Đời Bắc Tống, tỉnh Hà Nam có người tên Trình Hạo[1] tên tự là Bá Thuần, học giả đương thời đều tôn xưng là tiên sinh Minh Đạo. Thuở nhỏ Trình Hạo rất thích săn bắn, về sau được gặp tiên sinh Chu Đôn Di ở Liêm Khê[2] thì quyết định dứt trừ thói tật ấy, tự nói rằng mình đã dứt sạch không còn chút hứng thú gì với việc ấy cả.
Tiên sinh Liêm Khê dạy: “Sao có thể nói dễ dàng như vậy? Chẳng qua tâm niệm cũ của ông đang tạm thời tiềm ẩn chưa bộc phát đó thôi. Một ngày nào đó nó phát lộ ra, ắt sẽ giống như trước thôi.”
Trải qua đến 12 năm, một hôm Trình Hạo tình cờ nhìn thấy người khác săn bắn, quả nhiên khởi tâm thích thú. Lúc ấy mới biết lời dạy của tiên sinh Liêm Khê là đúng.
- Lời bàn:
Về sau, tiên sinh Minh Đạo từng đến Nam Kinh làm quan, thấy người làng thường dùng keo dính bôi lên cây sào để bẫy bắt chim, tiên sinh liền cho bẻ gãy hết những cây sào ấy, rồi hạ lệnh cấm hẳn việc đó. Đến lúc ấy thì tâm giết hại ngày xưa đã thực sự được đoạn trừ. Cho nên có thể thấy rằng công phu “thận trọng tự mình suy xét” thật không dễ dàng chút nào, đâu chỉ riêng là những cái khó như mười năm đọc sách chưa dứt được sự kiêu căng, mười năm đọc sách chưa dứt được lòng tham muốn công danh?
[1] Trình Hạo (1032-1085) cùng với em là Trình Di (1033-1107) đã phát triển học thuyết của Chu Đôn Di. Họ Chu và họ Trình đã có những đóng góp đáng kể vào học thuyết cũng như tư tưởng của Nho giáo.
[2] Chu Đôn Di thường được gọi là tiên sinh Liêm Khê (濂溪), là nhà Nho nổi tiếng vào đời Tống, sinh năm 1017 và mất năm 1073.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Nam Mô A Di Đà Phật. Mình lại có câu hỏi phiền đến chư vị thiện hữu gần xa của trang nhà Đường về cõi Tịnh. Vợ chồng em mình từ ngày con trai nhỏ mất vì đuối nước bên nhà ngoại hôm trưa 30 Tết vừa qua thì nhất nhất các em đều tin tưởng mình chỉ dẫn, ăn chay niệm Phật phóng sinh đi chùa hồi hướng cho cháu . Các em còn hướng về Tam Bảo , một lòng quy y hướng thiện làm lành . Nay còn việc cháu qua 49 ngày nên gửi vào chùa hay thờ ở nhà thì rất nhiều ý kiến khác nhau ạ. Các em rất bối rối , nhưng vì tin tưởng mình nên nói với mọi người rằng hoàn toàn do mình quyết định . Mình rất hoan hỉ khi các em mình đã làm hậu sự cho cháu theo đúng lời Phật dạy , nhưng chuyện thờ cúng cháu sau này thì mình thật sự không biết giải quyết như nào , kính mong chư thiện hữu am hiểu cho mình xin ý kiến với ạ. Nam Mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát. Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Đào Như Vân,
*Điều tốt nhất là nên cho cháu bé lên chùa chứ không nên thờ ở nhà, vì lên chùa cháu bé sẽ có nơi nương tựa vững chắc về tâm linh, thay vì ở nhà hàng ngày phải chứng kiến những cảnh thế tục xảy ra, cộng sự ái luyến của thân quyến sẽ khiến cháu bé khó có cơ hội để siêu sanh.
