiều vì sao chúng ta phải nên ăn chay và giữ cho thân khẩu ý được thanh tịnh. Biết được bao nhiêu thì mình sẽ đăng lên bấy nhiêu để chia sẽ cùng mọi người.

    (Nói về Pháp Sư Hải Đào, duongvecoitinh có đăng một nói về ngài “Quả Báo Của Việc Xem Thường Mạng Chúng Sanh” http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/01/qua-bao-cua-viec-xem-thuong-mang-chung-sanh/)

    Ăn trứng qúa nhiều như là trứng cúc, trứng cá sẽ bị qủa kiếp sau sẽ bị hiếm muộn

    Hay la mắng chởi bới thì sẽ bị bịnh hôi miệng

    Hay mách lẻo và nhiều chuyện và hay ăn thịt sẽ dễ bị rụng răng

    Hay mách lẻo cũng răng cũng sẽ dể bị vàng

    Khen người, tươi cười, tặng hoa lễ cúng phật, kiếp sau sẽ đẹp và đoan trang

    Giận hờn, ghanh ghét, la mắng kiếp sau sẽ bị xấu xí

    Tươi cười, tặng hoa lễ cúng phật, không hờn ghét kiếp này sẽ đẹp ra

    Bố thí áo quần sẽ được áo quần đẹp

    Đừng giận dữ nhìn người, nhìn người với ánh mắt từ bi, sẽ đươc ánh mắt đẹp

    Thương thú vật, nhìn thú vật với lòng từ bi cũng sẽ đươc ánh mắt đẹp

    Dâng hương cúng Phật sẽ có mũi đẹp và không thường bị vấn đề ở mũi

    Ăn cua, tôm, tôm hùm sẽ dễ bị vấn đề ở nơi mắt bởi vì mắt của những chúng sanh này mắt là nơi yếu điểm nhất

    Ăn cua, tôm, tôm hùm sẽ dễ bị vấn đề ở nơi chân vì những chúng sanh có nhiều chân

    Ăn những vật có long, chim, bồ câu, yến, gà, vịt, vân vân sẽ dề bị vấn đề nơi long tóc, hoặc dễ bị rụng tóc

    Ăn lương, cá trê, cá lóc sẽ dễ bị vấn đề ở lưng và xương sống vì nơi đó của những loài chúng sanh rất mạnh

    Ăn lương, cá trê, cá lóc, nhất là ăn sống sẽ dễ bị đau đầu hay đau nửa đầu

    Ăn thịt rắn hay canh rắn sẽ dễ bị đau đầu gói, thường bị nhức hay đau

    Ăn canh hay chè ổ yến kiếp sau sẽ bị vô gia cư hay không nhà ở, vì đó là ổ là nhà của chim yến

    Ăn ếch nhái, chó sẽ dễ bị vấn đề về da. Những con chó khác sẽ đánh hơi được ngừời ăn thịt chó và có thể sẽ cắn trả thù

    Không nên ăn những chúng sanh nhỏ như óc, trứng cá vân vân vì số nhiều sẽ tạo nhiều nghiệp

    Ăn trứng nhiều phụ nữ lúc có kinh nguyệt sẽ bị đau nhiều

    Ăn ngêu, sò, sứa, động vật vỏ mềm sẽ dễ bị vấn đề nơi cuốn họng

    Ăn huyết heo, gà, vịt sẽ dễ bị chảy máu mũi hay bị thiếu máu.

    Nam Mô A Di Đà Phật

    Reply
  20. NguyenPhu

    Là đệ tử Phật, thật sự học Phật, khi mới bắt đầu nên giữ vững niềm tin, từng bước tu học, từ thấp lên cao, khi nghe pháp, là cao hay thấp chớ để tâm vọng niệm, giữ vững đức tin, chỗ chưa hiểu chớ khởi tâm bài xích, thường gần kinh Phật, ngoài lời Phật nói chớ nên tin lời của ai khác, cũng chẳng nên chấp không mà buông bỏ, tất cả nên tham khảo, không bài xích không buông bỏ, nơi nào thấy hợp không trái lẽ thường là thiện đều nên theo, giáo lý chư Phật chẳng cao xa chẳng huyền bí, mà chân thật gần gũi, từ nơi thấp thấy được nơi cao, từ nơi cao thấy có nơi thấp, chẳng nên tự chấp mình là kẻ thấp trí mà không cầu tiến trong pháp, chẳng nên chấp cao mà sinh trưởng tà kiến, ngạo mạng, tự cao, pháp Phật là pháp thâm sâu nhưng cũng giản đơn, khéo điều phục tâm, cẩn thận tư duy, khéo dùng phương tiện, lúc gần nơi ngã, lúc xa nơi ngã, nội tâm kiên định, thường gần kinh sách, giữ Phật trong tâm, đề phòng tâm ái, mỗi mỗi đều cảnh tỉnh, mỗi mỗi đều thấy giặc, mỗi mỗi phòng tránh, càng nhiều phiền não càng phải tránh xa nơi chốn náo nhiệt, giữ vững Phật hiệu, buông bỏ sự lôi kéo mãnh liệt của ái dục, chớ để tâm khởi lên ham thích, luôn luôn nhắc nhở, luôn luôn cảnh tĩnh, niệm niệm liên tục, chẳng đoạn, phiền não dần tiêu, tự tánh dần sáng, thân tâm an lạc, niềm tin củng cố, vững chắc, càng học pháp càng thích, càng ngộ, càng thâm nhập vào giáo lý thâm sâu của Phật, tự tánh khai sáng, không niệm mà niệm, tự thấy đúng sai, tự biết cao thấp, phiền não chẳng còn, một niềm liền thấy, tịnh độ nơi tâm, tuy xa nhưng gần ngay trước mặt, khoan thai an lạc, ung dung vui vẻ. Phật pháp rất chân thật, rất thù thắng, rất vĩ đại.

    Reply
  21. Huỳnh vũ trường giang

    Con đay nam nay 19 tuỏi nhưng trải đời trước bạn cùng lứa. Và có đoi khi con tu luyện (tự ngộ chách tu luyện và thành công ) Cho mình tỉnh tâm. Và quan sát mỏi người con gạp. Nghe nhửng cau truyện đời. Vế họ. Ròi lại tỉnh tâm. Nhưng con càn tỉnh tâm si nghỉ về đời. Thì lại cảm tháy chán đời. Trên đời này. Có những thứ làm ta vui. Có thứ làm ta buòn. Và khi ta vui và buòn ròi thì thới giới này.( cảm giác này con ko biết nói sao nữa). Con thì gọi nó là chán đời. Xinh các sư chỉ giúp. Cảm ơn trước.

    Reply
    • NguyenPhu

      Hãy tìm học Phật, thử tìm đọc những câu chuyện hay về Phật giáo, pháp vị mà đức Phật để lại qua những câu chuyện đó vô cùng chân thật, vô cùng đơn giản nhưng rất ý nghĩa, rất lợi lạc.
      Hãy thường hỏi mình đến với thế gian làm gì, cuối đời sẽ đi về đâu, hãy nhìn những cảnh khổ xung quanh, có sợ khổ, có muốn thoát khổ. Việc lớn nhất của đời người là liễu thoát sinh tử, nơi đây khổ đau nối tiếp triền miên, trôi lăn không ngừng nghỉ, hãy học Phật.

  22. Thanh

    A di đà phật.
    Con 16 tuổi nhưng tâm trạng con có nhiều lúc bế tắc cũng không muỗn chia sẻ mọi nỗi niềm của mình với ai con cảm thấy dường như ngay cả bản thân mình cũng không có đủ tự tin mà ngược lại lúc nào cũng trầm tính, ít nói, ít muốn tiếp xúc với mọi người, cũng như khó tin tưởng một người nào đó, tâm trạng luôn lo lắng về tương lai. Xin thầy cho con lời khuyên, con xin cảm ơn ạ

    Reply
    • Hoằng Ẩn cư sĩ

      Chào con, A Di Đà Phật.
      Con cần hiểu rằng mọi thứ mà ta đang có như thân hình (cao hay thấp, đẹp hay xấu…), tính cách (hiền hay dữ, ít nói hay nói nhiều, thân thiện dễ thương hay thô lỗ…), sở thích (thích ồn ào náo nhiệt hay thích sự tĩnh lặng, thích ở một mình hay thích tiếp xúc với nhiều người…), nghèo hay giàu, nhàn hạ hay bận rộn.vv… không phải tự nhiên mà có. Theo kinh Nhân Quả Thiện Ác thì mỗi một nét đặc trưng cuả một người đều là quả báo cuả người đó do đã tạo những nghiệp lành, dữ hay trung tính (không lành, không dữ) trong những đời, kiếp quá khứ.
      Chính vì điều này nên mong con hãy bình tâm đón nhận những gì sẽ đến với mình.
      Về những gì con nói về mình, đó thường là những biểu hiện cuả một người có duyên với Phật pháp. Điều muốn nói với con là hãy giữ tâm bình, khí hoà và những lúc tâm cảm thấy bồn chồn, lo lắng hãy niệm câu Phật hiệu này “Nam mô A Di Đà Phật”, câu nọ nối câu kia (niệm thành tiếng hay niệm thầm hay niệm trong tâm đều tốt) rồi sự thanh bình, thư thái sẽ đến với con, chào thân ái nghe, A Di Đà Phật.

    • Phật tử Chơn Lâm Ánh

      A Di Đà Phật, vậy là bạn giống tớ rồi, bạn nên học Phật pháp, hòa nhập với mọi người hơn là được mà. Chúc bạn tinh tấn niệm Phật.

  23. Tuệ Trung

    Xin thầy giải đáp giúp : vì công việc nên con dự kiến thay đổi chùa để tụng kinh buổi tối , nghĩa là trước đây con đã đến chùa tụng kinh ở một chùa rồi : bây giờ muốn tụng ở chùa khác : như vậy con có làm việc sai trái với đạo lý của Phật không ?
    Xin vui lòng hoan hỷ giải đáp giúp .
    Con cám ơn .
    Tuệ Trung

    Reply
    • Thu ba

      Có ng cũng đã hỏi câu giống như thế này,và đã đc thiện tri thức cư sỹ Phước Huệ phúc đáp rất ổn,rất chuẩn xác. Ai cũng sẽ trả lời như vậy.Thu ba nhắc lại lời cư sỹ Phước Huệ :
      vì công việc nên bạn có thể đến 1 ngôi chùa khác để tụng kinh,ko sao cả.
      Bạn cứ yên tâm.
      A Di Đà Phật

  24. Tuệ Trung

    A di đà phật , xin các thầy , các bạn vui lòng giải đáp giúp thắc mắc sau :
    1/ Trước hình tượng quán thế âm bồ tát mà xưng danh hiệu a di đà phật hoặc ngược lại đối với các hình tượng khác : như vậy co sai không ? dù việc này là không có chủ ý .
    2/ Đôi khi tụng kinh , thỉnh thoảng tụng sai vài câu : trường hợp này có phải tụng lại từ đầu không ?

