Đợi Làm Xong 3 Điều Mới Niệm Phật E Đã Trễ

Đợi Làm Xong 3 Điều Mới Niệm Phật E Đã TrễThuở xưa có vị Tăng Đề Thi đến thăm người bạn tên Trương Tổ Lưu, là người rất siêng năng cần mẫn, việc nhà thật chu đáo. Ông cũng có tâm tin tưởng đức Phật nhưng lại thiếu ý chí cương quyết. Vị Tăng thăm hỏi và khuyên bảo ông:

– Sanh tử là việc lớn, ông cần phải sớm lo niệm Phật.

Ông Trương Tổ Lưu từ chối:

– Bổn phận của tôi chưa tròn, tôi còn ba việc phải làm cho xong.

– Ông nói ba điều ấy là ba điều gì?

– Thưa đó là: Linh cữu cha mẹ tôi chưa chôn, con trai tôi chưa cưới và con gái tôi chưa gả.

Vị Tăng thấy nghiệp của ông Trương Tổ Lưu còn quá nặng, vì chưa đủ thiện duyên nên Ngài không thể khuyên ông niệm Phật tu hành được, Ngài cáo biệt ra về.

Ít lâu sau ông Trương Tổ Lưu bỗng nhiên qua đời. Bấy giờ vị Tăng ấy lại đến phúng điếu và làm bài thơ rằng:

Ngô hữu danh vi Trương Tổ Lưu
Khuyến y niệm Phật thuyết tam đầu
Khả quái Diêm công vô phân hiểu
Tam đầu vị liễu tiện lai câu.

Tạm dịch:

Người bạn tôi tên Trương Tổ Lưu
Khuyên ông niệm Phật nói ba điều
Ba điều chưa trọn vô thường bắt
Đáng trách Diêm Vương chẳng biết điều.

Câu chuyện trên đây thật đáng để người đời suy gẫm mà thức tỉnh.

Người vâng lời đức Phật dạy, một lòng niệm Phật A Di Đà là ngọn đèn sáng phá tan màn tối âm u tịch mịch, là chiếc thuyền lớn đưa người qua biển khổ, là liều thuốc hay độ thoát sanh tử và cũng là con đường tắt vượt qua ba cõi.

Trích Cực Lạc Thù Thắng
Dịch giả: Hòa Thượng Thích Hân Hiền

Cách Niệm Phật

Cách Niệm PhậtChúng ta có thể trì danh niệm Phật bằng:

1. “Cao thanh niệm” nghĩa là niệm lớn tiếng. Cách này chúng ta có thể dùng mõ để phụ lực, hoặc giữ trường canh mà lấn áp tiếng động bên ngoài và đánh tan sự buồn ngủ của chúng ta.

2. “Ðê thanh niệm” nghĩa là niệm nhỏ tiếng. Nếu niệm lớn tiếng nghe hơi mệt, thì nên dịu lại để giữ tâm khỏi sự tán loạn, giải đãi.

3. “Kim cang niệm” nghĩa là niệm chỉ nhép môi, động lưỡi mà không có ra tiếng như hai cách vừa nói trên. đọc tiếp ➝

Ma Chướng Khi Niệm Phật

Ma Chướng Khi Niệm PhậtTu pháp môn niệm Phật có bốn cách như sau: một là trì danh niệm Phật, hai là quán tượng niệm Phật, ba là quán tưởng niệm Phật, bốn là thật tướng niệm Phật. Chỉ sợ người không đủ đức hạnh, không đủ đạo tâm, khi công phu bị cảnh giới ma làm cho mê hoặc.

