Làm Cách Nào Để Diệt Trừ Tâm Ganh Ghét Đố Kỵ?Tất cả chúng sanh có thể nói từ vô thỉ kiếp đến nay luôn huân tập 1 thứ phiền não, nên khi vừa mới ra đời thì liền có mà không cần phải học mới có, là phiền não gì đây? Là tâm đố kỵ. Cái tâm đố kỵ này người người đều có, nhìn thấy người khác hay hơn mình thì trong tâm cảm thấy rất khó chịu, liền sanh tâm đố kỵ. Tâm đố kỵ khởi dậy thì tâm sân hận theo đó cũng khởi dậy, nên muốn tìm cách phá hoại, chướng ngại người khác, không muốn để cho người khác được thành tựu, như vậy thì là anh đã tạo tội nghiệp rất nặng rồi.

Thánh nhân của thế gian luôn răn dạy chúng ta cần phải thành nhân chi mỹ. Khi nhìn thấy người khác làm việc tốt thì phải tận tâm tận lực mà giúp đỡ họ, vậy là đúng rồi. Anh không thể đi phá hoại họ, phá hoại họ là sai, chướng ngại họ cũng là sai. Đây là phiền não rất phổ biến, và cũng hết sức nặng nệ của tất cả chúng sanh.

Vì vậy cho nên Phổ Hiền bồ tát dạy cho chúng ta 1 phương pháp để phá trừ phiền não đố kỵ, bỏn xẻn, tham lam, đó chính là tuỳ hỷ công đức. Thế nào là tuỳ hỷ công đức? Khi nhìn thấy người khác có thiện hành, có thiện nguyện không những tôi không đố kỵ, mà ngược lại tôi còn sanh tâm hoan hỷ, tận tâm tận lực đi giúp đỡ họ, thành tựu cho họ, đây gọi là tuỳ hỷ công đức. Từ trên thiện hành, thiện nguyện này họ có công đức lớn bao nhiêu, thì công đức của tôi cùng với họ không hai không khác.

Nếu như chúng ta không có khả năng nên không thể giúp được, vậy thì chúng ta sanh tâm hoan hỷ với thiện hành, thiện nguyện của họ, đây gọi là lòng có dư mà sức không đủ thì công đức chúng ta nhận được đó cùng với công đức của họ cũng vẫn viên mãn như nhau.

Trong xã hội cũng như là trong Phật pháp có rất nhiều thiện nhân, trong Kinh Phật gọi là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Những người này họ có thiện hành, có thiện tâm, chúng ta là những Phật tử chân chánh cần nên tận tâm tận lực giúp đỡ họ, khiến cho những thiện hành này của họ lan rộng khắp xã hội, khiến xã hội đại chúng đều nhận được lợi ích từ những thiện hành này của họ, thì công đức chổ ta nhận được đó vô cùng to lớn.

Thậm chí những người tu tuỳ hỷ công đức như chúng ta so với công đức của họ còn lớn hơn rất nhiều. Nguyên nhân tại đâu? Họ làm việc thiện đó được bao nhiêu người tán thán, bao nhiêu người biểu dương thì trong phút chốc phước báo mất hết. Còn chúng ta chỉ tuỳ hỷ công đức nên không có ai biết, không có ai tán thán, không có ai biểu dương chúng ta, nên công đức của ta đều được tích luỹ lại thành âm đức. Cho nên, chúng ta phải hiểu cho rõ đạo lý này thì ta mới biết được tuỳ hỷ công đức thật sự là bất khả tư nghị.

Pháp sư Tịnh Không