Nếu xây lầu gác trên không, bịa nói cảnh giới thù thắng, chính là phạm vào giới đại vọng ngữ; chưa đắc bèn nói là đã đắc, chưa chứng nói đã chứng, tội ấy còn gấp trăm ngàn vạn ức lần tội giết, trộm, dâm! Nếu người ấy chẳng tận lực sám hối, khi một hơi thở ra không hít vào được nữa liền đọa địa ngục A Tỳ, bởi kẻ ấy hoại loạn Phật pháp, gây lầm lạc, nghi ngờ cho chúng sanh. Ông phải rất thận trọng; thấy cảnh chỉ có một phân chẳng được nói lên một phân mốt, cũng chẳng được nói chín ly chín. Nói quá lên cũng là tội lỗi, mà nói giảm cũng là tội lỗi. Vì sao vậy? Do hàng tri thức chưa đắc Tha Tâm Đạo Nhãn, chỉ có thể dựa vào lời nói để phán định. Đem cảnh giới ấy thưa cùng tri thức để chứng minh tà – chánh, đúng – sai thì không có lỗi gì. Nếu chẳng vì để chứng minh, chỉ muốn tự khoe khoang, cũng sẽ có lỗi. Nếu hướng về hết thảy những người khác nói ra thì sẽ mắc lỗi! Ngoại trừ chuyện cầu tri thức chứng minh ra, đều không được nói. Hễ nói ra, sau này sẽ vĩnh viễn không thể đạt được cảnh giới thù thắng ấy nữa. Cái ải lớn nhất của người tu hành này trong giáo thuyết tông Thiên Thai đã nhiều lần nói đến.
Sở dĩ gần đây những người tu hành phần nhiều bị ma dựa, đều là do tâm tháo động, vọng niệm, mong cầu cảnh giới thù thắng. Đừng nói là cảnh ma, dẫu cho cảnh ấy là cảnh thù thắng, vừa sanh tâm tham chấp, hoan hỷ v.v… bèn bị tổn hại, chẳng được lợi ích, huống chi cảnh ấy chưa đích xác là cảnh thù thắng ư?
Nếu người ấy có hàm dưỡng, không mang tâm bộp chộp, vọng động, tâm không tham đắm, dù thấy các cảnh giới cũng hệt như không thấy. Đã không sanh tâm hoan hỷ, tham đắm, lại chẳng sanh tâm sợ hãi, kinh nghi, thì đừng nói là người ấy sẽ được lợi ích khi cảnh thù thắng hiện, dẫu là cảnh ma hiện cũng vẫn được lợi ích. Vì sao vậy? Do chẳng bị ma chuyển nên có thể tiến lên….
Nên biết: Người học đạo phải biết chuyện lớn; nếu không, được điều ích nhỏ nhặt ắt sẽ bị tổn hại lớn lao. Đừng kể chi loại cảnh giới này, dẫu thật sự đắc Ngũ Thông vẫn còn phải gác bỏ ra ngoài thì mới đạt được Lậu Tận Thông. Hễ tham đắm sẽ khó thể tiến lên, rất có thể bị lui sụt, chẳng thể không biết!
A Di Đà Phật,
Bài giảng pháp của Đại Sư Ấn Quang rất hay, Liên Hoa cho rằng ngài hướng về các bậc thượng thượng căn. Nhưng hàng phàm phu thời mạt pháp chúng ta trạch pháp nhãn còn chẳng trang bị nổi, nói gì tới ngũ nhãn lục thông, có khi một thông cũng không có (ht-Tuyên Hóa). Vậy lấy gì làm nương tựa? Trước khi thị hiện nhập niết bàn, Phật dặn ngài Anan hàng hậu sinh phải lấy giới luật làm thầy. Trì một giới có 5 vị hộ pháp, trì cả 5 giới thì có 25 vị phụ giúp chúng ta tu hành (Phật thuyết tứ thiên vương kinh). Điều quan trọng chúng ta ko đc khởi tâm vọng niệm, các ngài có tha tâm thông sẽ biết ngay, lôi thôi là ko ủng hộ nữa đâu. Mấu chốt quan trọng ko phải tại cảnh giới, mà là do tam độc tham – sân – si chi phối. Phật tới chém Phật, ma tới chém ma, vậy thì còn chấp vào đâu nữa. Quý liên hữu chỉ cần trì giới thật tốt, mỗi ngày đều tự mình sám hối, nhắc nhở bản thân làm như vậy có được chưa, giờ khắc ko quên trì giới thì niệm Phật dù nông cạn cũng lo gì Phật ko tới rước. Đạo Phật quý ở thực hành. Nguyện cho các liên hữu đều tinh tấn theo hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.
Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Cảm ơn “hãy niệm A Di Đà Phật”, đã phúc đáp cho Độ ngày 24/2/16.
