Khai Thị Cho Người Bệnh Nặng

Khai Thị Cho Người Bệnh NặngÔng (bà) nên hiểu rằng không luận là người nào, hai việc bệnh khổ và tử vong là điều không thể tránh được. Nếu ông (bà) có bệnh khổ thì không nên để tâm vào bệnh khổ đó mà hãy chuyên tâm nhất ý niệm Nam mô A Di Ðà, niệm niệm rõ ràng, tưởng đến việc vãng sinh thì bệnh khổ tự nhiên giảm nhẹ bình thường.

Người niệm Phật chúng ta, đến giây phút lâm chung bất luận là việc gì đều nên buông xả để tâm được thanh thản nhẹ nhàng, chỉ nương tựa vào một câu Nam mô A Di Ðà, thanh minh rõ ràng, niệm niệm chấp trì danh hiệu thì khoảng 3 ngày, 5 ngày, cho đến 7 ngày được vãng sinh. Từ đầu chí cuối chỉ một tâm niệm cầu sinh Tây phương nếu có thể y theo lời tôi nói, thì tôi bảo đảm ông (bà) nhất định được vãng sinh, không nên giống như người thế tục không có sự hiểu biết đến lúc lâm chung nếu có bệnh khổ chỉ kêu mẹ kêu cha, chỉ cầu thiên thần, quỷ thần giúp đỡ, đây là sự mê lầm vô cùng lớn lao. Chúng ta cần hiểu rằng người niệm Phật lúc lâm chung, không luận có bệnh hay là không. Cốt yếu là nên cầu lòng từ bi của Phật A Di Ðà sớm đến tiếp dẫn. Còn Thiên, Thần, Quỷ chỉ nằm trong lục đạo luân hồi, là còn sinh tử, làm gì có sức mạnh năng lực mà ông (bà) cầu nguyện, cầu thoát khỏi sinh tử luân hồi?

Chỉ có lòng từ bi và 48 lời nguyện của Phật A Di Ðà cùng năng lực và thần thông quảng đại của Ngài mới có thể cứu độ chúng ta thoát ly sinh tử được. Nếu ông (bà) còn ôm lòng cầu nguyện thiên thần, quỷ thần giúp đỡ thì hãy nên xả bỏ đi, nhất tâm niệm Phật cầu sinh Tây phương. Còn quý ông (bà) thọ mạng chưa hết thì niệm Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng của mình, như vậy bệnh cũng đã hóa vui rồi. Bằng ngược lại thọ mạng ông (bà) đã hết thì ông (bà) nhất định vãng sinh. Giá như niệm Phật chỉ cầu lành bệnh mà không cầu sinh Tây phương thì dù thọ mạng ông (bà) đã hết thì Tây phương khó mà sinh, hoặc thọ mạng chưa hết, bệnh nhất thời khó mà lành, song chẳng những không tốt mà sự khổ vì bệnh lại càng gia tăng. Ông (bà) cần hiểu rằng: Chúng ta sống ở cõi Ta bà ô trược này phải chịu nhiều khổ não hay sao? Nếu được vãng sinh thì thọ hưởng được nhiều vui sướng hay sao? Nếu ông (bà) còn có tâm cầu khẩn trời, thần, quỷ gia tâm giúp đỡ, điều này cho thấy ông (bà) còn sợ chết, nếu còn tâm sợ chết thì tâm ông (bà) cùng với tâm nguyện của Phật A Di Ðà cách xa nhau. Vì thế Tây phương khó mà sinh được, phải chịu khổ hải sinh tử mãi mãi, không có ngày xuất ly.

Nếu ông (bà) còn tâm sợ chết thì tự trách mình. Tại sao ta đã phát tâm niệm Phật, quyết chí cầu sinh Tây phương làm sao còn đeo mang tâm niệm sợ chết tự mình làm chướng ngại cho việc vãng sinh của mình? Vì vậy mình muốn vãng sinh thì nên khẩn thiết nhất tâm niệm Phật cầu Phật từ bi sớm đến tiếp dẫn.

Tóm lại bệnh khổ phát hiện lúc lâm chung, là do oan gia ác nghiệp nhiều đời của chúng ta sở cảm, họ hiện ra ngăn cản nên phát hiện thành nhiều loại khổ não khiến tâm chúng ta sinh phiền não, làm chướng ngại cho việc niệm Phật vãng sinh. Nếu chúng ta hiểu rõ được như vậy thì không bị các loại ma chướng sở chuyển. Ðiều tốt nhất là chúng ta nên chí thành khẩn thiết niệm Phật, niệm niệm không buông lơi, dồn hết tâm lực nương tựa vào danh hiệu Nam mô A Di Ðà Phật thì được vãng sinh Tịnh độ.