Như hồi tôi gặp một trường hợp tại Hồng Kông, có một vị xuất gia ở chùa Từ Hưng, tu phép “Ban chu tam muội”. “Ban chu tam muội” là thường hành tam muội, ông ấy ở trong phòng như thế đến chín mươi ngày, chẳng ngồi, chẳng nằm chỉ đứng và đi mà thôi. Một hôm, tôi nghe ông ta niệm càng lúc tiếng càng lớn rồi nghe tiếng chân chạy gấp gáp ở trong phòng với tiếng la hét là Phật A Di Đà đã đến rồi, Phật đến rồi… Tôi thấy hơi kỳ lạ, ghé mắt nhìn vào phòng xem thử, biết không ổn, tôi bèn hét lên một tiếng thì ông mới tỉnh ngộ và ở lại trạng thái bình thường. Chuyện gì xảy ra với ông vậy? Là khi đang công phu ông ta thấy đức Phật A Di Đà đến quỳ trước mặt ông ta. Thấy vậy, ông ta tưởng Phật A Di Đà đến đón mình nên liền chạy đến quỳ trước Phật, nhưng thật tế Phật sao lại quỳ trước mặt ông ta chứ? Thực ra, đó chỉ là một con trâu nước biến ra Phật A Di Đà để đến dắt ông ta đi mà thôi. Mà chính vị Tỳ kheo này đời trước là một con trâu, có công cày ruộng ở chùa nên khi chết mới đầu thai lại làm thân người xuất gia tu đạo. Nhưng tánh trâu chưa hết tập khí cũ vẫn còn, cang cường khó điều phục. Do ông ta tu pháp Ban chu tam muội có thể dứt trừ tập khí xấu ác đó đi. Tuy vậy, đạo đức chưa đủ, định lực chưa kiên cố nên ông bị lạc vào cảnh giới ma.

Trích từ tập sách “Quê Hương Cực Lạc”
của Hòa Thượng Tuyên Hóa

Cầu Sanh Về Cõi Trời Rất Nguy Hiểm

Cầu Sanh Về Cõi Trời Rất Nguy HiểmNiệm Phật cầu vãng sinh là pháp môn tối thắng, được vãng sinh đến thế giới Cực Lạc thì không còn tái sinh đọa lạc, hoàn toàn không còn tạo nghiệp, tự mình gia công tiến tu cho đến ngày thành Phật độ chúng sinh. Tu hành các pháp môn khác cố nhiên cũng tốt. Nhưng công phu tu không đạt đến cứu cánh tất nhiên sẽ bị đọa lạc. Như thuở quá khứ có ba vị Bồ Tát: Thế Thân, Vô Trước, Sư Tử Giác cùng tu tập Duy thức quán, ba vị phát nguyện sinh nội viện Đâu Suất thấy Bồ Tát Di Lặc. Các vị cam kết với nhau rằng, nếu ai sinh về đó trước thì quay trở lại báo cho những người khác biết. Đầu tiên, Sư Tử Giác viên tịch, trải qua ba năm không thấy trở lại báo, ba năm sau Thế Thân lại viên tịch. Lúc Thế Thân sắp lâm chung, Vô Trước bảo với Thế Thân rằng : “Sau khi ông đến cõi trời Đâu Suất dù bất kỳ lý do gì ông cũng phải trở lại đây báo cho tôi biết”. Thế Thân qua đời, đúng ba năm sau ngài quay trở lại. Vô Trước hỏi Thế Thân : “Vì lý do gì mà ông trở lại đây muộn thế?” Thế Thân đáp: “Tôi đến nội viện Đâu Suất chắp tay đảnh lễ tam bái, nhiễu quanh Bồ Tát Di Lặc một vòng là quay trở lại liền”. Vô Trước lại hỏi : “Hiện nay Sư Tử Giác đang ở đâu? Vì sao không thấy trở lại ?” Thế Thân đáp : “Ông ấy sinh vào cõi trời ngoại viện Đâu Suất, không có trong nội viện. Do sinh vào cõi trời ngoại viện đang bị ngũ dục trói buộc nên không thấy Bồ Tát Di Lặc, chính vì lý do đó mà không thể trở lại đây được”. Vô Trước sau khi nghe nói sinh thiên rất nguy hiểm, nên phát nguyện không sinh thiên mà phát nguyện sinh Tịnh độ (theo Tịnh Độ Thập Nghi Luận của Đại sư Trí Giả). Thiết nghĩ, ngài Sư Tử Giác là một vị Bồ Tát Đại thừa, sinh thiên còn bị ngũ dục dẫn dắt, hà huống gì là phàm phu chúng ta, qua đó cho thấy rằng sinh thiên là điều nguy hiểm vô cùng! Đối với người tu thiền định, nếu công phu chưa đạt đến trình độ siêu xuất tam giới, không luận sinh lên một cõi trời nào, sau khi hưởng hết phước sẽ bị đọa lạc, rồi tùy theo nghiệp mà thọ báo. Lời này đã được Phật nói cho A Nan trong Kinh Lăng Nghiêm. Đúng là tu Tịnh độ không có nguy hiểm. Nên nói:

“Nhiều người tu đến Phi Phi Tưởng
Không bằng quy hướng Tây phương.”