Độ có một câu hỏi xin HNADĐP, Thiện Nhân, Viên Trí…và các liên hữu … lý giải dùm:
-” Tại sao người niệm ” Nam Mô A Di Đà Phật, hay A Di Đà Phật.” Bị đạo vào địa ngục??? Độ nhờ các vị đồng tu giải thích tường tận để cho Độ, và các bạn mới niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc học hỏi thêm. Chân thành cảm ơn các liên hữu.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật – Thân chào bạn Tịnh Độ,
Người niệm Phật mà bị đọa địa ngục? Mới nghe qua thì thấy hơi lạ nhưng thật sự là có đấy. Có hai câu chuyện:
1. Người Bà La Môn ở nước A Thâu Sa trong bài Niệm Phật Cứu Được Thân Nhân Ở Địa Ngục sở dỉ không được vãng sanh mà bị đọa địa ngục là vì anh ta niệm Phật không phải để cầu vãng sanh mà là để chìu ý vợ thôi.
2. Hùng Tuấn trong bài Một Cư Sĩ Niệm Phật Nhưng Làm Ác Xuống Địa Ngục Bị Diêm Vương Cảnh Tỉnh Về Lại Dương Thế Sám Hối Niệm Phật Được Vãng Sanh sở dỉ bị đọa địa ngục là vì: Diêm vương nói: “Ta bắt lầm ngươi. Thường ngày ngươi niệm Phật nhưng vốn KHÔNG CÓ LÒNG TIN SÂU SẮC. Nay ta tha cho ngươi trở lại nhân gian, nhưng phải siêng năng niệm Phật hơn”.
Chính vì thế cho nên Ngẫu Ích Đại Sư dạy:” Được vãng sanh hay không là ở nơi Tín Nguyện còn phẩm vị cao hay thấp là do hạnh trì danh sâu hay cạn”.
Bạn có thể tham khảo thêm ở bài Vì Sao Có Những Người Tu Niệm Phật Nhưng Không Vãng Sanh? và Vì Sao Người Niệm Phật Có Thể Bị Đọa Địa Ngục? nhé.
Vài lời chia sẽ, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT!
Mình xin phép đc chia sẻ bài khai thị niệm Phật của vua Trần Thái Tông trong tác phẩm “Khóa hư lục”. Ngài cũng khuyên chúng ta nên lấy việc niệm Phật cầu sanh Tây Phương làm gốc.
Nguyện mong các Liên hữu gần xa luôn luôn chí thành tâm tin tưởng và chân thật tu tập theo pháp môn niệm Phật cầu sanh Tây Phương.
LUẬN NIỆM PHẬT
Phàm niệm Phật là do tâm khởi. Tâm khởi thiện thì niệm thiện, khởi niệm thiện thì nghiệp báo thiện. Tâm khởi ác là niệm ác, sanh nghiệp ác thì ứng nghiệp ác. Như gương hiện ảnh, tợ bóng theo hình. Cho nên Thiền sư Vĩnh Gia nói: “Ai vô niệm, ai vô sanh?” là nghĩa này vậy.
Nay học giả muốn khởi chánh niệm để dứt ba nghiệp, cũng nhờ công niệm Phật. Thế nào là niệm Phật được dứt ba nghiệp? Vì khi niệm Phật thân ngồi ngay thẳng, không làm hạnh tà là dứt thân nghiệp. Miệng tụng chân ngôn, chẳng nói lời tà là dứt khẩu nghiệp. Ý gắng tinh tấn, chẳng khởi niệm tà là dứt ý nghiệp. Song người trí có ba bậc:
Bậc thượng trí thì tâm tức là Phật, chẳng nhờ tu thêm. Niệm tức là trần, chẳng cho một điểm. Niệm trần vốn tịnh, nên gọi như như bất động, tức là thân Phật. Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng. Tướng tướng không hai, lặng lẽ thường còn, còn mà chẳng biết, đó là Phật sống.
Bậc trung trí ắt nương niệm Phật. Chú ý chuyên cần, niệm niệm chẳng quên, tự tâm thuần thiện. Niệm thiện đã hiện, niệm ác liền tiêu. Niệm ác đã tiêu, chỉ còn niệm thiện. Do niệm là ý niệm, nên niệm niệm diệt đó. Khi niệm diệt ắt về chánh đạo. Lúc mạng chung được vui Niết–bàn – thường lạc ngã tịnh – là Phật đạo vậy.
Bậc hạ trí thì miệng siêng niệm lời Phật, tâm muốn thấy tướng Phật, thân nguyện sanh về nước Phật. Ngày đêm siêng năng tu hành, không có thối chuyển. Sau khi mạng chung, tùy niệm thiện đó được sanh về nước Phật. Sau được chư Phật dạy bảo Chánh Pháp, chứng được Bồ–Đề, cũng vào quả Phật.