Trích Những Vấn Đề Cần Biết Khi Lâm Chung”
Biên soạn: pháp sư Thế Liễu
Dịch giả:Thích Tâm An

Cụ Bà 100 Tuổi Vãng Sanh Lưu Xá Lợi

Cụ Bà 100 Tuổi Vãng Sanh Lưu Xá LợiCụ Ngô Thị Y pháp danh Diệu Cẩn (tên chứng minh thư: Ngô Thị Ý), sinh năm 1913 vừa vãng sinh vào ngày 8/4 (nhuận) năm Nhâm Thìn. Hơn 60 năm tín hạnh nguyện sâu theo pháp môn niệm Phật, Cụ đã trở thành tấm gương niệm Phật không mệt mỏi cho biết bao thế hệ Phật tử chùa Giác Tâm, quận 5, TP.HCM.

Sau khi hay tin Cụ mất, Đại đức Thích Giác Đạo và đạo tràng Phật tử chùa Giác Tâm đã đến tư gia tại số 22/1/34B Nguyễn Văn Săng, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh cùng con cháu hộ niệm cho Cụ.

Kết quả sau hơn 4 tiếng Đại đức Thích Thanh Thắng khai thị, niệm Phật và cùng đại chúng nhất tâm quán tưởng Đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn, với tiếng niệm Phật tha thiết không ngừng nghỉ, toàn thân cụ bà mềm trở lại, gương mặt tươi rạng, môi đỏ, hơi ấm tụ trên đỉnh đầu.

Niềm tin mách bảo cụ bà Ngô Thị Y pháp danh Diệu Cẩn sẽ được vãng sinh, Đại đức Thích Giác Đạo, Đại đức Thích Thanh Thắng và Phật tử chùa Giác Tâm cùng con cháu sau khi làm lễ hoả táng xong đã quyết định xin đem toàn bộ tro cốt của cụ từ Đài hỏa táng Bình Hưng Hoà về chùa Giác Tâm để nhặt cốt.

Cụ Ngô Thị Y dự lễ tắm Phật tại chùa Giác Tâm

Sau 2 tiếng sàng lọc tro cốt, quý Thầy, Phật tử chùa Giác Tâm và con cháu cụ đã nhặt được nhiều viên xá lợi trong như thuỷ tinh, đặc biệt có một viên như người đang quỳ chắp tay và một viên màu đen, một viên tròn màu trắng đục và 2 cục trắng như vôi bên trong chứa rất nhiều những hạt xá lợi nhỏ, một mảnh xương sọ có màu hồng và một số sợi xá lợi nổi màu ngọc bích.

Con cháu Cụ cho biết, khi mất, Cụ không mang theo bất cứ đồ trang sức nào, ngoài điệp quy y và chuỗi tràng bằng gỗ mà Cụ vẫn thường đeo.

Cụ Ngô Thị Y và Đại đức Thích Giác Đạo, trụ trì chùa Giác Tâm. Ảnh PhatTuVietNam.net

Việc Cụ bà kiên trì tu theo pháp môn niệm Phật không ngừng nghỉ sau khi vãng sinh để lại xá lợi đã tạo nên niềm hoan hỷ, cũng như sự phát tâm kiên cố của tất cả Phật tử chùa Giác Tâm.

Dưới đây là một số hình ảnh xá lợi của cụ bà Ngô Thị Y, pháp danh Diệu Cẩn:

Hộp đựng xá lợi cụ Y. tại chùa Giác Tâm (Ảnh: Ngọc Lài)








Văn Hiền

Người Đã Mất Trong Vòng 49 Ngày Có Được Vãng Sanh?

Người Đã Mất Trong Vòng 49 Ngày Có Được Vãng Sanh?Hỏi: Thân Trung Ấm Còn Có Cơ Hội Niệm Phật Vãng Sanh Không?

Trả lời: Cư sĩ Hồ, tổng cán sự của đạo tràng chúng ta đã học Phật được mười bảy năm, nhưng mẹ của cô thì không có học Phật, mẹ cô là một người rất lương thiện, nhưng chưa từng biết đến Phật pháp, thấy con gái học Phật bà cho là mê tín.

Đến khi bà bị bệnh, bị bệnh nặng một số bạn đạo của con gái bà đến bệnh viện trợ niệm cho bà, bà cũng niệm theo nhưng nửa tin nửa ngờ, bà hay hỏi: Có thật không?… Có phải thật vậy không?…

Cho nên việc trợ duyên rất là quan trọng, có được vị Pháp Sư thường hay khai thị cho bà, nhắc nhở bà hãy niệm Phật cùng với mọi người, có vậy bà mới đi được.

