Ở nước A-bàn-đề một có ông trưởng giả hết sức giàu có, của cải nhiều không kể xiết, nhưng hết sức keo kiệt, để cho người nữ tỳ trong nhà phải sống hết sức nghèo hèn, áo mặc không đủ che thân, cơm ăn không đủ no bụng, lại thường bị đánh đập hành hạ dù đã già yếu. Người ấy muốn chết đi cho thoát khổ mà không chết được.
Một hôm, người nữ tỳ già nua ấy mang bình ra bờ sông lấy nước, tủi thân khóc lóc thảm thiết. Một vị đệ tử Phật là ngài Ca-chiên-diên thấy vậy thương xót liền hỏi: “Nếu như bà cụ chán ghét kiếp nghèo khổ, sao không mang bán nó đi?”
Lão nô tỳ thưa: “Có ai lại chịu mua cái nghèo?”
Ngài Ca-chiên-diên nói: “Được, cái nghèo khổ của bà cụ quả thật có thể bán đi được.”
Lão nô tỳ liền hỏi: “Làm cách nào để bán được?”
Ngài Ca-chiên-diên dạy: “Nếu lão bà quả thật muốn bán cái nghèo đi, thì phải hết lòng tin theo lời ta. Trước hết hãy súc rửa bình này cho thật sạch, sau đó lấy nước sạch vào bình mang đến cúng dường chư tăng.”
Lão nô tỳ hỏi: “Bình này là tài sản của chủ nhân, chẳng phải của tôi, làm sao có thể mang cúng dường?”
Ngài Ca-chiên-diên đáp: “Cái bình tuy không phải của bà, nhưng nước trong bình chẳng lẽ bà không có quyền sử dụng hay sao?”
Lão bà hiểu ra, liền mang bình lấy nước cúng dường. Ngài Ca-chiên-diên đích thân thọ nhận sự cúng dường đó, rồi truyền dạy Tam quy, Ngũ giới cho bà, sau đó lại dạy bà niệm Phật.
Đêm hôm ấy, lão bà mạng chung trong nhà chủ nhân. Sáng ra, người chủ thấy vậy nổi giận, mang xác vứt vào rừng Lạnh[*]. Thần thức lão bà khi ấy đã sinh lên cung trời Đao-lợi, làm vị thiên nhân nơi đó, từ xa nhìn thấy thân xác cũ liền cùng với chư thiên quyến thuộc hiện đến rải hoa trời lên thi thể ấy.
- Lời bàn:
[*] Nguyên bản dùng Hàn lâm (khu rừng lạnh lẽo), chỉ một khu rừng nằm bên ngoài thành Vương Xá, nguyên tên tiếng Phạn là Śītavana, dịch âm là Thi-đa-bà-na, nên cũng gọi là Thi-đà lâm. Khu rừng này từ lâu được người trong thành Vương Xá dùng làm chỗ vứt bỏ những xác chết không người mai táng, để cho cầm thú ăn.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Nam Mô A Di Đà Phật không biết nói gì hơn khi đc các vị Liên hữu dìu dắt những tháng qua tôi thật sự biết ơn lắm ( tôi biết trang này cỡ vài tháng) thật sự không biết lấy gì đền đáp quý vị, quý vị đã cứu tôi r. Hẹn gặp quý vị ở Tịnh độ. Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin hỏi huynh rằng huynh nhờ website nào hay từ đâu mà huynh biết đến trang DVCT này? A Di Đà Phật.