    Xin vui lòng giải đáp giúp
    A di đà phật .

    Reply
    • Mỹ Diệp

      A Di Đà Phật

      Chào Tuệ Trung!

      *Phật cùng Phật đồng bản tánh, không có sự phân biệt. Nếu có sự phân biệt thì đó là phàm phu.

      Hơn nữa mười phương chư Phật xuất tướng lưỡi rộng dài, thuyết thành thiệt ngôn ca ngợi công đức bất khả tư nghì A Di Đà Phật. Niệm A Di Đà Phật được mười phương Phật ngày đêm hộ niệm, Bồ Tát, chư thiên hộ trì. Ấy là vì duyên bổn nguyện lực nhiếp độ chúng sanh bất khả tư, bất khả nghì của Phật A Di Đà. Do vậy khi ta đối trước hình tượng chư Phật, Bồ Tát, thiên thần, quỷ thần… mà niệm thánh hiệu A Di Đà Phật thì tất thảy đều sanh hoan hỷ.

      *Đọc Kinh nhiệm mầu hay không nằm ở sự chân-thành-kính. Nếu mới đọc tụng, sợ va vấp thì nên đọc chậm, tâm và tiếng hiệp nhau. Còn giả như đọc tụng kinh điển hay bị vấp mà vẫn cố gắng đọc nhanh thì e là đã thiếu tâm chân-thành-kính mất rồi.

      Nam mô A Di Đà Phật

  25. NMADDP

    Trả ơn sau 30 năm

    Chuyện về vị bác sĩ từng trộm thuốc cho mẹ rung động hàng triệu trái tim

    Một câu chuyện có thật bên Thái Lan được chia sẻ trên mạng. Một cậu bé nhà nghèo đã lẻn vào hiệu thuốc để ăn trộm thuốc giảm đau về cho người mẹ đang ốm nặng của mình. Bị bắt quả tang, cậu được một người chủ quán mỳ giúp đỡ. 30 năm sau, cậu bé nghèo nay đã trở thành bác sĩ quay lại trả ơn người đã giúp đỡ mình. “Cho đi là cách giao tiếp tốt nhất”

    https://www.youtube.com/watch?v=SuEVrEhhY_A

    Nam Mô A Di Đà Phật

    Video có đăng trên duongvecoitinh truoc đây không có phù đề Việt

    http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/09/hai-bai-hoc-rat-cam-dong-ve-tinh-nguoi-video/

    Reply
  26. học Phật

    chư vị cho con hỏi: sau khi nhập diệt, chân thân của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đang ở đâu? xin tạ chư vị_()_

    Reply
    • Cư sỹ Phước Huệ

      Chào bạn Học Phật,
      Các vị trên trang DVCT này đa phần là phàm phu, mà câu bạn hỏi thuộc về cảnh giới của chư Phật, chỉ có Phật mới biết rõ ràng, cho nên nếu bạn muốn biết hãy tự mình tu thành Phật rồi sẽ biết rõ.
      Nếu bạn thực muốn tìm hiểu và tu tập, bạn hãy bỏ ra thời gian đọc, nghe các bài giảng kinh Lăng Nghiêm nhé. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy không gian và thời gian, hay nói đúng hơn là cái ý niệm về không gian, thời gian của chúng ta đang hiện có đều là do vô minh, do nghiệp mà có. Cho nên cái hỏi ở đâu, tức là hỏi nơi chốn, là hỏi về không gian cũng đã là không đúng rồi. Cho nên, nếu bạn thực muốn hiểu rõ, hãy gắng hiểu cho rõ kinh Lăng Nghiêm trước đã, khi đã hiểu rõ rồi thì bạn sẽ chẳng còn thắc mắc này nữa.
      Chúc bạn thường tinh tấn.
      Nam Mô A Di Đà Phật.

  27. ngoc giau

    Con xin các vị đồng tu cho con hỏi bài chú úm ma-ni bát mê-hồng có nghĩa la gì ạ. Con xin các vi đồng tu quan hỉ
    A di đà phật

    Reply
  28. Tuệ Trung

    Xin các thầy và các bạn cho hỏi :
    Hiện tại , trong phòng làm việc của tôi có thờ phật bà quan âm nhưng không nhìn hướng ra cửa chính (và không nhìn trực diện vào phòng vệ sinh).Hiện nay , do thay đổi kệ tủ bàn làm việc , tôi muốn thay đổi vị trí tượng phật bà nhìn ra hướng cửa chính : nghĩa là hướng cổng chính của nhà và đối diện bàn làm việc .
    Cho phép hỏi :
    . Trong phòng làm việc thờ phật bà có sai ?
    . Thay đổi vị trí như đề cập được không ?
    . Nếu được thì phải làm gì trước và sau khi thay đổi ?

    Rất mong các thầy , các bạn giải đáp giúp .
    Cám ơn

    Tuệ Trung

    Reply
    • Thiện Nhân

      A DI ĐÀ PHẬT

      Gửi bạn Tuệ Trung,

      Chúng ta thờ Phật, Bồ tát là thờ nơi tâm, vì thế việc an vị Phật hay Bồ tát ở vị trí nào trong phòng chỉ là tương đối chứ không thể tuyệt đối. Bởi chư Phật, Bồ tát vốn không có đến cũng chẳng có đi, do vậy nếu chúng ta cứ câu chấp vào hướng thờ, nhiều khi cũng ta sẽ gặp khổ nạn. Ví thử có nhiều người nói: Thờ Quán Thế Âm là phải hướng Ngài ra hướng biển phía Nam thì mới đúng và mới thiêng. Hiểu vậy vừa mê tín, vừa gượng ép và không đúng pháp. Quán Thế Âm là đại từ đại bi, tâm thinh cứu khổ cứu nạn. Hạnh nguyện của Ngài là: Độ Tận Chúng Sanh Khổ! Chúng ta có phải chúng sanh khổ không? Quá khổ là đằng khác. Vậy nếu chúng ta không thờ Quán Thế Âm, hoặc thờ không đúng hướng, khi gặp khổ nạn, chúng ta kêu cầu hồng danh của Ngài, chẳng lẽ Ngài không ứng cứu? Nếu đúng vậy thì đâu còn gọi là Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn nữa? TN lòng vòng cùng bạn một chút để bạn lý giải được về cái sự Thờ của mình sao cho minh bạch và đúng pháp. Được thế sự thờ phụng của chúng ta mới có lợi lạc, bằng không chúng ta chỉ luẩn quẩn trong vòng si mê, lợi danh của kiếp phàm tục.

      TN nói vậy chắc bạn đã có thể hiểu và tự biết mình nên an vị Quán Thế Âm ở đâu rồi? Nó phải được an vị từ chính trong tâm của bạn. Bạn chính là một Quán Thế Âm Bồ Tát chứ không phải ai khác. Tại sao? TN mong bạn hoan hỉ chia sẻ cùng các liên hữu để nếu ai có cùng những ưu tư như bạn cũng sẽ tự biết mình phải làm sao cho đúng pháp.

      Dưới đây TN gửi cho bạn Nghi Thức An Vị Phật để bạn tham khảo, nếu thuận tiện thì bạn nên thực hành theo nghi thức này, bởi đó là tấm lòng của bạn với Quán Thế Âm.

      Chúc bạn luôn an lạc.

      TN

      Tham khảo: Nghi Thức An Vị Phật

      TB. Khi bạn click lên link sẽ có một cửa sổ hiện lên cùng tên file. Bạn nhìn sang bên phải, phía trên, có một symbol máy in và mũi tên màu trắng chỉ xuống. Bạn click lên mũi tên này để download file xuống rồi in ra nhé. Chúc thành công.

  29. Phạm Văn Thuấn

    Kính bạch quý thầy con có một câu hỏi mong quý thầy hoan hỷ cho con biết. Nơi con đang ở có rât nhiều kẻ làm nghề sát sinh hằng đêm con nghe tiếng chúng sinh kêu thảm thiết ma lòng quặn thắt mà không sao cứu được. Kính mong quý thầy ra ơn cứu độ cho chúng sinh thoát khỏi bể khổ và chỉ cho con một con đường để con độ cho mình và độ cho chúng sinh, con xin khắc cốt ghi tâm những lời thầy dạy, con xin đội ơn quý thầy.
    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

    Reply
    • Thiện Nhân

      A DI ĐÀ PHẬT

      Gửi bạn Phạm Văn Thuấn,

      *Nhất quyết bạn không được thốt lời chê bai hay miệt thị những người đang hành nghề sát sanh, bởi sẽ làm họ nổi sân và tâm sát trong họ sẽ càng mãnh liệt hơn, ngoại trừ có người có duyên với Phật pháp thì bạn hãy nên có lời khai duyên về nhân quả.

      *Điều bạn có thể làm và nên làm có lẽ là đừng quá lo âu và thương xót cho những chúng sanh đang bị giết thịt, trái lại bạn phải lo cho chính mình trước đã, bởi bạn cũng là một chúng sanh đang sống trong khổ nạn. Liệu ai sẽ rủ lòng thương và ra tay cứu được bạn, khi bạn gặp chuyện vô thường? Chắc chắn là sẽ khó lắm, bởi khi nghiệp lực bủa vây, nếu bạn không có công đức tu học Phật pháp, TN e rằng Phật, Bồ tát cũng phải bó tay. Do vậy theo TN nghĩ, điều quan trọng hàng đầu với bạn là nên phát tâm tu học Phật pháp, phải dũng mãnh Quy Y Tam Bảo và Thọ Ngũ Giới. Lý do? Bởi đó là con đường sáng và duy nhất giúp bạn xa lìa việc ác, để tiến tới hành thiện. Hàng ngày nếu mọi hành vi, động niệm của bạn đều được quán chiếu, bằng cách thường nhiếp tâm niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT, chắc chắn những chuyện tham, sân, si trong bạn sẽ được tiêu giảm, khi tam độc tiêu giảm, đương nhiên những chúng sanh đang sống xung quanh bạn đề không bị tổn hại. Như vậy một chuyện niệm Phật tưởng như đơn giản nhưng thực tế bạn lại đang tự độ chính mình và giúp cho cả những người xung quanh đều được sống trong an lạc. Trong đạo gọi đó là tự độ-độ tha.

