Bộ Tượng Tây Phương Tam Thánh Bằng Gỗ Lớn Nhất‏

Bộ Tượng Tây Phương Tam Thánh Bằng Gỗ Lớn Nhất‏Tây Phương Tam Thánh được tạc từ cây gỗ dâu ngàn năm tuổi, gồm tượng Phật A Di Đà ở giữa cao 3,6m trong tư thế đứng, tay trái cầm đài sen, tay phải duỗi thẳng xuống để tiếp dẫn chúng sinh về thế giới của Ngài; tượng Bồ tát Quán Thế Âm ở bên trái, tay cầm bình nước Cam Lộ và cành dương liễu cao 3,5m; tượng Bồ tát Đại Thế Chí ở bên tay phải, tay cầm cành hoa sen cao 3,5m. Bộ tượng được đặt tại chùa Linh Thắng, huyện Di Linh, Lâm Đồng.

Năm 2007, được sự cho phép của chính quyền địa phương, cố Thượng tọa Thích Thắng Phước đã đưa cây gỗ dâu ngàn năm tuổi về chùa và cùng với hai nghệ nhân Phạm Minh Khai và Lê Hoành Lợi từ Huế vào để tạo tác ra bộ tượng. Các nghệ nhân đã mất ròng rã 2 năm, từ năm 2008 đến 2010 mới làm xong bộ tượng.

Bộ tượng được chế tác tinh tế, mang tính văn hóa Á Đông thuần Việt qua hình dáng khuôn mặt và nụ cười nhân từ. Những hoa văn, nếp áo uyển chuyển mềm mại đầy tính nghệ thuật nhưng không mất đi vẻ uy nghi và triết lý nhà Phật “từ bi hỷ xả” của bậc đại giác ngộ.

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh ở chùa Linh Thắng

A Di Đà có nghĩa là vô lượng thọ và vô lượng quang. Phật A Di Đà là vị Phật sống lâu và hào quang chói sáng khắp nơi vô tận. Khi thành Phật, Đức A Di Đà đã khai thiên cho Ngài một cảnh giới cực lạc mà Đức Phật Thích Ca gọi đây là Tây phương cực lạc. Hai tượng còn lại là hai vị thị giả trợ giúp việc hoằng pháp cho Phật A Di Đà nên thường được tạc kiểu đứng hai bên cạnh.

Chùa Linh Thắng là trụ sở của ban đại diện Phật giáo huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, tiền thân là một ngôi niệm Phật đường mái tranh vách ván, được tạo dựng từ năm 1933, do hai cụ Trương Quang Thám và Huỳnh Duyên Quỳ vận động cư dân làm công nhân đồn điền trà và cà phê đóng góp thành lập. Vị trụ trì đầu tiên là thầy Thích Chánh Thiện đến từ chùa Tam Bảo tỉnh Phan Thiết.

Năm 1943 chùa được trùng tu lần đầu với mái ngói tường gạch và nền xi măng. Trải qua nhiều đời trụ trì, cuối năm 1968, hòa thượng Thích Toàn Đức về trụ trì cho đến nay. Năm 1994, chùa Linh Thắng được đại trùng kiến, đến ngày 26.3.2007 (mùng 8 tháng 2 năm Đinh Hợi) thì lạc thành.