Đại khái là như vầy: Tôi sinh ra trong gia đình tu đạo Phật nhưng theo Phật Giáo Hoà Hảo(cái này bạn lên search google) –> Sau đó tôi không biết do mê lầm hay sao lại đi tìm hiểu và định theo Pháp Luân Công(đây là một pháp môn trong 84000 pháp môn mà Đức Phật nói) tôi tìm hiểu dc vài ngày và có đọc cái câu mà ông Lý Hồng Chí( người lập ra pháp môn này) nói như vầy:”Đức Phật Thích Ca xưa có nói có đến 8 vạn 4 ngàn pháp môn nên môn Pháp Luân Công cũng trong số đó và Pháp Luân Công cũng có 1 thế giới giống như thế giới của Phật và Pháp Luân Công lấy chân lý vũ trụ( mình thấy mơ hồ lắm)”—> Sau đó mình thấy vạy mình tìm hiểu Pháp môn niệm Phật và search google chắc nhờ Bồ Tát dẫn lối mình gặp đc trang duongvecoitinh này. chung quy và so sánh lại giữa tất cả pháp môn lại và có tìm hiểu đôi chút mình rút ra đc như vầy: 1) Thứ nhất thế giới của Pháp môn nào cũng không bằng thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, thế giới của Phật A Di Đà quá thù thắng không địa ngục,……. quá tuyệt vời. 2) Về mấy cái Pháp môn kia lấy cái vũ trụ gì đó xin thưa đợi đến đó chắc đoạ đường dữ r , bạn có thể tìm hiểu thêm bạn search ” 4 câu hỏi Phật Thích Ca im lặng không trả lời”, nhưng nếu niệm Phật mười người thì chắc chắn cả 10 đều vãng sanh vì 48 Đại Nguyện của Đức Từ phụ A Di Đà trong đó nguyện 18 thật là thù thắng và từ bi.——->>> Đến đây mình thấy thật may mắn vì được biết đến Pháp môn niệm Phật ( mà lúc trc mình niệm và cũng không biết thế giới Tịnh độ ở đâu) nói chung là vậy đó bạn những ai đọc đến đây thù các bạn hãy trân quý kiếp này ráng niệm Phật để không luân hồi nữa. Nam Mô A Di Đà Phật.
PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT, DỤNG CÔNG MỘT MÌNH.
Hiện nay biến chất rồi, hiện nay cái điểm hay này không còn nữa rồi. Ở chung với nhau trái lại phiền phức. Tinh thần của mình không thể đề khởi được làm thế nào vậy? Hiện nay có biện pháp, có máy niệm Phật, có băng ghi âm, cái này có thể tin được, nó không gây phiền phức cho bạn. Đặc biệt là hiện nay máy ghi âm niệm Phật, còn có tai nghe, bạn đeo tai nghe vào, bạn ở trong nhà suốt ngày niệm Phật. Bạn thấy vừa không cản trở công việc, vừa không cản trở người khác. Người trong nhà người khác không niệm, bạn cũng không cản trở họ.
Nếu như vọng tưởng của bạn nhiều, thì bạn mở âm thanh lớn, khi mở lớn thì bên ngoài cái gì cũng không thể nghe được. Tốt hơn niệm Phật đường. Âm thanh lớn đè được vọng tưởng, điều phục được vọng tưởng. Tâm rất thanh tịnh thì có thể mở nhỏ một chút, hoặc giả là khi chú ý việc khác thì âm thanh nhỏ một chút, vẫn có thể nghe được âm thanh ở bên ngoài. Không muốn nghe âm thanh bên ngoài thì mở âm thanh lớn một chút, tốt vô cùng, tốt không gì bằng. Hiện nay lợi dụng những công cụ khoa học này, tự mình dụng công chân chánh thật sự đắc lực.
Cái này tốt hơn quá nhiều so với mở Phật thất tinh tấn rồi. Bạn từ sáng đến tối niệm. Là đúng như lời trong “Kinh Kim Cang” nói: “Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm”. Sinh tâm là tu tất cả thiện pháp. Bạn suốt ngày đang làm việc đều là thiện pháp, đều là giúp đỡ người khác, đều là lợi ích đại chúng, tâm địa của mình thanh tịnh, không nhiễm mảy bụi, ở trong tâm chỉ là một câu A-Di-Đà Phật, bạn nói cái phương pháp này hay biết bao.
Tôi học Phật hơn 40 năm rồi, ở trong hơn 40 năm này, những điều mà tôi nhìn thấy, tiếp xúc, cảm nhận, tôi cảm thấy đạo tràng nhỏ tốt hơn đạo tràng lớn. Người càng nhiều càng phức tạp, sự việc phiền phức càng nhiều, cho nên đạo tràng nên nhỏ, càng nhỏ càng tốt, người càng ít càng tốt. Quý vị thử nghĩ, tổ sư xưa nay của Tịnh Độ tông chúng ta, đại sư Huệ Viễn, ngài là người thời Đông Tấn. Ban đầu cái niệm Phật đường đầu tiên là xây tại Lô Sơn Giang Tây.
Vào thời đó đồng tu của ngài tính ra không ít, 123 người, đây gọi là đạo tràng, không phải người nào đến là cũng được. Viễn Công đại sư vào thời đó, còn có một người rất nổi tiếng, Tạ Linh Vận. Vị này quý vị đọc thấy ở trong lịch sử. Văn chương của ông viết rất hay. Tạ Linh Vận đã từng đến Lô Sơn viếng thăm đại sư Viễn Công, muốn tham gia vào liên xã của ngài, không đồng ý, từ chối ông, không cho ông tham gia.
Bạn thấy niệm Phật đường Viễn Công bước vào không phải dễ dàng như vậy, muốn đến niệm Phật là đến niệm, đâu có dễ dàng như vậy. Phải gìn giữ một cái môi trường thanh tịnh. Tâm bạn có thanh tịnh hay không? Tâm bạn không thanh tịnh, bạn không được đến. Tạ Linh Vận tại sao bị từ chối vậy? Tâm không thanh tịnh, thích viết văn, thích làm thơ, đầu óc mang đầy những thứ này, khởi vọng tưởng. Tập khí của văn nhân quá nặng rồi, sẽ ảnh hưởng tâm thanh tịnh của mọi người.
Viễn Công từ chối ông. Đào Uyên Minh, đại sư Huệ Viễn của chúng ta rất hoan nghênh ông, nhưng mà Đào Uyên Minh không có tham gia, không có tham gia liên xã, 123 người. Chúng ta xem thấy ở trong “Tây Phương Xác Chỉ”, đạo tràng của Bồ-tát Giác Minh Diệu hạnh có 12 người. Ở trong cái thời đại này hiện nay rất đáng để chúng ta phản tỉnh, rất đáng để chúng ta nghiên cứu. Quý vị tự mình thử suy nghĩ thật kỹ, người ít, tốt.
Đạo tràng nhỏ người nhiều cố định như vậy, dụng công chân chánh, người ít, đạo tràng nhỏ, tiêu xài ít, dễ duy trì, không cần lôi kéo tín đồ. Lôi kéo tín đồ, nghĩ cách kiếm tiền để nuôi đạo tràng. Quý vị thử nghĩ đó là đạo gì? Nghĩ đủ mọi cách để lôi kéo tín đồ, thậm chí là dùng mọi thủ đoạn. Bạn thử nghĩ xem họ là tâm gì? Tham sân si mạn. Họ là đạo gì vậy? Tam ác đạo. Cái đạo tràng đó là tam ác đạo. Đây không phải Phật đạo, không phải Bồ-tát đạo.
Phật đạo là tâm bình đẳng, Bồ-tát đạo là tâm lục độ. Hiện nay đạo tràng rất nhiều, bạn phải nhìn rõ ràng nó là đạo nào. Mơ mơ hồ hồ bước vào, rất nguy hiểm. Nếu như nó là địa ngục đạo thì cái phiền phức đó lớn rồi, nhất định phải nhận biết rõ ràng. Lời tôi nói với mọi người mỗi câu đều là lời chân thật.
Cho nên bạn phải biết, đạo tràng của thế giới Tây Phương Cực Lạc ở trong nhà bạn, không phải ở nơi khác. Mang theo cái tai nghe niệm Phật, đó chính là đạo tràng của thế giới Tây Phương Cực Lạc, phải biết những điều này.
Trích từ bài giảng Kinh Kim Cang (Tập191).
Xin cảm tạ ân đức của liên hữu Liên Du ạ!xin liên hữu và các chư vị đồng tu cho tôi hỏi dùng máy nghe niệm Phật như vậy thì nên dùng bản có điệu nhạc hay không có giai điệu nhạc ạ.mình lên mạng để tải về thì toàn thấy những bản có giai điệu nhạc thôi nên mình hơi băn khoăn không rõ về vấn đề này lắm,không biết là nên dùng bản có nhạc hay không có nhạc,bản nào mới đúng?
A Di Đà Phật! Xin chân thành cảm ơn Liên Du và các thiện tri thức ạ!
A DI ĐÀ PHẬT
Học theo thánh hiền, LD nghỉ bạn nên nghe tiếng niệm phật không có nhạc, vì với thề lọai có nhạc mình không thề nhiếp tâm niệm phật theo được suốt ngày đâu, hãy luyên tập niệm phật mõi ngày như là giờ phúc Lâm chung của mình vì tình cảnh lúc lâm chung không thể nào mình có sức đề niệm theo đệm có nhạc được, cho nên bạn nên tìm thề lọai nào mà bạn có thể niệm nhiếp tâm mọi lúc mọi nơi. Mới bắt đầu tập không nên quá cố ép mình phải nghe niệm phật suốt, khi nào thấy đầu mình hơi nặng thì thả lỏng tinh thần ngưng nghe, đến khi nào tâm trạng thỏai mái dịu xuống bắt đầu nghe tiếp, phải biết uyển chuyển làm sao cho tinh thần thỏai mái huân tập dần dần minh mới có thể niệm theo thời gian lâu. Lúc đi ngủ có thề đề máy gần bên không cần đeo vào tai, LD chỉ có vài lời chia sẻ, mạng sống vô thường mỗi ngày chúng ta đi gần đến cái mồ mả của mình hãy cảnh tỉnh nỗ lực dụng công tinh tấn đồng qui Cực Lạc báo ơn Phật và chúng sanh.
Bạn có thể download tiếng niệm phật nguyên chất ở link dưới đây.
https://hoasenvanno.wordpress.com/niem-phat-nguyen-chat-4-chu-6-chu-co-khanh-khong-khanh/
A DI ĐÀ PHẬT
A Đi Đà Phật. ..
Xin chào các liên hữu:
Làm ơn lý giãi dùm Độ:
“Ngã kiến, ngã ái, ngã si, ngã mạn. ” cảm ön.
Adidaphat. ..
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Xin gửi đạo hữu Tịnh Độ !
Ngã kiến,ngã ái,ngã si,ngã mạn : Tứ phiền não,cũng gọi là Tứ Hoặc. Tứ phiền não cội rễ này thường ứng với Mạc Na Thức ( Thức thứ 7 trong Duy Thức Học) :
-Ngã si : tức tánh ngu si,vô minh,mê muội vọng chấp của mình.
-Ngã kiến: chỉ thấy ý kiến của mình là đúng.
-Ngã mạn : coi thường người khác,chỉ thấy mình là hơn hết (là ngạo mạn đó mà).
-Ngã ái : tức tánh tự ái,thương riêng cho bản thân mình.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật!
Xin cảm ơn thiện tri thức Liên Du đã cho tôi được tỏ tường,bản thân nguyện sẽ cố gắng học theo các bậc thiện tri thức.Chúc liên hữu an lạc và hành trì tinh tấn!
A Di Đà Phật!
PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO VẬN MẠNG
Người Đông Phương chúng ta đặc biệt rất tin tưởng vào số mạng, cho nên mỗi người trong một đời đều ít nhiều tìm đến các thầy tướng số để nhờ họ xem quẻ đoán mạng, xem xem trong mạng của chính mình có tài khố hay không, có được bao nhiêu tài khố. Tuy nhiên lại không được mấy người có thể biết được tài khố của chính mình là do đâu mà có, cho nên phần nhiều đều là chấp nhận số mạng đã định.
Vậy tài khố là gì? Tài là tiền tài, khố là cái kho, tài khố chính là cái kho để chứa đựng tiền tài trong vận mạng mỗi người. Nếu như trong đời quá khứ bạn đã từng tu bố thí cúng dường rất nhiều, thì trong tài khố này của bạn tiền bạc của cải rất tràn đầy, tương lai bạn nhất định sẽ phát tài to, không luận là bạn kinh doanh hay làm bất cứ nghề nghiệp nào bạn cũng sẽ dễ dàng kiếm ra tiền. Đây cũng tức là trong mạng của bạn vốn đã có sẵn tiền, tiền tài đó như nguồn nước không ngừng trào dâng.
Nếu như trong đời quá khứ, đời đời kiếp kiếp đều là bỏn xẻn, đều không chịu bố thí, vậy thì tài khố của bạn sẽ trống không. Không có tài khố thì bạn làm sao mà phát tài được chứ? Bạn chỉ có thể làm công cho người khác, kiếm được một ít tiền để duy trì đời sống của chính bạn mà thôi. Vậy thì đã không tệ rồi, vì cả đời sẽ không phải bị đói rét.
Chúng ta thấy trên thế gian này có bao nhiều người đói khát, bao nhiêu người bị giá lạnh? Tất cả đều có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân gì vậy? Do đời trước không có tu phước, cho nên trong mạng không có tài khố. Vậy có biện pháp gì để cải thiện hay không? Biện pháp thì có, chỉ là không biết bạn có chịu chân thật đi làm hay không mà thôi?
Trong đời quá khứ ta không có tài khố vậy thì bây giờ ta hãy cố gắng tích luỹ tài khố, bồi đắp tài khố. Làm cách nào vậy? Đó là bố thí, hoan hỷ mà bố thí. Vậy nếu như không có tiền để bố thí thì sao? Tuy chúng ta không có tiền nhiều, nhưng 1 đồng, 2 đồng thì chắc chắn là có. Nay ta đem 1 đồng, 2 đồng này thành tâm thành ý mà bố thí.
Nói đến thành tâm đây tức là tâm chân thành, nó có thể lan toả tận hư không, cùng khắp pháp giới. Chúng ta hãy dùng cái tâm chân thành, cái tâm cung kính này để mà bố thí, không hề có tâm mong cầu sẽ được đền đáp, thì phước báo chúng ta nhận lại đó cũng sẽ rộng lớn như hư không pháp giới, mà chính mình cũng chẳng hay chẳng biết.
Nếu như sự bố thí của bạn có đi kèm với điều kiện, và chính bạn cũng có tâm mong cầu sẽ gặt hái thật nhiều phước báo, vậy thì phước báo của bạn có phạm vi, nó sẽ không thể rộng lớn.
Nếu bạn có thể làm như vậy, kiên trì miệt mài mà làm, làm mấy năm, làm mấy chục năm thì tài khố của bạn dần dần sẽ đầy lên. Khi còn trẻ thầy bói đoán mạng nói: “Trong mạng của anh không có tài khố”, nhưng sau khi bạn kiên trì bố thí thì tài khố của bạn sẽ tràn đầy, phước báo cuối đời của bạn liền sẽ hiện tiền. Khi còn trẻ rất khổ, về già thì giàu có. Cái đạo lý này rất sâu, chỉ cần bạn tin tưởng, bạn chân thật chịu đi làm, thì đích thật sẽ có được hiệu quả không thể nghĩ bàn.
Pháp sư Tịnh Không