Ba bậc trên sâu cạn chẳng đồng, chỗ được là một vậy. Song bậc thượng trí nói thì dễ mà hành thì khó. Người thời nay muốn theo gương học, toàn không có chỗ gá nương, trọn trông bờ rồi lui, rất khó đặt chân. Bậc trung trí nếu hay siêng tu như lời nói ở trên thì tức khắc thành Phật. Nếu như lậu chưa hết mà lâm chung, tùy quả báo kia trở lại thọ sanh ở đời, nhận quả báo thiện. Quả báo thiện đã hết, không có người đánh thức, trở lại rơi vào đường ác. Như thế đó cũng là khó vậy. Bậc hạ trí lấy niệm Phật làm nấc thang, lấy tinh tấn làm cây thang, chú ý duyên lành, nguyện sanh về nước Phật. Siêng năng không lười biếng, tâm tánh thuần thục, sau khi mạng chung, tùy theo sở nguyện, được sanh về nước Phật. Đã sanh về nước Phật thân đó không bao giờ mất.
Người học thời nay, đã được thân người, ba nghiệp đồng có, mà chẳng dùng niệm Phật, cầu sanh về cõi Phật, đâu chẳng khó sao? Như muốn niệm Phật, tức lấy bậc hạ trí làm trước. Tại sao? – Vì có chú ý vậy. Ví như xây đài ba tầng, mà chẳng dùng tầng dưới làm trước thì không thể có vậy.
A DI ĐÀ PHẬT!
Mình quên mất, mình vẫn còn 1 thắc mắc ở đây:
“Bậc hạ trí thì miệng siêng niệm lời Phật, tâm muốn thấy tướng Phật, thân nguyện sanh về nước Phật. Ngày đêm siêng năng tu hành, không có thối chuyển. Sau khi mạng chung, tùy niệm thiện đó được sanh về nước Phật. Sau được chư Phật dạy bảo Chánh Pháp, chứng được Bồ–Đề, cũng vào quả Phật.”
Mình nghĩ vấn đề “tâm muốn thấy tướng Phật” thực sự ko nên áp dụng (chỉ cần siêng niệm Phật và nguyện sanh là đầy đủ rồi) vì việc này ko tốt đối với công phu tu tập của chúng ta. Mình rất mong được hồi âm từ quý liên hữu ĐVCT để mình và mọi người hiểu rõ vấn đề, đi đúng đường để chúng ta ko bị chướng ngại ạ.
A DI ĐÀ PHẬT!
A Di Đà Phật
Gửi Niệm Phật
“Bậc hạ trí thì miệng siêng niệm lời Phật, tâm muốn thấy tướng Phật, thân nguyện sanh về nước Phật” mà Trần Thái Tông nhắc nhở hành giả niệm Phật, “tâm muốn thấy tướng Phật” theo vụng hiểu của MD chẳng phải được hiểu theo nghĩa: tâm mong cầu thấy Phật như Niệm Phật đã viết ở trên mà “tâm muốn thấy tướng Phật” nghĩa là tâm mong muốn được gấp rút diện kiến Như Lai ở Tây Phương.
Trần Thái Tông sau khi vãng sanh về đất Phật rồi, được hậu thế phong danh Phật Hoàng- là vị có công đức to lớn trong việc truyền bá Tịnh độ tại Việt Nam, những lời dạy vàng ngọc của Ngài chúng ta chớ nên đem ra mà hiểu lệch lạc theo ý của bản thân, như vậy là chúng ta đang phỉ báng Phật, Pháp rồi.
Vài lời chia sẻ.
Nam mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Niệm Phật,
Trong Kinh Kim Cang Phật dạy:
“Nếu dùng sắc thấy ta
Dùng âm thanh cầu ta
Kẻ ấy tu đạo tà
Không thấy được Như Lai”.
Ngồi niệm Phật mà tâm chỉ vọng cầu được thấy Phật thì đó là vọng tâm (tâm tham sắc) dấy khởi chứ không phải chân tâm. Nếu lấy vọng tâm để niệm Phật thì Phật hiện ra đó sẽ là vọng Phật (do vọng tâm nghĩ tưởng hoặc do chúng ma vương chiêu dụ). Điều này người niệm Phật không thể không biết.
*Cổ Đức có câu:
“Tâm thanh thủy hiện nguyệt
Ý tịnh thiên vô vân”.
Nghĩa:
Khi tâm thanh tịnh thì trăng phản chiếu trên mặt nước.
Khi ý tĩnh lặng thì như bầu trời không gợn tí mây.
Điều này cho thấy: khi chúng ta niệm Phật – niệm với tâm thanh tịnh – và huân tập sự thanh tịnh đó trong mọi thời khắc, ngày qua ngày… chắc chắn sẽ được gặp Phật, thấy Phật.
Do vậy, niệm Phật, tâm còn đầy tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước, tâm còn đầy thị phi, nhân ngã… mà cầu thấy Phật, cầu Phật rước, cầu mau vãng sanh… Phật ví đó là lấy cát mà thổi cơm, dẫu cơm có thành thì cũng là cơm từ cát vậy.
TN
A DI ĐÀ PHẬT!
Mình xin chia sẻ câu chuyện về niệm Phật nhưng tham cầu thấy Phật nên bị chướng ngại do HT. Tuyên Hóa kể (vì lý do này nên ngài mới đặt ra 6 đại tông chỉ: Không tham – không tranh – không cầu – không tự lợi – không ích kỷ – không nói dối), mong tất cả liên hữu tu học pháp môn niệm Phật đọc qua bài này và rút kinh nghiệm, cẩn trọng trước những cảnh giới ko tốt.
——–
Hồng Kông là nơi sinh hoạt về đêm, đời sống vật chất đầy cám dỗ, trụy lạc. Đã có nhiều vị xuất gia vì không đủ định lực nên khi đến Hồng Kông gặp cảnh đô thị đèn màu, náo nhiệt liền bị tiêm nhiễm và quên mất lý do tu đạo của mình, đa số dùng việc Tụng Kinh, Bái sám mong hầu đánh đổi đồng tiền để mua cất nhà cửa.
Đúng như lòng mong mỏi của Ngài là tạo nơi thích hợp để khuyến tấn chúng Tăng cùng nhau chuyên tâm tu đạo nên Thiền viện Từ Hưng được lập thành và vào mỗi mùa Đông Ngài lại tổ chức một khóa thiền thất kéo dài mười tuần liên tiếp. Vì Thiền viện tọa lạc trên hòn đảo Từ Sơn cách Cửu Long Hương Cảng khoảng ba giờ đường tàu, lại thêm con đường dốc mòn dẫn thẳng lên đỉnh núi mới đến nơi nên rất hiếm người qua lại. Nhưng với những tòng xanh cùng suối thác ở đó dễ khiến người tu ngộ cảnh vạn vật chuyển biến vô thường.
Ngài có một sư điệt gọi Ngài là sư thúc, từ Đông Bắc, Trung Hoa sang Hương Cảng, tuy xuất gia mà giới luật không tinh nghiêm, tâm đạo không vững vàng nên Ngài vẫn thường khuyên răn, nhắc nhở Thầy ấy. Có lần vị sư điệt này muốn biểu thị cho Ngài xem sự dụng công của mình nên thỉnh phép được đả thất Bát Chu. Ngài rất vui mừng khi thấy có người phát tâm tu hành nên từ Chùa Từ Hưng khoảng nửa dặm, Ngài đặc biệt cất lên một tịnh thất riêng cho ông sư điệt tu pháp Tam muội Bát Chu trong chín mươi ngày. Bát Chu là tiếng Phạn, dịch ra là “Phật Lập” tức Phật đứng, vì khi hành pháp môn tam muội này, ngay trong lúc nhập định, hành giả sẽ thấy được chư Phật hiện ra trước mặt. Tông Thiên Thai còn gọi pháp tam muội Bát Chu là Thường Hành Tam Muội, có nghĩa là liên tục niệm Lục tự Di Đà, sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật” không gián đoạn. Pháp tu này thật hết sức khó khăn, hành giả sẽ không ngồi, không nằm ròng rã suốt chín mươi ngày. Bên trong tịnh thất toàn nhiên không có bất cứ một đồ vật nào.
Những hậu quả mà hành giả thường gặp phải và không sao tránh khỏi như bị sự đau nhức nơi ống chân, hai bàn chân sưng vù lên, thần kinh bị căng thẳng đến cùng cực và sức lực tưởng chừng như kiệt quệ. Mặc dầu phải trải qua những thử thách như vậy, hành giả vẫn phải tiếp tục bước đi, vì nếu bị vấp té thì coi như hỏng cả khóa tu. Trong lúc hành trì pháp môn này nếu như hành giả, bỗng nhiên bị xây xẩm mặt mày thì có thể dừng lại và đứng yên một lát, sau đó cử động cánh tay trước, rồi tiếp tục bước trở lại. Nếu hành trì pháp tam muội Bát Chu này một cách tinh tấn thì sẽ điều hòa được ba nghiệp thân, khẩu, ý, giúp hành giả có thể nhập định “Bát Chu Tam Muội” và sẽ thấy được chư Phật khắp mười phương. Lúc bấy giờ hành giả sẽ thấu rõ được chân tâm và đạt thành tuệ giác.
Một ngày nọ đang ngồi tĩnh tọa tại Từ Hưng Thiền Tự, Ngài chợt nghe tiếng niệm Phật của ông sư điệt vang lên như la hét, âm thanh càng lúc lại càng gấp tựa như sắp đứt hơi. Ngài hiểu rõ sự việc nên lập tức đến mật thất thì thấy ông sư điệt vừa to tiếng niệm Phật vừa chạy vòng vòng như phát cuồng, lúc Ngài bước vào thì Thầy ấy ngã quỵ xuống, Ngài liền bảo: Phật A Di Đà đã đi rồi! Mà cũng chẳng có Phật nào đâu, đó chẳng qua là con trâu nước to tướng đó thôi!
Nguyên là lúc Ngài vừa bước vào Thất thì Thầy đó không còn thấy Đức Phật A Di Đà nữa, thay vào đó Ngài thấy có một con trâu lớn đi trước ra chiều thúc giục Thầy ấy. Tại sao trâu nước lại có thể hiện ra thành Phật A Di Đà? Vì Thiên ma và ngoại ma cũng có phép biến hóa, giả dạng giống y như Phật, Bồ Tát để mê hoặc người tu.
Phật với Ma chỉ khác nhau trong lằn tơ kẽ tóc, thế nên đường tu đạo, chúng ta thường gặp nhiều cảnh giới do ma hóa hiện để chướng ngại sự tiến tu của chúng ta khiến chúng ta khó mà phân biệt được chân hay giả. Vì vậy người tu đạo nhất định phải đoạn trừ tham sân si, không tham lợi dưỡng, cũng không tham được thấy Phật, Bồ Tát. Ngày thường phải trì giới để có một nền móng vững chắc và từ sự trì giới sẽ sanh định, có định lực thì tự biết đối phó với mọi cảnh giới, không bị cảnh giới dao động. Trong cuốn “Khai Thị Lục” Ngài dạy chúng ta cách đối phó cảnh giới như: Bất luận dù gặp cảnh giới nào đi nữa chúng ta cũng không được sanh tâm hoan hỷ hoặc sanh tâm lo sợ nên nhớ lấy! Nhớ lấy!
Nhân vì Thầy ấy vừa mới khởi sự đả thất Bát Chu chỉ được vài ngày mà lại nôn nao tham ước được Phật A Di Đà đến gia bị nên xả mạng để truy cầu. Đây chính là điều tối kỵ của người tu. Cũng may Thầy được một vị Thiện tri thức ở gần bên thường để tâm quán sát nên đã kịp thời chỉ chỗ sai lầm, bằng không Thầy này sớm muộn gì cũng trở thành quyến thuộc Ma Vương.
Một kiếp trước đây ông sư điệt này từng là một con bò cần mẫn kéo cày cho một Tu viện, nhờ công đức siêng năng làm việc cho Chùa nên tái sanh làm người và lại còn được xuất gia tu đạo. Tuy nhiên phần lớn còn tập khí và bản tánh của bò từ quá khứ nên mới triệu lại một con trâu nước yêu quái có dòng giống tương quan để tiện bề quấy phá đạo nghiệp của Thầy. Mặc dầu Thầy không bị ma nhập nhưng khóa Bát Chu thất đã không thành.
A DI ĐÀ PHẬT!
Bạn Niệm Phật và quý tiền bối đồng tu cho hỏi HT Tịnh Không nói ma có thể giả Phật nhưng không thể giả được A di đà phật, vậy tại sao lại có chuyện con trâu nước giả Phật Di đà chứ? Bạn thấy trường hợp này có lạ không?
“Tại sao trâu nước lại có thể hiện ra thành Phật A Di Đà? Vì Thiên ma và ngoại ma cũng có phép biến hóa, giả dạng giống y như Phật, Bồ Tát để mê hoặc người tu”.
Cám ơn các vị Thiện hữu tri thức
A DI ĐÀ PHẬT!
Mình nghĩ đoạn này đã giải thích rồi.
“Nhân vì Thầy ấy vừa mới khởi sự đả thất Bát Chu chỉ được vài ngày mà lại nôn nao tham ước được Phật A Di Đà đến gia bị nên xả mạng để truy cầu. Đây chính là điều tối kỵ của người tu.”
Mình ko bị trường hợp như thế này nên ko thể chắc chắn đc thầy ấy có thực sự thấy A Di Đà Phật hay ko, mình cũng tin HT. Tịnh Không nói thiên ma ngoại đạo chắc chắn ko thể giả dạng A Di Đà Phật. Nhưng vấn đề mình muốn nói ko phải sẽ có Thiên ma ngoại đạo giả A Di Đà Phật để lừa người niệm Phật, mà tại người niệm Phật có tâm “ma” là tham cầu thấy Phật, chính vọng tưởng ma này quấy phá việc tu hành của mình chứ chưa cần đến Thiên ma ngoại đạo nào hết. Vọng tưởng ma tham cầu thấy Phật này kết thành khối nhanh và mạnh hơn công phu niệm Phật (vì tập khí tham của mình rất mạnh) nên chính nó sẽ dẫn dắt mình nhìn ra những vọng cảnh mà mình ham muốn nhất; khi đó nếu ko tự chủ đc mà vọng ngữ thấy Phật hoặc chứng đắc thì coi như vào A Tỳ; ko thì cũng bị rối loạn tâm lý.
