Hoa Trắng Nhớ Mẹ

Hoa Trắng Nhớ MẹTrong vườn đời rực rỡ muôn ngàn sắc hoa. Mỗi sắc hoa biểu tượng cho một hình ảnh, một tâm hồn hệ lụy. Sắc hoa màu tím tượng trưng cho tâm hồn đa cảm, thơ mộng; màu đỏ, màu hồng tượng trưng cho tâm hồn nhiệt tình, sôi nổi, may mắn; màu vàng tượng trưng cho tâm hồn quý phái, rạng rỡ; màu xanh tượng trưng cho tâm hồn đầy sức sống, hy vọng tương lai; màu đen tượng trưng cho tâm hồn tăm tối, u buồn, và màu trắng tượng trưng cho tâm hồn thanh khiết, siêu thoát… Hoa và người có mối tương quan đồng cảm sâu xa. đọc tiếp ➝

Tranh Minh Họa Đời Là Vô Thường Hạnh Phúc Mong Manh

Tranh Minh Họa Đời Là Vô Thường Hạnh Phúc Mong ManhĐời là vô thường! Vạn vật vô thường, chúng sanh vô thường, con người thân xác cũng vô thường. Chúng ta mỗi người đều là vô thường, nếu chỉ gặp một tích tác nghịch cảnh nào đó thì hồn lìa khỏi xác. Thế mà hầu hết mọi người đều sống trong trạng thái đua chen về danh vọng, sắc dục, tiền tài, chẳng qua vì mỗi con người sinh ra sống chung trong một xã hội vô cùng phức tạp và hỗn loạn, ganh đua cũng chỉ vì cái tâm Tham, Sân, Si, Mạn nghi, Ác kiến.

Để tránh bất hạnh khổ đau, hãy gắng sống tốt và theo sát lời Phật dạy. “Không làm các điều ác – Thường làm các việc lành”. Dù rằng Nhân quả – Nghiệp báo đã làm chủ cuộc đời, nhưng tu thân & tích đức HOÀN TOÀN CÓ THỂ GIẢM NHẸ TỘI NGHIỆP để có 1 cuộc sống tốt đẹp hơn, tinh thần nhẹ nhàng thanh thản hơn. Đừng tiếp tục sa lầy. Đừng tiếp tục trì hoãn. Đời người sống nay chết mai. Hãy mau mau trở về dưới chân Phật.

Hoa nở rồi lại tàn

Hoa nở rồi lại tàn

Nét đẹp thiếu nử rồi cũng phai tàn theo thời gian...

Nét đẹp thiếu nử rồi cũng phai tàn theo thời gian…

Tiền bạc, cơ ngơi sự nghiệp, của cải , vật chất: có đó, mất đó...

Tiền bạc, cơ ngơi sự nghiệp, của cải , vật chất: có đó, mất đó…

Sinh đó, diệt đó

Sinh đó, diệt đó

Hòa bình rồi lại chiến tranh, không ai biết được ngày mai

Hòa bình rồi lại chiến tranh, không ai biết được ngày mai

Hiroshima năm nào, chớp mắt đã thành cát bụi

Hiroshima năm nào, chớp mắt đã thành cát bụi

Đừng tự hào với bất cứ cái đẹp giả tạo nào mà mình đang có trên thân thể này, vì chỉ cần 1 sự cố xảy ra, nó sẽ hư, xấu và bị hủy hoại hoàn toàn... Nó là giả! Đôi chân ấy có thể mất đi, đôi mắt ấy có thể mù lòa, trí não ấy sẽ không còn minh mẫn...

Đừng tự hào với bất cứ cái đẹp giả tạo nào mà mình đang có trên thân thể này, vì chỉ cần 1 sự cố xảy ra, nó sẽ hư, xấu và bị hủy hoại hoàn toàn… Nó là giả! Đôi chân ấy có thể mất đi, đôi mắt ấy có thể mù lòa, trí não ấy sẽ không còn minh mẫn…

Ngay cả sự vật cũng không thể trường tồn với thời gian , huống chi thiên nhiên, con người, lòng người...

