Niệm Phật Không Nên Tự Lợi

Niệm Phật Không Nên Tự LợiPháp môn niệm Phật của chúng ta đang tu tập là ‘dị hành đạo’, đạo dễ thực hành mà chẳng thể thành tựu, nguyên nhân là vì không thể buông xuống vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, niệm niệm vẫn còn tự tư tự lợi. Dùng tâm niệm này tu học thì đúng như người xưa đã nói: ‘Hét bể cổ họng cũng uổng công’! Thế nên chỉ cần buông xuống ý niệm tự tư tự lợi thì niệm Phật nhất định sẽ đắc lực, thân tâm sẽ khinh an. Cho dù có một chút bịnh thì cũng chỉ vì ăn uống chẳng cẩn thận nên phát ra cảm mạo phong hàn mà thôi, sẽ chẳng sanh bịnh nặng.

Nếu thật sự nhìn thấu, buông bỏ tự tư tự lợi, niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ, trong kinh Di Ðà nói: “Nếu (niệm) từ một ngày đến bảy ngày” sẽ được thành công. Những người y giáo tu hành xưa nay niệm Phật vãng sanh rất nhiều, phổ biến nhất là từ hai đến ba năm thì vãng sanh.

Tại sao có người chẳng nhiều hơn bảy ngày, có người lại phải niệm hai ba năm? Người tin sâu nguyệt thiết, thực sự niệm đến khi mất hết những tâm niệm tự tư tự lợi thì tự nhiên cảm ứng hiện tiền, công phu thành tựu.

Chúng ta xem trong Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục, Vãng Sanh Truyện, vào đời nhà Tống pháp sư Oánh Kha tin sâu nguyện thiết niệm ba ngày liền thành công. Nếu lòng tin và nguyện lực chưa đạt đến mức khẩn thiết thì phải niệm hai, ba năm. Thế nên những người này ‘sanh tử tự tại’, chẳng phải là thọ mạng chấm dứt mà là thọ mạng hãy còn nhưng họ bỏ ra đi sớm, đạo lý là như vậy.

Chúng ta nhìn thấy có nhiều người ra đi rất tiêu sái (tiêu sái nghĩa là nhàn hạ, chẳng vướng bận) tự tại, chẳng có bịnh khổ, [làm cho người khác] vô cùng hâm mộ. Tôi thường nhắc nhở mọi người, chúng ta nhất định phải làm được. Nếu làm chẳng được thì trong lúc bịnh nặng, thân thể chịu sự sắp đặt của người khác, tự mình chẳng thể làm chủ, sẽ chẳng nắm chắc việc vãng sanh, thế nên bây giờ phải dự bị cho tương lai.

Phương pháp tốt nhất là chẳng cần người khác chăm sóc, có thể dự biết trước ngày giờ ra đi, muốn đi lúc nào thì ra đi lúc đó. Nhất định phải hạ quyết tâm làm việc này cho bằng được thì đời này mới chẳng luống uổng. Những việc còn lại toàn là giả, chỉ có việc này là thật mà thôi. Chúng ta nói về ‘tự lợi’, đây mới thực sự là tự lợi.

Nhưng ‘tự lợi’ phải được xây dựng trên cơ sở của ‘lợi tha’. Trong đời sống sinh hoạt thường ngày, khởi tâm động niệm đều vì chúng sanh chứ chẳng vì mình. Suy nghĩ cho mình là sai lầm, phải nghĩ cho chúng sanh, quên mất cái ‘tôi’ đi. Nhất định phải vì chúng sanh thì tâm niệm tự tư tự lợi mới có thể đoạn trừ; chỉ cần đoạn trừ thì công phu tu học mới có thể nắm chắc.

Chúng ta niệm niệm nghĩ đến chúng sanh, chúng sanh là chúng duyên hòa hợp mà sanh, bao gồm cả động vật, thực vật, và khoáng vật. Thí dụ cái bàn không sạch thì mình chùi cho sạch; cái ghế không ngay ngắn thì mình sắp cho nó ngay ngắn, như vậy đều là vì chúng nó. Cách làm này tức là Lễ Kính Chư Phật trong mười nguyện Phổ Hiền, kính người, kính sự, kính vật.