Nhưng quý liên hữu cũng yên tâm, nếu mình thật sự niệm Phật và sám hối tội lỗi với tâm ko tham cầu thì nhất định ko có chuyện ma giả A Di Đà Phật để lừa mình đâu. Niệm thành thật sẽ cảm ứng với nguyện của A Di Đà Phật và ngài sẽ đến phóng quang tiếp dẫn mình được vãng sanh. Quý liên hữu hãy nhớ, “Chúng ta phải xem việc tu hành như là bổn phận của mình, không cần phải tham lam – lâu dần, công đức sẽ viên mãn, quả Bồ–Đề cũng tự nhiên thành tựu.”
A DI ĐÀ PHẬT!
A DI ĐÀ PHẬT
Bạn Nguyễn Hòa xem thêm ở đây nhé:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/04/giu-chanh-niem-phuc-ma-vuong/
Xã hội ngày nay, những người tu học Phật pháp, đặc biệt là giới thanh niên, bị nhập Ma rất nhiều. Những ai thích có thần thông, cảm ứng đều dễ bị kết duyên với Ma. Ma sẽ lợi dụng nhược điểm đó của quý vị đến lay động quấy phá. Cho nên người tu học Phật pháp trong thời đại này cần phải có cảnh giác cao độ.
Khi niệm Phật phải giữ tâm thật chân thật, không nên mong cầu cảm ứng. Trong kinh điển Phật dạy chúng ta như thế nào, chúng ta ngoan ngoãn làm theo. Ðiều gì Phật nói chúng ta không nên làm, chúng ta quyết định không làm.
Phật dạy chúng ta vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì chúng ta cầu sanh Tịnh Ðộ. Phật bảo chúng ta liễu sanh tử, thoát khỏi luân hồi, chúng ta tuyệt đối không luyến tiếc với lục đạo. Thuận theo lời chỉ dạy của Phật, Ma sẽ không làm gì được đối với chúng ta.
Giới trẻ ngày nay đa số vì muốn có thần thông, có cảm ứng, nhưng đâu ngờ đã tự mình làm hư hoại hết cả tương lai tốt đẹp của chính mình.
A DI ĐÀ PHẬT!
Kính thưa các bạn đồng tu .
Theo như hoà thượng Tịnh Không giảng, mình niệm Phật mà không học giống như Phật , tham sân si mạn nghi, ngũ dục lục trần mình không chịu buông bỏ thì làm sao được về tây phương ,tài sắc danh thực thuỳ không chịu buông , ngài giảng thật thông suốt ,muốn hiểu thấu đáo , chúng ta phải nghe đi nghe lại bài giảng đó thật nhiều lần , nghe hoài thì chúng ta nhớ , trong cuộc sống hằng ngày những tập khí tham sân si nổi lên khi nó gặp duyên , tự nhiên lúc đó những lời giảng của hoà thượng cũng xuất hiện , lúc đó mình biết mình sai rồi mà lúc đó chúng ta niệm nhiều danh hiệu A DI ĐA` PHẬT ,để đè cái tập khí xấu kia , mà thường thì chúng ta ít khi nhớ lắm , cho nên chúng ta phải cố gắng huân tập để đè cái tập khí xấu đi , cố gắng nhớ niệm Phật mọi lúc mọi nơi, trong tâm thường nhớ niệm danh hiệu Phật ,nhớ lời dạy của tổ Ấn Quang ” đi đứng nằm ngồi nói năng động tỉnh trong tâm thường niệm A DI ĐÀ PHẬT . Hàng ngày niệm Phật nhưng lúc lâm chung 1 niệm sau cùng là niệm sân hận nổi lên thì bị đọa địa ngục , nhưng hạt giống Phật vẫn còn , gặp duyên sẽ nẩy mầm , như chúng ta hiện giờ , hạt giống Phật nẩy mầm , nhưng hãy xem chúng ta tưới tẩm hạt giô’ng Phật bằng gì đây , nếu tưới tham sân si thì vào địa ngục , trả hết nghiệp địa ngục lâu lắm các bạn đồng tu ơi, thật là sợ lắm . chúng ta nên cố gắng dành thời gian nghe hoà thượng giảng kinh thì tín tâm mới kiên cố , việc niệm Phật mới không dãi đãi . A DI ĐÀ PHẬT
Nam mô A Di Đà Phật.
Xin hỏi có anh chị em/cô bác đồng tu Tịnh Độ nào ở Hà Nội không xin phép cho em gặp gỡ thỉnh giáo ạ.
