06 06 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Thông thường khi nói đến tịnh độ chúng ta thường liên tưởng đến cảnh giới Tây Phương tịnh độ, Phật A Di Đà và chư thánh chúng. Kỳ thực theo thế giới quan của Phật giáo Đại thừa có mười phương tịnh độ và mười phương chư Phật, Tây phương tịnh độ được xem là đại biểu của mười phương tịnh độ. Tuy vậy, trên phương diện kinh điển thường đề cập đến bốn cõi tịnh độ mà chúng ta được biết cụ thể nhất: Di Lặc tịnh độ – Dược Sư tịnh độ – A Súc Phật tịnh độ – A Di Đà tịnh độ. Vì sao phần đông người tu học phát nguyện vãng sanh về cảnh giới A Di Đà tịnh độ đọc tiếp ➝
26 05 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
“Thầy mấy chục năm nay, công phu Niệm Phật tích lũy, được bái kiến Cực Lạc trang nghiêm và Chân Thân của Phật, Bồ Tát là chuyện bình thường. Nhưng nhiều năm giữ kín mà không nói ra, nay đã đến lúc tối hậu nên bày tỏ đôi chút. Thầy nếu đoan tọa (ngồi kiết già) mà vãng sinh, người đời hẳn nhiên bắt chước. Mà cái thân người bệnh, cử động khó khăn, e rằng họ sẽ mất chánh niệm. Vì vậy nay Thầy nằm thẳng mà ra đi. Bổn Sư Thích Tôn đã thị hiện đầu Bắc, diện Tây (nằm nghiêng bên phải, đầu hướng Bắc, mặt hướng Tây) mà viên tịch, đó cũng là vì chúng sinh vậy đọc tiếp ➝
24 05 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phúc cứu cho một người
Công đức phóng sanh không thể nghĩ bàn dù xây 9 ngôi chùa cũng không bằng cứu 1 mạng chúng sanh. Phần cuối có các truyện thật phóng sanh nói về cứu vật được vật trả ơn. Công Đức Phóng Sanh là một tuyển tập rất hay nói rõ về ý nghĩa tại sao chúng ta phải nên hành hạnh phóng sanh. Công đức lớn lao của việc phóng sanh được chư Phật mười phương ba đời và các vị tổ hết lời tán thán. Vì vậy xưa nay các vị Bồ Tát đọc tiếp ➝
24 05 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Một cẩm nang hướng dẫn chúng ta cách trợ niệm giúp người sắp lâm chung chuẩn bị 1 tinh thần tốt không lo sợ trước giây phút lìa trần. Giúp người sống biết cách cứu giúp người thân vãng sanh về cõi Phật A Di Đà. Người sống & kẻ chết được lợi ích không thể nghĩ bàn.
Phàm làm người ai cũng phải trải qua cửa ải sinh tử. Sống chết là việc đại sự của đời người. Khi người thân của chúng ta đang ở vào giây phút quan trọng nhất nơi ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta phải làm cách gì để cứu giúp người thân của chúng ta sau khi lìa bỏ xác thân? đọc tiếp ➝
21 05 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
“Muốn sanh về Cực Lạc, hành giả có thể dùng một trong các hạnh: nguyện lực, tâm lực, thần lực, phước lực để hồi hướng, không phải chỉ đặc biệt có môn quán tưởng hay trì danh. Ấn Quang Pháp Sư đã nói: ‘Hạng phàm phu kém cỏi mà được vãng sanh, toàn là nhờ từ lực của Như Lai.’ Vậy người niệm Phật đời nay muốn cho phần vãng sanh được đảm bảo, nên lấy sự trì danh làm phần chánh, còn các công đức như: tụng kinh, trì chú, bố thí và những hạnh lành khác, để vào phần trợ, mới là đường lối an toàn.”
Tịnh Độ Hoặc Vấn là quyển sách nhỏ đọc tiếp ➝
15 05 2010 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Vì không rõ nghiệp quả mà một người con sắp sửa phải giết chết chính cha ruột của mình, một đứa cháu cưới phải người bà của mình từ tiền kiếp làm vợ mà không hay biết. May nhờ duyên lành từ một vị cao tăng nên mọi sự được dàn xếp ổn thỏa.
Câu chuyện xẩy ra ở một nhà giàu tại Trung Quốc ngày xưa. Truyền thống “cải gia vi tự” (biến nhà thành chùa) bắt nguồn từ đấy. Một gia đình rất giàu sửa soạn nhà cửa đón dâu. Phú ông đang bận rộn với việc đám cưới thì gia nhân vào báo, có một vị sơn tăng đến đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây