Sinh Tử Là Việc Lớn

Sinh Tử Là Việc LớnNỗi thao thức trong mỗi chúng ta là làm sao giải quyết được sinh tử bởi vì còn sinh tử thì chúng ta cứ mãi trôi lăn trong vòng luân hồi của lục đạo hết sức khổ sở. Vì sinh tử, chúng ta cứ mãi vô ra trong bào thai đầy hôi tanh máu mủ, nhơ nhớp của người mẹ, có khi nằm trong bào thai của con chó, con heo, con cá v.v… cứ mãi quay đi lộn lại trong vô lượng kiếp như vậy, thật là ghê rợn.

Vì sinh tử mà làm đảo lộn luân thường đạo lý, ví dụ như cha lấy con, con lấy cha, mẹ lấy con, con lấy mẹ, chị lấy em, cầm dao giết con vật để ăn, không ngờ ta giết cha mẹ, anh, chị, em, thân bằng quyến thuộc đọc tiếp ➝

Trí Không Thể Nghĩ Bàn

Trí Không Thể Nghĩ BànHành giả nghi rằng: Nhớ niệm Phật A Di Đà, không chắc được vãng sanh về An Lạc. Vì sao? Trong kinh nói: “Đạo lý của nghiệp như quả cân bên nào nặng sẽ kéo nghiêng về bên đó”.

Vì sao có người trọn đời, hoặc trăm năm, hoặc 10 năm, hoặc một tháng không có ác nào không tạo, chỉ nhờ có 10 niệm liên tục, liền được vãng sanh, liền vào chánh định tụ, cứu kính không thối chuyển, cùng các khổ của ba đường ác cách xa vĩnh viễn.

Nếu như thế cái nghĩa phía nặng kéo về làm sao có thể tin. Lại nữa, từ vô lượng kiếp đến nay, tạo đủ các pháp hữu lậu, bị ràng buộc vào ba cõi, vì sao không cắt đứt kiết hoặc của ba cõi, chỉ trong thời gian rất ngắn niệm Phật A Di Đà liền được ra khỏi ba cõi. Như thế nghĩa bị nghiệp trói buộc làm sao giải thích được? Đối trị với điều nghi này nên Phật dạy: Trí không thể nghĩ bàn. Trí không thể nghĩ bàn là năng lực của Phật trí. Năng lực này có thể lấy ít làm nhiều, lấy nhiều làm ít, lấy gần làm xa, lấy xa làm gần, lấy nhẹ làm nặng lấy nặng làm nhẹ, lấy dài làm ngắn lấy ngắn làm dài.

Phật trí như thế vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Ví như, có trăm người, suốt trăm năm đốn củi, chứa đống cao ngàn trượng, chỉ cần cho một mồi lửa, nửa ngày là cháy sạch. Đâu có thế nói rằng đống củi trăm năm mà đốt nửa ngày không cháy hết. Lại như có người què được lên thuyền gặp gió thuận buồm căng, một ngày vượt xa ngàn dặm, đâu có thể nói người què một ngày không đến nơi cách xa ngàn dặm ư! Lại như có một người nghèo hèn, nhặt được vật quý của nhà vua, nhà vua mừng tìm được lại vật cũ, liền thêm trọng thưởng, người ấy chỉ trong khoảnh khắc giàu sang đầy dẫy. Đâu có thể nói người muốn được vua ban phải mười năm đèn sách khó nhọc còn không đạt được, huống hồ người kia chỉ có chút việc mà có được giàu sang như thế.

Lại có người yếu đuối, gắng sức leo lên con lừa còn không nổi, được lên xe chuyển luân Thánh vương, liền bay trên hư không, bay lượn tự nhiên. Đâu có thể nói người yếu đuối sức leo lên con lừa còn không nổi kia không thể bay được trên hư không ư! Lại như có một sợi dây thừng trói mười dũng sĩ, không làm sao dùng sức thoát khỏi, chỉ cần một đứa trẻ con dùng thanh gươm bén chém một nhát là dây đứt làm hai đoạn.

Đâu thể nói sức chú nhỏ không thể cắt được sợi dây thừng kia sao? Tất cả muôn pháp đều có tự lực và tha lực, tự nhiếp và tha nhiếp. Nghìn mở muôn đóng vô lượng vô biên, đâu có thể đem chỗ hiểu biết có trở ngại của mình mà nghi pháp vô ngại của người kia. Lại nữa, trong năm thứ không thể nghĩ bàn, Phật pháp là pháp không thể nghĩ bàn hạng nhất. Chúng ta không thể cho làm ác trăm năm là nặng, lại nghi mười niệm niệm Phật là nhẹ không được vãng sanh về thế giới An Lạc, vào chánh định tụ việc ấy hoàn toàn không đúng.