*Các bạn nên chọn một ngôi chùa thanh tịnh, nơi thực sự có tu học chánh pháp để an vị linh cháu bé nơi đó, tất có lợi lạc. Việc thờ cúng sau 100 ngày, hàng ngày phát tâm tu học, làm phước thiện rồi hồi hướng cho cháu bé là đủ, các bạn nên tránh tình trạng ái luyến, khóc thương quá độ, sẽ làm cản trở sự siêu sanh của cháu bé. Quan trọng hơn cả vẫn là khai thị cho cháu bé biết được nhân quả báo ứng, sanh tử luân hồi để cháu bé sớm giác ngộ, phát tâm tu đạo để chuyển hoá nghiệp lực, có vậy cơ hội siêu sanh về cõi lành mới có thể đặt ra.
Chúc các bạn năng tinh tấn tu hành theo chánh pháp.
TN
Nên để vào chùa cho cháu nó đuoc đi học. ở chùa cũng có rất nhiều trẻ con. con mình cũng thế nó vẫn về nhà thăm bố mẹ dc mà
Nam Mô A Di Đà Phật . Dạ mình xin cảm tạ công đức bố thí pháp của thiện hữu Thiện Nhân và thiện hữu Nguyện Tâm , nguyện chư thiện hữu luôn thân tâm an lạc ,từ bi dẫn dắt chúng sinh như mình tinh tấn trên bước đường tu tập . Mình đặc biệt đa tạ ban biên tập Đường về cõi Tịnh đã dày công vất vả thành lập một trang học Phật pháp chân chính , thanh Tịnh và từ bi cho chúng sinh biết đến pháp môn Tịnh Độ, một đời liễu thoát sinh tử luân hồi, siêu sinh Cực Lạc . Mình nhờ có trang nhà mà học hỏi được rất nhiều điều lợi lạc, phá mê khai ngộ,lại còn giúp được thân nhân họ hàng . Nguyện đem tất cả công đức có được hồi hướng trang nghiêm Phật Quốc , hồi hướng cho tất cả chúng sinh đồng sinh Tây Phương , đồng thành Phật Đạo . Nam Mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát.Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Vào đời Đại Minh có người đàn bà họ Từ, quê ở Gia Định làm dâu họ Lục, chồng mất sớm, ở góa, chuyên tu tịnh nghiệp. Ngày trước chồng bà bỏ ra nghìn lượng vàng cho vay, sau khi ông ấy qua đời, bà đốt hết giấy tờ, cũng không lấy lại vàng. Ngoài ra, bà còn đem tất cả đồ trang sức của mình cho hết mọi người. Bà thường đến trước Phật lễ lạy, tụng niệm không dứt.
Bỗng một đêm, bà gọi người hầu lại và bảo: “Ngươi nhìn xem hướng đông có phát ánh sáng không? Đã đến lúc ta vãng sinh rồi, các người hãy trợ niệm cho ta”. Nói xong, bà chắp tay dõng dạc niệm Phật và qua đời.
Trích TỊNH ĐỘ VÃNG SANH TRUYỆN
Nhân quả báo ứng cậu bé người Thanh Hóa kiếp trước làm đồ tể, kiếp này mang bộ mặt trâu ngựa
Câu chuyện Nhân Quả qua pháp “THỈNH OAN GIA TRÁI CHỦ” kỳ 8: Phật tử Lê Trung Tuấn
https://www.youtube.com/watch?v=HdBsvU10R3U
Nam Mô A Di Đà Phật
MUỐN SỰ NGHIỆP BỚT TRỞ NGẠI HÃY DÙNG ĐỨC BÁO OÁN
Trong thế gian chúng ta thấy có một số người có ấn tượng không tốt đối với chúng ta, nhìn rất gai mắt, họ là những oan gia đời trước, họ ác ý huỷ báng, thậm chí còn hãm hại, chúng ta phải đối đãi như thế nào? Phải dùng tâm chân thành cung kính để đối đãi, chúng ta phải dùng tâm sám hối đối xử với họ, tuyệt đối không thể có tâm niệm báo thù. Nếu bạn có tâm niệm muốn trả đũa thì gút mắt này lại càng buộc chặt thêm, đời đời kiếp kiếp báo đền lẫn nhau, dây dưa chẳng dứt. Không bằng cứ tiếp nhận hoàn toàn chẳng than trách, đối với những người ác không những chẳng có ác ý, chúng ta còn có ý kính trọng, thì gút mắt này sẽ được tháo gỡ, món nợ này sẽ tiêu mất, xóa sạch sổ nợ, đó là chuyện tốt! Ấn Quang đại sư trong Văn Sao dạy chúng ta “nghĩ như là mình trả nợ” thì chuyện gì cũng sẽ được kết thúc. Không kết oán thù với bất cứ người nào, chúng ta phải học “dùng Đức báo Đức, dùng Đức báo oán”, được vậy thì trên con đường Bồ Đề chúng ta sẽ giảm bớt rất nhiều chướng ngại, trên thế gian bất luận chúng ta làm sự nghiệp gì thì cũng sẽ giảm bớt trở ngại, cơ hội thành công sẽ nhiều hơn. Chúng ta nhất định phải hiểu rõ đạo lý này, phải biết thế nào để làm người.
Lão pháp sư Tịnh Không
Cảm ơn Đạo hữu đã chia sẻ. Rất ý nghĩa. Thực sự vấn đề này rất quan trọng trong tu học, đó là chúng ta liệu có buông bỏ được không. Trong Quy tắt tu học của Đại sư Ấn Quang có câu nói rất ý nghĩa:
“Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp mà đừng để mắt tới hình dạng xấu xa bại hoại”
A Di Đà Phật!
Chào các bạn.
Mình có một thắc mắc muốn hỏi các bạn.Mỗi khi mình niệm Phật mình có thường nhắm mắt để có thể chuyên tâm niệm Phật.Đôi khi mình cảm nhận được luồng ánh sáng chói lòa và đầu mình quay quay khi mình niệm Phật.
Có một vấn đề nữa là mình niệm bốn chữ “A Di Đà Phật” có vấn đề gì không.
Mình mới biết về Pháp môn tịnh độ.Kiến thức của mình còn hạn chế.Các bạn giải đáp giúp mình nhé.Mình xin cảm ơn các bạn.
Chào bạn Mây Trắng Bay Về,
Lúc đó bạn hãy mở mắt ra niệm Phật thì sẽ hết tình trạng đó. Hoặc nếu bạn vẫn muốn nhắm mắt thì hãy thả lỏng, và chỉ chú tâm vào câu Phật hiệu, không để ý tình trạng đó nữa, thì cũng sẽ hết.
Bạn niệm 4 chữ hay 6 chữ đều tốt, không có vấn đề gì hết.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào các bạn.
Mình muốn hỏi kỹ một chút là khi mình niệm Phật,đôi lúc mình cảm nhận được luồng ánh sáng bao quanh mình và đầu mình quay quay.Vậy nguyên nhân là gì.Các bạn có thể giải đáp giúp mình không.Mình cảm ơn các bạn nhé.
Lúc niệm Phật bạn chỉ nên nhiếp tâm vào câu Phật hiệu thôi: Miệng niệm cho rõ ràng- Tai nghe tiếng mình niệm cho rõ ràng. Từng câu từng câu cứ tương tục như vậy. Chỉ có vậy, ngoài ra không có cái gì khác cả. Nếu có hiện tượng gì đó xuất hiện cũng mặc, không để tâm tới, chỉ chuyên chú vào câu Phật hiệu. Miệng niệm – Tai nghe, thế thôi.
Giai đoạn đầu mới phát tâm công phu tu học thường hay có cảnh giới này kia như niệm Phật, đọc Kinh thấy tỏa hương, đêm nằm mơ thấy cảnh giới này kia, hay các hiện tựong khác v.v…thì tuyệt đối chẳng để tâm tới. Nhớ tuyệt chẳng tham, chẳng luyến, chẳng chấp vào những thứ đó. Thời gian sau mọi thứ sẽ tự dứt. Điều quan trọng lúc niệm Phật là cố gắng đừng để vọng tưởng, tạp niệm xen vào nhiều, càng ít càng tốt. Vậy thôi, chẳng mong gì khác. Thời khóa giữ ổn định hàng ngày, càng về sau càng tăng dần chứ chẳng giảm.
