Sự Tối Kỵ Trong Niệm Phật

Sự Tối Kỵ Trong Niệm PhậtSự tối kỵ trong niệm Phật: “Tinh thần phân tán, câu chữ mơ hồ, đã không âm tiết lại không liền lạc, tâm chẳng ứng với miệng, tiếng chẳng nhiếp với niệm, khinh lờn thành quen”.

Người niệm Phật chủ yếu dễ phát sinh sai lệch, thì cần ngăn chặng.

­ Tinh thần phân tán: Lúc niệm Phật tư tưởng không tập trung, đưa tinh thần lên không được. Tâm tình rơi rớt, ý chí thì chìm mất, không tinh ròng khơi dậy, tạp niệm thì vô cùng, chẳng hôn trầm cũng trạo cử, đây là vấn đề tối kỵ. Còn vấn đề kiêng kỵ là câu chữ mơ hồ.

­ Câu chữ mơ hồ: Một câu hiệu Phật nầy, thanh âm phát ra thì lờ lờ mờ mờ, người khác nghe không rõ ngay cả chính mình nghe cũng không rõ. Cho nên có câu rằng: “Mình còn chưa nghe thì Phật làm sao nghe”.

­ Ðã không âm tiết: Âm tiết điều hòa thích ứng thì niệm Phật dễ nhiếp tâm, phương pháp hữu ích thì lực mới to lớn; Ngược lại, sáu chữ trong một câu Phật hiệu, bất kể nhịp gõ chữ nào, lúc thì một nhịp, nửa nhịp, một phần tư nhịp, một phần tám nhịp, thế thì làm cho mỗi câu hiệu Phật bị biến đổi, niệm loạn thành một mảng, còn bàn luận nhiếp tâm thế nào. Không những thời gian từng chữ sắp đặt được tốt, mà sự cao thấp nhẹ nặng của thanh âm cũng phải hợp với tiết tấu. Bỡi vì niệm Phật có tiết tấu thì giống nước chảy róc rách, tự nhiên hợp vận, niệm Phật dễ dàng rõ ràng. Không âm tiết đã chẳng tốt, cọng thêm lại chẳng liên quan thì càng sai.

­ Lại chẳng liền lạc: Là câu sau không tiếp câu trước. “Tịnh niệm tương tục” rất là trọng yếu của sự niệm Phật, mà nếu không liên quan làm sao kế tục với nhau.

­ Tâm chẳng ứng với niệm Phật: Là trong miệng thì niệm Nam Mô A Di Ðà Phật, mà ở trong tâm tính toán riêng một việc ở bên ngoài như: mua chiếc xe mới, hoặc muốn đến chỗ nào, vì tính toán những việc đó thì tâm và miệng làm sao có thể ứng với nhau. Ðến nỗi ngoài ra có một tình huống là: ngay lúc niệm Phật, tạp niệm lăng xăng không biết tạp niệm nhiều thế nầy từ đâu đến, đây khởi kia mất, không cách nào trừ bỏ. Tuy vậy chẳng nên buồn lo, vì đây là hiện tượng tất nhiên trong quá trình niệm Phật, chẳng nên quan tâm nó (mặc cho vọng niệm lăng xăng, hãy nghe chính mình và niệm Phật rõ ràng), đây là yếu quyết. Then chốt vẫn là khởi lên một câu hiệu Phật nầy.