Ý nói sinh đến tứ không của Phi Phi Tưởng, khi tuổi thọ tận, phước hết đều bị đọa lạc, không bằng sinh về cõi Cực Lạc, dù có sinh nơi hạ hạ phẩm cũng có thể dần dần chứng đến thượng phẩm, so với việc sinh về cõi trời Phi Phi Tưởng tốt hơn nhiều.

Trong thời khóa niệm Phật, mỗi ngày chúng ta nên đọc Kinh Di Đà, thường nên đọc vào công phu chiều. Đọc một lần, là một lần bạn đã huân tập cảnh giới thanh tịnh trang nghiêm vào trong tàng thức. Giống như bạn xem phim, một lần xem là một lần những hình ảnh trong phim đã huân tập vào tàng thức của bạn. Cũng vậy bạn đọc Kinh Di Đà lâu ngày, cảnh giới thù thắng trang nghiêm của cõi Cực Lạc sẽ dần dần huân tập vào trong tàng thức của bạn. Tuy hiện tại bạn chưa sinh Cực Lạc mà trong tâm đã được bao vây bởi cảnh giới Tây phương. Trong tương lai, đến giây phút lâm chung của bạn, ngoài công đức trì niệm danh hiệu Phật mà hằng ngày bạn huân tập, sẽ được Phật và Thánh chúng hiện ra tiếp dẫn. Lại còn những cảnh giới trang nghiêm thanh tịnh mà hằng ngày bạn đọc Kinh A Di đã được huân tập, cũng từ trong tâm thức hiện ra trợ giúp cho bạn vãng sinh nhanh chóng hơn.

Trích: Luận Niệm Phật
Nguyên tác: Ðại sư Ðàm Hư
Dịch giả: Thích Tâm An

Tán Tâm Niệm Phật Vẫn Có Công Hiệu

Tán Tâm Niệm Phật Vẫn Có Công HiệuMiệng niệm Phật, tâm chuyên nhất tưởng nghĩ đến Phật gọi là định tâm niệm Phật. Miệng niệm Phật, tâm không tưởng nghĩ đến Phật mà lại suy nghĩ vẩn vơ gọi là tán tâm niệm Phật. Tán tâm niệm Phật so với định tâm niệm Phật, công hiệu hai bên vốn cách nhau rất xa. Vì thế, xưa nay các bậc đại đức đều khuyên hành giả định tâm niệm Phật, chứ không bao giờ khuyên tán tâm niệm Phật.

Nhưng sự thật thì nhứt cử nhứt động gì bên ngoài đều ảnh hưởng đến nội tâm nên dù là tán tâm niệm Phật, sự niệm Phật ấy không phải hoàn toàn vô công hiệu. Vả lại, trong khi miệng đọc tiếp ➝