Xem hình lớn 1 | Xem hình lớn 2

H.Mỹ – H.Đường
Theo kyluc.vn

Một Niệm Xấu Trong Tâm Khởi Lên Quỷ Thần Đều Biết

Một Niệm Xấu Trong Tâm Khởi Lên Quỷ Thần Đều BiếtMột Phật tử Trung Hoa, ông Trần Hải Lượng, có người bạn tên Hoàng Ðồng Sanh. Ðôi mắt cư sĩ họ Hoàng rất lạ, có thể thấy được ma quỉ và điện quang của mỗi người. Theo lời ông, những vị tu hành chân chánh, tâm trong sạch, thì xung quanh mình có vòng ánh sáng sắc trắng mát mẻ dịu dàng. Người giàu, có ánh sáng sắc đỏ. Bậc sang quý, có ánh sáng màu tím. Kẻ buồn rầu thất chí, hoặc đau yếu, có ánh sáng màu xám như khói. Hạng người tầm thường, phần nhiều có ánh sáng màu lục. Ai có điện quang màu đen thì một là người sắp chết, hai đó là kẻ rất độc ác. Và tùy theo tâm niệm tốt xấu, điện quang của mỗi người thay đổi khôn lường. Ðại khái, người tâm lành ít thì vòng ánh sáng lành nhỏ hẹp; bậc tâm lành hay thanh tịnh nhiều, thì vòng ánh sáng lành rộng lớn. Quang lượng rộng hẹp của kẻ ác cũng như thế. Cho nên khi ta khởi một niệm ác, tuy người ngoài không biết, song mình biết, quỉ thần biết; còn những bậc thánh đắc đạo thì thấy rõ ràng như nhìn các làn chỉ trong bàn tay, hay nhìn bóng hiện trong gương sáng. Mình biết, thì lương tri tự khiển trách làm cho hổ thẹn hối hận không yên. Quỉ thần biết, thì phẫn nộ quở phạt. Chư Phật, Bồ Tát khi biết dù xót thương không làm tổn hại, song kẻ gây nhân tất phải chịu quả, chẳng thế nào tránh khỏi. Từ hành vi đến tâm niệm của ta, sự phản ứng của luật nhân quả mỗi mỗi đều rất công minh. Cho nên tiên hiền đã bảo: “Quả báo của việc lành dữ như bóng theo hình. Khi khởi một niệm lành, tuy phước chưa đến mà thiện thần đã đến. Lúc sanh một niệm dữ, tuy họa chưa tới mà ác quỷ đã theo”. Mấy lời này rất phù hợp với lý nhân quả của đạo Phật.

Nếu trong ba nghiệp, khẩu nghiệp đã dễ tạo, thì ý nghiệp lại có năng dụng mạnh hơn cả. Phàm phu chỉ có thể kiểm soát tâm niệm thô của mình, song không thể kiểm soát tâm niệm tế. Ngài Di Lặc Bồ Tát khi nhập định, dùng trí huệ cực thanh tịnh sáng suốt, thấy mỗi chúng sanh trong một sát na có đến ba mươi sáu muôn ức niệm vi tế, mỗi niệm biến mỗi hình, niệm lành biến tướng lành, niệm dữ biến tướng dữ. Ðiều này nhắc cho ta nhớ, người tu không những giữ gìn nhân quả nơi thân, khẩu, mà còn phải dè dặt nhân quả trong mỗi tâm niệm. Nếu thờ ơ để cho tâm xấu thường nổi lên, khi dồn chứa lâu ngày, nó có đủ năng lực sai sử ta làm việc quấy, và chịu thân ác thú trong tương lai.

Trích: Phật Học Tinh Yếu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Làm Thế Nào Để Biết Người Lâm Chung Chắc Chắn Được Vãng Sanh?

Làm Thế Nào Để Biết Người Lâm Chung Chắc Chắn Được Vãng Sanh?Để chắc chắn nhất là tự thân người đó nói ra, A Di Đà Phật đến rồi, Tây Phương Nam Thánh đến rồi, đến đón tôi rồi, giờ tôi phải đi theo Ngài, tạm biệt mọi người nhé! Như vậy là không có chút gì là giả. Đó mới thực sự là vãng sanh. Người này đã tiêu nghiệp chướng nên lúc ra đi thần thức rõ ràng, sáng suốt, không có chút gì là đau khổ cả.Vậy thì còn có một hạng người khi ra đi thần trí rất sáng suốt, tuy thân thể rất suy yếu, nói không ra lời nhưng được mọi người trợ niệm Phật cho họ, họ tươi cười ra vẻ vui thích, lúc ra đi miệng họ cũng mấp máy, người bình thường như chúng ta thì không biết, cứ cho rằng họ niệm Phật cùng chúng ta, trên thực tế họ nói là họ thấy Phật rồi, Phật đến tiếp dẫn họ, họ theo Phật đi rồi, nhưng họ không nói ra được. Việc này bạn phải quán sát cho thật kỹ để có thể phán đoán, coi họ có phải thật sự vãng sanh không? Nói tóm lại khi họ rất lạc quan, rất an lành tự tại, ngay tại khoảng sát na đó ra đi, còn nếu như lúc ra đi dáng vẻ buồn thiu rất đau khổ thì cũng rất khó nói. Thông thường mà nói là không thể được.

Trích pháp sư Tịnh Không khai thị lúc lâm chung

Ba Câu Chuyện Vãng Sanh Biết Trước Ngày Giờ

Ba Câu Chuyện Vãng Sanh Biết Trước Ngày GiờHỏi: Trong nhà chỉ mình con là người tu hành, xin hỏi hiện chúng con phải tu nhân như thế nào để đến khi lâm chung không phải chịu cảnh sắp đặt vãng sanh tự tại?