­ Tiếng không nhiếp niệm: Tiếng – chỉ cho lúc niệm Phật, tiếng niệm Phật trong miệng phát ra, âm thinh nầy có tác dụng rất lớn, then chốt của pháp môn tịnh độ, cũng có thể nói là “Mật quyết”, tức ở nơi tự niệm tự nghe. Cái được niệm là Nam Mô A Di Ðà Phật, cái được nghe cũng là: Nam Mô A Di Ðà Phật. Cho nên đều nhiếp sáu căn, trước tiên thì thiệt căn (lưỡi) và nhĩ căn (tai) đều nhiếp. Lúc nầy niệm là danh hiệu Phật, mà nghe cũng là danh hiệu Phật, tưởng cũng là danh hiệu Phật, nên ý căn (ý) cũng được nhiếp, tay giữ chuỗi niệm (thân), (mắt) thì nhìn tượng Phật, trong tỷ căn (mũi) được nghe là mùi hương đốt cúng Phật, cho nên ba căn nầy cũng được nhiếp. Nhiếp sáu căn đều là then chốt ở nơi nghe. Thông thường chúng ta tự tu, dùng cách “Kim cang trì” tốt nhất, tức là có một tí âm thanh vừa vừa ở giữa miệng môi và chân răng, không phải to lắm. Cách nầy niệm đã có âm thanh lại vừa dưỡng khí, gọi là Kim cang trì. Mặc nhiên cũng có thể nghe, song mặc niệm thì mệt một chút. Âm thanh lớn nhỏ có thể linh hoạt, lúc tán loạn và lúc phiền não khởi có thể niệm lớn, dùng âm thanh để nhiếp niệm. Nếu niệm được yên tịnh thì có thể niệm nhỏ, niệm cách Kim cang trì hoặc nhỏ một chút đều có thể được. Cần có tiếng, cần nghe được tiếng nầy. Âm thanh nầy thì có nhiếp được niệm; đây là chỗ thù thắng của pháp môn niệm Phật, then chốt là ở nơi “Tự nghe”.

­ Khinh lờn thành quen: Nếu như lúc niệm tự tâm phiền tạp tán loạn, tiếng được niệm tất nhiên lộn xộn khó nghe. Tâm không chuyên chú tai cũng mất linh nghiệm, tác dụng của tiếng niệm tự nhiên không nhiếp niệm một chút nào cả. Ở tình huống nầy đâu có tác dụng nhiếp đều sáu căn. Ngược lại cái hay dẫn khởi là kết quả xấu có hại “Khinh lờn thành quen”, đây là thành ngữ thường dùng ở trong đạo Phật. Niệm một cách khinh thường không thể chuyển thức thành trí, mà là nuôi lớn cái thói quen (Thức). Chúng ta niệm Phật tức là chuyển ý thức phân biệt thành “Diệu quán sát trí”. Nên khiến nó chuyển. Nếu niệm như thế nầy: vừa không âm tiết, tán loạn, tinh thần lăng xăng, lại vừa không liền suốt, tưởng trong tâm và niệm trong miệng không giống nhau, âm thanh được niệm cũng nhiếp không được ở nơi tâm, phép niệm nầy không phải là “chuyển” Thức mà là “nuôi dưỡng” Thức, Thức được bồi dưỡng ở trong đó, đây chính là “nỗi buồn của cổ đức”, tức là niệm cách nầy rất đáng tiếc! – Khó được thân người, khó sinh ở quốc gia trung tâm, khó nghe được Phật pháp, khó tin tịnh độ; Dù còn chịu niệm, nhưng lại niệm kiểu nầy cho nên Cổ đức rất là buồn tiếc. Niệm cách nầy thì “vĩnh viễn khó thành từng loạt”, niệm Phật niệm đến khi nhất tâm bất loạn rất khó, trước nhất phải đạt đến niệm Phật thành thói quen. Chúng ta nên phải niệm cho được thành thói quen, ít thì mười mấy câu, nhiều thì ba chục câu, nhiều nữa thì một tràng hai tràng, trong lúc nầy tâm không được động chạy, từ đầu đến cuối đều là: Nam Mô A Di Ðà Phật, đây gọi thành tràng, mức độ chính mình là thế nào, chính mình hoàn toàn có thể biết. Cho nên pháp niệm nầy, kiểu như trên, tức là “vĩnh viễn chẳng thành loạt”, đây là phép niệm không tốt, thì nên tránh đi, nên tránh khỏi chỗ dễ sinh sai lệch, mà nên tập trung tinh thần sức lực mặt hướng về ánh sáng.

Trước mắt chỉ nêu ra sự cấm kỵ của niệm Phật, cần gắng sức trừ bỏ, sau đây chính là con đường vạch ra nên tuân thủ đối với việc trước mắt:

+ Âm thanh hài hòa vận tiết ổn định: Thanh hòa, chỉ cho tiếng và ý khi niệm Phật nên hài hòa, hòa mỹ, yên hòa. Bỡi vì âm rất là quan hệ, nếu niệm quá gắt gao hay khàn giọng thì âm thanh chẳng được hòa. Tiếng của người đến chỗ mà âm thanh tốt đẹp vi diệu, thanh tịnh trang nghiêm, thì tự nhiên tâm sẽ khoáng đạt tinh thần vui vẻ, thân tâm được an hòa. Ngược lại thì khiến tâm người loạn, nóng nảy không an.