Tang lễ của bà được tổ chức tại viện Hỏa Lâm Đài Loan, là một đạo tràng Tịnh-Tông của chúng ta, nơi đây đã làm Phật thất cho bà, Tam Thời Hệ Niệm bảy tuần Thất bốn mươi chín ngày. Cũng coi như là bà tốt duyên, có hơn ba trăm bạn đạo niệm Phật suốt ngày đêm không gián đoạn, bốn mươi chín ngày không gián đoạn.

Linh cửu của mẹ cô được quàn tại phòng kế bên niệm Phật Đường. Cô đã gặp một bà cậu. Mẹ cô đã nhập vào người của bà ấy, nhập vào người của bà cậu đó và báo rằng bà ấy cũng biết là mình đã qua đời, bà còn báo rằng:

“Tại sao các vị lại tốt với tôi như vậy?”… Bà rất kinh ngạc!… “Có phải là nhờ con gái của tôi không? Tại sao lại tốt với tôi như vậy?”…

Đây là lần đầu bà báo tin, chúng tôi đều khuyên bà ấy niệm Phật, khuyên bà cầu sanh Tịnh-Độ, hiện tại bà là thân trung ấm. Sau khi nghe xong bà vô cùng cảm tạ. Sau khi cảm tạ rồi thì bà hỏi Phật pháp.

“Thế nào là Phật, tại sao lại phải niệm Phật, niệm Phật có lợi ích gì không?”

Chúng tôi có một vị Pháp sư trẻ tuổi giảng giải cho bà hiểu, bà hỏi rất nhiều và sau khi nghe giải đáp rồi bà rất hoan hỷ nói:

“Được! vậy thì tốt tôi sẽ nghe kinh”.

Bà muốn nghe kinh người nhà cho bà nghe bằng tivi, tivi được đặt bên cạnh quan tài mở kinh Địa-Tạng, lại nữa… đích thân bà yêu cầu mỗi tối thì thay đĩa. Xem xong rồi phải đổi cái khác, người đi thay đĩa rất là vất vả nên bà dặn cô con gái bảo phải tìm một cái đầu máy hát karaoke nào có thể phát bốn trăm trang bài hát, đi tìm cái máy đó. Quả là có. Cô đã tìm được, trong đó chứa bốn trăm trang. Mở kinh Địa-Tạng cho bà nghe suốt ngày đêm không gián đoạn, sau đó không thấy nhập hồn nữa. Hình như là hơn hai tuần không thấy.

Hơn hai tuần sau bà lại nhập lên lần nữa, cô hỏi là bà đã đi đâu? Bà nói là:

“Không có đi đâu chỉ nghe kinh”.

Sau khi nghe kinh suốt ngày đêm, khoảng mười mấy ngày bà lại nhập lên nói là:

“Bây giờ không cần nghe kinh nữa mà cần niệm Phật, nói tôi muốn được vãng sanh mà tại sao đức A-Di-Đà vẫn chưa đến rước tôi nữa?”…

Khoảng thời gian sau cùng bà niệm Phật đến ngày chung thất Tam Thời Hệ Niệm, ngay ngày thứ bốn chín bà lại nhập xác về nói là:

“Rất cám ơn mọi người đã cho bà tăng thượng duyên này, rất là cảm ơn. Bà đã vãng sanh Thế giới Cực Lạc rồi”.

Mọi người hỏi là bà đã ở phẩm vị nào?…

“Hạ Phẩm Trung Sanh”

Một người chưa từng biết đến Phật pháp mà sao lại được như vậy? Là do thân trung ấm được độ, bà là người thứ nhất mà chúng tôi đích thân chứng kiến.

Hỏi: Tại Sao Trong Khoảng Thời Gian Được Tiếp Xúc Phật Pháp Của Thân Trung Ấm Ngắn Như Vậy Mà Lại Được Vãng Sanh?

Trả lời: Vì trong kiếp quá khứ Bà đã có tu qua pháp môn này, nhưng tu chưa có thành công, nên đời này khi lâm chung được nghe lại khiến cho thiện căn đời trước trỗi dậy, dõng mãnh tinh tấn buông bỏ vạn duyên, không có lưu luyến tí nào, cho nên Bà ấy mau chóng được thành tựu.

Việc hy hữu khó được hơn là, bà ấy còn sống không tin Phật, chết rồi cũng không tin Phật. Đến khi chết rồi thân trung ấm nghe được Phật pháp Bà ấy đã nhận rõ, nghe theo những lời trợ niệm này, Bà ta không còn là thân người mà là thân trung ấm nghe theo lời trợ niệm cũng được vãng sanh.