Đáp: Câu hỏi này rất hay. Người tu hành nên có chí hướng như vậy. Chúng tôi thấy quá khứ có rất nhiều người tu tập có hiệu quả, để khi lâm chung biết trước ngày giờ, vãng sanh tự tại. Thời cận đại cũng có, có thể thấy việc này là thật chứ không phải giả.

Muốn biết cách tu hành như thế thì chúng ta phải xem xét kỷ lại, những người được thành tựu đây, cách thức mà họ tu hành rất đáng để chúng ta tham khảo. Trong ký ức của chúng tôi có mấy vị ấn tượng sâu sắc nhất. Đệ tử của pháp sư Đế Nhàn niệm Phật. trước khi xuất gia ông có làm nghề vá nồi, bạn cũng biết rồi đấy ông ấy chỉ có niệm 3 năm mà đứng ra đi, ra đi rồi, còn đứng thêm 3 ngày nữa. Đợi sư phụ mình lo hậu sự cho mình xong. Đây mới thực sự là có tu tập. Ông cả đời sinh sống bằng nghề cu li, không biết chữ, chưa từng đọc sách, vì đời sống quá khổ, nên ông tìm đến người bạn đã chơi từ thuở nhỏ của mình, Pháp sư Đế Nhàn là bạn của ông ấy đã cùng chơi chung với nhau, đều sinh trưởng ở miền quê, ngài xuất gia làm một vị sư phụ, cũng không dễ gì tìm được ngài, theo ngài để xuất gia. Biết được nhân gian này quá khổ rồi, lão hòa thượng thấy ông ấy không có biết chữ lại rất đần độn, hai thời công phu sớm tối cũng học không thuộc nữa, cho nên ông ấy không ở chốn chùa chiền, đạo tràng, vì ở lại sẽ gây phiền, ngài cạo tóc cho ông ấy, cũng bảo rằng không cần phải thọ giới và cũng không cần phải học kinh, không cần phải học cách sám pháp, đến miền quê Ninh Ba, tìm một ngôi chùa nhỏ không có người ở, ngài bảo ông ấy đến đấy ở, ông trụ ở đây rồi, ngài chỉ dạy cho ông một câu Nam mô A Di Đà Phật, chỉ dạy có một câu này, ngài dạy ông phải niệm cho chân thành, niệm mệt rồi thì ông đi nghỉ, nghỉ khỏe rồi dậy niệm tiếp, tương lai nhất định sẽ có lợi ích. Ông ấy cũng không biết là có lợi ích gì. Sau này có thể thành tựu thực sự, ông nghe lời. Sau khi ở lại ngôi chùa nhỏ này. Lão pháp sư Đế Nhàn có thâm danh và cũng có đạo hạnh có tín đồ nên tìm 1 tín đồ ở gần đấy đến chăm sóc cho ông ấy hộ trì ông ấy đem gạo dầu ăn muối cho ông ấy chăm lo đời sống cho ông ấy ông ấy chỉ chuyên sâu vào pháp môn này suốt ngày từ sáng đến tối chỉ niệm nam mô A Di D Phật niệm mệt rồi thì nghỉ nghỉ rồi niệm tiếp đúng 3 năm thì thành công. Ông ấy biết trước ngày giờ trong ngôi chùa nhỏ đó có 1 vị hộ pháp đó là bà cụ nấu cơm cho ông ăn nấu 2 bữa trưa và chiều, buổi sáng ông tự nấu lấy. Một bữa nọ ông rời ngôi chùa nhỏ vào thành đi thăm bạn bè họ hàng của mình. Sau khi về chùa ông nói với bà lão hộ pháp rằng ngày mai bà không cần nấu cơm cho tôi ăn nữa. Bà lão này trong lòng nghĩ rằng thông thường sư phụ không có ra khỏi cửa hôm qua vừa mới đi ra ngoài rồi chắc bạn bè mời ăn cơm nên ngày mai không cần phải nấu cơm. Sang ngày thứ 2 lúc đến giờ ngọ bà lão không yên tâm nên sang chùa xem thử, kết quả là bà thấy sư phụ đang đứng tại nơi đó bà gọi mà không thấy trả lời, bà đến trước mặt nhìn kỹ thì đã thấy chết rồi, đứng mà chết. Bà vội đi tìm các cư sĩ khác bàn bạc bẩm báo cho pháp sư Đế Nhàn ở chùa Quán Tông hay, lúc đó không có phương tiện giao thông như bây giờ chỉ đi bộ. Đi bộ qua rồi đi bộ về mất 3 ngày, ông đứng suốt 3 ngày. Tại sao người ta lại tu thành công? Vì họ không có vọng tưởng, không có tạp niệm nhất tâm xưng niệm 3 năm thì thành công nghiệp chướng tiêu trừ. Đây quả thật là có bản lãnh, quả thật có công phu, nguyên nhân cũng không có gì khác buông bỏ vạn duyên, nếu còn có chút vấn vương trong long, bạn có chút đeo mang thì coi như chịu thua, bạn sẽ không được tự tại cái lý đơn giản như vậy, xem thử coi chúng ta có chịu làm hay không?