Ngay cả sự vật cũng không thể trường tồn với thời gian , huống chi thiên nhiên, con người, lòng người…

2 chử Ái Tình

2 chử Ái Tình

Đời người : Sinh - Laõ - Bệnh - Tử có gì vui

Đời người : Sinh – Laõ – Bệnh – Tử có gì vui

Trong thế giới tạm bợ, ngập tràn khổ đau này, loay hoay mãi, cuối cùng chỉ có thể tìm được cái gọi là " thanh thản" và "bình yên" khi an trú dưới ánh sáng Phật Pháp.

Trong thế giới tạm bợ, ngập tràn khổ đau này, loay hoay mãi, cuối cùng chỉ có thể tìm được cái gọi là ” thanh thản” và “bình yên” khi an trú dưới ánh sáng Phật Pháp.

Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật, từ thân, tâm cho đến mọi hoàn cảnh. Hiểu lý vô thường chúng ta đã có một phương thuốc thần diệu để trừ bệnh tham ái, mê mờ. Chúng ta đã đau khổ vì mầu sắc tốt xấu, vì tiếng khen chê, mùi vị ngọt bùi, cay đắng, vì vật thích thân vừa ý. Nay chúng ta uống thuốc “giáo lý vô thường”, để trừ bệnh tham ái và tiến tới sự an tịnh của tâm hồn.

Biết được vô thường, con người dễ giữ được bình tĩnh đổi thay bất ngờ. Và có thể lạnh lùng trước cảnh ân ái chia ly. Biết vô thường, con người dám hy sinh tài sản, sanh mạng để làm việc nghĩa. Biết vô thường con người mới chán ngán với những thú vui tạm bợ, giả trá và sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật, cái tánh chân thường vẫn có, nhưng nó nằm bên trong những giả dối tạm bợ, vô thường của cõi đời này, nên chúng ta không thể thấy được. Khi chúng ta đã cương quyết gạt bỏ cái vỏ giả tạo ấy. Thì tất nhiên cái giá trị chân thật, cái hạnh phúc chân chính, cái Phật tánh sáng suốt, chắc thật muôn đời sẽ hiện ra./.

Sưu tầm

Làm Sao Trị Được Bệnh Hôn Trầm?

Làm Sao Trị Được Bệnh Hôn TrầmHỏi: Là người trọng tuổi như chúng con, mỗi khi niệm Phật con thường hay ngủ gục. Như vậy có cách nào trị hết bệnh ngủ gục nầy không? Xin thầy hoan hỷ chỉ cách cho con.

Ðáp: Đây là một chứng bệnh không riêng gì Phật tử mà đa số người tu đều mắc phải. Người mắc chứng bệnh hôn trầm nầy cũng không phải dễ trị. Người tu sợ nhứt là hai chứng bệnh: “hôn trầm và tán loạn”. Chính hai thứ tập khí sâu nặng nầy nó làm chướng ngại rất lớn trên bước đường tu tập.

Có người lúc bình thường, họ ngồi bàn tán chuyện thị phi tạp nhạp với nhau cả buổi, mà họ không bao giờ biết buồn ngủ là gì. Vì lúc đó, họ quá hăng say đam mê với những câu chuyện mà họ đang nói. Hằng ngày, họ huân tập những hạt giống đời quá sâu nặng, nên khi gặp nhau bắt đài đúng tần số thì họ phát thanh huyên thuyên không bao giờ biết mỏi mệt. Những tập khí nầy, không phải chỉ huân tập trong hiện đời mà nó còn huân tập trong nhiều đời nữa. Chính do sự huân tập đó, nên khi gặp dịp là nó hiện hành phát khởi ra rất mạnh mẽ.

Có người khi họ đam mê ghiền chơi thứ gì đó, như cờ bạc chẳng hạn. Có thể họ ngồi ì một chỗ suốt cả ngày, thậm chí quên cả ăn uống, mà họ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ. Nhưng khi ngồi tụng kinh hoặc niệm Phật hay nghe pháp v.v… chỉ cần trong giây lát thôi, là họ bắt đầu ngủ gà ngủ gật rồi. Lý do tại sao? tại vì hạt giống Phật pháp của họ rất nông cạn yếu kém. Người nào mắc phải chứng bệnh hôn trầm nầy, thì Phật gọi người đó đang bị chìm trong hang quỷ.