A Di Đà Phật!
Chào các bạn.
Cảm ơn các bạn đã giải đáp giúp mình.Có chuyện này mình muốn hỏi các bạn.Mình được biết thông thường sau 49 ngày linh hồn người đã mất sẽ đầu thai vào cõi khác.Nhưng cũng có trường hợp sau 49 ngày người đã mất chưa đi đầu thai cõi khác.Người thân gọi hồn người đã mất để nói chuyện.Vậy họ đã siêu thoát chưa.Hồi trước mình có nghe mọi người nói có sự tồn tại thế giới người âm.Dưới đó họ sinh hoạt như người trên dương gian.Vậy điều đó có dúng không.Thật sự mấy chuyện này mình không hiểu nên muốn hỏi các bạn.Các bạn giải đáp giúp mình nhé.
Tôi có thể tặng bạn quyển kinh ĐỊA TẠNG có được không?
Kính thưa, cách phóng sinh như thế nào là đúng ạ? Nếu con mua chim về để phóng sinh thì các bước sau đó con cần làm gì ạ? Hay chỉ thả ra là được ạ? Con xin cảm ơn!
Bắt Sâu Cho Cá Ăn Bị Quả Báo Mất Mạng
Vào cuối triều Minh, ở huyện Vô Tích có người tên Tiết Tử Lan rất thích nuôi cá vàng, thường bắt sâu đỏ cho cá ăn. Cứ như vậy, đã giết hại loài sâu nhiều không kể xiết. Về sau Tử Lan mắc bệnh lạ, hai tay quơ cào khắp thân hình, như thể liên tục bốc nắm lấy vật gì ném ra, miệng nói: “Ôi, có ngàn vạn con sâu đỏ đang bò trên người tôi.” Ông rên la đau đớn cùng cực không chịu nổi, cào cấu nát cả người rồi chết.
LỜI BÀN: Ngày xưa tướng Bạch Khởi cho đào hố chôn sống quân nước Triệu, chỉ trong một đêm giết chết 400.000 người. Hạng Vũ chôn sống quân Tần, trong một đêm giết 200.000 quân. Quân giặc loạn Trương Hiến Trung ở Tứ Xuyên chặt chân tay người chất lại thành núi. Những lúc như thế, hãy xem máu thịt chúng sinh khi thối rữa, giữa con người với loài sâu đỏ kia có khác gì nhau?
Than ôi, người chết vì nạn binh đao, ắt đã từng tạo nhân trong quá khứ; người nuôi loài vật rồi giết hại sinh mạng, ắt phải chịu quả báo trong tương lai. Cho nên có câu rằng: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả.”
Giết Dế Bị Mọc Mụt Nhọt Trên Lưng Đau Đớn Đến Chết
Vào cuối đời Minh có người họ Trương ở Hàng Châu rất thích chơi đá dế. Con dế nào đá thua, ông đều ngắt đầu rồi vất đi. Về sau, họ Trương bị một cái nhọt lớn mọc trên lưng. Bên trong nhọt thịt thối đen lại có hình như hàng trăm cái đầu dế, chạm vào đều cử động. Họ Trương chịu đau đớn thấu xương tủy, cuối cùng gào khóc mà chết.
LỜI BÀN: Người đời tạo nghiệp, căn bản đều do nơi sáu căn. Khi một căn đã động, năm căn khác cũng đều theo đó phát khởi. Chẳng hạn như người nuôi dế đá, căn bản ban đầu là vì con mắt muốn xem, [nhãn căn tạo nghiệp], nhưng khi đi bắt dế phải lắng tai nghe tiếng dế kêu để bắt, thì lúc ấy nhĩ căn tạo nghiệp. Khi đá dế dùng tay khích động cho dế đá, đó là thân căn tạo nghiệp. So tính việc thắng thua, đó là ý căn tạo nghiệp. Thắng cuộc uống rượu thì tỉ căn (mũi ngửi), thiệt căn (lưỡi nếm) tạo nghiệp. Kinh Lăng nghiêm nói đến “nghiệp báo từ sáu căn” chính là ý này.
