Những Biểu Hiện Về Cảnh Giới Tái Sinh

Những Biểu Hiện Về Cảnh Giới Tái SinhSau khi mạng chung, tùy theo nghiệp nhân đã gây tạo của mỗi người mà có biểu hiện lâm chung và tái sinh vào những cảnh giới khác nhau. Các cảnh giới ấy là gì? Biểu hiện khi lâm chung ra sao? Đó là những vấn đề quan yếu cần lưu tâm trong hành trang tu tập của mỗi người con Phật.

Nghiệp – nhân tố quyết định

Động lực dẫn dắt con người tái sinh trong ba cõi, sáu đường, theo đạo Phật, đó là nghiệp. Nghiệp là những hành động có tác ý. Bốn loại nghiệp sau đây chi phối sự tái sinh của con người: Cực trọng nghiệp là những nghiệp cực nặng như ngũ nghịch, thập ác… Tập quán nghiệp là những nghiệp thường tạo tác, trở thành thói quen. Tích lũy nghiệp là những nghiệp do tích lũy nhiều đời. Cận tử nghiệp là nghiệp biểu hiện ra lúc lâm chung. Nếu không có Cực trọng nghiệp hay Tập quán nghiệp nào làm điều kiện cho sự tái sinh thì Cận tử nghiệp hoặc Tích lũy nghiệp sẽ dẫn dắt thọ sinh.

Các cảnh giới tái sinh

Có hai hướng vận hành đối với thần thức sau khi chết. Nếu người nào hiện đời nỗ lực tu hành, đạt đến cảnh giới nghiệp sạch, tình không tất được giải thoát; hoặc như thành tựu thiền định sẽ sinh về các cõi thiền (Sắc và Vô sắc); hay người nào hiện đời phát tâm tín nguyện niệm Phật thì khi lâm chung sẽ được vãng sinh về cảnh giới Tây phương Cực lạc.

Còn lại đa phần chúng ta đều phải tái sinh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi. Sáu cảnh giới đó là Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, A tu la, Người và Trời. Tùy theo nghiệp lành hay dữ mà thần thức tái sinh vào một trong sáu cảnh giới ấy.

1 – Sinh vào Địa ngục

Địa ngục là cảnh giới tăm tối, khổ đau. Người nào tạo các nghiệp cực ác như ngũ nghịch, thập ác… lâm chung sẽ đọa vào cảnh giới đau khổ này. Biểu hiện của người sắp đọa vào địa ngục như sau: Nhìn ngó thân quyến với ánh mắt giận dữ; nằm úp mặt hoặc che giấu mặt, thân hình và miệng mồm hôi hám; cơ thể co quắp, tay chân bên trái ấn xuống đất.

2 – Sinh vào Ngạ quỷ

Ngạ quỷ là cảnh giới mà chúng sinh thường xuyên bị đói khát và sợ hãi. Những ai hiện đời tạo các nghiệp ác cùng với tánh tham lam, keo kiệt… sau khi chết sẽ đọa vào cảnh khổ này. Người lâm chung đọa vào Ngạ quỷ có biểu hiện sau: Thân nóng như lửa; thường lo đói khát, hay nói đến việc ăn uống; không đại tiện nhưng tiểu tiện nhiều; đầu gối bên phải lạnh trước; tay bên phải nắm lại (biểu hiện lòng bỏn xẻn).

3 – Sinh vào Súc sinh

Súc sinh hay bàng sinh là các loại sinh vật có hình thù đa dạng, tâm thức tăm tối. Người nào hiện đời tạo các ác nghiệp cộng với tánh si mê, ngu độn… sau khi chết đọa vào Súc sinh. Những biểu hiện tái sinh vào cảnh giới này như sau: Yêu mến vợ con, đắm đuối không bỏ; ngón tay và ngón chân đều co quắp; toàn thân toát mồ hôi; tiếng nói khò khè; miệng thường ngậm đồ ăn.

4 – Sinh vào A tu la

A tu la còn gọi là Phi thiên, đây là hạng chúng sinh có hình tướng hung dữ, tâm luôn sân hận. Người nào hiện đời tuy có tu tập ngũ giới nhưng tâm còn nhiều sân hận và lòng dục nhiễm, sau khi chết sẽ đọa vào cảnh giới này. Có thể nói A tu la là một dạng khác của ngạ quỷ. Do vậy, biểu hiện lâm chung của người nào sắp tái sinh về cảnh giới A tu la gần giống như chúng sinh sắp tái sinh về ngạ quỷ.