Chuyện Cảm Ứng Chuyển Nghiệp Kỳ Diệu

Chuyện Cảm Ứng Chuyển Nghiệp Kỳ DiệuSư tỷ Khoan Kim từ sau khi thoát khỏi nạn hỏa tai, càng cung kính tin Phật niệm Phật hơn, và gặp ai cũng tuyên dương sự linh cảm của Phật, Bồ Tát. Nhưng người con thứ ba đã đến tuổi đi lính phải phục vụ trong quân đội ba năm, cuộc sống của bà liền trở thành vấn đề khó xử. Không biết như thế nào mới tốt đây? Sư tỷ liền khẩn thiết van cầu Quán Thế Âm Bồ Tát một cách rất là cung kính rằng: “Tín nữ Khoan Kim xưa kia ngu si không biết về nhân quả báo ứng, đã tạo ra rất nhiều ác nghiệp, cho nên tai nạn, khổ nguy trùng trùng, hiện nay được nghe chánh pháp, rất cảm tạ Phật, Bồ Tát đã phò hộ con được sống bình an qua ngày. Nhưng giờ đây cầu xin Phật, Bồ Tát giúp cho con một việc: Xin giúp con tìm được một việc làm có tiền lương cao một chút do vì hiện nay tiền lương ở nhà máy giày dép cao su một ngày chỉ có 5 đồng, con trai của con sắp vào lính ba năm, cuộc sống ngày ba bữa trong ba năm này của con sẽ phải khó khăn. Đệ tử tự biết đây là một yêu cầu gần như vô lý với Phật, Bồ Tát nhưng vì tín nữ đã hơn năm mươi tuổi, lại không biết chữ, tự mình đi tìm việc rất khó, dám xin Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn tìm cách giúp con giải quyết vấn đề sinh sống trong ba năm này”. Sư tỷ sớm tối đều cầu xin như thế. Quán Thế Âm Bồ Tát thật là linh nghiệm vô cùng, không phụ sự cầu xin của người chí thành. Có một đêm, sư tỷ bỗng nhiên nằm mộng thấy một cô gái khoảng mười lăm, mười sáu tuổi nói với bà: “Khoan Kim! Bà muốn có một công việc tốt, sáng mai lúc cầm hộp cơm đi làm, phải đi đường nhỏ không được đi đường lớn, sẽ có quý nhơn giúp đỡ cho bà”. Nói xong thì biến mất. Sáng hôm sau, lúc sư tỷ mang hộp cơm ra cửa, nhớ lại cảnh trong mộng đêm trước, nửa tin nửa ngờ. Nguyên là mỗi ngày đi ra khỏi nhà đều đi theo đường lớn, nhưng hôm nay đổi hướng đi đường nhỏ thử xem. Đi được nửa đường thì ở bên bờ tường của một ngôi nhà cao cấp có một cô gái cười cười đến hỏi bà: “Bà tên là Khoan Kim muốn đi đến hãng giày dép cao su làm phải không? Bà vội vàng đáp phải, nhưng trong lòng lại rất lấy làm lạ: cô gái làm sao lại biết rõ thế? Cô gái lại nói: “Chủ tịch Hội đồng Quản trị của chúng tôi sáng sớm kêu tôi đợi bà ở đây, ông ta mời bà vào trong có chuyện muốn nói với bà”.

Sư tỷ Khoan Kim lúc đó trong lòng vô cùng ngạc nhiên đi theo cô gái vào trong. Ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị hỏi bà một cách rất thân tình: “Bà tên là Khoan Kim, con trai bà sắp vào lính ba năm, cho nên bà muốn tìm một chỗ làm có lương tương đối khá phải không?”. Bà liền đáp phải. Ông Chủ tịch lại nói: “Nhà máy của chúng tôi có một cô nhân viên làm tạp vụ, chuyên lo về công việc nấu nước pha trà, nhưng cô này lại để móng tay quá dài, lại sơn đỏ chót, cho nên bình trà, chung trà, mâm đều rất dơ, tại cô ta sợ gãy móng tay, cho nên rửa cái gì cũng không sạch. Bây giờ cần đổi người khác, chỉ cần hàng ngày rửa sạch những dụng cụ uống trà là được rồi, mời bà đến đảm nhiệm công việc. Thế nào? Lương mỗi tháng là 450 đồng, cuối năm lại thưởng một tháng lương nữa”. Sư tỷ nghe ông Chủ tịch nói thao thao một hồi, vui mừng vô cùng nói: “Cám ơn ông Chủ tịch rất nhiều có lòng tốt giúp đỡ”

Sư tỷ Khoan Kim từ lúc bỏ nơi làm việc mỗi ngày 5 đồng chuyển vào nơi tiền lương mỗi tháng 450 đồng, bà làm việc rất chăm chỉ. Nhưng trào lưu của thời thế những hãng xưởng lớn mà mướn mấy bà già làm nhân viên tạp vụ như thế rất là ít có, cho nên trong xưởng có một số viên chức mắt nhìn thấy một bà già bưng trà đi ra đi vô ở văn phòng có hơi ngứa mắt, liền nửa đùa nửa thật kiến nghị với ông Chủ tịch rằng: “Thưa ông Chủ tịch! Ông mướn bà già này bưng trà, thật không hay chút nào!”. Có người còn nói xen vào: “Thưa ông Chủ tịch! Nếu như không tìm được người trẻ tuổi, tôi ngày mai lập tức dẫn đến một cô vừa thông minh vừa lanh lợi đến thay thế cho”.