      *Thấy chúng sanh sống trong khổ não mình khởi lòng thương – tình thương này nếu không xuất phát từ sự trì giới, rất có thể chỉ đơn thuần là thương hại. Sự thương hại vốn chỉ giây lát và không thể lâu bền. Với người tu đạo, trì giới lại khác. Tình thương đồng loại lúc này là lòng từ bi. Lòng từ vốn không có phân biệt thân-sơ, vì thế, mọi chúng sanh lúc này đều được giúp đỡ, và hồi hướng cả. Nhưng muốn giúp đỡ và hồi hướng được cho chúng sanh, mình phải có phước và đức. Phước thì tự tạo, đức phải tự tu. Phước-đức không có mà chúng ta muốn giúp chúng sanh thì cũng giống như chính mình còn khát nước nhưng lại kể cho người khác nghe cảm giác khi uống nước mát ra sao. Vậy là chẳng thực tế.

      *Nếu bạn là người đã, đang tu đạo thì bạn hãy dùng tấm lòng chân thành, thanh tịnh của mình để mà hồi hướng cho những chúng sanh hàng ngày bị sát hại, nguyện cho họ buông bỏ oán thù, đồng nhiếp tâm niệm Phật và nên nguyện cầu sự gia hộ của Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng Phật A Di Đà đồng thuỳ gia hộ, giúp cho những chúng sanh xấu số kia được nương ánh từ quang của chư Phật, chư Bồ tát mà niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ.

      Đôi hàng chia sẻ cùng bạn, hy vọng sẽ giải toả phần nào tâm ý của bạn. Chúc bạn thường tinh tấn tu đạo để giúp mình, giúp người.

      TN

  30. ngoc giau

    Cho con hỏi phía trên bài chú do thầy Tịnh Không giảng có ý nghĩa gì ạ. Con có nên đọc bài chú đó không và đọc lúc nào?

    Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.

    Reply
    • Người Em Tịnh Độ

      Nếu bạn tu Tịnh Độ thì chỉ cần niệm 1 câu A Di Đà Phật là đủ rồi. Niệm cho thuần thục thì sống an lạc nhiều lắm, chết thì vãng sanh về Cực Lạc tịnh thổ của Đức Phật A Di Đà. Khi về đó rồi thì bạn có tuổi thọ vô hạn, học vô số các câu chú khác cũng không sao. Còn hiện giờ chúng ta đang ở cõi này mạng sống chỉ dài vài mươi năm, e một câu A Di Đà Phật niệm chưa nằm lòng khi nhớ khi quên, lại kèm theo đọc các thứ khác lỡ một mai vô thường chợt đến sẽ chẳng biết đi về đâu. Uổng phí một đời người. Cho nên bạn hãy chuyên tu một môn cho giỏi trước đã, sau này vãng sanh thành bồ tát rồi hãy học tiếp. A Di Đà Phật.

      Người Niệm Phật Chớ Nên Tụng Nhiều Kinh Đọc Nhiều Chú

      http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/08/nguoi-niem-phat-cho-nen-tung-nhieu-kinh-doc-nhieu-chu/

      Người Niệm Phật Có Cần Phải Niệm Thêm Chú?

      http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/12/nguoi-niem-phat-co-can-phai-niem-them-chu/

  31. Tuệ Trung

    Xin chào Anh , Chị Thiện Nhân
    Rất cám ơn những chia sẽ trên .

    Reply
  32. ngoc giau

    Cảm ơn đạo hữu đã cho con lời khuyên.
    A di đà phật

    Reply
  33. nguyễn việt hùng

    kính thưa các thầy

    Mình là phật tử tu hành tại gia năm nay 61 tuổi , đã trường chay và trì giới nghiêm , mình hiện đang tập sự hành thiền , mấy lúc gần đây , trì thêm tâm chú Lăng Nghiêm và sinh lòng yêu thích , nay có đôi lời xin ý kiến các thầy , cùng quý đạo hữu vì có chút thắc mắc :

    Người trì tâm chú Lăng Nghiêm nên thờ ( hình ảnh ) vị phật nào , và nên kiết ấn gì ?

    Sau này , nếu muốn tụng trọn vẹn chú Lăng Nghiêm , phải lập đàn tràng như thế nào , có thể đến chùa nào trong t p HCM tìm thầy hỏi đáp thắc mắc thêm khi trì tụng ?

    Giữa chú Lăng Nghiêm , và pháp hành thiền , có bị kiên kỵ gì nhau không ?

    Kính nhờ các thầy và bằng hữu giúp ý kiến dù rốt ráo
    Chân thành cám ơn

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

    Reply
  34. Trung Đạo

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

    Kính bác Nguyễn Việt Hùng,

    Tụng kinh, niệm Phật, trì chú, tất cả đều là thiền. Tại sao gọi đó là thiền? Bởi giản đơn: là khi thiền thì không còn khởi tâm tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước nữa. Những tâm này gọi là phiền não tâm. Khi phiền não tâm thường dấy khởi mà bác không có pháp đối trị kịp thời thì việc trì chú thực không có tác dụng.

    1. Người trì tâm chú Lăng Nghiêm nên thờ (hình ảnh) vị phật nào, và nên kiết ấn gì?

    Chú Lăng Nghiêm là do Bổn Sư Thích Ca tuyên thuyết, nhân duyên nào hẳn bác cũng đã rõ rồi. Vì thế để tỏ lòng tri ân và ngưỡng kính bậc Đạo Sư nếu bác chỉ chuyên nhất tu thiền thì việc thờ Bổn sư là thích hợp hơn cả.

    Khi trì chú Lăng Nghiêm, nếu bác đã thuộc nhuyễn thì có thể kiết ấn Kim Cang Định Ấn, nghĩa là hai bàn tay đều ngửa, các ngón xuôi nhau, kế đó tay phải đặt lên trên lòng bàn tay trái, sao cho hai đầu ngón cái chạm đối đầu nhau. Đây gọi là Kim Cang Định Ấn, vì thế ấn này được để dưới rốn chừng một đốt ngón tay và giữ nguyên vị trí đó trong suốt quá trình trì chú cũng như toạ thiền.

    Tuy nhiên khi trì chú, dù bác đã thuộc, nhưng vì để lợi lạc chúng hữu tình thì bác không nên kiết ấn mà tay để lật từng trang chú Lăng nghiêm theo lời mình trì tụng để giúp các chúng sanh khác đều được thấy nghe và hưởng lợi lạc. Khi trì chú xong, bác có thể thực hành nghi thức toạ thiền. Điểm quan trọng bác cần lưu ý là khi đã kiết ấn, nếu mỏi tay hay mỏi thân thể bác phải buộc xả ấn bằng cách nâng hai tay lên ngang trán, rồi từ từ vuốt nhẹ hai lòng bàn tay từ đỉnh trán qua hai bên thái dương ra phía sau ót để xả ấn. Lý do: để tránh tổn thương nhưng chúng sanh (vô hình) khác đang có mặt nơi bác đang tu học.
    Về nghi thức hành thiền, có lẽ bác không nên tự học một mình, mà nên tìm đến một đạo tràng chuyên tu thiền, để nhờ một vị bổn sư truyền dạy thì sự tu học mới an toàn và có lợi lạc, bằng không sẽ rất dễ gặp ma chướng.

    2. Sau này, nếu muốn tụng trọn vẹn chú Lăng Nghiêm, phải lập đàn tràng như thế nào, có thể đến chùa nào trong t p HCM tìm thầy hỏi đáp thắc mắc thêm khi trì tụng?

    Nếu bác đã đọc kỹ Kinh Lăng Nghiêm hẳn bác đã rõ Phật Thích Ca dạy Ngài A Nan cách thức lập đàn tràng khi trì chú Lăng nghiêm như thế nào rồi? Tuy nhiên vào thời nay, đặc biệt là với người tu tại gia, việc lập một đàn tràng theo đúng nghi thức Phật dạy là không thể thực thi, do vậy tối yếu nhất là bác có một không gian tu học, nơi đó có lập bàn thờ Phật trang nghiêm, thanh tịnh theo đúng nghi thức AN VỊ PHẬT, hàng ngày bác phát tâm tu học theo đúng chánh pháp là đủ.

    3. Giữa chú Lăng Nghiêm, và pháp hành thiền, có bị kiêng kỵ gì nhau không?

    Như TĐ đã nói trên: trì chú cũng chính là thiền. Thiền cũng là trì chú. Trọng yếu ở nơi định tâm. Vì thế không có chuyện kiêng kỵ hay không kiêng kỵ. Nếu bác thấy hoan hỉ khi trì chú Lăng Nghiêm, có lẽ bác nên phát tâm học thuộc 5 Phẩm của Chú Lăng Nghiêm, kế đó hàng ngày thực hành trì chú theo đúng nghi thức Thiền Môn Nhật Tụng hay còn gọi Công Phu Khuya, kết hợp toạ thiền để trưởng dưỡng đạo tâm thì sẽ lợi lạc hơn.

    Trong Kinh Pháp Bảo Đàn có Phẩm Thiền Định, Tổ Huệ Năng có khai thị về thiền như sau: “Này Thiện tri thức, người mê thân tuy bấtđộng, mở miệng liền nói việc phải quấy, hay dở, tốt xấu của người làcùng đạo đã trái nhau, chấp tâm, chấp tịnh tức là chướng đạo.

    Tổ dạy chúng: Này Thiệntri thức, sao gọi là Tọa thiền? Trong pháp môn này không chướng không ngại, ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác, tâm niệm chẳng khởi gọi là tọa, trong thấy Tự tánh chẳng động gọi là thiền.