5 – Sinh vào cõi Người

Cõi người là cảnh giới chúng ta đang sống, thọ hưởng hạnh phúc lẫn khổ đau. Loài người có đầy đủ những thuận duyên để tu học giáo pháp của Đức Phật. Những ai hiện đời có niềm tin đối với Tam bảo và thọ trì năm giới, sau khi chết sẽ được tái sinh vào cõi Người. Nếu được tái sinh làm người, lúc lâm chung có những biểu hiện sau: Khởi niệm lành, sinh lòng hòa dịu, ưa việc phước đức; sinh lòng chánh tín, thỉnh Tam bảo đến đối diện quy y; thấy bà con trông nom sinh lòng vui mừng; tâm chánh trực không ưa dua nịnh; dặn dò giao phó các công việc cho thân quyến rồi từ biệt ra đi.

6 – Sinh vào cõi Trời

Cõi Trời tức sáu tầng trời của Dục giới, chúng sinh ở cảnh giới này thân tướng trang nghiêm, hưởng phước lạc tự nhiên, sự ăn mặc thọ dụng đều tùy niệm hóa hiện. Người nào hiện đời tu Thập thiện sau khi lâm chung được tái sinh về cõi Trời. Khi lâm chung được sinh về cõi Trời sẽ có những biểu hiện sau: Phát khởi tâm lành; chánh niệm rõ ràng; đối với vợ con, tài sản lòng không lưu luyến; không có những sự hôi hám; ngửa mặt lên và nghĩ tưởng Thiên cung.

Trên đây là những biểu hiện lâm chung của sáu cảnh giới trong lục đạo. Tuy vậy, không phải mỗi trường hợp đều biểu hiện đầy đủ, mà đôi khi chỉ biểu lộ những điểm thiết yếu. Mặt khác, có người khi chết không biểu hiện tướng lành dữ. Muốn dự đoán cảnh giới tái sinh của họ, phải dựa theo hơi nóng lưu lại trên thân mới có thể quyết đoán được.

Vãng sinh về Tịnh Độ

Người nào hiện đời tu hành phát tâm tin sâu, nguyện thiết, chuyên trì Thánh hiệu Phật, khi thân hoại mạng chung thần thức sẽ được Phật và Thánh chúng hiện thân tiếp dẫn về Tịnh Độ. Lâm chung được vãng sinh về Cực lạc có những biểu hiện sau: Tâm không loạn động; biết trước giờ chết; tự mình niệm Phật; mùi thơm lạ tỏa khắp nhà; có hào quang; tự nói kệ để khuyên dạy đệ tử; nhạc Trời trổi giữa hư không. Nếu có đầy đủ các điểm tốt kể trên thì chắc chắn được phẩm vị cao. Nếu chỉ được một vài điểm tốt thôi, cũng được vãng sinh về Tịnh Độ.

Sáu cảnh giới mà chúng sinh sau khi mạng chung sẽ tái sinh vào, trong đó bốn cảnh trước hoàn toàn khổ đau, hai cảnh giới Trời và Người tuy có hạnh phúc hơn nhưng vẫn bị khổ đau chi phối. Do vậy, cần nỗ lực tu tập để thoát ly sinh tử hoặc phát tâm thọ trì danh hiệu Phật để lúc lâm chung được tiếp dẫn, vãng sinh về nước Phật.

Theo Giác Ngộ

Hoa Trắng Nhớ Mẹ

Hoa Trắng Nhớ MẹTrong vườn đời rực rỡ muôn ngàn sắc hoa. Mỗi sắc hoa biểu tượng cho một hình ảnh, một tâm hồn hệ lụy. Sắc hoa màu tím tượng trưng cho tâm hồn đa cảm, thơ mộng; màu đỏ, màu hồng tượng trưng cho tâm hồn nhiệt tình, sôi nổi, may mắn; màu vàng tượng trưng cho tâm hồn quý phái, rạng rỡ; màu xanh tượng trưng cho tâm hồn đầy sức sống, hy vọng tương lai; màu đen tượng trưng cho tâm hồn tăm tối, u buồn, và màu trắng tượng trưng cho tâm hồn thanh khiết, siêu thoát… Hoa và người có mối tương quan đồng cảm sâu xa. đọc tiếp ➝

Tranh Minh Họa Đời Là Vô Thường Hạnh Phúc Mong Manh

Tranh Minh Họa Đời Là Vô Thường Hạnh Phúc Mong ManhĐời là vô thường! Vạn vật vô thường, chúng sanh vô thường, con người thân xác cũng vô thường. Chúng ta mỗi người đều là vô thường, nếu chỉ gặp một tích tác nghịch cảnh nào đó thì hồn lìa khỏi xác. Thế mà hầu hết mọi người đều sống trong trạng thái đua chen về danh vọng, sắc dục, tiền tài, chẳng qua vì mỗi con người sinh ra sống chung trong một xã hội vô cùng phức tạp và hỗn loạn, ganh đua cũng chỉ vì cái tâm Tham, Sân, Si, Mạn nghi, Ác kiến.