AN SĨ TOÀN THƯ – KHUYÊN NGƯỜI BỎ SỰ GIẾT HẠI
Nguyên tác: Vạn thiện tiên tư tập
Chu An Sỹ – Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016
ĐẶT HÀNG ĐỂ PHÓNG SANH???
Hôm nay tôi xin kể một câu chuyện nhỏ. Số là cách đây hai hôm, buổi trưa tôi và con gái đương nằm liu thiu ngủ, bỗng nghe tiếng chim ríu rít kêu to. Nghe Mẹ hỏi: “chuyện gì vậy?”. Tôi chạy ra trước nhà, thấy có chiếc cần lớn cấm trên trụ điện, chiếc cần này phát ra âm thanh như tiếng chim kêu. Lúc đó chú bé ở nhà bên cạnh cũng la lên: “một con chim bị dính câu”. Nhìn lên thấy chú chim hai chân đang cố giẫy giụa thoát khỏi chiếc cần, tôi liền chấp tay lớn tiếng niệm Phật, lớn tiếng khuyên bảo các chú chim đừng nhầm đường vào bẫy…
Một người thanh niên chạy đến cột trụ điện, tháo chiếc cần ra. Thì ra nãy giờ anh ta đứng núp ở vách tường hàng rào nhà tôi, chắc đã nghe rõ những gì tôi nói từ nãy đến giờ. Tôi hỏi: “Anh có bán con chim kia không?”
-Dạ có chị! Không chỉ một con này, còn nhiều con nữa.
Anh ta mang một chiếc lồng đến, có khoảng mấy chục chú chim đang chen lấn hoảng loạn. Sau khi ngã giá xong, tôi hỏi: “Anh còn trẻ sao làm nghề này, bẫy chim cho người ta giết thịt, mang tội lắm”. Anh liền phân trần: “Em đi ít đó, có người đi nhiều bắt được nhiều hơn nữa. Chủ yếu là bán cho người ta phóng sanh.”
-Bán để phóng sanh? Tôi hỏi lại.
-Ừa, người ta đặt em nên em bẫy, chủ yếu là mùng một, ngày rằm.
-Vậy hôm nay là mùng ba rồi mà, không có ai đặt hàng sao còn đi bẫy?
-Em đem đến bán quán.
Sau khi tôi cùng chị hàng xóm quy y niệm Phật cho các chú chim xong, các chú được tự do tung bay, chỉ có một chú chim sẻ nhỏ không gượng dậy được nữa.
Chuyện đã qua, song đọng lại trong tôi nhiều suy nghĩ. Cùng là người học Phật nhưng tại sao có nhiều Phật tử còn mê muội đến vậy. Phóng sanh nghĩa là cho đi sự sống, giúp chúng sanh thoát khỏi cái chết. Nhưng rồi một số Phật tử đặt hàng để phóng sanh, khác nào chúng vật đang sống an ổn, chúng ta sai người truy bắt, để rồi bỏ tiền mua vật, thả chúng ra; chưa kể một số con vật chưa được “phóng sanh” đã chết rồi.
Phóng sanh chỉ thực sự đúng khi các chúng vật đang ở bờ vực cái chết, bị bắt, giam cầm với mục đích để làm món ăn, làm các trò giải trí… chúng ta không hẹn trước, bất ngờ gặp và cứu chuộc mạng sống cho chúng. Thế nên muốn phóng sanh tốt nhất chúng ta nên ra chợ: cá, ếch, lươn, gà, vịt… chúng vật này đều được bày bán để làm thức ăn.
Công đức phóng sanh vô cùng to lớn, nhưng nếu không hiểu và hành đúng cách thì không những không có công đức, lại tạo tội nghiệp nặng nề. Xin hãy lưu ý!
Nam Mô A Di Đà Phật
Diệu Âm MD