Vận ổn: Vận là âm thanh hài hòa, lại chỉ cho khí độ của thần vận cao nhã. Ổn là chỉ cho sự an định thỏa đáng, vận ổn là âm thanh an hòa trầm tĩnh, khí vận thì cao nhã, tự nhiên có một sự điều hòa của âm vận.

+ Khẩn thiết chu đáo: Khẩn thiết, ta niệm Phật như đang ở trước Phật, cách nầy mỗi niệm một tiếng, đều là từ trong tâm chí thành phát ra, khẩn khẩn thiết thiết niệm: Nam Mô A Di Ðà Phật, cần phải từng câu từng câu, đây tức là cách niệm chu đáo, cũng tức là tịnh niệm nối nhau. Ðối với người đã có thời khóa ổn định, trước nhất yêu cầu là phải rất chu đáo ở trong thời khóa, thời gian nầy không nên lệch lạc. Lại nói thêm rằng, thế thì không chỉ vỏn vẹn trong định khóa mới chu đáo, mà nên phải xuyên suốt được tùy lúc tùy chỗ, đều cần phải thường thường khởi lên một câu Phật hiệu nầy. Nếu có thể được như vậy, thành tràng thành hạt cũng chẳng khó. Pháp môn tịnh độ (niệm Phật) có cái hay ở trong đây, người đời có thể làm được, không phải là cao không vói tới. Cần anh khai ngộ, thế thì khó rồi, không phải là người người đều có thể, anh cũng có tánh khả năng, chỉ cần làm được cho dù một hai người của ngàn vạn người khó, hiện tại anh có thể kể ra mấy chục người khai ngộ không? Niệm Phật vãng sanh cũng không phải là kiểu nầy, mà ai cũng đều có thể niệm. Cần chu đáo, thường có một câu nầy, sự tình là có thể làm được, vấn đề là tự mình không chịu niệm. Phiền não một khi khởi lên thì không chịu niệm. Giận dữ gấp rút là phiền não, vui vẻ đắc ý cũng là phiền não; Kỳ thật xét kỹ trong phiền não cũng có thể niệm, chỉ là chính mình không chịu niệm, nếu hay tỉ mỉ chu đáo, trì niệm khẩn thiết, tự nhiên sẽ thành loạt thành tràng, nhất tâm bất loạn. Cho nên việc niệm Phật vãng sinh thường xuyên lúc nào cũng được quan tâm.

+ Trầm lắng an nhàn: Câu nói nầy chính là chỉ thẳng những chỗ bệnh trước mắt rất nhiều của người tu hành. Có người dụng công chỉ có lòng muốn gấp gáp, bực tức chẳng thể mau mau liền có chỗ thành tựu, do đó rất là khẩn trương, rất là gấp rút. Ðây cũng là có tâm mong cầu. Nhưng sự thù thắng của niệm Phật thì từ nơi “hữu niệm” mà thầm hợp với “vô niệm”, từ “hữu cầu” mà khế hợp với “vô cầu”, từ “vãng sanh” mà chứng được “vô sanh”. Nên “trầm lắng”, trầm lắng đến mức bình tĩnh, tâm tư không có một chút lo nghĩ bồi hồi sợ được sợ mất nào, lo nghĩ bất an nào. Mà vả lại nên “an nhàn”; Bỡi vì có người nổ lực, cũng bỡi ở tâm tư nôn nóng mà rơi vào sự khẩn trương, bề bộn, rối loạn, lo lắng, gấp rút… Như vậy là đi ngược lại lời dạy của bậc Thánh rồi!