Để tránh bất hạnh khổ đau, hãy gắng sống tốt và theo sát lời Phật dạy. “Không làm các điều ác – Thường làm các việc lành”. Dù rằng Nhân quả – Nghiệp báo đã làm chủ cuộc đời, nhưng tu thân & tích đức HOÀN TOÀN CÓ THỂ GIẢM NHẸ TỘI NGHIỆP để có 1 cuộc sống tốt đẹp hơn, tinh thần nhẹ nhàng thanh thản hơn. Đừng tiếp tục sa lầy. Đừng tiếp tục trì hoãn. Đời người sống nay chết mai. Hãy mau mau trở về dưới chân Phật.

Hoa nở rồi lại tàn

Hoa nở rồi lại tàn

Nét đẹp thiếu nử rồi cũng phai tàn theo thời gian...

Nét đẹp thiếu nử rồi cũng phai tàn theo thời gian…

Tiền bạc, cơ ngơi sự nghiệp, của cải , vật chất: có đó, mất đó...

Tiền bạc, cơ ngơi sự nghiệp, của cải , vật chất: có đó, mất đó…

Sinh đó, diệt đó

Sinh đó, diệt đó

Hòa bình rồi lại chiến tranh, không ai biết được ngày mai

Hòa bình rồi lại chiến tranh, không ai biết được ngày mai

Hiroshima năm nào, chớp mắt đã thành cát bụi

Hiroshima năm nào, chớp mắt đã thành cát bụi

Đừng tự hào với bất cứ cái đẹp giả tạo nào mà mình đang có trên thân thể này, vì chỉ cần 1 sự cố xảy ra, nó sẽ hư, xấu và bị hủy hoại hoàn toàn... Nó là giả! Đôi chân ấy có thể mất đi, đôi mắt ấy có thể mù lòa, trí não ấy sẽ không còn minh mẫn...

Đừng tự hào với bất cứ cái đẹp giả tạo nào mà mình đang có trên thân thể này, vì chỉ cần 1 sự cố xảy ra, nó sẽ hư, xấu và bị hủy hoại hoàn toàn… Nó là giả! Đôi chân ấy có thể mất đi, đôi mắt ấy có thể mù lòa, trí não ấy sẽ không còn minh mẫn…

Ngay cả sự vật cũng không thể trường tồn với thời gian , huống chi thiên nhiên, con người, lòng người...

Ngay cả sự vật cũng không thể trường tồn với thời gian , huống chi thiên nhiên, con người, lòng người…

2 chử Ái Tình

2 chử Ái Tình

Đời người : Sinh - Laõ - Bệnh - Tử có gì vui

Đời người : Sinh – Laõ – Bệnh – Tử có gì vui

Trong thế giới tạm bợ, ngập tràn khổ đau này, loay hoay mãi, cuối cùng chỉ có thể tìm được cái gọi là " thanh thản" và "bình yên" khi an trú dưới ánh sáng Phật Pháp.

Trong thế giới tạm bợ, ngập tràn khổ đau này, loay hoay mãi, cuối cùng chỉ có thể tìm được cái gọi là ” thanh thản” và “bình yên” khi an trú dưới ánh sáng Phật Pháp.

Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật, từ thân, tâm cho đến mọi hoàn cảnh. Hiểu lý vô thường chúng ta đã có một phương thuốc thần diệu để trừ bệnh tham ái, mê mờ. Chúng ta đã đau khổ vì mầu sắc tốt xấu, vì tiếng khen chê, mùi vị ngọt bùi, cay đắng, vì vật thích thân vừa ý. Nay chúng ta uống thuốc “giáo lý vô thường”, để trừ bệnh tham ái và tiến tới sự an tịnh của tâm hồn.

Biết được vô thường, con người dễ giữ được bình tĩnh đổi thay bất ngờ. Và có thể lạnh lùng trước cảnh ân ái chia ly. Biết vô thường, con người dám hy sinh tài sản, sanh mạng để làm việc nghĩa. Biết vô thường con người mới chán ngán với những thú vui tạm bợ, giả trá và sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật, cái tánh chân thường vẫn có, nhưng nó nằm bên trong những giả dối tạm bợ, vô thường của cõi đời này, nên chúng ta không thể thấy được. Khi chúng ta đã cương quyết gạt bỏ cái vỏ giả tạo ấy. Thì tất nhiên cái giá trị chân thật, cái hạnh phúc chân chính, cái Phật tánh sáng suốt, chắc thật muôn đời sẽ hiện ra./.