    Này Thiện tri thức, sao gọi là Thiền định? Ngoài lìa tướng là thiền, trong chẳngloạn là định. Ngoài nếu chấp tướng, trong tâm tức loạn; ngoài nếu lìa tướng tâm tức chẳng loạn. Bản tánh tự tịnh tự định, chỉ vì thấy cảnh,suy nghĩ cảnh tức là loạn; nếu thấy các cảnh mà tâm chẳng loạn ấy làchân định vậy.

    Này Thiện tri thức, ngoài lìa tướng tức là thiền, trong chẳng loạn tức là định, ngoài thiền trong định, ấy gọi là Thiền định.

    Kinh Bồ-tát Giới nói: Bản tánh của ta vốn tự thanh tịnh. Này Thiện tri thức, trong mỗi niệm tự thấy được Bản tánh thanh tịnh, tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo”.

    Hy vọng đọc qua lời khai thị này bác có thể hiểu được rõ nghĩa hơn về pháp hành thiền mà phát tâm tu học thanh tịnh.
    Kính chúc bác thường tinh tấn

    Reply
    • nguyễn việt hùng

      nhận được hồi âm , rất cám ơn thầy Trung Đạo đã giãi đáp cặn kẻ rõ ràng , giúp rất nhiều cho đường đi mò mẩm hiện tại của mình

      chúc thầy luôn tinh tấn trên đường hành đạo

  35. Phật tử Chơn Lâm Ánh

    A Di Đà Phật. Mọi người cho con xin link facebook fanpage của Đường Về Cõi Tịnh ạ ?

    Reply
  36. Đào Hạnh

    Xin quí thầy quí phật tử thiện tri thức cho tín chủ hỏi; Tây Thiên là cảnh giới nào ạ, có phải là Tây phương cực lạc ko ạ?Xin hoan hỷ chỉ bảo.

    Reply
  37. Nguyễn Thị Lựu

    Bạn Đào Hạnh thân mến,

    Mình chưa rõ từ ngữ “Tây Thiên” mà bạn muốn hỏi xuất phát từ phim ảnh, sách vở trong văn hóa Trung Hoa hay từ kinh Phật. Nếu từ phim ảnh hay sach vở thì từ ngữ “Tây Thiên” là chỉ cho vùng đất Ấn Độ thời xưa, nơi sãn sinh ra đạo Phật ( bao gồm nước Ấn Độ hiện tại và vài nước lân cân), vì ngày xưa người Trung Hoa gọi nước của họ là “Đông Độ” và gọi Ấn Độ ở phía tây là “Tây Thiên”.

    Miền bắc của Việt Nam cũng có chùa và địa danh Tây Thiên, nghe nói nơi ấy được đặt tên như vậy từ xưa là để ghi dấu ấn có vị tăng sĩ từ Ấn Độ lần đầu tiên đặt chân đến đó để truyền đạo.

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Reply
  38. Đào Hạnh

    A di đà phật,cảm ân bạn Ng thị Lựu,mình có người nhà mất báo là đã về được Tây thiên rồi để gia đình đường buồn phiền nữa,mà mình lại ko rõ Tây thiên là cảnh giới nào.

    Reply
  39. nguyễn việt hùng

    Mình là phật tử tu hành tại gia năm nay 61 tuổi , đã trường chay và trì giới nghiêm , mình hiện đang tập sự hành thiền ,
    mấy lúc gần đây , trì thêm tâm chú Lăng Nghiêm và sinh lòng yêu thích , nay có đôi lời xin ý kiến các thầy , cùng quý đạo hữu vì có chút thắc mắc :

    mình định tập trì tụng chú LĂNG NGHIÊM – nhưng không trì tụng phần đại bi thập chú ( vì lý do sức khỏe chưa ổn lắm ) không biết như thế có được không , vì chú lăng nghiêm quá dài , lại bằng chữ PHẠN , nên mới làm quen trì tụng không nhanh được

    và nếu tụng chú LĂNG NGHIÊM hằng ngày ở nhà , có cần thêm chuông , mõ gì không ?, nếu tụng không đều , bửa có bữa không , có ổn không ?

    định bụng khi nào trì tụng toàn bài chú được trơn tru , sẽ tính chuyện học thuộc sau , còn hiện tại , mình chỉ trì TÂM CHÚ

    có người mách , LĂNG NGHIÊM có 2 tâm chú , tâm chú ở cuối bài hiện mình đang trì , còn tâm chú nằm ở đệ thứ nhất , có câu TÁT ĐÁT ĐA – BÁT ĐÁT LAM , mình có thể dùng câu này vô quán hơi thở khi hành thiền được không ? ( hít vô đọc TÁT ĐÁT ĐA – thở ra đọc BÁT ĐÁT LAM -) thí dụ vậy
    Vì mình phát tâm , đang tự mày mò tu hành , nên rất cần nhờ ý kiến của các thầy

    Reply
    • Diệu Minh

      Chào chú. Đây là trang hoằng dương pháp môn niệm Phật, nên mọi người thường bàn luận, chia sẻ về pháp môn này. Cháu xin chia sẻ 1 số ít ỏi hiểu biết hạn hẹp của cháu như sau:

      Thứ nhất, dù tu theo pháp môn nào cũng không nên có ý nghĩ ngày tu ngày không (ngày niệm chú ngày không), vì đó là giải đãi, 1 trong các đại tùy phiền não. Tu tập là phải chăm chỉ, có thời khóa nhất định tùy vào lịch sinh hoạt mà bố trí (để không có thời gian rỗi phí hoài, mà cũng không phải tu quá nhiều quá gấp để cơ thể đình công, việc nhà bị bỏ dở gây phiền não cho chúng sanh)

      Thứ hai, thiền định là pháp môn dành cho người căn cơ cao. Nếu tu tập thiền định thời nay mà không có minh sư hướng dẫn và không hiểu đạo lý Kinh điển đại thừa thì rất dễ bị tẩu hỏa nhập ma (ví dụ chấp vào cảnh giới này nọ khi thiền rồi mong cầu cảnh giới đó, khoe hoặc công khai với mọi người, nghĩ rằng ta tu tập đã thành công. Hoặc có người ngược lại, chấp vào ngoan hư không ngu ngơ vô tri giác hoặc cho “thất niệm” là đại định, v.v).

      Nếu học thuộc trì tụng chú Lăng Nghiêm được là rất tốt, đi kèm thiền định chánh pháp là rất tốt. Tuy nhiên, lại quay trở lại vấn đề trên, không có minh sư hướng dẫn rất dễ lạc vào lưới ma.

      Thứ ba, chú không nên chấp trước việc tụng chú phải có mõ hay không có mõ. Tụng chú có thể tụng ra tiếng hoặc tụng thầm đều như nhau.

      Vì các lý do trên, cháu nghĩ rằng chú nên giành thời gian làm những việc sau:
      1. Nghiêm trì ngũ giới trong 1 thời gian
      2. Nghiên cứu giáo lý đại thừa, Kinh điển Đại thừa (nghiền ngẫm, đọc nhiều lần các bài giảng Kinh. Tuy nhiên, không nên dùng cái tâm nghi ngờ, suy luận logic để mà nghiền ngẫm Kinh)
      3. Vào trang này http://www.dharmasite.net đọc các bài khai thị, giảng giải của Hòa thượng Tuyên Hóa. Ngài là người hết lòng hoằng dương chú Lăng Nghiêm, Kinh Lăng Nghiêm & pháp môn thiền tham thoại đầu.

      Sau 1 thời gian trì giới nghiêm ngặt, và đã có 1 số hiểu biết về Phật pháp, niềm tin vững vàng, chú hãy nghiền ngẫm kỹ bài khai thị về chú Thủ Lăng Nghiêm của Ngài, cũng như đọc kỹ bài giảng về ngũ ấm ma trong Kinh Lăng Nghiêm của Ngài.

      Cháu đã được biết 1 số người ở Việt Nam tu thiền, phàm phu tưởng là tốt vì toàn nói lời hay, làm từ thiện, nhưng thực ra đang bị ma chướng, lâu ngày ắt tẩu hỏa nhập ma. Cháu xin phép chia sẻ như vậy thôi. A Di Đà Phật!

  40. NMADDP

    Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam – Chùa Khai Nguyên
    Địa chỉ : Xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 04 33 610 897 – 01676707765
    E-mail: [email protected]

    Đại Đức Thích Đạo Thịnh trang youtube:

    Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam
    https://www.youtube.com/channel/UCJVtBYcFaWKcmkwo8M-amPg

    Phật Pháp Nhiệm Màu Chùa Khai Nguyên, Kì 1,2,3,4:
    https://www.youtube.com/watch?v=nsqnRQmAUw4
    https://www.youtube.com/watch?v=j6LSHsHBP2I
    https://www.youtube.com/watch?v=RXV801aF3XE
    https://www.youtube.com/watch?v=Lzuj5kcPW-w

    Đổ Bê Tông Sàn Tầng 1 Đại Tượng Phật A Mi Đà tại Chùa Khai Nguyên
    https://www.youtube.com/watch?v=v8b09DCALjY

    Nam Mô A Di Đà Phật

    Reply
  41. TT

    Kính chào các thầy và quí vị phật tử ,
    tôi xin phép được chia sẽ đôi dòng với tâm niệm xin được trợ giúp , hướng dẩn cho tôi thoát ra được suy nghỉ sai trái như sau :

    1/ tôi đã suy nghỉ và nghi ngờ rất nhiều người , cụ thể tôi mắc chứng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD), vì vậy tôi nhìn thấy ai cũng thấy có bệnh và sợ lây cho mình : đôi khi tôi biết là tôi sai nhưng suy nghỉ đó cứ ám ảnh trong tôi liên tục : dẩn đến mất ngủ , tiều tụy . tôi mong muốn được thoát ra suy nghỉ này để trở lại 1 con người như trước đấy . hay có phải do quả báo trước đấy của tôi đã làm việc gì sai chăng ? nếu là quả báo thì phải thế nào để sám hối và tiêu trừ ?
    2/ nếu là quả báo trước đây do tôi gây ra thì theo phật giáo : sẽ do tôi chịu hậu quả hay có thể gián xuống gia đình con cái tôi nữa ?
    3/ tôi muốn hỏi : nếu 1 phật tử đã quy y và có pháp danh rồi (quy y tại nhà có sư thầy hổ trợ ) ,nay vì nhiều lỗi lầm trong 5 giới và hiện tại rất sám hối và mong muốn sám hối trước chánh điện : xin làm lại lễ quy y và pháp danh mới : muốn thay đổi 1 cuộc đời mới . như vậy có đúng và được hay không ?