Về phương cách đối trị, trong kinh nêu ra có nhiều cách. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu bốn cách thôi, rồi tùy ý Phật tử chọn lựa xem cách nào phù hợp và có hiệu quả nhứt, thì Phật tử cố gắng thực hiện.

1. Nếu trong lúc đang ngồi niệm Phật hay tụng kinh mà nó muốn buồn ngủ, Phật tử không thể kềm chế được, thì Phật tử nên đứng lên lạy Phật sám hối, vì đó là nghiệp chướng của mình quá sâu nặng.

2. Phật tử cũng có thể đứng lên đi kinh hành niệm Phật ở trong nhà hoặc ngoài sân, tùy theo khung cảnh và thời điểm thích hợp.

3. Chúng ta cũng có thể dùng phương pháp Chỉ Quán. Phương pháp nầy, Phật, Tổ dạy chúng ta nên chọn một đề mục để quán. Như quán “thân bất tịnh” hay quán “nhân duyên” v.v… Khi chúng ta quán phân tích chia chẻ sâu vào, lúc đó những hệ thần kinh trong não bộ của chúng ta bắt đầu căng thẳng làm việc, do đó, nên con ma buồn ngủ sẽ tan biến ngay. Tuy nhiên, khi quán một hồi mà tâm ta bị loạn động, thì hãy lập tức dùng Chỉ, tức là dừng vọng tưởng. Như dùng hơi thở hay câu niệm Phật để tâm ta an trụ vào đó. Đó là phương cách trị bệnh tán loạn và hôn trầm rất hữu hiệu.

4. Việc tu hành muốn có kết quả tốt đẹp, chúng tôi thiết nghĩ, mỗi hành giả nên cố gắng kiên trì thực tập. Nhất là đối trị những tập khí sâu dầy trong hiện đời cũng như nhiều đời, không phải là chuyện dễ làm. Tuy nhiên, Có nỗ lực công phu hành trì, thì chúng ta mới có thể vượt qua những chướng ngại thử thách lớn lao trong sự tu hành. Kính chúc phật tử chóng đạt thành sở nguyện.

Tỳ kheo Thích Phước Thái

Pháp Môn Trì Danh Hiệu Phật Vãng Sanh Cực Lạc

Pháp Môn Trì Danh Hiệu Phật Vãng Sanh Cực LạcNiệm Phật tu hành không chơn là không niệm Phật nhiều, hoặc cho rằng lúc mạng mất tâm còn mời người đến trợ niệm là được; lòng ham muốn phần nhiều chỉ là thành gia, lập nghiệp, mua xe, mua nhà… các điều bận rộn. Bận rộn mãi với miếng ăn, thức uống, chơi bời, dục lạc hưởng thụ bèn nói rằng không có thời gian niệm Phật. Lúc bình thường thì không biết niệm Phật, trong tâm không có Phật. Ba nghiệp thân, miệng, ý lại không thanh tịnh, lúc mệnh chung bệnh khổ rất nhiều, thần trí hôn mê, ác nghiệp hiện ra trước mặt, bàng hoàng lo sợ, sáu thần không chủ, tình ái lại không bỏ được, tà nghiệp hiện tiền, tâm sanh điên đảo, không biết niệm Phật, càng không thể nói là chuyên nhất niệm Phật được, có người trợ niệm cũng uổng vậy. Bởi vì sao? Vì thần trí của người hôn mê, tà niệm hiện tiền, tâm sanh điên đảo, không biết niệm Phật. Người không dựa vào chính mình được, dựa vào người khác cũng dựa không được. Người nhà cũng không biết thời gian người mệnh chung, người nhà chỉ trông nom bệnh tình của người, đến lúc mời đoàn trợ niệm (ban hộ niệm) đến để trợ niệm, có người trợ niệm chẳng vãng sanh, lúc không có người trợ niệm thì đã chết rồi! Người không như lời dạy, không như pháp thì nhân như thế, quả như thế đó!

