Âm Ba Của Câu Niệm Phật Hòa Khắp Cả Tận Hư Không

Âm Ba Của Câu Niệm Phật Hòa Khắp Cả Tận Hư KhôngTrong việc tu hoc Phật pháp, muốn tự nâng cao cảnh giới của chính mình, có rất nhiều phương pháp. Mở rộng tâm lượng là một trong các phương pháp, trong đại thừa Kinh điển, chúng ta thấy các vị pháp thân đại sĩ, tức là những người đã minh tâm kiến tánh tâm lượng của các ngài rộng lớn như hư không bao trùm khắp pháp giới, chính vì thế cái nhìn của các ngài đối với tất cả chúng sanh trong hư không và các pháp giới đều bình đẳng.

Thế nào là bình đẳng? Vô niệm là bình đẳng còn có niệm là không bình đẳng. đọc tiếp ➝

Khi Chết Chúng Ta Có Thể Mang Theo Được Gì?

Khi Chết Chúng Ta Có Thể Mang Theo Được Gì?Người chân chánh phát tâm niệm Phật, trong thời đại loạn động này, nhất định phải nhận thức rõ ràng. Nhà Phật thường nói: “Mọi thứ đều không thể mang theo, duy chỉ có nghiệp theo ta mà thôi”. Chúng ta phải suy ngẫm, hiểu rõ câu này. Sau đó mới biết làm thế nào để dụng công, làm cách nào để tu trì.

Phàm những thứ không mang theo được, quyết định không để nó trong lòng. Những gì có thể mang theo, quyết định phải tranh thủ từng giây, từng phút, nhất quyết không để thời gian trôi qua một cách lãng phí. đọc tiếp ➝

Người Càng Tranh Đấu Thì Càng Bị Thiệt Thòi

Người Càng Tranh Đấu Thì Càng Bị Thiệt ThòiThông thường mỗi khi có tranh chấp, nhất định là do chấp trước thành kiến của mình, tự cho mình là đúng. Nếu hai người đều cho là mình đúng nên mới có sự tranh chấp, nếu anh ấy cho là đúng, tôi không tự nghĩ mình là đúng, sẽ không có chuyện gì xảy ra. Họ tranh còn tôi nhường, tranh cãi chẳng còn dấy lên. Đánh nhau thì phải do hai người đánh đấm, nếu một người đánh, một người nhường, chẳng còn đánh nhau nữa! Mắng chửi cũng vậy, hai người chửi mắng nhau thì mới ầm ĩ, một người mắng, một người nhịn thì người kia không thể tiếp tục chửi mắng nữa. đọc tiếp ➝

Ăn Thịt Là Nguồn Gốc Của Tai Kiếp

Ăn Thịt Là Nguồn Gốc Của Tai KiếpPhật Giáo có ba thời đại là Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp. Đó là do nghiệp báo của chúng sinh chiêu cảm mà ra. Ở thời Chánh Pháp, con người được phước báo rất lớn, rất dầy, và trí huệ cũng rất cao. Ở mặt đất thì nước giống như sữa vậy, rất bổ dưỡng, và nơi nào nước cũng rất tốt. Tới thời Tượng Pháp thì nước uống mất đi chất bổ dưỡng.

Hiện tại thời Mạt Pháp thì nước không còn chất bổ nữa, trái lại trộn lẫn đủ thứ chất độc. Có người nói: “Chúng tôi uống nước đã có bỏ thuốc khử độc rồi”. Tuy vậy nước vẫn còn độc, không cách gì trừ hết được. đọc tiếp ➝