Ðừng nên có tâm riêng tư, dục vọng, tâm niệm muốn chiếm hữu (chiếm đoạt), tâm niệm chiếm hữu này là căn bản của sanh tử luân hồi, là nguồn gốc của hết thảy tội nghiệp; chúng ta phải nhổ trừ tội căn này. Tại sao không được chiếm hữu? Phật dạy ‘Hết thảy pháp đều không’, ngạn ngữ cũng nói: ‘Sanh chẳng mang đến, chết chẳng mang theo’, vậy thì tại sao có thể chiếm hữu được? Ðây là từ trên hiện tượng thô thiển mà nói.

Ði sâu thêm thì Phật dạy: ‘Hết thảy các pháp do nhân duyên sanh, chẳng có tự tánh, đương thể tức không, trọn chẳng thể được’ (Nhất thiết chư pháp, nhân duyên sở sanh, vô hữu tự tánh, đương thể tức không, liễu bất khả đắc), chẳng những các vật ngoài thân chẳng thể được, ngay cả thân thể này cũng chẳng thể được.

Chẳng có tâm chiếm lấy, chiếm hữu những vật ngoài thân, đối với thân thể cũng chẳng có ý niệm là thân ‘của mình’, như vậy thì vấn đề sẽ được giải quyết. Lúc đó ‘Một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật’, quyết định sẽ sanh Tịnh Ðộ. Ðó là giải thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, ra khỏi thập pháp giới. Ðược vậy thì may mắn lắm!

Từ vô thỉ kiếp đến nay chúng ta chẳng gặp được duyên thù thắng, đời này rất may đã gặp được. Trong Quán Kinh chú giải Thiện Ðạo đại sư nói: ‘Cửu phẩm vãng sanh đều là do gặp được duyên khác nhau’ (Cửu phẩm vãng sanh, tổng tại ngộ duyên bất đồng).

Nói một cách khác khi gặp duyên thù thắng thì phàm phu cũng có thể vãng sanh thượng thượng phẩm; Bồ Tát nếu chẳng gặp duyên thù thắng thì lại vãng sanh vào phẩm trung, hạ. ‘Duyên’ rất khó gặp, ấy là ‘có thể gặp mà chẳng thể cầu’. Trong kinh giảng ‘thiện tri thức là duyên’. Nếu được thiện tri thức hướng dẫn, thiện hữu nâng đỡ, đồng tham đạo hữu tốt, đạo tràng tu hành tốt, thì tu hành sẽ chẳng có chướng ngại.

Hiện nay chúng ta đã có đầy đủ duyên này, đã được nhưng vẫn chẳng thể thành tựu, vậy thì chỉ có thể trách mình, không thể trách kẻ khác. Nhất định phải biết cơ duyên thù thắng như vậy ‘trăm năm, vạn kiếp khó gặp được’, ‘trong vô lượng kiếp hiếm hoi khó gặp’, có thể thành tựu được hay không, mấu chốt nằm ở chỗ đột phá, phá trừ ‘tự tư tự lợi’.

Phương pháp đột phá là niệm niệm vì chúng sanh, nhất định chẳng vì chính mình; nếu vì mình thì nên vãng sanh Tịnh Ðộ sớm hơn. Thân thể còn lưu lại nơi thế gian này, mỗi ngày đều phải phục vụ cho chúng sanh, như vậy là hoàn toàn giống với hạnh nguyện của chư Phật Như Lai, [làm vậy] bạn sẽ được đại tự tại. Ðạo lý và sự thật này chúng ta phải hiểu tường tận, y giáo tu hành.

Phương Hiếu

Cảm Nhận Về Pháp Môn Tịnh Độ

Cảm Nhận Về Pháp Môn Tịnh ĐộTịnh độ là một trong những pháp môn thù thắng mà Đức từ Phụ đã để lại cho chúng ta. Nói đến pháp môn này không người Phật tử nào đang học và tu theo pháp này quên được tư lương cứu cánh thoát liễu sinh tử là Tín, Hạnh, Nguyện.