Cho là việc đời bận rộn ư! Vì lúc hưởng thọ dục lạc, há có thể chẳng e dè thấy nhân sâu xa; chợt vì cái vui khoảnh khắc, chuốc lấy họa ương nhiều đời.

Cần phải biết rằng, giả như giàu có, vàng ngọc đầy nhà, gia thế rạng rỡ, cũng khó tránh khỏi lúc suy tàn già bệnh; có đủ ngàn điều khoái lạc,vô thường đến lúc kề bên, một khi mất thân người rồi, khổ ơi là khổ! Hãy xem người xưa mấy ai có được tốt đẹp trọn đời? Chỉ có niệm Phật tu hành – vãng sanh thế giới Cực Lạc. Lìa khổ được vui – chơn lạc – mới là đường chánh.

Tác giả: Huỳnh Lão Cư sĩ
Hải Huyền Viên Giáo dịch

Cẩm Nang Tu Đạo [Audio]

Cẩm Nang Tu ĐạoKinh Hoa-Nghiêm dạy rằng: “Chúng sanh như người bệnh, Thiện-tri-thức như bác-sĩ, lời dạy của Thiện-tri-thức như thuốc hay. Thuốc hay thì đắng, song trị lành được bệnh.”

Tập Cẩm-Nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại – Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh, khiến ta giác ngộ như Ngài.

Bởi vậy, trong tập Cẩm-Nang này, bạn sẽ thấy mỗi lời dạy của Ngài đều vô cùng sâu sắc, trực tiếp song đơn giản; ngắn gọn, dễ hiểu mà hàm súc. Ðây là điểm then chốt dị biệt giữa lời nói của người đã ngộ Ðạo và kẻ chưa tỉnh giác. Kẻ còn mê muội thì cần lời giảng cao xa, sâu sắc, dùng trò chơ trí thức chữ nghĩa, song thiếu thực dụng nội tại. Những lời dạy của Hòa-Thượng Quảng-Khâm là những lời mà không ai có thể bắt chước đặng, bởi vì những lời ấy được lưu xuất từ một nội tâm thâm chứng và một cuộc đời chân thật thực nghiệm, “sống” trong sự thâm chứng ấy mỗi ngày. Ngài chỉ ăn một bửa ngọ và chỉ ăn trái cây; ngủ thì ngủ ngồi; áo mặc thì chỉ một vài bộ. Ngài rất ít lời, không nói chuyện dông dài, bàn luận thế sự tạp nhạp. Cả đời, vật sở hữu của Ngài hoàn toàn không! Chẳng có xe hơi, chẳng có trương mục ngân hàng hay thẻ tín dụng, nhà riêng, Tivi, tủ lạnh, radio…. tất cả Ngài đều không có. Chính bởi vì, và chỉ có, cuộc sống rỗng không như vậy nên Ngài mới thực sự an trụ trong cảnh giới Chân Không của tự tâm. Ðây thật là điều quý báu để chúng ta, kẻ hậu học, nhất là người xuất gia, phản tỉnh và thức tỉnh.

Ðối tượng trọng tâm của tập Cẩm Nang này là người xuất gia, song hoàn toàn ứng dụng cho kẻ tại gia. Khi đọc Cẩm Nang, bạn hãy hình dung như có một vị Tăng già hiền từ, chín mươi tuổi ngoài, đang nói chuyện cùng mình vậy.

Sách này, đọc là để áp dụng; đây không phải là tiểu thuyết, truyện, hay sách nghiên cứu để tăng kiến thức. Khi được đọc để áp dụng như thuốc lành trị bệnh hay như gậy đỡ chân, thì tập Cẩm Nang này sẽ giúp chúng ta đổi cái nhìn, sửa thói hư tật xấu, trừ suy nghĩ lầm lẫn, hướng dẫn bước tu đúng đắn. Khi đó, ánh sáng bất tận của Chánh Pháp sẽ chắc chắn tràn ngập nơi nơi trong tâm bạn và những gì quanh bạn.