Kỳ Tích Vãng Sanh của Cư Sĩ Dương Hồng Mai
https://www.youtube.com/watch?v=pMnBYVA_HiU
A DI ĐÀ PHẬT!
HT. Tuyên Hóa khai thị niệm Phật
Người nào sau khi niệm Phật, lại không chịu sửa lỗi, vẫn tiếp tục tạo nghiệp, chẳng những không thể đới nghiệp vãng sanh, mà ngay cả thế giới Cực Lạc phương Tây cũng không đi được. Sở dĩ người tin theo Phật, chẳng nên biết rồi mà cố phạm. Khi chưa quy y Tam Bảo và tin Phật, đã lỡ tạo ác nghiệp còn có thể tha thứ. Nhưng sau khi tin Phật và quy y Tam Bảo rồi mà còn gây tạo tội nghiệp thì tội ấy nặng thêm một bực, là do biết mà còn phạm. Cho nên phải tin nơi chính mình có khả năng “cải hóa tự tân”, thì chắc chắn sẽ được vãng sanh thế giới Cực Lạc phương Tây.
Ngày ngày đều lạy Phật, niệm Phật cầu vãng sanh thế giới Cực Lạc mà hễ thấy người thì nổi sân đùng đùng và hay gây lộn với người khác thì đó cũng là vô dụng thôi. Thế là dù con có niệm Phật nhưng cũng không thể đến Tây Phương được. Bởi vì cái nóng giận của con đã níu kéo con lại và cái vô minh đã che lấp con mất rồi. Cho nên con phải bỏ đi các tật xấu, vô minh, bỏ đi cái tánh bẩm sinh phiền não và bỏ luôn đi cái tính nóng nảy. Con hãy dụng công ngay tại những chỗ xấu dở đó, như thế mới gọi là dụng công thật sự.
Mình càng niệm Phật nhiều thì hoa sen càng nở lớn ra. Mình niệm Phật ít đi thì hoa sen nở nhỏ lại. Nếu không niệm, hoặc có lúc niệm rồi không niệm nữa, thì hoa sen kia sẽ khô rụi đi. Cho nên điều cần thiết là bạn phải tự tranh thủ lấy quả vị của chính mình: Niệm Phật càng nhiều, trì danh, tin sâu không dời đổi, nguyện thiết tha, thực hành mãi không biếng lười. Không nên nói ngày nay ngủ nhiều một tí, ngày mai sẽ tu tiếp. Việc này không thể nào chấp nhận được. Tu hành thì không thể biếng lười, mà phải siêng năng tinh tấn thì mới có thể thành công.
Trì danh niệm Phật là một pháp môn rất trọng yếu trong thời Mạt pháp, cho nên có rất nhiều người niệm Phật. Nhưng chớ nên xem thuờng pháp môn niệm Phật này. Ngài Vĩnh Minh Thọ Thiền sư khi niệm một tiếng Phật, lúc ấy người có ngũ nhãn lục thông, thấy từ miệng Ngài hiện ra một hóa Phật, cho nên công đức niệm Phật thật không thể nghĩ bàn. Hơn nữa, khi bạn niệm Phật, trên đầu sẽ phát ra ánh sáng. Một khi ánh sáng phát ra thì yêu ma quỷ quái sẽ co giò chạy xa. Cho nên công đức niệm Phật thật là không thể nghĩ bàn. Ðó là Trì danh niệm Phật.
Khi niệm danh hiệu Phật, quý vị phải tập trung tâm trí. Cho dù có bất cứ âm thanh gì chung quanh mình, quý vị đều không nên để ý nghe. Quý vị chỉ nên nhận biết được âm thanh của tiếng niệm danh hiệu Phật mà thôi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quý vị giống như là một khúc gỗ vô tri vô giác hoặc là đống đất không biết gì cả. Mặc dù quý vị nhận biết, quý vị chỉ nên để ý đến âm thanh niệm hồng danh Phật, và đừng bận tâm đến những việc không phải của quý vị.
Khi quý vị lạy Phật, quý vị cũng phải tập trung tâm trí và phải rất thành tâm. Phật đang ở trước mặt của quý vị; quý vị không nên nghĩ rằng việc lễ lạy có thể làm qua loa, hay nghĩ đó chỉ là một nghi lễ. Hoàn toàn không phải như vậy. Khi đầu quý vị cúi xuống chạm tấm đệm khi lễ lạy, quý vị không nên quay đầu qua một bên để nhìn những người khác. Quý vị không nên nhìn bên trái hay bên phải, bởi vì như vậy là thiếu sự tôn kính đối với Phật. Mỗi một người trong quý vị nên suy nghĩ thật kỹ: khi quý vị lạy Phật, quý vị vẫn chưa chịu buông bỏ xuống hết mà cứ nhìn quanh thì quý vị đang lạy vị Phật nào? Khi quý vị đang tụng kinh hoặc niệm danh hiệu Phật, nếu quý vị không cần đi vệ sinh thì quý vị không cần phải đi nhà vệ sinh để nhìn quanh. Nếu quý vị thật sự cần đi nhà vệ sinh thì không sao, nhưng quý vị không nên cố tình đi nhà vệ sinh khi không cần thiết phải đi, hoặc vô trong nhà bếp để nói chuyện. Những lỗi lầm này sẽ cản trở sự thành tựu trong việc tu tập của quý vị.
