Người Chăn Bò Vãng Sanh [Audio]

Người Chăn Bò Vãng SanhThêm một câu chuyện vãng sanh khác do hòa thượng Thích Giác Hạnh kể tại chùa Đức Hòa, Bình Dương. Qua câu chuyện này chúng ta có thể thấy pháp môn niệm Phật rất dễ tu và dễ thành tựu. Không luận hành giả là bậc cao tăng ngộ đạo hay là kẻ nghèo hèn hạ tiện, một câu Phật hiệu khi thành tâm niệm lên sẽ có một sức mạnh vô song đưa người phàm phu vượt siêu tam giới để dự lên hàng thánh, chứng quả vô sanh nhẫn và lần lần tiến tu lên quả vị Phật. Đây là một pháp môn viên đốn một đời thành tựu, là con đường tu tắt trong những con đường tắt. Xin quý vị hãy phát lòng tin và hành trì trọn đời, kết quả sẽ không phụ lòng mong đợi. đọc tiếp ➝

Hoa Sen Ở Tây Phương Cực Lạc Do Đâu Mà Có?

Hoa Sen Ở Tây Phương Cực Lạc Do Đâu Mà CóHoa sen sanh ra trong ao báu không chỉ để làm đẹp mà nó còn chứa nhiều đạo lý khác nữa. Do chúng sanh trong mười phương thế giới niệm Phật nên có hoa sen trong ao. Lúc ban đầu phát tâm niệm Phật, nếu niệm được liên tục thì hoa sen theo đó mà sanh ra. Ở trên quả đất này có một người niệm Phật thì trong ao báu nơi cõi Cực Lạc liền sanh ra một đóa sen, có mười người niệm Phật thì sanh ra mười đóa sen, trăm ngàn vạn muôn người niệm PHật thì sanh ra trăm ngàn vạn muôn đóa sen. Nếu như càng niệm càng thành tâm thì đóa sen của người đó mỗi ngày một rạng rỡ, tươi tốt hơn. Đến khi người này lâm chung thì đức Phật A Di Đà cùng với bồ tát Quán Thế Âm, bồ tát Đại Thế Chí và các vị đại bồ tát sẽ đến tiếp dẫn người niệm Phật này sanh nơi đóa sen của người đó. Người niệm Phật ấy sẽ được tiếp dẫn bằng đài vàng hoặc đài bạc. Đến Tây Phương Cực Lạc rồi, người niệm Phật sẽ từ hoa sen mà sanh ra. Khi sanh ra thì đồng với những người đã sanh trước nơi đây, không giống người ở thế giới của chúng ta từ từ lớn lên. Nếu người niệm Phật lúc mới phát tâm rất siêng năng thành khẩn, tha thiết, chân thật, về sau từ từ lười nhác thì đóa sen cũng lần lần khô héo lu mờ. Nếu tâm người niệm Phật hoàn toàn lui sụt thì đóa sen cũng sẽ tiêu diệt không còn.

Có người hỏi tôi rằng:

– Thế nào là đài vàng, đài bạc?

Tôi trả lời họ rằng:

– Chính là tòa ngồi dưới tượng của chư Phật, bồ tát trong chùa. Nếu người có công phu niệm Phật sâu dày thì sẽ cảm được đài vàng, còn công phu niệm Phật cạn mỏng thì sẽ cảm được đài bạc. Ở đây không có gì khác biệt lớn.

Đồng thời, người ở thế giới Cực Lạc quanh năm không có đau bệnh, thọ mạng của họ không tính là dài ngắn. Người ở thế giới của chúng ta đều từ nơi cha mẹ sanh ra nên có bệnh đau và vì thế sẽ chết. Người ở Cực Lạc đều từ hoa sen hóa sanh, không như người ở thế giới này có thân là từ cha mẹ sanh, tự nhiên có sự khác nhau xa.

Trích: Sơ Cơ Tịnh Nghiệp Chỉ Nam
Tác giả: Hoàng Hàm Chi
Dịch giả: Thích Hoằng Tri

Đứng Vãng Sanh Trong Hồ Sen [Audio]

Đứng Vãng Sanh Trong Hồ SenĐây là một câu chuyện có thật xảy ra tại tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam do hòa thượng Thích Giác Hóa kể lại. Chuyện về một vị cư sĩ nghèo chỉ chăm làm công quả, niệm Phật biết trước ngày giờ được Phật đến tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc. Mong hành giả tu Tịnh Độ nghe xong thêm vững lòng tin trên con đường tu của mình và niệm Phật ngày càng tinh tấn hơn để được phẩm vị cao nơi miền An Dưỡng Quốc. đọc tiếp ➝