Đàm Loan Đại Sư

Sức Mạnh Của Niệm Phật

Sức Mạnh Của Niệm PhậtLà người tu thiền, nghe nói niệm Phật tự nhiên thấy ngờ ngợ như dị ứng. Vì chúng ta biết rõ cứu cánh của hai pháp môn không khác, nhưng phương tiện vào cửa thì gần như đối lập. Một bên dùng tín hạnh nguyện để hành trì, còn một bên dùng trí tuệ chiếu kiến.

Bên này thì cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, bên kia thì vô sanh. Như hai người cùng lên núi, một người đi hướng đông, một người đi hướng tây, hai hướng đối lập, mỗi hướng có những hoàn cảnh khác nhau, nhưng khi lên đến đỉnh thì gặp nhau.

Do đó tu thiền mà bảo niệm Phật thì hoàn toàn không hợp lý, đó là vì chúng ta chỉ hiểu trên sự tướng mà chưa nhận ra lý tánh của niệm Phật.

Niệm là nhớ, Phật là giác, niệm Phật tức là nhớ tánh giác, như vậy người tu thiền có cần nhớ tánh giác không? Nói nhớ tánh giác là gượng nói, vì dễ khiến người hiểu lầm là tánh giác là cái bị nhớ, trong khi tánh giác là cái sẵn có của mọi người. Nhưng sống với vọng tưởng thì tưởng chừng như từ lâu quên không có, đến lúc biết có thì lại hay quên, cứ để vọng tưởng lôi dẫn, nên phải khắc ghi gọi là nhớ.

Kỳ thực tánh giác không bao giờ mất, chỉ cần không theo vọng tưởng, vì vọng tưởng là nghiệp của thân khẩu ý, là nguồn gốc của sanh tử luân hồi. Cho nên vọng tưởng lặn thì cái còn lại chính là giác. Dù tu pháp môn nào, nếu nhắm vào mục đích giải thoát sanh tử thì đều gặp nhau ở điểm này.

Pháp môn niệm Phật thì dùng danh hiệu Phật A Di Đà thường nhớ thường niệm không để vọng tưởng xen vào. Cho đến nhất tâm bất loạn thì người đó khi lâm chung sẽ được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Chữ A Di Đà nghĩa là Vô Lượng Thọ, Vô lượng Quang, Vô Lượng Công Đức. Chúng ta thử xét xem có ai có thể hội đủ những đức tính đó, nếu không phải là tánh giác. Tánh giác không sanh diệt tức là Vô Lượng Thọ, sáng suốt không mê thường biết rõ là Vô Lượng Quang, lưu xuất các đức lành diệu dụng là Vô Lượng Công Đức.

Như vậy niệm Phật A Di Đà tức là nhớ tánh giác, mà tánh giác không có tướng mạo nên rất khó nhận. Nhờ hình ảnh đức Phật A Di Đà hoặc danh hiệu Phật A Di Đà mà bặt trừ những vọng tưởng cho đến nhất tâm bất loạn. Khi có sức lóng trong, liền trực nhận ra: “Tự tánh Đi Dà vô biệt niệm, bất lao đàn chí đáo Tây Phương”

Hoặc Sơ Tổ Trúc Lâm đã từng dạy trong Cư Trần Lạc Đạo Phú, hội thứ hai:

Tịnh độ là lòng trong sạch,
Chớ còn ngờ hỏi đến Tây Phương.
Di Đà là tính sáng soi,
Mà phải nhọc tìm về Cực Lạc.

Nhưng tại sao lại phải về thế giới phương tây thì rất vui (Tây Phương Cực Lạc thế giới). Ví như người ra chợ buôn bán từ buổi bình mình là phải bày hàng ra, rao hàng, giới thiệu, trông coi, giữ gìn mua bán vào ra, rất là vất vả lăng xăng vui buồn qua lại.

Cho đến bóng ngã về tây, trời sắp tối không còn ai mua nên thu dọn nghỉ ngơi, lúc đó mới cảm thấy nhẹ nhàng thảnh thơi vui khỏe. Trời tây là ngầm ý hoàng hôn phủ xuống thì phải dọn dẹp mọi việc để nghỉ ngơi, thời điểm đó rất vui. Cũng vậy nếu trong tâm chúng ta biết thu dọn các vọng tưởng lại, đừng để chúng bày biện lăng xăng thì lúc đó tâm an, không còn một bóng dáng phiền não, nên gọi là rất vui.