    A di đà phật
    các chia sẽ trên là thành tâm và rất mong các thầy , các quí vị phật tử giảng giải thêm và cho lời khuyên giúp .
    xin cám ơn .
    TT

    Reply
    • Thiện Nhân

      A DI ĐÀ PHẬT

      Gửi bạn TT,

      1/ tôi đã suy nghỉ và nghi ngờ rất nhiều người, cụ thể tôi mắc chứng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD), vì vậy tôi nhìn thấy ai cũng thấy có bệnh và sợ lây cho mình: đôi khi tôi biết là tôi sai nhưng suy nghỉ đó cứ ám ảnh trong tôi liên tục: dẩn đến mất ngủ, tiều tụy . tôi mong muốn được thoát ra suy nghỉ này để trở lại 1 con người như trước đấy. Hay có phải do quả báo trước đấy của tôi đã làm việc gì sai chăng? nếu là quả báo thì phải thế nào để sám hối và tiêu trừ?

      Căn bệnh của bạn không có gì đáng phải lo ngại cả mà có thể hoá giải trong ít tuần, bởi nhân của nó là tâm phiền não của bạn. Tâm hoài nghi mọi người, lo sợ lây bệnh đó là tâm phiền não hay còn gọi là tâm bệnh.

      Hoài nghi: là do bạn quá đề cao bản thân, trong đạo gọi là cống cao ngã mạn và luôn hạ thấp người khác, coi thường người khác;

      Lo sợ lây bệnh: là do bạn luôn nghĩ chỉ có mình bạn mới hoàn hảo, tốt đẹp, vô lây, ngược lại, những người xung quanh bạn đều thấp hèn, rơ ráy, bệnh hoạn, trong đạo gọi là uế trược.

      Bạn là người đã Quy Y Tam Bảo và Thọ Ngũ Giới, nhưng xét theo những điều bạn chia sẻ thì bạn mới chỉ Quy Y và Thọ Giới theo hình thức, chứ thực tế bạn chưa tu đạo. Bởi nếu bạn thực tu, hẳn bạn sẽ hiểu: đời là vô thường, là sanh, lão, bệnh, tử, là ái biệt ly, cầu bất đắc, oán thù chung sống bên nhau là khổ và nỗi khổ do luôn bị thân tứ đạo bức bách. Nhận diện sâu sắc 8 nỗi khổ lớn của thế gian thì bạn đã tự biết mình phải làm gì để mau chuyển hoá cái thân, cái tâm sanh tử luân hồi của chính mình. Do vậy, muốn chuyển hoá phiền não thì tâm bạn đừng tạo nhân phiền não.

      Ví thử: khi đối người tiếp vật hãy nhìn mọi người với ánh mắt, với lời nói, cử chỉ thật khiêm kính, từ bi. Sự khiêm kính và từ bi chỉ có được khi bạn coi người vật trước bạn như những bồ tát – những người đang giúp bạn thành tựu đạo quả; ngược lại nếu bạn coi họ những những kẻ thấp hèn, hạ đẳng… tất tâm ngã mạn trong bạn sẽ thức dậy và sẽ khiến thân, khẩu bạn tạo nghiệp bất thiện.

      Cũng tương tự như việc lo sợ lây nhiễm bệnh. Khi tâm từ bi của bạn thường dấy khởi, trước mọi chúng sanh, cho dù là con vật nhỏ nhất bạn cũng sẽ biết thương yêu, san sẻ những đau thương, mất mát, bệnh tình của họ, và mong nguyện cho họ sớm lành bệnh, sớm giác đạo để tu học mà giải thoát. Như vậy cái nhân để tiêu trừ tâm nghi hoặc, tâm sợ lây bệnh chính là: Khiêm kính và Từ Bi! Trong bạn hiện thiếu vắng hai thứ này. Tu đạo mà tâm không khiêm kính, lòng từ không tăng trưởng, đó là giả tu.

      2/ nếu là quả báo trước đây do tôi gây ra thì theo phật giáo : sẽ do tôi chịu hậu quả hay có thể gián xuống gia đình con cái tôi nữa?

      Bạn có tu, nhưng chưa hiểu về nhân-quả. Nhân do bạn tạo thì quả bạn sẽ tự gánh, chứ không ai có thể gánh thay hay gánh hộ cho bạn được. Tuy nhiên, gia đình là do tứ nhân tương tụ: báo nợ, trả nợ, báo oán, trả ân. Nếu bạn và thân quyến của bạn đều vì nghiệp oán mà tụ, thì mọi người đều cùng phải gánh chịu nghiệp quả, bởi cái nhân là do bạn và thân quyến cùng tạo ra. Vì thế, muốn chuyển hoá nghiệp quả, và giúp thân quyến cùng chuyển hoá, bản thân bạn phải dũng mãnh tu đạo để giác ngộ và giải thoát. Trong đạo gọi là tự độ. Mình tự độ được mình, ắt sẽ có cơ duyên để độ thân quyến.

      3/ tôi muốn hỏi: nếu 1 phật tử đã quy y và có pháp danh rồi (quy y tại nhà có sư thầy hổ trợ),nay vì nhiều lỗi lầm trong 5 giới và hiện tại rất sám hối và mong muốn sám hối trước chánh điện : xin làm lại lễ quy y và pháp danh mới : muốn thay đổi 1 cuộc đời mới . như vậy có đúng và được hay không?

      Đúng pháp là đã thọ Tam Quy Y Giới rồi thì không thể thọ lần thứ hai, ngoại trừ vị bổn sư của bạn qua đời, hay đã xả giới hoàn tục, nay bạn không có nơi nương tựa để tu học thì việc xin xả giới để thọ giới lại có thể đặt ra. Nhưng nếu vị bổn sư của bạn làm lễ thọ Tam Quy Ngũ Giới cho bạn theo đúng chánh pháp, vị thầy đó cũng là người giữ giới thanh tịnh, và hiện còn sống, TN nghĩ, lỗi ở nơi bạn chứ không ở nơi vị thầy. Ngược lại, nếu việc thọ Tam Quy Ngũ Giới chỉ làm cho có hình thức, vị thầy là người trì giới không thanh tịnh, bạn không cần phải thọ lại Tam Quy Ngũ Giới làm gì, mà vẫn phải kính trọng vị thầy đã thọ Tam quy Y giới cho bạn vì vị này đã giúp bạn đến với đường đạo, kế đó bạn chỉ cần tìm một vị Thầy khác, vị này có đạo hạnh, đức độ, trì giới thanh tịnh, và xin vị đó làm Y Chỉ Sư (thầy hướng đạo) để truyền đạo và hướng dẫn bạn tu đạo là được.

      Thọ Tam Quy Ngũ Giới là chuyện hệ trọng, không phải chuyện thích thì làm, không thích thì bỏ. Bạn phải xác định thật rõ bằng không sẽ tạo nghiệp tội lớn mà không hay.

      Quy Y và Thọ giới chỉ là khởi đầu cho việc tu đạo chứ không phải là tất cả, nghĩa là đã hoàn thành xứ mạng của người tu đạo để giác ngộ và giải thoát. TN không biết hiện bạn đang tu học pháp môn gì và hàng ngày hành trì như thế nào nên không thể góp ý cụ thể. Mong bạn tiếp tục chia sẻ để các đạo hữu khác cùng chia sẻ với bạn nhé.

      Chúc thường tỉnh giác và tinh tấn tu học theo chánh pháp.

      TN

  42. TT

    Thân gửi Thiện Nhân,
    Tôi bất ngờ và rất cám ơn Thiện Nhân đã hồi âm nội dung trên .
    Thật lòng sự hồi âm của Thiện Nhân đã làm tôi tỉnh ngộ được phần nào vì chưa có nhiều thời gian suy ngẫm .
    Nếu được , và xin mạn phép gặp Thiện Nhân để giúp tôi trao dồi và hiểu biết thêm được không à ?
    Tôi là nam giới : 46 t .
    Xin cám ơn Thiện Nhân và rất mong các quí vị chia sẽ góp ý thêm cho tôi .
    Cám ơn .

    Reply
    • Thiện Nhân

      A DI ĐÀ PHẬT

      Gửi bạn TT,

      DVCT là nơi để học hỏi và trao đổi Phật pháp. Vì thế nếu bạn có khúc mắc gì, mong bạn cứ mạnh dạn và hoan hỉ chia sẻ, TN cùng các đạo hữu khác sẽ cùng trao đổi.

      Tu không gì khác là luôn quán chiếu, nhìn xét tâm mình để sửa sai. Được thế sự tu hành mới có tiến bộ và lợi lạc.

      Dưới đây TN gửi cho bạn nghi thức sám hối trước mỗi thời tụng kinh hàng ngày để bạn tham khảo.
      Chúc thường tinh tấn.