Người Bận Rộn Niệm Phật Được Vãng Sanh [Video]

Người Bận Rộn Niệm Phật Được Vãng SanhÔng Hoàng Ðả Thiết đời Tống, người Ðàm Châu. sống bằng nghề rèn. Thấy du phương Tăng đi đến, ông mời vào, dâng trà. Thưa mình vốn dĩ nghèo khổ, cầu thầy chỉ dạy cách tu hành. Tăng liền dạy:

– Pháp môn Trì Danh chẳng tốn hoa, tiền, chẳng trở ngại làm lụng. Nếu suốt một đời trì niệm chẳng sai sót thì lúc lâm chung, Phật ắt sẽ tiếp dẫn vãng sanh cõi ngài, chẳng có các điều khổ, chỉ hưởng các sự vui!

Ông Hoàng mừng lắm, bèn tuân theo lời dạy tu hành. Mỗi lúc đập sắt, ông niệm Phật không ngớt tiếng. Vợ bảo:

– Rèn sắt đã khổ cực sẵn còn đèo thêm niệm Phật, có phải là càng khổ hơn nữa không?

Ông Hoàng đáp:

– Pháp này cực hảo: Hằng ngày ngồi bên lò thấy lửa nóng, nhưng niệm Phật chẳng thấy nóng. Ðập sắt thấy đau tay, nhưng niệm Phật rồi không chẳng thấy đau nữa!

Mấy năm sau, một hôm, ông chợt tắm gội, thay áo, bảo vợ:

– Hôm nay, tôi phải đi về nhà đây!

Vợ đáp:

– Ðây không phải là nhà ông sao? Nhà ông ở chỗ nào cơ chứ?

Ðáp:

– Nhà tôi ở Tây Phương.

Vợ cười bảo:

– Vậy ông đi bình an nghe!

Ông bèn đập sắt, niệm Phật như thường. Lát sau, bèn nói kệ:

Binh binh, bang bang
Luyện lâu thành gang
Thái bình sắp đến
Ta về Tây Phương

Rồi cầm chùy đứng yên mà mất, mặt chẳng đổi sắc. Mùi hương lạ ngào ngạt, thiên nhạc rền trời; ai nấy đều nghe.

Theo Phật Tổ Thống Ký

Ông Lại Tường Lân thời Dân Quốc, người huyện Hưng Quốc, tỉnh Giang Tây; làm nghề nông, hay uống rượu. Năm ông ngoài sáu mươi tuổi, con trai chết sớm, ông phải lãnh nuôi vợ góa, con côi, cực nhọc cày cấy để kiếm sống.

Ông chán nản thế gian phiền khổ sâu xa, nghĩ mong xuất ly, nghe cư sĩ Lại Thiền Dung giảng pháp môn Tịnh Ðộ liền trường trai niệm Phật, chuyên chí vãng sanh. Lâu sau, niệm càng ngày càng thuần thục, tuy suốt ngày phải làm lụng mà niệm Phật chẳng gián đoạn. Người làng đều dùng câu A Di Ðà Phật để gọi ông, ông cũng ứng tiếng đáp: “A Di Ðà Phật!”

Lúc ngoài bảy mươi tuổi, chợt có bịnh thũng nhẹ nơi chân, ông liền sai cháu hướng về Tây bày biện hương án, nói:

– Cảnh giới Tây Phương thật đẹp. Cháu coi kìa! Có biết bao nhiêu là hoa sen! Hôm nay ông sắp về Tây Phương Cực Lạc thế giới.

Cháu hỏi:

– Chân ông bị thũng làm sao đi được?

Nói:

– Chẳng phải là thân đi mà là tâm đi!

Lúc đang thắp hương, ông ngồi xếp bằng, hướng mặt về Tây, niệm Phật qua đời.

Theo Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục, bản in lần thứ ba

Nhận định:

Người tu Tịnh Nghiệp chẳng phân biệt là nam, nữ, quý, tiện, hễ tin tưởng sâu xa thì được vào, thật sự tích lũy công lao thì được vãng sanh. Hai vị trên tuy làm lụng bận rộn, chưa hề thọ Tam Quy, Ngũ Giới, nhưng lúc làm lụng niệm Phật không gián đoạn nên công niệm Phật đều đạt đến mức thuần thục, đến thời là vãng sanh. Những ai bảo mình quá bận rộn, chẳng rảnh rỗi để niệm Phật thì xin hãy lấy đó làm gương!