Nguyên nhân tất cả đều là do thiện căn đời trước, chứ trong đời này không có duyên nghe được Phật pháp, vừa nghe qua họ liền giác ngộ, vậy thì cũng giống như người này ý chí, tín tâm kiên định như vậy. Từ trường của Ma không làm ảnh hưởng đến họ, họ vừa khởi tâm thì đức Phật A Di Đà liền phóng hào quang và họ được lợi ích. Chỉ cần mình vừa khởi niệm thì liền được gia trì. Cho nên qua đó sự cảm ứng thật không thể nói hết.

Hỏi: Người Chết Tiến Vào Thân Trung Ấm, Được Bạn Bè Làm Phật Sự Siêu Độ Và Suốt Bốn Mươi Chín Ngày Niệm Phật Cho Họ. Xin Hỏi Như Vậy Có Thể Siêu Độ Cho Thân Trung Ấm Vãng Sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc Không? Có Phải Cũng Nên Dựa Vào Tự Thân Của Thân Trung Ấm Niệm Phật Cầu Sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc Mới Có Thể Nhờ Ân Phật Tiếp Dẫn Không? Thân Trung Ấm Còn Biết Tự Mình Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Không?

Trả lời: Tự thân trung ấm niệm Phật cầu vãng sanh rất ít thấy, thực sự rất là hiếm có, nhưng quả thật là có. Câu chuyện về mẹ của cư sĩ Hồ, chính là hiện tượng mà bạn hỏi đây. Bà ấy quả thật được vãng sanh.

Lúc sanh tiền Bà không có biết Phật, sau khi chết rồi mới học Phật, nghĩa là sao?… Trong bốn mươi chín ngày, đại khái là trong khoảng bốn mươi chín ngày đó, mọi người ngày nào cũng tụng kinh niệm Phật hồi hướng cho Bà. Thân trung ấm của Bà vẫn chưa có rời khỏi, thân trung ấm rất là cảm động, Bà muốn nghe kinh, phát tâm niệm Phật cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Thời gian sau cùng của ngày thứ bốn mươi chín Bà lại nhập xác về báo với mọi người là đức Phật A-Di-Đà tiếp dẫn Bà hạ phẩm trung sanh. Cho nên sau khi con người tắt thở việc trợ niệm suốt bốn mươi chín ngày rất quan trọng, rất là quan trọng.

Việc này có được vãng sanh hay không?… Thực sự mà nói chúng tôi nghĩ là tương đối chính xác, vì thiện căn trong đời quá khứ của Bà sâu dày, trong kiếp quá khứ Bà đã từng học qua Pháp môn này, do trong đời này Bà sanh trong gia đình giàu sang nên quên sót, lơ là rồi. Đến khi sắp chết gặp thiện duyên này nên Bà được ngộ, đây là sự thật.

Nên khi bạn hỏi chúng tôi hiện có chứng cứ, chúng tôi có thí dụ trung ấm có thể vãng sanh, nhưng còn phải nhờ vào thiện căn của mình đời trước, rồi đời này mới gặp được thiện duyên nên được nhiều người trợ giúp như vậy. Lúc đó Niệm Phật Đường có hơn ba trăm người niệm Phật giúp Bà suốt bốn mươi chín ngày, đây là Pháp duyên rất khó mà gặp được.

Pháp sư Tịnh Không khai thị

Thế Nào Là Niệm Phật Không Xen Tạp? [Audio]

Thế Nào Là Niệm Phật Không Xen Tạp?Nếu ta một mặt niệm Phật, một mặt còn muốn tham thiền, một mặt niệm Phật một mặt còn muốn niệm chú, đó là xen tạp. Đó không phải là tịnh niệm. Một mặt niệm Phật một mặt còn muốn xem kinh, còn muốn nghiên cứu giới luật thậm chí còn muốn đi làm pháp hội, cả thảy đều là xen tạp. Trong quyển “Tây Phương Xác Chỉ” của Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát có một đoạn khai thị rất rõ ràng, rất minh bạch. Tôi đem đoạn này rút ra in sau tấm hình của A Di Đà Phật là để nhắc nhở các bạn đồng tu nên biết cái gì gọi là xen tạp. Bồ Tát bảo với chúng ta rằng niệm Phật kỵ nhất là xen tạp. Hễ có xen tạp thì tâm không thanh tịnh thì không phải là tịnh niệm thì trái nghịch với phương pháp của Đại Thế Chí Bồ Tát dạy cho chúng ta. “Nhược năng thường trì vô khổ bất trừ”. “Trì” là chấp trì danh hiệu. Phật hiệu phải thường niệm không được gián đoạn. Lúc niệm Phật phải tịnh niệm kế tiếp mới có thể lìa khổ mới có thể được vui. Thật sự được lìa khổ được vui.

Người Giảng: Hòa Thượng Tịnh không