12 06 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Nếu sự đa đoan không thể ly gia, bận rộn không thể đại tu trai giới, nhất tâm thanh tịnh, những lúc rỗi rảnh, thân tâm đoan chính, dứt muốn, bỏ lo, từ tâm, tinh tấn, không nên sân giận, đoạn trừ tật đố, tham lam, bỏn sẻn, trong lòng chẳng chuốt, hối hận, nghi ngờ. Phải nên hiếu thuận, trung tín hết lòng, tin kinh Phật nói nghĩa lý thâm sâu, tin nơi đạo lý làm lành đặng phước, phụng trì tất cả các pháp như thế không được thiếu sót. Nghĩ suy chín chắn, muốn đặng độ thoát. Ngày đêm thường niệm muốn nguyện vãng sinh cõi nước thanh tịnh của A Di Ðà Phật, mười ngày mười đêm đọc tiếp ➝
12 06 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Đại cương Phật giáo chẳng ngoài năm tông. Năm tông là: Luật, Giáo, Thiền, Mật và Tịnh. Luật là căn bản Phật pháp, nghiêm giữ tịnh giới để mong Tam nghiệp thanh tịnh, nhất tánh viên minh. Ngũ uẩn đều không, các khổ đều độ. Giáo là y theo giáo tu quán, lìa ngón tay thấy mặt trăng, triệt ngộ Phật tánh vốn đầy đủ. Nhưng người này chỉ thấy Phật của tự tánh thiên chân mà gọi là thành Phật, chẳng phải liền thành ông Phật chứng đạo Bồ-đề. Mật thì lấy tam mật gia trì, chuyển thức thành trí, gọi là tức thân thành Phật. Đây cũng chỉ là lấy ngay thân này liễu sanh tử làm thành đọc tiếp ➝
12 06 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Mỗi ngày làm một số công việc lập đi lập lại hoài nhất định sẽ cảm thấy buồn chán, nhất là những bà nội trợ hình như vĩnh viễn cảm thấy không có ngày nào giải thoát ra được, rất nhiều người cảm thấy quá khổ não! Nếu như có thể đem quan niệm này đổi ngược lại thì sẽ cảm thấy vô cùng sung sướng. Trong quan điểm thông thường của phàm phu chúng ta có cái ‘ngã’ (tôi). Tôi đang làm, tôi rất khổ, tại sao tôi phải làm cho họ hưởng? Càng suy nghĩ phiền não càng nhiều. Nếu học Bồ Tát đạo, phát nguyện phổ độ chúng sanh, thì cách nhìn cách suy nghĩ của họ sẽ khác liền. đọc tiếp ➝
12 06 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Sẽ không ngoa khi nói niệm Phật là câu cửa miệng của người Phật tử Việt Nam. Vì bất cứ nơi nào có bóng dáng Tăng Ni Phật tử và chùa viện thì ở đó tiếng niệm Phật – Mô Phật râm ran. Mà cũng lạ, tiếng niệm Phật của người Việt được vận dụng với nhiều âm điệu, ngữ cảnh và cách biểu cảm khác nhau nên hàm nghĩa vô cùng phong phú và đa dạng. Chính vì thế mà niệm Phật – Mô Phật trở nên thiết thân, ứng khẩu, mọi lúc mọi nơi.
Khởi nguyên và cốt tủy của Phật giáo Việt Nam là thiền, song tu thiền tịnh là khuynh hướng tu học về sau đọc tiếp ➝
12 06 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Niệm từ buổi mai khi mới thức dậy, cho đến buổi tối, cả ngày niệm không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng, bán già, hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng: Con tin lời của Đức Phật A-Di-Đà, giữ một lòng niệm danh hiệu Phật, nguyện đời này bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ-Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực-Lạc.
Muốn được vãng sanh phải đủ 3 yếu tố: Tín, Hạnh, Nguyện như đảnh 3 chân thiếu 1 tất ngã. đọc tiếp ➝
11 06 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Vĩnh Minh, Triệt Ngộ, Liên Trì đều là những thiền sư nổi tiếng bên Thiền Tông sau khi tham thiền đạt ngộ, chuyển hướng niệm Phật cầu vãng sanh. Phải biết pháp môn niệm Phật là nhiệm mầu và hợp cơ với chúng sanh thời mạt pháp đến dường nào. Quí Tổ sư là bậc thạc đức cao tăng mà còn niệm Phật mong cầu sanh về Tây Phương huống hồ chi ta là hàng hậu học phước mỏng tội dày; vả lại, hàng cư sĩ tại gia duyên nghiệp chồng chất mà không mong hướng về Tây Phương Cực Lạc thì còn đường nào khác để đi? đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây