Phật Thích Ca Giảng Về Tịnh Độ Pháp Môn Trong 28 Bộ Kinh

Phật Thích Ca Giảng Về Tịnh Độ Pháp Môn Trong 28 Bộ Kinh50 năm thuyết giáo, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật dạy cả vạn pháp môn. Trong đó, duy có pháp môn Tây phương Tịnh Độ, Đức Bổn Sư giảng dạy rất nhiều lần hơn cả và cặn kẽ hơn cả. Cứ đây mà xét, đủ thấy rằng pháp môn này rất thích hợp và rất lợi ích cho người nhứt. Dưới đây tôi sẽ tuần tự giới thiệu các Kinh dạy về pháp môn này mà tôi đã được đọc, đồng thời lược chép vài đoạn văn thiết yếu trong ấy, hầu giúp thêm tài liệu nghiên cứu và khải tín cho các bạn đồng tu. Ngoài ra, tôi tin rằng còn rất nhiều Kinh giảng về pháp môn này mà tôi chưa được đọc tới, mong nó sẽ được bổ túc ở các bậc đa văn. đọc tiếp ➝

Một Đề Thi Hay Cho Hành Giả Tu Tịnh Nghiệp

Một Đề Thi Hay Cho Hành Giả Tu Tịnh NghiệpThầy tôi kể lại lúc xây chùa Thừa Thiên, ai cũng góp sức [vào công tác này]. Một hôm, sau khi làm việc suốt ngày đến nửa đêm ai cũng mệt đừ, lão hòa thượng lấy một hộp đinh đã phân loại xong, rồi đem đinh trong đó [đổ ra và] trộn lẫn vào nhau, sau đó kêu mọi người đem đinh này phân loại lớn nhỏ trở lại. Thầy tôi kể lại lúc đó thầy khởi lên một tâm niệm:

‘Úi chà! Lão hòa thượng ơi, tại sao ngài lại chọn ngay đúng lúc tụi con đang mệt đừ như vầy mà kêu chúng con đi phân loại đinh?’ đọc tiếp ➝

Cõi Tây Phương Cực Lạc Có Thật Không?

Cõi Tây Phương Cực Lạc  Có Thật Không?Tịnh Độ là một cõi nước, nhờ nguyện lực và công đức tu tập nhiều đời của Phật A Di Đà mà có ra một thế giới thù thắng vào bậc nhất “mười phương cõi Phật cảnh nào cũng thua” – Sám Di Đà. Nhưng nhiều người cho rằng Tịnh Độ không có thật, nó chỉ là viễn tưởng hay một sự khéo léo của người truyền giáo, muốn mê hoặc quần chúng yếu vía, không có tinh thần tự lực. Có những người lý luận rằng: khoa học đã tiến bộ, người ta tìm đến sao Hoả, cung trăng… nhưng đâu thấy cõi nước nào là Tịnh Độ?

Đây là những lập luận hết sức nông nỗi của một số người đọc tiếp ➝

Người Niệm Phật Phải Dứt Tâm Ái Để Vãng Sanh

Người Niệm Phật Phải Dứt Tâm Ái Để Vãng SanhChúng sanh sống trong cõi đời này là do tình ái dục nhiễm mà sanh. Lục thân quyến thuộc: cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu; những sợi dây tình cảm này luôn luôn cột chặt chúng sanh lại với nhau mà đền trả vay mượn. Do tình ái lục dục vay mượn từ nhiều đời nhiều kiếp liên tục nên khó bề mà vượt thoát. Càng yêu thương nhiều thì càng thù hận cao, tình cha (mẹ) con, tình vợ chồng, thương yêu thì bao bọc che chở lo lắng cho nhau, nhưng khi thù hận thì thanh toán giết hại lẫn nhau. Vì tâm yêu hận chưa dứt nên khi chết chúng sanh mang theo những thứ nghiệp lực tình cảm yêu hận ấy đọc tiếp ➝