      TN

      ——————————————————-

      NGHI THỨC SÁM HỐI TRƯỚC KHI TỤNG KINH

      (Dùng ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh mà tụng kinh, thời phước đức vô lượng, nên trước khi tụng kinh cần phải sám hối, sám hối tức là làm cho ba nghiệp thanh tịnh)

      Nam mô thập phương tận hư không giới nhứt thiết Chư Phật (1 lạy)
      Nam mô thập phương tận hư không giới nhứt thiết Tôn Pháp (1 lạy)
      Nam mô thập phương tận hư không giới nhứt thiết Hiền Thánh Tăng (1 lạy) (Quỳ tay cầm hương cúng dường phát nguyện)

      Nguyện mây hương mầu này Khắp cùng mười phương cõi Cúng dường tất cả Phật
      Tôn Pháp, các Bồ Tát,
      Vô biên chúng Thanh Văn
      Và cả thảy Thánh hiền Duyên khởi đài sáng chói Trùm đến vô biên cõi,
      Khắp xông các chúng sanh
      Ðều phát lòng bồ đề,
      Xa lìa những nghiệp vọng Trọn nên đạo vô thượng. (Cầm hương lạy 1 lạy) (Ðứng chắp tay xướng) : Sắc thân Như Lai đẹp Trong đời không ai bằng
      Không sánh, chẳng nghĩ bàn
      Nên nay con đảnh lễ. Sắc thân Phật vô tận
      Trí huệ Phật cũng thế, Tất cả pháp thường trú
      Cho nên con về nương. Sức trí lớn nguyện lớn
      Khắp độ chúng quần sanh, Khiến bỏ thân nóng khổ Sanh kia nước mát vui.
      Con nay sạch ba nghiệp
      Quy y và lễ tán
      Nguyện cùng các chúng sanh
      Ðồng sanh nước An Lạc. Án phạ nhựt ra vật (7 lần) Chí Tâm Ðảnh Lễ:
      Thường tịch quang tịnh độ
      A Di Ðà Như Lai
      Pháp thân mầu thanh tịnh
      Khắp pháp giới chư Phật (1 lạy)

      Chí Tâm Ðảnh Lễ:

      Thật báo trang nghiêm độ
      A Di Ðà Như Lai
      Thân tướng hải vi trần
      Khắp pháp giới chư Phật (1 lạy)

      Chí Tâm Ðảnh Lễ:

      Phương tiện thánh cư độ
      A Di Ðà Như Lai
      Thân trang nghiêm giải thoát
      Khắp pháp giới chư Phật (1 lạy)

      Chí Tâm Ðảnh Lễ:

      Cõi An Lạc phương tây
      A Di Ðà Như Lai
      Thân căn giới đại thừa
      Khắp pháp giới chư Phật (1 lạy)

      Chí Tâm Ðảnh Lễ:

      Cõi An Lạc phương tây
      A Di Ðà Như Lai
      Thân hóa đến mười phương
      Khắp pháp giới chư Phật (1 lạy)

      Chí Tâm Ðảnh Lễ:

      Cõi An Lạc phương tây Giáo hạnh lý ba kinh Tột nói bày y chánh
      Khắp pháp giới Tôn Pháp (1 lạy)

      Chí Tâm Ðảnh Lễ:

      Cõi An Lạc phương tây Quan Thế Âm Bồ Tát Thân tử kim muôn ức
      Khắp pháp giới Bồ Tát (1 lạy)

      Chí Tâm Ðảnh Lễ:

      Cõi An Lạc phương tây Ðại Thế Chí Bồ Tát Thân trí sáng vô biên
      Khắp pháp giới Bồ Tát (1 lạy)

      Chí Tâm Ðảnh Lễ:

      Cõi An Lạc phương tây Thanh tịnh đại hải chúng Thân hai nghiêm: Phước, trí
      Khắp pháp giới Thánh chúng (1 lạy)

      (Ðứng chắp tay nguyện) :

      Con nay khắp vì bốn ơn ba cõi cùng chúng sanh “trong pháp giới, đều nguyện dứt trừ ba chướng (1) “nên qui mạng (2) sám hối (3).

      (1 lạy, quỳ chắp tay sám hối):

      Chí tâm sám hối:

      Ðệ tử và chúng sanh trong pháp giới, từ đời vô thỉ nhẫn đến ngày nay, bị vô minh che đăy nên điên đảo mê lầm, lại do sáu căn ba nghiệp (4) quen theo pháp chẳng lành, rộng phạm mười điều dữ cùng năm tội vô gián (5) và tất cả các tội khác, nhiều vô lượng vô biên nói không thể hết. Mười phương các Ðức Phật thường ở trong đời, tiếng pháp không dứt, hương mầu đầy lấp, pháp vị ngập tràn, phóng ánh sáng sạch trong chếu soi tất cả. Lý mầu thường trụ đầy dẫy hư không.

      Con từ vô thỉ đến nay, sáu căn che mù, ba nghiệp tối tăm, chẳng thấy chẳng nghe chẳng hay chẳng biết, vì nhơn duyên đó trôi mãi trong vòng sanh tử, trải qua các đường dữ (6), trăm nghìn muôn kiếp trọn không lúc nào ra khỏi. Kinh rằng: “Ðức Tỳ Lô Giá Na thân khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường tịch quang, cho nên phải biết cả thảy các pháp đều là Phật Pháp, mà con không rõ lại theo giòng vô minh

      vì thế trong trí bồ đề mà thấy không thanh tịnh, trong cảnh giải thoát mà sanh ràng buộc. Nay mới tỏ ngộ nay mới chừa bỏ ăn năn, phụng đối trước các Ðức Phật và A Di Ðà Thế Tôn mà phát lồ (7) sám hối, làm cho đệ tử cùng pháp giới chúng sanh, tất cả tội nặng do ba nghiệp sáu căn, gây tạo từ vô thỉ, hoặc hiện tại cùng vị lai, chính mình tự gây tạo hoặc biểu người, hay là thấy nghe người gây tạo mà mà vui theo, hoặc nhớ hoặc chẳng nhớ, hoặc biết hoặc chẳng biết, hoặc nghi hoặc chẳng nghi, hoặc che giấu hoặc chẳng che giấu, thảy đều được rốt ráo thanh tịnh.

      Ðệ tử sám hối rồi, sáu căn cùng ba nghiệp trong sạch, không lỗi lầm, căn lành tu tập cũng trọn thanh tịnh, thảy đều hồi hướng dùng trang nghiêm Tịnh độ, khắp với chúng sanh, đồng sanh về nước An Dưỡng.

      Nguyện đức A Di Ðà Phật thường đến hộ trì, làm cho căn lành của đệ tử hiện tiền tăng tấn, chẳng mất nhơn duyên Tịnh độ, đến giờ lâm chung, thân an lành niệm chánh vững vàng, xem nghe đều rõ ràng, tận mặt thấy đức A Di Ðà cùng các Thánh chúng, tay cầm đài hoa tiếp dẫn đệ tử, trong khoảng sát na sanh ra trước Phật, đủ đạo hạnh Bồ Tát, rộng độ khắp chúng sanh đồng thành Phật đạo.

      Ðệ tử sám hối phát nguyện rồi quy mạng đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới, đại từ đại bi, A Di Ðà Như Lai, biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)

      (lạy xong tiếp Nghi thức tụng kinh như thường nhật)

  43. TT

    Thân gửi Thiện Nhân,
    Rất cám ơn sự hồi âm này .
    TT vẫn tháng 2 ngày đến chùa tụng kinh sám hối .
    Mong có dịp trao đổi nhiều hơn để mở mang kiến thức và thực hành giáo lý nhà Phật được tinh tấn .
    Giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn với lòng chân thành của TT .
    Thân chào ,
    TT

    Reply
  44. tội

    thưa các thầy, con không hiểu nổi cuộc sống này là cái gì nữa, có 1thứ gì đó điều khiển con chứ không còn là con của trước kia nữa rồi. giống như thứ mà họ vẫn gọi là người đa nhân cách, con có đọc trên mạng 1 người giống con, có thể đó là 1 loại bệnh nó gây ra đủ thứ như tim mạch,triệu trứng thần kinh….ma khám đều không ra bệnh.nó rất tuyệt, nó mang lại những khả năng va mỗi nhân cách có nhưng thói quen và tài năng riêng giống nhưng gì con đọc được.nhưng suy nghĩ quá khác nhau, con không điều khiển được nó, nó rất mạnh như không thể thóa ra khỏi những suy nghĩ đó.đa phần nhưng nhân cách đó đều là con tự học, không biết phải nói sao nữa con chú ý vào 1 cái gì đó làm theo vài lần và nó trở thành như của con, khi nhận ra điều đó đáng sợ ra sao thì con đã có quá nhiều nhân cách, chúng hòa vào tách ra và biến thành nhân cách mới, con không biết phải nói sao cho rõ nữa.nhân cách này của con không có khả năng về nói chuyện, nó là 1 đống rắc rối cho đến khi những thứ khinh khủng hơn đươc tạo ra.nghe như phim nhưng có những nhân cách được tạo ra bằng nhưng nỗi buồn, nhưng kí ức xấu nhưng gì đáng sợ, nhưng tội lỗi mà người khác đã gây ra cho các nhân cách, những gì con cảm nhận đươc từ nó là sự cô đơn, lạnh lẽo, không có gì hết,phá hủy mọi thứ thích cảm giác đau đớn và hành hạ bản thân.và còn rất nhiều thứ khinh khủng như vậy nữa. tạo ra nhưng thư như trò chơi đẻ phá hủy tất cả vd nếu nghỉ học thì tương lai không còn gì hết khi không còn gì, chán nản và lại tiếp tục đẩy nhưng nhân cách khác rơi vào tuyêt vọng. con nói khó hiểu nhỉ? kiểu kiểu giống vậy nhưng nhiều và khinh khủng hơn, thầy biết sao nó làm vậy không? vì gần như cả thế giới này đang cố giết con vậy. ngay cả niền tin cũng chẳng có , cũng chẳng tin quá vào gì cả, ngay hạnh phúc là gì cũng chăng tin nó sẽ đến với mình…..nhiều lắm. con đã phải bỏ qua nhưng gì còn sót lại trong cuộc sống này.khi con chấp nhận bỏ qua nó con đã chấp nhận bỏ qua tất cả rồi, nhưng cái gì đó như thần thánh vậy nó đến đúng lúc, rất nhiều lần muốn con sống và không để con phá hủy mình, rất giỏi nó biết trước tương lai và ‘điều khiển’ đươc suy nghĩ nhưng người xung quanh con.tất cả xếp thành 1 dãy vậy, nhưng không sao hiểu nổi nó lại đến với con, cũng không hiểu vì sao lại cứu con.nhưng gì con nghĩ là sao phải cứu 1 người không muốn sống chứ? sống làm gì khi tất cả như chỉ còn lại buồn chán và đau khổ. con muốn thoát khỏi thế giới chán nhắc này, thoát khỏi bó buộc cuộc sống và tất cả…như vậy mà cũng không được là sao chứ? xin cho con 1 cách thoát khỏi suộc sống này!

    Reply
    • Trung Đạo

      A Di Đà Phật

      Bạn Tội thân mến,

      1. con hỏi rất nhiều người họ sống vì điều gì họ cũng không biết, con cũng hỏi nếu có 1điều ước họ sẽ ước gì họ cũng không biết, con cũng không hiểu sao suy nghĩ của con lạ vậy nữa. giống như có nhiều người sống trong cùng 1 thể xác, lắm lúc như thấy mình bị điều khiển không thoát ra được, có nhưng lúc thấy như có 1 thế lực gì đó bám theo 1 muốn giết mọi thứ cứ trùng nhau nối đôi hết việc này đến việc khác ập đến. Khi chẳng còn gì như tuyệt vọng lại có điều gì đó cũng chẳng biết phải nói sao muốn con phải sống 1 cái gì đó rất giỏi có thể nói biết đủ thứ trên đời, thật sự khinh ngạc khi biết cả những gì xắp xảy ra. con biết đươc người khác nghĩ gì, họ cảm thấy ra sao , làm sao để ai đó được vui làm gì để trọc tức họ…..rất dễ nhưng không hiểu sao nói ai cũng bảo không hiểu. nó như 1 món quà vậy cho tới khi con biết nhưng người xung quanh đang nói dối mình và không ai chia sẻ được khi con buồn vì con biết họ không hiểu cảm giác đó thật sự ra sao…thì càng buồn thêm.giờ thì đủ thứ phức tạp trên đời khi nó cứ điều khiển cả hành vi và suy nghĩ cua con, rồi lại có cả mấy phe phái nữa phe muốn phe không phe……cực rắc rối vd nạp tiền chơi game đi? phe kia phí, để làm việc khác bao giờ lớn không chơi lại tốn tiền……….nhiều không kể hết cái gì cũng mấy mặt như vậy.

      Đáp: Bạn hỏi, người ta không đáp, không có nghĩa họ không biết. Rất có thể câu hỏi bạn đặt ra không đúng lúc, đúng chỗ và không đúng đối tượng và có phần ngây ngô nên người đối diện đã không đáp. Im lặng, thực tế cũng là câu trả lời. Trong đầu bạn hiện giờ luôn hình thành ý nghĩ: tôi có khả năng dị biệt, có thể đoán, nghĩ được những điều mà người khác không thể. Vì thế bạn luôn tìm cách thực nghiệm những ý nghĩ này trên người khác để chứng tỏ khả năng của bạn. „thế lực“ đang bám, điều khiển bạn không ai khác, ngoài chính bạn. Hãy loại bỏ tâm xét đoán người khác và ý niệm mình có trí tuệ siêu phàm hơn người để trở lại với suy nghĩ nếp sống của một con người bình thường, ắt bạn sẽ khỏi bệnh. Bệnh của bạn là tâm bệnh. Ngoài đời gọi là bệnh hoang tưởng vĩ nhân. Trong đạo gọi là tâm vọng tưởng. Nếu bạn luôn sống với 2 thứ tâm này, thế giới của bạn sẽ là thế giới ảo giác và bóng tối.

      2. có những nhân cách khi điều khiển con chỉ muốn chết, tự làm hại bản thân mình, lý do nhân cách kiểu vậy đươc sinh ra thì dài lắm. có những thứ con tạo ra mà đúng hơn nhưng nhân cách điều khiển con tạo ra khiến người khác phải khinh, những câu truyện đọc xong phát khóc, buồn và nếu là người đã sai phải hối hận, nhưng ngoài ra cũng rất vui khi cảm nhận được những điều hạnh phúc trong cuộc sống này vd tránh đi dẫm phải nhưng chú kiến trông chúng có 1 điều gì đó rất đáng yêu, hay dừng xe khi xắp đâm phải 1 con cốc, ếch…..khi quan tâm tới chó mèo thì nó sẽ nghe lời mình hơn những người cùng nhà và cũng quý hôn khi thấy mình.

      Đáp: Bạn đã quá hình tượng hoá lối suy diễn của mình và cho đó là „đa nhân cách“. Đa nhân cách là gì? là tâm hoang tưởng, nghĩa là chuyện nhỏ biến thành lớn; lớn biến thành nhỏ; có biến thành không; không thành có; bé biến thành lớn; lớn biến thành bé; ít biến thành nhiều, nhiều biến thành ít…v.v… Ngoài đời gọi đó là sự thiếu trung thực. Trong đạo gọi là vọng ngữ (nói dối). Nếu bạn luôn hướng tâm vào những đối cực này, bạn là người đang tự bày trận ra rồi lại tự mình đánh trận.

      VD: Có người chưa niệm Phật, chưa trì chú, chưa tụng kinh thì mọi chuyện đều „bình thường“. Vậy nhưng khi phát tâm trì chú, niệm Phật, tụng kinh thì bỗng dưng thấy có ai đó, hay có ma thường ám ảnh hay đe doạ, thậm chí có người còn thấy như có ai đó xúi bẩy, thôi thúc mình chửi Phật, chửi Bồ tát hay có những ý nghĩ dâm loạn khác khởi lên. Những chuyện này có phải do tu mà bị ma ám? Hoàn toàn không phải vậy. Các đạo hữu phải nên thận trọng trong ý niệm này. Nguyên nhân là do cái tâm bất tịnh và tâm tưởng sanh của chúng ta hội tụ: báng Phật, khinh Tăng, làm chuyện dâm loạn, ăn nói tục tĩu huân tụ từ vô thỉ kiếp tới nay. Nay chúng ta phát tâm tu học, nghĩa là giữ tâm chánh đạo, thì những chủng tử xấu nọ sẽ hiện lên.

      TĐ làm một biểu dụ nhỏ để chúng ta dễ quán chiếu: hãy rót một ly nước trong. Thoạt nhìn, ly nước trong suốt. Nhưng hãy để ly nước đó tịnh lắng vài tiếng, phía dưới đáy sẽ dần dần hình thành những cắn vôi bẩn và tụ lại thành những lớp mỏng. Ly nước trong để tịnh lắng để dụ cho tự tánh thanh tịnh của chúng ta. Những cắn vôi bẩn biểu dụ cho tấm bất tịnh, cấu uế tích tụ từ vô lượng kiếp. Nhờ đâu chúng ta nhận ra được? Nhờ một chút thanh tịnh tự tánh dấy khởi làm hiện rõ những vẩn đục trong tâm. Nhận ra rồi chúng ta không nên hoảng loạn rồi cho bị ma quỷ hiện hình hay ám ảnh… thay đó chỉ cần nhiếp tâm tiếp tục niệm Phật, trì chú, tụng kinh, tất những vẩn đục trên sẽ tự lắng xuống.

      Trở lại những cảm giác của bạn khi tiếp xúc với những con vật: đó là biểu hiện của lòng từ bi trong bạn nhất thời trỗi dậy, vì thế bạn cảm thấy thương yêu những con vật và không muốn làm chúng tổn hại. Vậy thôi, không có gì khác hơn ý niệm này. Nếu bạn đem ý niệm đó, áp dụng khi đối người, tiếp vật, bạn đã biết làm tăng trưởng tâm từ bi trong mình, nhưng nếu bạn cho đó là sự vi diệu hay „đa nhân cách“ chỉ bạn mới có thì đó là bệnh: bệnh luôn thấy mình tốt hơn người và từ bi hơn người. Phải thận trọng!

      3. vừa nói chuyện mang 1 cảm xúc khác giờ khác mấy sư thầy có cảm nhận được không? con gọi nó là thay đổi nhân cách, lúc nhỏ con mơ ước thành 1 điều gì đó đặc biệt như trong phim và mạnh mẽ giống họ, nhưng sau tất cả con muốn trở về nhát gan sợ chết và mềm yếu như ngày xưa còn hơn thành kẻ không sợ sống chết, chẳng sợ gì cả thích gì làm lấy….. như ngày hôm nay.vì nó quá phức tạp, đáng sợ và mỗi khi có 1 điều gì con lại âm thầm mất đi những điều quý giá mà mất rồi mới biết nó quý giá ra sao. có cách nào giải thoát con khỏi các nhân cách và đống bề bộn của cuộc sống không thầy? con không phải nhân cách đó con không biết nói sao con chỉ có thể nói con muốn thoát khỏi cuộc sống này sau những gì con phải chịu 1 mình con ghét cuộc sống này, ghét cả bản thân mình con muốn biến mất. chỉ cho con cách để thoát khỏi cuộc sống này đi? xin mấy sư thầy!

      Đáp: Phim ảnh, sách báo, trang mạng… đều có thể trở thành tà sư. Tà là không chân chánh. Sư là thầy. Hợp lại: người thầy không chân chánh. Nếu hàng ngày bạn đem phim ảnh, sách báo mà không có sự sàng lọc hay tốt-dở xấu, rồi đơn thuần lấy đó làm lẽ sống và định hướng cho đời bạn, kể như bạn đã tự kết thúc đời mình bằng sách vở và phim ảnh.

      Trong đạo gọi đời là giả tạm, giả tạm như những thước phim ảnh mà bạn đang xem hàng ngày vậy. Nếu ngay lúc này bạn tỉnh ngộ, nhận ra mình đang sống trong mộng, TĐ nghĩ, bạn đã được cứu. Bằng không bạn đang tự kết liễu đời mình, thân mạng mình một cách rẻ rúm. Làm vậy là bạn có tội với cha mẹ mình. Bởi thân mạng là do cha mẹ ban cho. Ơn cha, nghĩa mẹ chưa trả mà bạn cứ mê mải sống trong mộng, đó là người con bất hiếu.

      Bạn hãy tỉnh mộng đi, trước khi quá muộn.

  45. Trung Đạo

    A Di Đà Phật
    Bạn Tội thân mến,

    Đọc chia sẻ của bạn thật là vất vả, đơn giản là trong bạn tràn đầy những con chữ và suy luận.
    Thực tế bạn không có bệnh gì cả, có chăng là căn bệnh:

    – Đọc, nghe, xem, nhìn quá nhiều, rồi bạn đem cái sự đọc-nghe-xem-nhìn đó cho đó là thật, là hữu ích và sống với cái sự thật và hữu ích đó, kế đó là bị chính những cái bạn cho là hữu ích đó chi phối và hành bạn tới điên đảo.
    – Thiếu niềm tin và lý trí nơi cuộc sống
    – Quá tự ti nhưng lại rất cao ngạo với lối sống của mình.
    – Sống buông thả với những điều phi thực tế

    Ngoài đời gọi đó không biết gạn đục khơi trong. Trong đạo gọi là không có chánh kiến và chánh tư duy khi đối người, tiếp vật. Đây là căn bệnh thời đại mà hiện rất nhiều người mắc phải, đó là bệnh sống trong thế giới ảo, nghĩa là cuộc sống ngoài thấy-nghe-xem-nhìn qua sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet… ra bạn đã hoàn toàn cách ly với thực tế cuộc sống đang ra diễn rất tốt đẹp và ý nghĩa xung quanh bạn. Nếu bạn không nhận diện kịp thời để thay đổi, một ngày nào đó bạn sẽ tự kết liễu đời mình mà không biết vì sao mình phải chết? Ngoài đời gọi đó là sống chẳng minh, chết chẳng nghĩa, nghĩa là khi sống thì thiếu sáng suốt, rồi khi chết cũng vô nghĩa như khi đang tồn tại. Trong đạo gọi là một sự sống không rõ nhân-quả.