Như vậy người tu thiền không chờ đợi đến khi lâm chung mới về thế giới rất vui. Khi vọng tưởng đã dứt bặt không còn nguyên nhân của sự bất an, chính là vui.

Đây là một sự thật cụ thể kiểm chứng được trong hiện tiền đối với những hành giả đã nếm được pháp vị!

Như trên đã dẫn, tánh giác không có tướng mạo nên khó nắm bắt, khó nhận ra. Tuy không tướng mạo nhưng thường hiển lộ qua sáu căn, mắt thấy sắc nếu không có tánh thì làm sao biết nên gọi là tánh thấy, tai nghe tiếng liền biết nên có tánh nghe, tự mỗi căn đều có tánh biết, động dụng thì có khác nhưng tánh biết thì không hai.

Thói quen từ lâu nay của chúng ta là khi thấy sắc liền khởi phân biệt đẹp xấu để sanh ra biết bao nhiêu nghiệp nhân quả, quên mình theo vật trôi theo sanh tử luân hồi cũng vì sáu căn. Hôm nay nhờ có duyên lành tỉnh ngộ, biết mình có tánh giác không sanh diệt, không sanh già bệnh chết, thì có đâu luân hồi, nên phải cố gắng tu tập để sống được tròn đầy. Do đó:

– Mắt thấy sắc thì biết, liền nhớ tánh thấy nên không nhiễm đẹp xấu, không có vọng tưởng, không dính mắt đó là mắt niệm Phật.

– Tai nghe tiếng thì biết liền nhớ tánh nghe không khởi phân biệt hay dở… đó là tai niệm Phật. Tương tự chúng ta sẽ có đủ sáu căn niệm Phật.

Như vậy người tu thiền không phải không niệm Phật, mà niệm Phật là nhớ tánh giác, cho nên phải nhớ một cách tha thiết cho đến lúc sống được trọn vẹn với tánh giác không còn niệm mê, tức là toàn giác, là Phật. Đã tha thiết chí thành như vậy, nên không thể tính đếm trên xâu chuổi, trên thời khóa, trên sổ công cứ, nghĩa là không được phép nghĩ ngợi vì một niệm bất giác đã đủ thành tai họa rồi.

Người tu thiền không chỉ niệm Phật bằng miệng, bằng ý, mà niệm Phật bằng tất cả sáu căn. Vì bất cứ căn nào đối cảnh mà sanh tâm dính mắc thì cũng vào sanh tử luân hồi. Cho nên phải giữ gìn sáu căn niệm Phật một cách miên mật trong mọi oai nghi, cho đến lúc đối cảnh vô tâm thì chẳng hỏi thiền, mà cũng chẳng hỏi Phật.

Người tu thiền mà niệm Phật thì có một sức mạnh thần kỳ, ngay tức khắc đã sống trong thế giới Cực Lạc. Vì vừa có vọng tưởng dấy khởi liền nhớ tánh giác, thì vọng tưởng mất sức lôi dẫn, cho nên chẳng sợ niệm khởi mà chỉ ngại giác chậm. Giác được rồi thì tâm khinh an thơi thới, giác liên tục thì phiền não cũng tiêu tan, vì bị biết rõ nên rất vui, vui không phải đối lại với buồn, mà vui vì sáng tỏ, đã rõ nguồn cơn, chưa hề ô nhiễm.

Phuơng Hiếu (Theo Chùa Thành)

Niệm Phật Là Con Đường Dễ Đi

Niệm Phật Là Con Đường Dễ ĐiTrong Phật giáo pháp môn tu hành tuy rất nhiều, nhưng tổng quát lại chỉ có hai con đường: con đường dễ đi và con đường khó đi. Nói là đường, chính là phương pháp tu hành, bởi vì phương pháp này có thể làm cho người ta giải thoát khỏi phiền não trói buộc và đau đớn bức bách mà đạt đến cảnh giới an vui tự do.

Giống như nhờ con đường mà mọi người đi được từ chỗ này đến chỗ kia vậy, cho nên gọi là con đường. Gọi là con đường dễ đi và con đường khó đi, chính là phương pháp dễ hành và phương pháp khó hành.