“An nhàn”, hai chữ này tiến đến một bực nữa mà nói, không những chỉ là sự bình tĩnh (trấn định), mà còn là muôn duyên đều nhất loạt buông mất, không giữ không cầu, cho nên là một người đại nhàn giữa trời đất. Trong tâm chỉ nhớ câu niệm Phật, một câu danh hiệu Phật rõ ràng trước mặt, đã không có điều ngăn ngại lại chẳng điên đảo, vắng lặng an tâm. Cho nên có thể thấy rằng hai chữ AN NHÀN quan trọng cần yếu mười phần. Ngược lại, nếu gấp rút ở trong lòng, muốn thấy Phật thấy hào quang, muốn thấy xuất hiện điềm lành, niệm thế nầy thì sẽ sinh ra tâm bệnh; Vả lại không phải là do niệm Phật mà sinh ra bệnh đâu, mà là do trong lòng, gấp rút như thế nên sinh ra tâm bệnh. Chúng ta nên rất là an nhàn, vì sao có thể an nhàn? – Vì tín tâm! Người có tín tâm thì rất an nhàn. Có người hỏi rằng: Ta sao lại niệm chưa tốt, còn vọng tưởng tạp niệm? Ngài Ngẫu Ích đại sư giảng rất rõ: “vãng sanh hay không, hoàn toàn do nơi chỗ có hay không có tín nguyện”. Vậy thì anh có hay không có tín tâm sâu xa? Phải là phát nguyện chân chánh hay không? Chân chánh đó là không muốn lưu luyến thế giới Ta Bà nầy, mà ưa thích Cực Lạc nguyện cầu vãng sanh. Trên thực tế rất nhiều người còn lưu luyến, chẳng thể lìa bỏ, tham luyến tài sản, sự nghiệp, danh vọng, vợ con, vật chất, hưởng thụ, cuộc sống hiện tại tốt đẹp v.v… nên cố sức ham muốn nhiều nhưng sống được mấy năm, rồi lại muốn tốt nhất là trường sinh bất lão! Chính là lưu luyến thế giới nầy mà bỏ lìa không được. Cho nên ưa thích Cực Lạc cần phải phát “đại nguyện”. Nhiều kiếp trở lại đây tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc của mình đang ở trong biển khổ đợi chờ ta cứu độ, nhưng ta làm sao mới có thể độ chúng sinh đây! Tự ta còn là người đang giãy giụa trong biển khổ, không có một chút năng lực nào cứu độ người khác, chỉ sau khi vãng sanh, nương sức gia trì của Phật, ta sẽ có được trí tuệ rồi cứu độ lập tức tất cả những quyến thuộc nầy. Phải là tâm tình như thế nầy và nguyện lực như thế nầy. Có tín và nguyện tự nhiên sẽ niệm, thì nhất định vãng sanh, cho nên vãng sanh hay không, hoàn toàn nhờ ở sự có hay không có tín nguyện. Mọi người nói muốn vãng sanh, thì trước nhất mọi người ở ngay nơi tín nguyện mà dốc sức công phu. Nguyện nầy của ta có chơn chánh hay không? Nếu tín nguyện thiết tha thì chắc chắn vãng sanh; Lại nữa vấn đề niệm Phật, trong tâm không nên gấp rút nôn nóng mà phải tự nhiên an nhàn.

+ Tiếng hợp với tâm, tâm ứng với tiếng: Tiếng niệm Phật từ trong tâm thành khẩn thanh tịnh phát ra tự nhiên hài hòa an ổn, âm thanh câu niệm Phật nầy vi diệu, trải qua tai mình mà đạt đến bản tâm, được nghe chính là được niệm, cho nên tự nhiên họp nhau, tiếng họp với tâm. Âm thanh nầy là danh hiệu Phật muôn đức trang nghiêm, cũng tức là âm thanh muôn đức trang nghiêm vậy. Âm thanh nầy vào từ nhĩ căn là tự tâm được niệm, tự tâm niệm Phật, tự tâm là Phật. Cho nên tự tâm chắc chắn tương ứng với tiếng được nghe. Tiếng hợp tâm, tâm hợp tiếng, cho nên nói rằng: “tâm và tiếng nương nhau”. Nói một cách đơn giản: Ta niệm Phật, mà niệm Phật có tiếng thì âm thanh trở lại trợ giúp cho ta. Do ta phát ra tiếng, tiếng trở lại giúp ta, cho nên nói nương nhau. Niệm như thế nầy không cần dùng cách bài trừ vọng niệm mà vọng niệm tự tiêu mất.

Chưa có thể “nhất tâm” thì trước phải cầu “chuyên niệm”, chưa có thể được “bất loạn” thì trước phải học tập “thành từng loạt”.