Người thứ 2 mà chúng tôi ấn tượng rất sâu sắc là pháp sư Tu Vô ở chùa Cực Lạc Cáp Nhỉ Tân. Bạn xem lại trong ấn trần hồi ức lạc có ghi lại trước khi xuất gia ngài là 1 người thợ nề, cũng là thành phần xuất thân từ lao động khổ cực. Sau khi xuất gia ngài làm công việc thường trụ hầu đại chúng, thường thì chúng ta gọi là tu khổ hạnh. Bình thường ngài chỉ niệm 1 câu Phật hiệu. Pháp sư Đàm Hư có tạo mấy ngôi chùa ở niềm Bắc, chùa Cực Lạc cũng là Ngài tạo dựng nên, sau khi ngôi chùa xây dựng hoàn thành, ngài mở ra 1 pháp hội truyền giới đây là lần truyền giới lớn nhất trong Phật giáo. Thích lão hoà thượng Đế Nhàn làm hoà thượng đàm đầu, khi truyền giới phải có người trợ giúp. Mọi người tìm khắp nơi, ngoài pháp sư Tu Vô đến gặp mặt pháp sư Đàm Hư còn có hoà thượng Giáng Điền. Sư trụ trì là pháp sư Định Tây, pháp sự Định Tây hỏi ông có thể làm được việc gì, ông phát tâm chăm sóc người bệnh trong thời kỳ thọ giới, công việc này cũng rất quan trọng, trong thời kỳ thọ giới những bệnh lặt vặt như trúng gió cảm mạo đây cũng cần người chăm sóc. Thế là ông đến phục vụ, ông ở được khoảng 2 tuần thì ông lại đi tìm pháp sư Đàm Hư. Khi ấy pháp sư Định Tây cũng đang ở bên cạnh. Ông xin pháp sư Đàm được nghỉ, ông nói là ông phải đi, pháp sư Đàm Hư là người rất có đạo hạnh, rất từ bi. Nếu bạn có việc phải đi thì Ngài cũng không quở trách. Pháp sư định Tây ở bên cạnh nghe vậy, không nén nỗi cơn giận. Ông đến đây phát tâm chăm sóc người bệnh, đến được có 2 tuần, mà viện truyền giới phải mất khoảng 2 tháng, ít nhất là đợi đến kỳ thọ giới ông mới được đi. Tại sao ông lại không có lòng kiên nhẫn như vậy chứ?

Pháp sư trách móc ông ấy, sau cùng ông ấy nói: Không phải là tôi đi đến nơi khác mà là tôi sắp vãng sanh sang thế giới Cực Lạc rồi.

Hai vị hòa thượng này nghe rồi biết việc này quan trọng, không phải việc bình thường đâu, bèn hỏi ông ấy:

– Hôm nào ông đi?

– Ngài đáp: Chắc khoảng nữa tháng. Tôi định đến từ biệt trước, không quá nửa tháng đâu.

Ông lại còn thỉnh cầu pháp sư Định Tây chuẩn bị cho ông 200kg củi chẻ, tức là củi lửa để hỏa táng sau khi vãng sanh. Vị pháp sư thường trụ này nhận lời hết.

Sáng hôm sau ông lại đến tìm vị Hòa thượng

– Có chuyện gì thế?

– Thưa pháp sư hôm nay con phải ra đi rồi.

Lão hòa thượng vội tìm cho ông một phòng ở phía sau chùa, tạm thời kê một chiếu giường, ông ngồi trên đó và nói với pháp sư Đinh Tây:

– Pháp sư có thể thỉnh cho mấy vị pháp sư trợ giúp niệm Phật tiễn tôi đi được không?

Đương nhiên là có rất nhiều người hoan hỷ, có rất nhiều người giúp ông ấy trợ niệm. Thế là trong khi trợ niệm người trợ niệm nói với ông ấy:

– Xưa kia những người trợ niệm thường làm những bài thơ, bài kệ để lưu lại cho đời sau làm kỉ niệm. Pháp sư Tu Vô ông cũng làm vài bài kỉ niệm cho chúng tôi đi? Pháp sư Tu Vô nói:

– Tôi đâu có đi học, tôi đâu có biết chữ đâu, tôi cũng không biết làm thơ, cũng không biết làm kệ. Nhưng sau cùng ông nói một câu rất thành thật, ý của ông chính là nói: Tu hành nhất định phải chăm chỉ, việc tu hành này nhất định không được giả.

