Chúng Ta Nguyện Sanh Về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Để Làm Gì?

Chúng Ta Nguyện Sanh Về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Để Làm Gì?Tây Phương Cực Lạc thế giới là trường học, là đạo tràng. Sự nghiệp của Phật là dạy học, sự nghiệp của đại chúng là cầu học. Phật dạy chúng ta niệm Phật, cầu vãng sanh là để đến đó làm học sinh, ngày ngày lên lớp. Với thọ mạng dài vô lượng kiếp tiếp nhận sự chỉ dạy của Phật Đà, đâu có lý nào không thành Phật? Quyết định sẽ thành tựu.

Tây Phương Cực Lạc thế giới là trường học, vãng sanh đến nơi đó không vì việc khác mà là để du học, trau dồi trí tuệ đức năng của mình cho viên mãn, sau đó quay về giúp đỡ những chúng sanh bị khổ nạn. đọc tiếp ➝

Niệm Phật Là Xa Lìa Lỗi Thế Gian

Niệm Phật Là Xa Lìa Lỗi Thế GianLỗi thế gian có liên quan gì tới hành giả niệm Phật? Đây là một nan đề khá vi tế, nếu trong quá trình tu hành chúng ta không để ý hoặc dễ dãi để hợp pháp hóa, cho qua thì nó sẽ trở thành một trở lực lớn cho việc an trụ tâm khi niệm Phật. Thông thường, ở đời, chúng ta hay nhìn, hay thích hướng tâm ra phía bên ngoài và coi đó như một sự thụ hưởng bất khả kháng.

 

 

 

Mắt ưa xem huyễn cảnh hằng ngày
Tai thích tiếng mật đường dua nịnh
Mũi thích ngửi mùi thơm bất tịnh
Lưỡi dệt thêu những chuyện gay go
Thân ham dùng gấm vóc sa sô
Ý mơ tưởng bao la vũ trụ…

(Sám Quy Y)

Vì thế hễ chuyện lớn, chuyện bé của thiên hạ đập vào mắt, lọt vào tai, ngay lập tức nó đã trở thành những đề tài hấp dẫn, nhiều khi lôi cuốn chúng ta đến những cái đích vô cùng tận. Cũng chính vì sự thích hướng tâm ra bên ngoài ấy nên chúng ta dễ, thậm chí thích nhìn thấy những lỗi lầm, khiếm khuyết của người đối diện, hoặc xung quanh chúng ta hơn là tự nhìn nhận ra những lỗi lầm, khiếm khuyết của chính mình. Đây cũng chính là điều mà ngoài đời chúng ta có thể bàn tán, nói về những tật xấu, những sai lầm, những khiếm khuyết của người khác tới thâu đêm, suốt sáng không thấy mỏi mệt. Nguyên nhân? Bởi nói xấu, chê bai người khác là một chất xúc tác làm thăng hoa bản ngã của chúng ta, vì thế bản ngã càng cao cũng đồng nghĩa: chất xúc tác càng phải đậm đặc (như nhiều người ưa nói: thêm mắm, thêm muối).

Liệu có ai trong chúng ta biết được đó là những điều xấu, là tạo nghiệp (nghiệp nói dối; nói lưỡng thiệt; nói thêu dệt, nói ác khẩu)? Ai trong chúng ta cũng đều biết cả, nhưng nói theo lý lẽ của người đời thì nó đã thành thói quen, thành một lối sinh hoạt, giao lưu bất khả kháng, hay còn gọi là Văn Hoá Xã Giao nơi cửa miệng mỗi khi gặp nhau. Vì lẽ đó, thiếu nó mọi người ai cũng đều cảm thấy hình như những buổi gặp gỡ, giao lưu có cái gì đó trống vắng, tẻ nhạt. Đây cũng là lý do khiến những buổi sinh hoạt, giao lưu mang tính chiều sâu, đặc biệt là sinh hoạt Phật sự, không ít người trong chúng ta cảm thấy không mấy hào hứng khi đến tham dự. Đơn giản là vì đến đó không có Văn Hoá Xã Giao nên nhạt nhẽo lắm, chẳng đến.