    Nhân-quả là gì? Sống mơ mộng, hão huyền, phi thực tế là nhân. Nói, hành động điên đảo chính là quả. Nhân do mình tạo ra, quả tự mình phải gánh chịu.

    Bạn muốn thoát ra khỏi cuộc sống mộng mị, điên đảo này bản thân chính bạn phải dũng cảm để tự thay đổi mình. Điều gì hay, hữu ích thì giữ lại. Những gì dở, sai quấy, vô ích thì dũng cảm tiêu trừ. Đem cái hay, hữu ích để áp dụng vào cuộc sống thực tế (sinh hoạt, học tập, lao động, quan hệ xã hội…), tự sẽ có niềm vui và ý nghĩa. Trái lại, nếu những sai quấy, xấu, dở bạn đem áp dụng vào cuộc sống, sự khổ đau và thất bại sẽ luôn ở bên bạn.

    Như vậy vui-buồn, hay-dở, xấu-tốt… đều ở chính nơi bạn.

    Reply
  46. tội

    nó giống như 1 thế giới ảo của các nội tâm vậy nhưng nó không đơn gian như thế con không phải nghiện game hay mấy thứ như vậy chỉ là con thấy mình như không tồn tại trong thế giới này. thầy có thể vào xem nhưng lời nhân cách khác của con nói trong tại sao có cảnh giới ma ấy. vì giờ không phải là nhân cách đó nên không thể nói rõ ý được, cám ơn phần hồi âm của thầy, con là 1 kẻ đầy tội lỗi.

    Reply
    • Tịnh Thái

      1. Đa nhân cách, đa tính cách, tự kỷ…hết thảy đều là biểu hiện của vọng tưởng và bản thân mình bị những vọng tưởng này làm chủ. Hay nói cách khác là do mình chạy theo nó, do nghĩ nó là thật nên mới chạy theo vậy…

      Giải pháp là hễ khởi ý niệm tiêu cực thì hãy niệm A Di Đà Phật liên tục, nhiếp tâm chuyên chú vào câu Phật hiệu, lờ đi những suy nghĩ khác, không nghĩ và chạy theo nó nữa thì nó sẽ ko làm phiền mình nữa…

      2. Quên bản thân mình đi cũng là 1 phương pháp tốt: Nên phát tâm làm những việc giúp đỡ người khác, từ việc đơn giản nhất là chủ động dọn dẹp nhà cửa, quan tâm săn sóc cha mẹ, giúp đỡ ông bà anh chị em trong gia đình…cho đến tham gia vào các công tác thiện nguyện.

      Đừng để thời gian rảnh quá nhiều, vì rảnh rỗi sẽ suy nghĩ lung tung, cho đến làm những chuyện bậy bạ, tổn người hại mình…Chớ ăn không ngồi rồi, rất dễ tạo nghiệp bất thiện cho đến có những suy nghĩ tiêu cực, hoặc nặng hơn là xuất hiện những tà tri tà kiến, tức những thấy biết sai lầm, tự huyễn hoặc chính mình và nhìn nhận cuộc đời rất phiến diện, tâm lý bất an, sợ hãi…Tất cả cảm giác này đều từ rảnh rỗi quá nhiều và thường quá đặt nặng được mất của bản thân mình quá mức.

      Thân này có thì nên dùng nó vào việc lợi ích cho mọi người và chúng sanh. Chớ nên vì nó mà suy nghĩ đủ cách để cho nó được tốt đẹp, được an ổn. Càng muốn thân này tốt đẹp, an ổn thì càng bất ổn vậy.

      Chỉ nên đối xử với nó chừng mực, trân trọng nó và tận dụng nó để làm nhiều việc tốt một chút cho mọi người xung quanh, đó chính là chân thật lợi ích cho chính mình.

      Hi vọng bằng việc mở rộng tâm lượng, thay đổi cách nghĩ và lý tưởng sống, buông xả sự tự ti và những thứ xấu xa mà mình đã làm trong quá khứ, xem như quá khứ đã chết, hôm nay ta có 1 ngày mới tức là có 1 vận mạng mới, nên lấy đó làm vui mừng mà sống 1 ngày thật trọn vẹn.

      Hi vọng những lời trên đây có thể giúp được cho bạn 1 chút.

      Nam Mô A Di Đà Phật.

  47. NguyenPhu

    Tất cả chỉ là vọng tưởng, chỉ là vọng tưởng, đừng để nó kéo ta đi. Ai ai cũng cần cũng quý sinh mạng, sao lại muốn thoát khỏi cuộc sống này. Mong bạn hãy chia sẻ cụ thể hơn những suy nghĩ của mình, những mong muốn, những khuất mắt,những gì đang diễn ra ngay trong tâm bạn. Bạn có tin Phật, có đang học Phật không,bạn có theo tôn giáo nào khác không?bạn có thể mọi người biết để có thể cùng chia sẻ cùng bạn.

    Reply
  48. NgHiêm Chân

    A Di Đà Phật
    Con có duyên được gặp Phật pháp và niệm phật cầu sanh Tây Phương từ năm 2006 , con tin niệm Phật được sanh tây phương . Nhưng năm 2014 em trai con mất được hộ niệm 8 tiếng , thân mềm , nóng trên đỉnh đầu thầy nói vãng sanh rồi con nghĩ em con vãng sanh là được sanh về Tây Phương .sau , có sư cô ở chùa gần nhà con nơi không có sanh về Tây Phương .
    Con tìm nghe những bài giang về sáng sanh , Niệm Phật trong cùng 1 bài giảng lúc đầu thầy nơi niệm phật được sanh Tây Phương khuyên nên niệm phật đê được vang sanh lúc sau lại nói chỉ có 3 hạng người được vãng sanh : thấy Phật đến rước , biết trước ngày giờ , lưu xá lợi ngoại 3 hạng người đó k ai vãng sanh , vãng sanh là sanh qua 1 cõi khác chứ không phải sanh tây phương .
    Con có 2 người thân lúc sống không đi chùa không niệm phật , k làm phước thiện bị tai biến hôn mê đem về nhà được ban hộ niệm niệm 8 tiếng thân mềm , nóng trên đỉnh đầu , để 3 ngày mà như nằm ngủ 2 trường hợp nay được sanh về đâu .
    A Di đà Phật

    Reply
    • Tịnh Thái

      Những việc bạn trải nghiệm đều là thử thách tín tâm của bạn…Rốt cuộc bạn có tin A Di Đà Phật và Đức Thế Tôn ko? Người khác vãng sanh hay không, nhiều lúc ta thật sự không thể biết được…nhưng bản thân mình đời này có được vãng sanh hay không thì thật sự phải có đáp án.

      Đôi khi chúng ta đi ra ngoài tiếp xúc người và sự vật quá nhiều mà tâm chưa có Định Huệ thì càng tiếp xúc “hiểu biết” nhiều thì càng chướng ngại cho đường vãng sanh của mình. Vì sao? Vì có quá nhiều tạp niệm và tri kiến sai lầm tích lũy theo năm tháng…Do vậy, đi ra ngoài, quen biết nhiều chưa hẳn là việc tốt, đặc biệt là người sơ học như đa phần chúng ta ngày nay.

      Cái gì là sơ học? Năm giới mười thiện làm chưa được thì gọi là sơ học. Đệ tử Quy làm chưa được là sơ học, Nhân quả chưa rõ ràng tường tận là sơ học, cho đến chưa chứng tiểu quả Sơ Đà Hoàn thì đều gọi là sơ học. Bạn ngẫm thật kỹ lời trên có đạo lý ko?

      Càng biết nhiều việc càng phiền não nhiều, càng quen nhiều người thị phi càng nhiều…Việc này bản thân người sơ học cần phải nhìn thấu mà tự thay đổi chính mình, dùng nhiều thời gian hơn cho việc tu sửa bản thân, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chí tâm. Chớ có phóng tâm vào chỗ tham dục, phụ kinh bỏ giới phải bị tụt hậu đằng sau người khác vậy.

      Nam Mô A Di Đà Phật.

  49. Tuệ Trung

    Xin phép hỏi các Thầy và các quí Phật Tử :

    Tuệ Trung rất thích nghe kinh Phật , tuy nhiên trong lúc vừa làm việc vừa mở kinh Phật nghe hoặc lúc nghỉ trưa cũng mỡ : như vậy có SAI hay không và phải như thế nào ? Kính mong các Thầy , quí vị Phật tử hướng dẫn , chia sẽ giúp .
    Cám ơn
    Tuệ Trung

    Reply
    • Cư sỹ Phước Huệ

      Chào bạn Tuệ Trung,
      Khi nghe giảng kinh Phật, mình nên tập trung hết sức tâm ý để nghe thì mới có thể ít nhiều có chỗ nhập tâm. Ngoài ra lại nên có sự cung kính để tránh tâm khinh lờn. Cho nên, trong lúc làm việc, có vận dụng đầu óc, như vậy là mình không chú tâm nghe kinh được, nghe mà cứ lờ mờ, loáng thoáng thì không nên chút nào; còn nếu là làm việc chân tay, thì có thể nghe giảng kinh cũng được, tuy nhiên, còn tuỳ theo sức tập trung của mỗi người, vì bản thân PH, ngay cả khi làm các việc chân tay nhưng tâm trí cũng không tập trung nhiều được. Còn trong lúc nghỉ trưa, ví dụ như bạn đang ngồi thư giãn, nghỉ ngơi thì nghe giảng kinh không sao, tuy nhiên nếu như lúc đó bạn đang nằm dài để nghỉ ngơi thì không nên vì lâu ngày dễ sanh tâm khinh lờn. Tóm lại, nếu bạn muốn “tranh thủ” thời gian thì những lúc như thế nên nghe câu Phật hiệu là rất ổn.
      Chúc bạn thường tinh tấn.
      Nam Mô A Di Đà Phật.

Để Lại Phúc Đáp

Your email address will not be published.