Nhất tâm bất loạn là lúc niệm Phật tâm không tán loạn, dẫn tới tâm chí thành, chuyên niệm danh hiệu Phật. Trong “Kinh Vô Lượng Thọ”, một điều kiện căn bản được yêu cầu của “ba hạng vãng sanh” đó là: “một hướng (lòng) chuyên niệm”. Thường xuyên chuyên niệm một câu A Di Ðà Phật nầy, là thời gian niệm rất chuyên tâm, không có vọng tưởng tạp niệm. Chưa thể đạt được nhất tâm thì trước phải chuyên niệm. Chuyên nhất chẳng biến đổi, là đối với người thấy khác hay suy nghĩ dời đổi mà nói, đứng núi nầy trông núi nọ, nói chung là chẳng thể yên được ở pháp môn mình tu, có nghĩa là ngày nay muốn niệm Phật, ngày mai muốn tham thiền, ngày mốt lại muốn tu mật, tóm lại muốn học nhiều bao nhiêu cách mới có thể nương nhờ được?

+ Chưa có thể “bất loạn”, trước phải “học thành từng loạt”: Làm chưa đạt được cái tâm “hoàn toàn đều không tán loạn”, thì trước nên khiến nó thành từng loạt. Ta không thể suốt không tán loạn, nhưng ta có cách làm mấy mươi câu thành một loạt, trong một loạt mấy mươi câu nầy không có vọng tưởng tạp loạn; Nếu người không chân thật dụng công thì ngay cả lập thành loạt niệm như thế nầy cũng khó mà làm được. Cho nên nói rằng: “Chơn siêng chơn chuyên, công hiệu tự thấy, không cần hỏi người, xin tự nghiệm lấy”. Như người uống nước, lạnh hay nóng tự biết.

Từng câu niệm mà chơn, chắc chắn ra khỏi Ta Bà. Thế nào gọi là CHƠN? – Một câu giải thích rất bình thường, nếu muốn niệm được chơn, chỉ cần niệm của chơn. Không phải là ngụy trang dối người, không phải là làm trên hình thức, không phải là có mục đích khác, không phải là vọng cầu điều quấy, không phải là cái vỏ bề ngoài. Phải nên khẩn cầu thiết tha, thường thật tín nguyện trì danh, một câu danh hiệu Phật nầy tự mình niệm rất rõ ràng, toàn bộ rất rõ ràng, tức là niệm chơn rồi vậy.

Niệm Phật chẳng thể cầu trước tiên là nhất tâm bất loạn, vì nhất tâm bất loạn rất là khó, có thể được một loạt một tràng, tức là ba mươi, năm mươi hoặc ba trăm, năm trăm câu… mà không loạn, lại có thể tùy lúc tùy nơi mà có thể khởi tưởng niệm Phật.

Niệm Phật mà có thể “nhất tâm bất loạn” đương nhiên là điều tốt rồi, nhưng có thể niệm được thành loạt thành tràng mà chẳng loạn đều không phải là dễ đâu. Có thể niệm được thành loạt thành tràng không loạn, tùy lúc tùy nơi khởi được tưởng niệm cũng là niệm Phật rồi. E rằng chỉ biết niệm Phật trong thời khóa nhất định, ngoài ra lúc bình thường chẳng tưởng được để niệm Phật!

Lúc niệm Phật nhất định nên niệm một cách “chánh tâm thành ý” và “cung kính”, đây là bí quyết nhiệm mầu của niệm Phật trì danh, mà vả lại trong lúc niệm Phật cần tâm không nên thêm việc, chuyên tâm chỉ Nam MôA Di Ðà Phật, niệm được thuần thục, thì có thể nhất tâm bất loạn rồi.

Trích Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật, Vãng Sanh Cực Lạc
Tác giả: Huỳnh Lão cư sĩ
Hải Huyền Viên Giáo dịch

Câu Chuyện Giáng Sinh Của Đức Phật A Di Đà

Câu Chuyện Giáng Sinh Của Đức Phật A Di ĐàTheo lời đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật chỉ dạy trong kinh A-Di-Đà, cách thế giới Ta-Bà của chúng ta 10 muôn ức cõi Phật về hướng Tây rất xa, có một thế giới tên là Cực Lạc, Đức Phật giáo chủ cõi đó là Phật A-Di-Đà hiện đang thuyết pháp độ sanh.

Trong kinh Đại Bổn A-Di-Đà, đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni dạy cho các đệ tử biết về sự tích về đức Phật A-Di-Đà rằng, về đời quá khứ lâu xa về trước ở nước Diệu Hỷ có vị quốc vương tên là Kiều-Thi-Ca. Bấy giờ có đức Phật tại thế hiệu là Thế-Tự-Tại Vương Như Lai vì nhà vua mà thuyết pháp. Vua nghe xong liền giác ngộ, khước từ ngôi vua xuất gia làm tỳ-kheo hiệu là Pháp Tạng.