Sưu tầm

Làm Sao Trị Được Bệnh Hôn Trầm?

Làm Sao Trị Được Bệnh Hôn TrầmHỏi: Là người trọng tuổi như chúng con, mỗi khi niệm Phật con thường hay ngủ gục. Như vậy có cách nào trị hết bệnh ngủ gục nầy không? Xin thầy hoan hỷ chỉ cách cho con.

Ðáp: Đây là một chứng bệnh không riêng gì Phật tử mà đa số người tu đều mắc phải. Người mắc chứng bệnh hôn trầm nầy cũng không phải dễ trị. Người tu sợ nhứt là hai chứng bệnh: “hôn trầm và tán loạn”. Chính hai thứ tập khí sâu nặng nầy nó làm chướng ngại rất lớn trên bước đường tu tập.

Có người lúc bình thường, họ ngồi bàn tán chuyện thị phi tạp nhạp với nhau cả buổi, mà họ không bao giờ biết buồn ngủ là gì. Vì lúc đó, họ quá hăng say đam mê với những câu chuyện mà họ đang nói. Hằng ngày, họ huân tập những hạt giống đời quá sâu nặng, nên khi gặp nhau bắt đài đúng tần số thì họ phát thanh huyên thuyên không bao giờ biết mỏi mệt. Những tập khí nầy, không phải chỉ huân tập trong hiện đời mà nó còn huân tập trong nhiều đời nữa. Chính do sự huân tập đó, nên khi gặp dịp là nó hiện hành phát khởi ra rất mạnh mẽ.

Có người khi họ đam mê ghiền chơi thứ gì đó, như cờ bạc chẳng hạn. Có thể họ ngồi ì một chỗ suốt cả ngày, thậm chí quên cả ăn uống, mà họ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ. Nhưng khi ngồi tụng kinh hoặc niệm Phật hay nghe pháp v.v… chỉ cần trong giây lát thôi, là họ bắt đầu ngủ gà ngủ gật rồi. Lý do tại sao? tại vì hạt giống Phật pháp của họ rất nông cạn yếu kém. Người nào mắc phải chứng bệnh hôn trầm nầy, thì Phật gọi người đó đang bị chìm trong hang quỷ.

Về phương cách đối trị, trong kinh nêu ra có nhiều cách. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu bốn cách thôi, rồi tùy ý Phật tử chọn lựa xem cách nào phù hợp và có hiệu quả nhứt, thì Phật tử cố gắng thực hiện.

1. Nếu trong lúc đang ngồi niệm Phật hay tụng kinh mà nó muốn buồn ngủ, Phật tử không thể kềm chế được, thì Phật tử nên đứng lên lạy Phật sám hối, vì đó là nghiệp chướng của mình quá sâu nặng.

2. Phật tử cũng có thể đứng lên đi kinh hành niệm Phật ở trong nhà hoặc ngoài sân, tùy theo khung cảnh và thời điểm thích hợp.

3. Chúng ta cũng có thể dùng phương pháp Chỉ Quán. Phương pháp nầy, Phật, Tổ dạy chúng ta nên chọn một đề mục để quán. Như quán “thân bất tịnh” hay quán “nhân duyên” v.v… Khi chúng ta quán phân tích chia chẻ sâu vào, lúc đó những hệ thần kinh trong não bộ của chúng ta bắt đầu căng thẳng làm việc, do đó, nên con ma buồn ngủ sẽ tan biến ngay. Tuy nhiên, khi quán một hồi mà tâm ta bị loạn động, thì hãy lập tức dùng Chỉ, tức là dừng vọng tưởng. Như dùng hơi thở hay câu niệm Phật để tâm ta an trụ vào đó. Đó là phương cách trị bệnh tán loạn và hôn trầm rất hữu hiệu.

4. Việc tu hành muốn có kết quả tốt đẹp, chúng tôi thiết nghĩ, mỗi hành giả nên cố gắng kiên trì thực tập. Nhất là đối trị những tập khí sâu dầy trong hiện đời cũng như nhiều đời, không phải là chuyện dễ làm. Tuy nhiên, Có nỗ lực công phu hành trì, thì chúng ta mới có thể vượt qua những chướng ngại thử thách lớn lao trong sự tu hành. Kính chúc phật tử chóng đạt thành sở nguyện.

Tỳ kheo Thích Phước Thái