Con đường khó đi như tham thiền và tu quán đã nói ở trên, con đường dễ đi là niệm Phật. Bởi vì tham thiền và tu quán là hoàn toàn dựa vào sức mạnh của tự lực, mà sức mạnh tự lực của chính mình thì còn rất yếu, nếu muốn lấy sức mạnh yếu kém của mình để giải thoát những sự trói buộc của phiền não và rất nhiều sự bức bách đau đớn của thế gian thô trọng, vậy thì khó lắm! Khó lắm! Cho nên những pháp môn dựa vào sức tự lực gọi là con đường khó đi.

Pháp môn niệm Phật là pháp môn dựa vào tha lực, tha lực chính là Phật lực, Phật lực thì bất khả tư nghì, chúng ta nếu dựa vào Phật lực để cầu giải thoát thì dễ hơn. Ví như chúng ta muốn đến một nơi rất xa, nếu đi bộ thì cực mà lại lâu tới nơi; nếu đi thuyền hoặc máy bay thì khỏe lại nhanh đến. Cầu giải thoát bằng pháp môn niệm Phật thì như đi thuyền hay máy bay vậy, có thể thu được hiệu quả gấp bội lần. Cho nên pháp môn niệm Phật gọi là con đường dễ đi.

Bây giờ, lấy sự thật dưới đây để làm ví dụ chứng minh.

Ngày xưa có một người thợ rèn họ Hoàng, mọi người quen gọi ông ta là Hoàng thợ rèn. Vì cuộc sống, Hoàng thợ rèn phải vất vả từ sáng sớm đến tối mịt, vì thế ông chán ngán thân người, làm người khổ, chẳng có ý vị gì.

Một hôm nọ, có một người xuất gia đi ngang qua lò rèn ông ta, Hoàng thấy như bắt gặp được vị cứu tinh, vội vàng bỏ búa xuống chạy ra mời vào.

– “Thưa sư phụ! Con vì ba bữa cơm mà cực khổ quá, cả ngày đứng bên lò lửa, thật là chịu hết thấu! Xin sư phụ từ bi, dạy con một phương pháp giải thoát khổ đau!” Hoàng thợ rèn thỉnh cầu một cách khẩn thiết.

Nhưng vị tăng nhân không dạy ông ta phương pháp giải thoát khổ đau nào, chỉ bảo ông ta niệm Phật. Ngài nói:

– “Ông muốn tôi dạy cho phương pháp giải thoát khổ đau, dễ thôi, chỉ cần niệm Phật là được. Chẳng phải ông cả ngày đứng bên lò lửa đập sắt sao? Thế này nhé, lúc đạâp sắt, giơ búa lên ông niệm một câu “A Di Ðà Phật”, nện búa xuống lại niệm một câu “A Di Ðà Phật”, hôm nay trở đi ông cứ làm không ngừng như vậy cho tôi, chắc chắn nỗi thống khổ của ông sẽ được giải thoát.”

Hoàng thợ rèn nghe xong vui mừng khôn xiết, y giáo phụng hành ngay. Ông vừa đập sắt vừa niệm Phật không ngừng nghỉ, cả ngày đều như vậy. Mọi người thấy thế đều bảo ông ta ngu ngốc, đập sắt cả ngày đã mệt lắm rồi, nay lại thêm niệm Phật nữa, làm gì thế cho thêm cực, bèn khuyên:

– “Ông đập sắt chẳng phải là đã quá cực rồi sao? Sao lại phải niệm Phật để cho cực thêm? Thấy sức khỏe của ông, tôi nghĩ hay là ông đừng niệm Phật nữa.”

Hoàng thợ rèn cười nói: “Các ông không biết thần diệu của niệm Phật, các ông biết không, lúc chưa biết niệm Phật, làm việc tôi luôn cảm thấy quá nhọc nhằn, nhưng sau khi niệm Phật, thì tôi không thấy mệt nhọc nữa, ngược lại còn cảm thấy sung sướng!”

Vậy thì vì lý do gì? Bởi vì Hoàng thợ rèn lúc chưa biết niệm Phật, khi đập sắt ông ta luôn nghĩ đến đập sắt, cho nên mới thấy mệt. Hôm nay biết niệm Phật rồi, tuy vẫn làm công việc cũ, nhưng tận cùng đáy lòng ông luôn nghĩ đến Phật, đặt hết niềm hy vọng trên cõi Tây phương, vì thế tinh thần vô cùng phấn khởi, cho nên quên hết nhọc nhằn.

Sau này Hoàng thợ rèn vãng sinh bên lò lửa! Khi lâm chung ông ta nói kệ rằng: “Bon bon beng beng, luyện lâu thành thép, bình yên đã tới, tôi về Tây phương.” Nói xong nhắm mắt thị tịch.

Phương Hiếu (Theo Chùa Thành)