Ông Chủ tịch vội vàng nói: “Không được! Không được! Việc này xin các anh tha cho, do vì tôi đã hứa với Quán Thế Âm Bồ Tát rồi, Bồ Tát kêu tôi giúp bà ta ba năm”. Lúc đó mọi người trong văn phòng đều cười rộ lên, cho là ông Chủ tịch nói chuyện thần thoại, liền hỏi ông ta: “Bồ Tát làm thế nào ước hẹn với ông bảo ông giúp cho bà già này ba năm chớ?”.

Ông Chủ tịch liền nói với mọi người rằng: “Bà Khoan Kim này không phải là bà con của tôi, tôi lại cũng không có quen biết bà, không tin thì các người hỏi bà ta xem lập tức có thể chứng minh. Do vì cái đêm trước mời bà ta lại làm, tôi chiêm bao mơ mơ màng màng, nhìn thấy một cô gái khoảng mười sáu tuổi, cô ta nói với tôi cô là Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thân đến nhờ tôi, do vì có một tín nữ lớn tuổi rất thành khẩn với Phật pháp, con trai của bà ta sắp đi lính ba năm, cho nên cuộc sống gặp khó khăn, yêu cầu tôi thuê dùng ba năm, trong thời gian đó, nếu như có người phản đối, ông cũng không được nản lòng, giúp ba năm đến nơi đến chốn. Lúc bấy giờ tôi liền hỏi cô gái đó rằng: “Vị lão tín nữ đó tôi lại không quen biết bà ta, làm sao đây?”. Cô gái đó lại nói: “Lão tín nữ tên là Khoan Kim, hơn 7 giờ sáng mai, trong tay cầm hộp cơm đi đến làm ở nhà máy giày dép cao su, sẽ đi ngang qua cửa nhà của ông, ông chỉ cần phái người theo giờ đó đứng đón ngoài cửa là được rồi”. Nói đến đây thì cô gái biến mất.

Lúc đó sư tỷ Khoan Kim nói với mọi người: “Thì ra là lòng từ bi của Quán Thế Âm Bồ Tát, chẳng những báo mộng cho ông Chủ tịch, đồng thời cũng chỉ điểm cho tôi, kêu tôi lúc đi làm buổi sáng, không được đi đường lớn mà đi theo đường nhỏ sẽ có quý nhơn giúp đỡ, không ngờ thật sự gặp được nhân duyên đặc biệt này. Hồi lúc trước ông Chủ tịch kêu vào làm một cách thân tình như thế, trong bụng tôi hết sức hoang mang: ông Chủ tịch làm sao biết tôi rõ như thế?… Qua lần giải thích đó mới biết là lòng đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn của Quán Thế Âm Bồ Tát đã giải quyết dùm cho tôi. Thật là Phật pháp vô biên không thể nghĩ bàn!”. Sư tỷ cảm động nói: “Từ hôm đó, sau khi ông Chủ tịch giải thích chuyện kỳ diệu không thể nghĩ bàn, trong ba năm trời, không còn người nào nói ra nói vào gì nữa”. Chuyện kể tới đây, tôi liền hỏi sư tỷ: “Ông Chủ tịch đó là ai, tên họ là gì?”, sư tỷ nói: “Ông ta họ Trương tên Kiết, ông là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của nhà máy bột mì Quảng Nguyên. Trên đây hoàn toàn là sự thật. Đây là chuyện cảm ứng chuyển nghiệp thứ hai của sư tỷ Khoan Kim do niệm Phật mà được.

Trích Những Chuyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe
Tác giả: Lâm Khán Trị
Dịch giả: Thích Hoằng Chí