Tác giả: hòa thượng Quảng Khâm
Giọng đọc: Tâm Từ

Dưới đây là một vài hình ảnh của cố hòa thượng Quảng Khâm:

Hòa thượng Quảng Khâm lúc 88 tuổi

Hòa thượng Quảng Khâm lúc 88 tuổi

Hòa thượng Quảng Khâm lúc 96 tuổi

Hòa thượng Quảng Khâm lúc 96 tuổi

Hai ngày trước khi hòa thượng viên tịch

Hai ngày trước khi hòa thượng viên tịch

Làm Thế Nào Để Tâm Được Yên Khi Niệm Phật?

Làm Thế Nào Để Tâm Được Yên Khi Niệm PhậtHỏi: Khi hành trì niệm Phật, con tưởng ngồi một mình chỗ yên vắng thì không bị vọng tưởng. Nhưng trái lại, càng thanh vắng chừng nào thì tâm con càng loạn tưởng nhiều chừng nấy. Hễ con cố đè nén, thì chỉ được một chút thôi, rồi bao nhiêu thứ nghĩ nhớ lung tung cũng đâu vào đấy. Vậy xin thầy từ bi hướng dẫn cho con phương pháp nào để tâm con được yên lúc niệm Phật?

Ðáp: Bệnh nầy là bệnh chung của người tu. Dù chúng ta tu bất cứ pháp môn nào, tham thiền, niệm Phật, Tụng kinh, trì chú v.v… ít nhiều gì cũng đều có vọng tưởng dấy khởi. Nếu như bặt dứt hết vọng tưởng, thì đã thành Thánh rồi. Được thế, thì còn nói tu hay không tu làm chi nữa. Vì còn vọng tưởng, nên chúng ta mới tu. Mục đích của sự tu hành là chúng ta muốn dẹp trừ hết vọng tưởng. Vì chính nó là đầu mối dẫn chúng ta đi tạo nghiệp thọ khổ. Nhưng muốn diệt trừ nó, không phải là chuyện dễ dàng. Nhất là đối với người sơ cơ mới bước chân vào đạo. Khi ứng dụng tu, thì vọng tưởng dấy khởi lên rất mạnh. Đó là do tập khí nhiều đời cũng như hiện đời mà chúng ta đã huân tập. Nếu là người tu lâu, hành trì miên mật, thì lũ vọng tưởng sẽ giảm bớt và yếu đi nhiều. Tuy nhiên, Phật tử nên nhớ, vọng tưởng dấy khởi mạnh hay yếu, tương tục hay gián đoạn, thô hay tế, tất cả còn tùy theo sức huân tu hằng ngày của mỗi người.

Trường hợp của Phật tử, Phật tử nghĩ rằng, khi ngồi chỗ thanh vắng niệm Phật thì không bị vọng tưởng dấy khởi. Nghĩ thế là lầm to. Vì càng thanh vắng, vọng tưởng càng dấy khởi mạnh bạo. Lý do, là vì khi Phật tử đối cảnh xúc duyên, tâm ý Phật tử luôn luôn duyên theo cảnh. Khi ấy, Phật tử không biết đâu là cảnh và đâu là vọng tưởng. Hai cái đang hòa quyện nhau, do đó mà Phật tử không thể phân biệt tách rời ra được. Đó là lúc Phật tử hoàn toàn sống theo cảnh động. Nhưng khi Phật tử ngồi niệm Phật chỗ thanh vắng, bấy giờ Phật tử có chút tâm yên nên mới nhận ra không biết bao nhiêu thứ vọng tưởng lăng xăng dấy khởi.

Thật ra, đó là những pháp trần. Vì khi Phật tử tiếp xúc với cảnh duyên, thì khi ấy sáu căn thu nhiếp sáu trần, nên mọi hình ảnh của sáu trần đều rơi rớt lưu vào trong tâm thức. Đến khi ngồi một mình niệm Phật nơi thanh vắng, thì lũ chúng nó có cơ hội phát khởi rất mạnh. Cho nên người tu hành khi tham thiền, quán tưởng, niệm Phật v.v… thì rất sợ lũ pháp trần nầy. Tuy nhiên, khi nó dấy khởi, Phật tử không nên đè nén hay đàn áp chúng nó, mà chỉ cần Phật tử nên sáng suốt nhìn kỹ vào bộ mặt thật của chúng, thì chúng nó sẽ tan biến ngay. Cho nên, khi hạ thủ công phu, Phật tử đừng sợ vọng tưởng khuấy rối, mà chỉ sợ Phật tử không sáng suốt tỉnh thức kịp thời để nhận diện rõ mặt thật của chúng đó thôi. Vì chúng là giả dối không có thật. Khi biết rõ chúng rồi, thì chúng không thể làm hại gì mình được.