Vậy thì mấy câu khai thị này, tuy là nói rất đơn giản nhưng khi mọi người nghe rồi cũng thấy rất là có ích. Thế là liền niệm Phật cho ông, niệm chưa đầy 15 phút thì ông ra đi.

Đây là câu chuyện thuộc về hiện đại, cận đại hơn là: Xưa kia lúc còn ở Đài Loan, chúng tôi cũng có nghe, có mấy vị cư sĩ tại gia niệm Phật, biết trước giờ khắc, tự tại vãng sanh.

Đai khái là khoảng 30 năm trước, có lần tôi ở Phật Quang Sơn, Phật Quang Sơn cử hành buổi tọa đàm tuyên về Phật học, tôi có tham gia. Buổi tối, ánh trăng rất đẹp, tôi đứng bên bờ hồ phóng sanh ngắm trăng, có một số khoảng mười mấy vị bạn học cùng đi theo tôi, chúng tôi ở đó thảo luận về Phật pháp. Không bao lâu sau, có một anh công nhân đi đến nhóm của chúng tôi, công trình của Phật Quang Sơn rất nhiều cho nên anh ấy có thâm niên làm công. Anh công nhân này đã kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện. Lúc bấy giờ anh kể cho chúng tôi nghe mới vừa năm rồi, thời gian gần đây, ở miền quê của anh – làng Tương Vưng, ở miền quê đó có một bà lão, lòng dạ của bà rất lương thiện, rất từ bi, thích giúp đỡ người khác. Thuở còn sanh tiền, bà cũng không phân biệt rõ thế nào là thần, hễ bất cứ nơi nào có chùa thì bà đi đến lễ, dâng hương, lễ Phật, bái thần. Ba năm trước bà cưới vợ cho con, cô con dâu này là người hiểu biết Phật pháp, khuyên mẹ chồng không nên đi lung tung, cô lập bàn thờ cho bà và khuyên chân thành niệm A Di Đà Phật cầu sanh tịnh độ.

Bà lão này rất là có thiện căn, nghe cô con dâu nói vậy nên không đi lễ lung tung nữa, nhất tâm niệm A Di Đà Phật suốt 3 năm trời. Con trai và con dâu của bà rất hiếu thảo, hôm đó đến giờ cơm tối bà nói 2 con cứ ăn trước đi, đừng đợi mẹ để mẹ đi tắm. Tất cả mọi người vẫn đơi bà ăn cơm, họ đợi rất lâu, họ lấy làm lạ sao bà tắm lâu thế. Họ đi xem thử quả thật bà đã tắm xong, trong phòng tắm không có bà, phòng ngoài cũng không có bà, sau cùng họ thấy bà đang ở phòng niệm Phật, mặc chiếc áo tràng ngay ngắn, chỉnh tề, tay cầm xâu chuỗi, đứng trước tượng Phật, đứng im nơi đó không nhúc nhích, gọi bà cũng không trả lời. Đến khi nhìn lại thì bà đã vãng sanh, đi rồi. Đứng vãng sanh, một bà lão tại gia niệm Phật 3 năm đứng vãng sanh.

Anh ấy đã kể câu chuyện này cho chúng tôi nghe, anh ấy nói đây là câu chuyện có thật chứ không phải giả.

Buổi tối hôm ấy, chúng tôi quá lại nói chuyện Phật pháp nghe anh ấy kể, khiến mọi người ấn tượng rất sâu sắc.

Niệm như thế nào để biết trước ngày giờ tự tại vãng sanh, đứng ra đi, ngồi ra đi, tự tại vãng sanh không có gì khác. Vạn duyên buông bỏ, nhất tâm hướng Phật thì thành công.

Nếu còn chút xíu không buông bỏ được thì đó là nghiệp chướng, làm chướng ngại bạn vãng sanh, thậm chí làm chướng ngại bạn niệm Phật. Những thí dụ này chúng tôi đã tận mắt thấy qua, tận tai nghe qua có mười mấy vị, mà việc nghe nói thì càng nhiều hơn. Những câu chuyện này xảy ra gần đây, chúng tôi đã chứng kiến trong còng 30 năm qua, cho nên câu chuyện này là thật, không có chút gì giả dối.

Trích Pháp sư Tịnh Không khai thị lúc lâm chunng