Một hôm, Pháp Tạng tỳ-kheo đảnh lễ Phật, quỳ xuống chấp tay cầu Phật Thế-Tự-Tại Vương chứng minh 48 lời phát nguyện của Ngài. Do nguyện lực ấy, sau này trãi qua nhiều kiếp tu hành, Ngài viên thành lời nguyện và thành Phật hiệu là A-Di-Đà, có nghĩa rằng vị Phật có Ánh Sáng Vô Lượng, Thọ Mạng Vô Lượng, và Công Đức Vô Lượng. Đức Phật đó và dân chúng của Ngài sống lâu vô lượng, chỉ hưởng điều an lạc, và có nhiều công đức chẳng thể nghĩ bàn.

Tuy rằng, Đức Phật A-Di-Đà là một vị Phật giáo chủ thế giới Tây-Phương Cực-Lạc, nhưng vì Ngài thương xót chúng sanh ở cõi Ta-Bà nên thường thị hiện giáng sinh đó đây để tủy duyên cứu độ. Những ai đã có duyên với Ngài phát lòng tha thiết tu học và niệm danh hiệu của Ngài thì họ đều được sớm thoát vòng sinh tử luân hồi khổ não. Có một lần, Đức Phật A-Di-Đà thị hiện vào đời nhà Đường bên Trung Hoa làm một vị Hòa-Thượng tên là Thiện Đạo. Đại Sư hoằng dương Tịnh Độ, dạy người chuyên niệm Phật cầu hóa sanh về cõi Tây-Phương Cực-Lạc, và Ngài cũng là vị Tổ thứ II trong Tịnh Độ Tông. Một lần khác cũng vào đời nhà Đường, Ngài hiện thân làm một vị Đại-sư tên là Pháp Chiếu, mở ra “Ngũ Hội Đạo-Tràng” độ người về Cực Lạc, sau được suy tôn làm vị Tổ Thứ IV của Tịnh Độ.

Thù đặc nhất là câu chuyện giáng sinh của đức Phật A-Di-Đà vào đời nhà Tống, Trung Hoa, Ngài thị hiện làm một vị danh Tăng khác tên là Vĩnh-Minh Thiền Sư, suốt thông tông giáo, triệt ngộ Thiền-cơ, nhưng tận lực hoằng dương Tịnh-Độ, là vị Tổ thứ VI của Tịnh Độ Tông.

Câu chuyện như thế này: nhằm thời vua Việt Vương, nhân vua đến chùa lễ Phật và tham vấn Phật Pháp. Vua hỏi Vĩnh Minh Đại-sư rằng:

– Bạch Tôn-Đức, thời nay có bậc chân-tăng nào khác ngoài Ngài nữa không?

Vĩnh-Minh Đại-Sư đáp:

– Có! Hòa-Thượng Hành-Tu, vị có đôi tai dài, người ấy chính là Phật Định Quang ứng thân.

Vua nao nức liền tìm đến Hòa-Thượng Hành-Tu cung kính đảnh lễ và lớn tiếng tôn xưng Hòa-Thượng là Đức Định Quang Như Lai tái thế.

Hòa-Thượng Hành-Tu nghe vậy liền bảo Vua rằng:

– Vĩnh-Minh Đại-Sư thật khéo nhiều lời thì thôi! Ông ấy cũng chính là Đức Phật A-Di-Đà ứng-thân đó.

Nói xong, Hòa Thượng Hành Tu liền nhắm mắt thâu thần nhập tịch ngay trên bản-tọa.

Vua Việt Vương cả kinh sợ kính phục, và trong lòng rất vui vội vã liền trở lại chùa Ngài Vĩnh-Minh để gạn hỏi và hy vọng có thêm cơ may thân cận lễ bái cúng dường Vĩnh-Minh Đại-Sư học đạo.

Về đến cổng chùa thì hay tin Tăng chúng báo:

-Vĩnh-Minh Đại-Sư cũng đã thị hiện nhập Niết-bàn!