Tín ở đây là Tín tâm, là chánh tín, là tin sâu những lời Phật dạy, Hạnh là thực hành danh hiệu Phật một cách chuyên tâm chuyên nhất, nói cách khác là phải thực hành trì niệm danh hiệu đức Phật liên tục và thành tâm. Có thể đi, đứng nằm, ngồi đều niệm Phật, niệm lớn, niệm nhỏ, niệm kim cương, tuỳ vào hoàn cảnh, điạ điểm để chọn phương thức niệm Phật cho tôn kính. Nguyện ở đây là nguyện thiết tha được sinh về Tây Phương cực lạc khi mãn thân xác này, vì chỉ có nơi cực lạc của Đức Phật A di Đà thì cuộc sống của chúng ta mới là thực, là bất diệt, là an vui không còn rơi vào lục đạo.

Đức Phật nói rằng “Trong thời chánh pháp người tu thành tựu pháp Thiền quán, trong thời tượng pháp người tu thành tựu pháp Thiền định, và ở thời mạt pháp người tu thành tựu ở pháp môn Tịnh độ”.

Ấn Quang Đại sư cũng đã từng nói “Phần đông chúng ta ngày nay phúc mỏng, nghiệp dày nên mới sinh vào thời vắng bóng Phật tại thế, ngoài môn niệm Phật a di Đà cầu vãng sinh Tịnh Độ mà tu, các pháp môn khác có thể tăng trưởng được phúc trí nhưng vẫn khó tránh khỏi Luân hồi sinh tử. Chỉ duy có Pháp môn Tịnh Độ, tuy thời nay có rất ít người chứng được Nhất niệm Tam muội như xưa nhưng vẫn có thể nương vào nguyện lực của mình và bản nguyện của Phật A di Đà mà “đới nghiệp vãng sinh”, và khi đã tới đến cực lạc Tây Phương thì không còn sợ bị đoạ lạc nữa, vì đã nhờ được hoàn cảnh thuận lợi thường được gặp Phật, nghe Pháp nhiệm màu để tiến tu đến quả vị Vô sanh”

Con là người may mắn được biết đến pháp môn Tịnh độ qua những bài giảng của sư Phụ Chân Tính và quý Thày chùa Hoằng Pháp. Bộ kinh “Vô lượng thọ” gồm 37 phẩm đã để lại trong con nhiều ấn tượng và là một hành trang giúp cho con tu sửa lại mình, từng lời từng chữ như thôi thúc con hãy kiên định một niềm tin vào sự vi diệu của Phật pháp. Con chưa từng được đọc bộ kinh nào hay như thế ! Con cảm nhận được nhiệm màu mỗi lần con thực hành theo lời Phật dạy, một tiếng niệm Phật bằng cả tâm mình đã xua tan đi tất cả mọi ưu phiền toan tính của cuộc sống. Có những lúc con vừa niệm vừa khóc, con khóc vì quá xúc động khi niệm đến danh hiệu Người. Khi kinh hành cùng đạo tràng trong khoá tu một ngày, mỗi nhịp chân bước con như nhìn thấy được sự giải thoát hiện lên, và rồi vừa bước vừa niệm con lại vừa khóc, Con hạnh phúc quá Sư Phụ ơi ! Nhiều lúc con đã tự hỏi mình rằng “Không hiểu sao Phật pháp lại vi diệu đến thế?” Niệm Phật có thể xua tan đi bao phiền muộn, niệm Phật có thể giải thoát được luân hồi. Tuy con chưa niệm Phật đạt đến “nhất tâm bất loạn” nhưng con vẫn cảm nhận được sự an lạc trong từng tiếng niệm, mỗi khi tụng kinh, sám hối, Tịnh toạ con không bị phân tâm bởi những việc bên ngoài của cuộc sống thường ngày. Con quán được hơi thở của mình khi Thiền định, quả thật là màu nhiệm biết bao, vi diệu biết bao! Con rất tin vào 48 lời nguyện của Phật A di đà đã để lại, nguyện thứ 18

“Lúc tôi thành Phật thập phương chúng sanh chí tâm tín mộ muốn sanh về cõi nước tôi nhẫn đến 10 niệm nếu không được sanh thời tôi không ở ngôi Chánh giác trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng huỷ báng chánh pháp”.

Lời nguyện của Đức Từ Phụ để lại như một kim chỉ nam cho người tu Tịnh độ, muốn thoát li sinh tử chỉ cần thành tâm niệm Phật, tin sâu lời Phật dạy, nguyện thiết vãng sanh Tây Phương ắt sẽ thành tựu. Là người Phật tử tại gia học tu theo pháp môn Tịnh độ con tin có thế giới Cực Lạc Tây Phương, con tin trên thế giới Cực lạc có tất cả những cái tốt đẹp nhất như kinh A di đà đã nói.