——–
Ví dụ như có kẻ lúc niệm Phật thì lại đi uống trà. Uống trà cũng có quy định thời gian, chẳng phải tùy tiện uống lúc nào nơi nào cũng được. Dùng thời giờ niệm Phật để uống trà là biếng nhác. Niệm Phật mệt quá rồi, đi uống một ly trà, nghỉ xả hơi một chốc, đó là làm biếng. Nếu thật lòng niệm Phật, sao còn nghĩ tới chuyện uống trà? Quý vị hẳn đã sớm quên phắt việc uống trà rồi; càng không cần đề cập tới chuyện uống sữa, bởi vì chuyện gì cũng phải quên bẵng hết rồi! Kẻ chân chánh niệm Phật thì ngay cả việc ăn cơm còn không biết, hà huống là chuyện uống trà?
Có người nói: “Niệm Phật thế thì nguy hiểm quá, bởi vì làm mình quên cả chuyện đã ăn cơm rồi hay chưa nữa!” Song chính đây mới là công phu của những người chân chính dụng công–ăn hay chưa ăn họ không biết đến; áo mặc hay chưa mặc họ cũng chẳng nhớ; nghỉ hay chẳng nghỉ họ nào hay.
Chúng ta phải xem việc tu hành như là bổn phận của mình, không cần phải tham lam – lâu dần, công đức sẽ viên mãn, quả Bồ–Đề cũng tự nhiên thành tựu. Đáng lẽ việc tu hành đã thành công rồi, nhưng chỉ vì quý vị tham nhiều nên rốt cuộc chẳng “tiêu hóa” nổi. Như ăn cơm, phải nhai từng miếng một; nếu một lúc mà dồn cả bát cơm vào miệng, đầy cả mồm thì làm sao ăn? Muốn nhai cũng nhai không đặng, nuốt cũng nuốt không trôi. Việc ăn uống là một thí dụ hết sức đơn giản. Nên có câu: “Tham nhiều thì nhai không được.”
Việc tu hành, cốt yếu ở chỗ trừ sạch thói hư tật xấu. Thế nào là thói hư tật xấu? Thích uống trà là một tật xấu, thích uống sữa là một tật xấu, thích khởi vọng tưởng lăng xăng cũng là tật xấu. Nếu quý vị tham tiện nghi, thì dụng công không được cảm ứng. Khi dụng công, quý vị chớ sợ khổ, sợ khó khăn, sợ mệt nhọc, thì tu mới thành.
——–
Bộ Kinh A Di Ðà này là Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni không ai hỏi mà tự nói ra. Nếu quý vị tin nhận, ngợi khen và trì tụng Kinh này thì tất cả chư Phật sẽ đến hộ trì quý vị. Cho nên phải đặc biệt phát tâm ca tụng ngợi khen Ðức Phật A Di Ðà và Kinh A Di Ðà.
Quý vị cũng nên tin nhận lời tôi đang nói cho quý vị nghe đây mà không nên sanh lòng nghi ngờ, không nên nói: “Tôi không biết đạo lý mà vị pháp sư Trung Hoa này nói có đúng không?” Quý vị hãy nên tin những lời tôi nói. Quý vị chẳng những phải tin lời của Phật Thích Ca nói, cũng phải tin lời ngợi khen của chư Phật. Kinh này là khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn và được tất cả chư Phật hộ niệm. Cũng nên tin tôi hiện nói đạo lý của Kinh này là chân thật không giả dối, không phải lời gạt gẫm. Vì thế quý vị đều nên phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.
Tất cả thiện nam thiện nữ, nếu ai có lòng tin phải nên phát nguyện, giả như có những người tin theo lời nói của ta thì phải nên phát nguyện. Ðây là lời quyết định, không nên chần chờ một chút nào. Nhất định mình phải phát nguyện. Phát nguyện thì có thể sanh về cõi nước kia, sanh về thế giới Cực Lạc.
A DI ĐÀ PHẬT!
A Di Đà Phật
Xin cảm niệm công đức bố thí Pháp của các Liên Hữu!
DẠ con kính chao sư tôn cho con hỏi điều này.
khi người chết.lấy sợi dây buôc hai ngón
chân cái lại với nhau .làm vậy la có ích cho
điều gì ạ.