Vấn đề cần nghiêm túc đặt ra là vì sao chỉ có người khác có lỗi, còn ta không có lỗi? Tại sao ta nói về lỗi người khác thấy dễ, thuận miệng, thậm chí trôi chảy hơn là khi nói về lỗi của mình? Đơn giản vì cái Ta trong mỗi chúng ta nó quá lớn – lớn đến độ ta thấy cái Ta đó trùm lớp lên mọi người, lên tất cả. Vì thế chỉ có Ta là hoàn mĩ, còn những người khác đều xấu, đều sai quấy, đều không hoàn thiện…

Pháp Sư Tịnh Không thường nói: Người niệm Phật là phải Tu. Tu điều gì? Bỏ tất cả những điều xấu, điều bất thiện. Nói khác đi: chúng ta phải tu tất cả những thiện nghiệp (Từ tâm bất sát, hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự Sư trưởng, tu thập thiện nghiệp, quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới…) và xa lìa tất cả những nghiệp ác. Thập Thiện Nghiệp bao gồm những nghiệp có liên quan tới Thân-Khẩu-Ý.

– Thân nghiệp: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
– Khẩu nghiệp: Không nói dối, không nói lưỡng thiệt, không nói lời đâm thọc, không nói ác khẩu.
– Ý nghiệp: Không tham, không sân, không si.

Quán chiếu 10 Thiện Nghiệp này liệu mấy ai trong chúng ta dám phạm lỗi? Quan trọng là: Có lỗi chúng ta nhất định phải sửa lỗi, sửa bằng được, sửa thật rốt ráo; nhưng nhất quyết không nên nhìn vào lỗi người khác. Họ có lỗi là chuyện của họ; Họ tạo nghiệp là chuyện của họ. Nói vậy không có nghĩa: Họ phạm lỗi, ta làm ngơ, mặc họ tiếp tục sai lầm, hoặc ta cũng sai lầm như họ. Trái lại, muốn giúp người ta phải có phương tiện (phải độ mình trước đã), mà phương tiện cứu cánh nhất là ta phải hoàn thiện mình trước đã.

Tổ Huệ Năng dạy: Khi chưa ngộ (giác ngộ) thì thầy độ. Nhưng ngộ rồi thì mình phải độ chính mình. Sự hoàn thiện chính mình (tự độ) chính là một biểu pháp tối thượng gián tiếp giúp cho người xung quanh chúng ta (độ tha) thấy được, nhìn được mà họ tự hồi đầu, tự sửa chữa. Đó là ý nghĩa tối thượng của việc niệm Phật là xa lìa lỗi thế gian.

Huệ Tâm
03.12.2013

  • Tham khảo thêm:

Niệm Phật Trong Lúc Đợi Đèn Đỏ

Niệm Phật Trong Lúc Đợi Đèn ĐỏDù suốt ngày mưu sinh giữa tiết trời như thiêu đốt, trải qua không biết bao nhiêu đám kẹt xe nhưng chú vẫn giữ được sự bình thản và chấp hành đúng luật giao thông.

Giữa buổi trưa nắng chói chang của Sài Gòn, ai cũng có vẻ hối hả, vội vàng hơn để mong chạy trốn khỏi cái nắng như đốt cháy da thịt. Việc phải đứng đợi đèn đỏ lâu khiến người ta dễ nổi nóng và sẵn sàng nổi quạu với bất cứ ai nếu như xe trước cản đường quẹo phải.

Tuy nhiên, trong số những người vội vàng ấy tôi lại thấy có một chú lái xe ôm rất bình thản. đọc tiếp ➝

Ba Bậc Công Phu Trong Pháp Môn Niệm Phật

Ba Bậc Công Phu Trong Pháp Môn Niệm PhậtPháp môn này có ba bậc công phu:

  1. Công phu thượng đẳng là Lý nhất tâm bất loạn, tương đương từ Sơ Trụ đến Thập Địa trong Viên Giáo, đều là Lý nhất tâm. Trong Lý nhất tâm, công phu có sâu hay cạn khác nhau. Công phu sâu thì đăng địa (chứng từ Sơ Địa trở lên), công phu cạn thì là Thập Trụ, Thập Hạnh, đều là hạng công phu thượng đẳng, thành tựu thượng đẳng.
  2. Thành tựu trung đẳng là Sự nhất tâm bất loạn. đọc tiếp ➝