“Xá Lợi Phất lại đây mới lạ
Cõi nước kia có cả hồ ao
Toàn là thất bảo quý sao
Nước tám công đức dồi dào ở trong
Đáy ao cũng tuyệt không chút đất
Cát dưới đều toàn chất vàng thôi
Bốn bên tường bậc hẳn hoi
Pha lê vàng bạc cùng loài lưu ly….”

Còn rất nhiều những điều tốt đẹp mà kinh Di dà đã nói, những thứ mà ở “ngôi nhà lửa” của thế gian có chạy hết một cuộc đời cũng không tìm thấy được. Chính vì vậy mỗi người Phật tử hãy thực hành theo lời của Đức Phật dạy chắc chắn Sen vàng trong ao Thất Bảo sẽ nở để đón chúng ta. Hãy thực hành pháp Tịnh độ trong thời mạt pháp này các bạn nhé!

“Tín là tin những lời Phật dạy
Hạnh là thực hành sáu chữ hồng danh
Nguyện ngày sau đắc quả vô sanh
Cứu sinh chúng còn trầm luân trong sáu nẻo
Tín-Hạnh- Nguyện là bí quyết tu hành tuyệt diệu của pháp môn Tịnh Độ, là thuyền bè đưa chúng sinh qua bờ giải thoát!

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

“Hoằng Pháp” hai tiếng thân thương
Mái chùa tu học mở đường nhân sinh
Pháp môn “Tịnh Độ” diệu linh
Giúp người thoát khỏi tử sinh, luân hồi
Nhất tâm niệm Phật một đời
Mười câu niệm Phật độ đời thoát mê
Hạnh trang “Tịnh Độ” khó gì
“Tín –Hành –Nguyện”phải khắc ghi chuyên cần
“Tín” là tin Phật muôn phần
“Hạnh” là tinh tấn niệm danh Di Đà
“Nguyện” là phải thật thiết tha
Cầu sinh “Tịnh độ” Di Đà tiếp linh
Mong ngày sau cứu chúng sinh
Đoạn ly nghiệp chướng vãng sinh nước Người
“Tịnh Độ” diệu pháp tuyệt vời
Khuyên người niệm Phật, luân hồi đoạn ly
Tây Phương cực lạc ta về
Xin đừng lạc lối lại về tử sinh

Lê Văn Thắng (Theo Pt Liên Hương)

Chuyện Một Vị Sư Ở Chùa Hương

Chuyện Một Vị Sư Ở Chùa HươngNgười ta truyền tụng rằng tại Nam Thiên Đệ Nhất Động có một vị sư tu hành đắc đạo. Có lúc sư ngồi thiền cả tháng, không ăn không uống, không lay động để thể hiện trí tuệ dũng mãnh của của Phật. Có lúc ngài tụng Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Viên Giác…tiếng như sư tử hống, vang vọng cả sơn lâm để thể thế gian có thể nghe rõ lời kinh, để thể hiện lòng từ bi của Phật. Có lúc đi đứng, nằm ngồi giữ nghiêm giới luật, từng động tác, từng cử chỉ đều giữ gìn chánh niệm để thể hiện tính trang nghiêm của chư Phật. Có lúc ngài thị hiện thành người chèo đò đưa đọc tiếp ➝

Người Niệm Phật Trong Tâm Phải Có Phật

Người Niệm Phật Trong Tâm Phải Có PhậtTrong tâm có Phật, là tùy thời tùy chỗ khởi tưởng niệm Phật, đi, đứng, ngồi, nằm, lúc động, tịnh, nhàn nhã, bận rộn, công việc không dụng tâm mà đều có A Di Ðà Phật, lúc miệng không niệm mà tâm vẫn ở nơi niệm, chẳng niệm mà tự niệm, không niệm mà không phải chẳng niệm, Phật không rời tâm, tâm không rời Phật, mới có thể được “nhất tâm bất loạn”, tâm ta với tâm Phật thông nhau, tâm và Phật ở cảnh giới “nhất như”, được niệm Phật tam muội.

Trong miệng niệm Phật không ổn định, trong tâm nghĩ bậy tưởng loạn, phép niệm như thế thì đọc tiếp ➝