Khai Thị Cho Người Mới Phát Tâm Học Phật

Khai Thị Cho Người Mới Phát Tâm Học PhậtA. Tôi thường nói: Muốn được sự thật ích của Phật pháp, phải tìm nơi lòng kính sợ. Có một phần cung kính, tiêu một phần tội nghiệp, thêm một phần phúc tuệ. Có mười phần cung kính, tiêu mười phần tội nghiệp, thêm mười phần phúc tuệ. Nếu không mảy may cung kính, thì sự tụng kinh niệm Phật tuy chẳng phải hoàn toàn không lợi ích, nhưng do tội khinh lờn ấy, trước phải bị nhiều kiếp đọa vào tam đồ. Đến khi tội hết, mới nương nơi nhân lành ấy, lại được nghe pháp tu hành, ăn chay niệm Phật, cầu về Tây Phương để thoát đường sinh tử.

Nếu hiện đời nầy hết lòng thành kính, thì hiện đời đọc tiếp ➝

Sanh Tử Như Ngủ Và Thức

Sanh Tử Như Ngủ Và ThứcTừ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta sanh ra rồi tử, tử rồi lại sanh, giống như con người thức rồi lại ngủ, ngủ rồi lại thức. Tối đến đi ngủ thì giống như người chết. Ðến sáng thức dậy, giống như người mới sanh ra. Chẳng qua chuyện sanh tử nầy thì ngắn ngủi, còn cuộc đời thọ mạng của chúng ta, so ra thì dài hơn một chút.

Song, sanh tử thì cũng giống như chuyện ngủ, thức mà thôi. Vì sao? Bởi chúng ta có lúc hồ đồ mê muội, có lúc minh bạch sáng suốt. Minh bạch tức là sanh, hồ đồ tức là tử. Cho nên nếu chúng ta có một niệm sáng suốt đọc tiếp ➝

Hai Mươi Hạng Người Có Thể Niệm Phật

Hai Mươi Hạng Người Có Thể Niệm PhậtKinh A-Di-Đà nói: “Nếu người niệm Phật thì lúc lâm chung chắc chắn được sinh về Cực Lạc”.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ cũng nói: “Người niệm Phật sẽ sinh về Cực Lạc, hoa sen phân ra chín phẩm”.

Bởi pháp môn niệm Phật này không luận nam nữ, Tăng tục; không luận sang hèn, ngu trí, chỉ cần tâm không loạn động, tùy theo công hạnh nhiều ít mà vãng sinh chín phẩm. Thế nên biết, thế gian ai cũng có thể niệm Phật.

  1. Nếu người giàu có vật dụng đầy đủ đọc tiếp ➝

Cách Nhiếp Tâm Niệm Phật Không Loạn

Cách Nhiếp Tâm Niệm Phật Không LoạnNếu niệm Phật tâm khó quy nhất thì nên nhiếp tâm niệm khẩn thiết, tâm sẽ tự có thể quy nhất. Tâm chẳng chí thành, muốn nhiếp tâm cũng chẳng được. Nếu đã chí thành, nhưng vẫn chưa thuần nhất thì hãy nên lắng tai nghe kỹ; chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, mỗi niệm đều phải từ tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra, âm thanh lọt vào tai (khi niệm thầm, miệng chẳng động, nhưng trong ấy vẫn có thanh tướng). Tâm và miệng niệm được rõ ràng, tách bạch; tai nghe cho rõ ràng, phân minh. Nhiếp tâm như thế vọng niệm sẽ tự dứt. đọc tiếp ➝