Khi niệm Phật, Phật tử nên nhớ là phải nhiếp tâm vào câu hiệu Phật. Miệng niệm tai nghe rõ ràng. Tâm luôn theo dõi từng lời, từng chữ của câu hiệu Phật. Khi đang niệm, bỗng tạp niệm xen vào, Phật tử đừng sợ chỉ cần biết nó một cách nhẹ nhàng, thì nó sẽ lặng xuống. Bấy giờ Phật tử cứ tiếp tục niệm Phật. Điều quan yếu của pháp môn niệm Phật là phải tâm niệm. Miệng niệm tai nghe không chưa đủ mà phải chú tâm niệm. Niệm như thế lâu ngày, vọng tưởng sẽ giảm bớt dần và đến khi nào tâm được thuần thục, thì Phật tử sẽ dần đạt được nhứt tâm bất loạn. Nhưng bước đầu bao giờ cũng rất khó khăn. Tôi thành thật khuyên Phật tử không nên nản chí. Cổ Đức có dạy: “niệm Phật không khó mà khó ở bền lâu. Bền lâu không khó mà khó ở nhứt tâm”. Kính chúc Phật tử có nhiều sức khỏe tinh tấn niệm Phật và sẽ có ngày đạt thành sở nguyện.

Thích Phước Thái

Đối với hành giả sơ cơ đang ở giai đoạn đầu của việc niệm Phật, thì vọng tưởng khởi lên rất nhiều và thi nhau quấy phá. Lúc đó, cần phải niệm Phật thành tiếng rõ ràng và dùng xâu chuỗi để đếm số câu Phật hiệu mình niệm để cho khỏi quên. Cốt để buộc chặt cái tâm mình lại cho nó khỏi rong ruổi. Giống như kẻ chăn bò, phải dùng sợi dây thừng xỏ vào mũi bò thì mới điều khiển được con vật hung hăng.

Chúng ta cũng chẳng cần quan tâm để ý đến những vọng niệm quấy phá, hãy coi chúng nhưng những người khách vãng lai đến rồi lại đi mà thôi. Phương pháp niệm Phật nào cũng chỉ đưa hành giả đi đến Định tâm. Khi niệm Phật thì tâm được tĩnh lặng, buông xả mọi tạp tưởng. Giống như ly nước dơ, muốn cho trong cần phải để yên lắng, để cho cặn dơ từ từ lắng xuống.

Trong khi niệm Phật, thì danh hiệu Phật xuất phát từ tâm, thành tiếng ở miệng, tai lắng nghe, tiếng lại trở về tâm. Tâm tưởng, miệng niệm, tiếng đậu ở tai, rồi lại trở về nơi tâm xuất phát. Cứ tuần tự diễn biến như thế, thì mọi tạp niệm đều chấm dứt.

Muốn đạt đến cảnh Nhất Tâm Bất Loạn thì không có cách nào mới lạ cả. Chỉ cần 1 lòng Tin kiên cố, rồi tập trung tâm lực 1 cách toàn diện vào việc niệm Phật. Phải niệm sao cho tiếng nọ nối tiếp tiếng kia, không có kẻ hở ở giữa. Việc tập trung tâm thức hoàn toàn vào câu Phật hiệu sẽ dễ dàng đưa hành giả đi đến điểm Nhất Tâm.

Với Niệm Phật chỉ cần 1 cái tâm chất phát đơn thuần, 1 lòng Tin kiên cố, 1 chí Nguyện cầu vãng sanh thiết tha, và Hành trì tinh tấn bền lâu. Lâu ngày niệm lực dần trở nên mạnh mẽ, sẽ đưa hành giả đạt đến Nhất Tâm Bất Loạn.

Trích Tịnh Độ Luận