Vừa để lộ tông tích hóa độ chúng sanh thì các Ngài bèn nhập tịch liền, đó là điểm yếu mật của chư Phật. Do đó, người đương thời truyền khẩu nhau rằng Vĩnh-Minh Đại-Sư chính là Phật A-Di-Đà ứng hóa, và từ đó hàng Tăng, Tục mới lấy ngày sinh-nhật của Đại-Sư là ngày 17 Tháng 11 Âm lịch để làm lễ vía (kỷ niệm) cúng dường kính mừng Đức Phật A-Di-Đà thị hiện GIÁNG SINH.

Thích Tuệ Uy cẩn soạn

Công Khóa Niệm Phật Hằng Ngày Cho Người Bận Rộn

Công Khóa Niệm Phật Hằng Ngày Cho Người Bận RộnSớm tối mỗi ngày, rửa xong, hướng về tượng Phật hoặc mặt hướng về tây, quì gối hay ngồi hay đứng ngay ngắn, chắp tay ngay ngực, mười ngón tay ngay ngắn không rỗng ở trong lòng bàn tay, tâm giữ sự quán tưởng. Miệng niệm:

– Nam mô thập phương thường trụ tam bảo (3 lần 3 lạy)

– Nam mô đại từ đại bi bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần 3 lạy)

– Nam mô tây phương Cực Lạc thế giới tiếp dẫn đạo sư A Di Ðà Phật (3 lần 3 lạy)

– Nam mô A Di Ðà Phật. (vài trăm hay vài ngàn câu, càng nhiều càng tốt) (3 lần 3 lạy)

– Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát (3 lần 3 lạy)

– Nam mô Ðại Thế Chí Bồ tát (3 lần 3 lạy)

– Nam mô Thanh tịnh đại hải chúng Bồ tát (3 lần 3 lạy)

(Thế giới Cực Lạc có rất nhiều Bồ tát là thầy – bạn chúng ta. Cũng nên cần phải lạy).

– Ðệ tử (tên) nguyện qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng (1 lạy)

– Ðệ tử (tên) nguyện sanh Tây phương Cực Lạc thế giới. (1 lạy)

– Ðệ tử (tên) phát bồ đề tâm, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh. (1 lạy)

– Ðệ tử (tên) nguyện đem tất cả công đức làm được của ngày nay, trang nghiêm tịnh độ của Phật, trên báo đáp bốn ơn nặng, dưới cứu giúp ba đường khổ, nếu có người thấy nghe, đều phát tâm bồ đề, hết một báo thân nầy, đồng sinh nước Cực Lạc. (1 lạy)

Thời khóa niệm buổi tối, cũng có thể thêm hồi hướng nhỏ:

– Ðệ tử (tên) xưa kia đã tạo các ác nghiệp, đều do tham sân si từ vô thỉ, sinh ra bỡi thân – miệng – ý, tất cả nay đây con đều sám hối. (1 lạy)

(Nếu có làm ác cũng có thể ở tại đây mà sám hối)

Niệm Phật định số từ ít đến nhiều, chỉ cần lấy sự thường siêng mà trì, chẳng nên gián đoạn, chẳng được mượn kế làm hỏng công phu, tối kỵ làm cho đủ vẻ, vì đủ hình thức thì khó được lợi ích thật sự.

Trích Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật, Vãng Sanh Cực Lạc
Tác giả: Huỳnh Lão cư sĩ
Hải Huyền Viên Giáo dịch

Một Đạo Bạch Quang Tiếp Dẫn Người Mất

Một Đạo Bạch Quang Tiếp Dẫn Người MấtCư sĩ Lý Thanh Nguyên là ban trưởng ban niệm Phật Trung Chánh ở cơ sở hoằng pháp tại Vụ Phong, ông ta từng là chồng của sư tỷ Hạc, làm tài xế ở cục công lộ. Sư tỷ Hạc từ sau năm 48 biết học Phật, tin sâu niệm Phật, đối với đời người nhiều tai nạn, nhiều nghịch cảnh có thể gặp dữ hóa lành, thường hay khuyên chồng niệm A Di Đà Phật, nhất là lúc tai nạn nguy cấp càng phải cố sức niệm A Di Đà Phật. Ông Lý Thanh Nguyên mặc dù nghe thoáng qua không được hiểu lắm, nhưng có một lần lái xe ban đêm trên đường núi từ Bộ Lý về Đài Trung, tại một cái cua quẹo, xe bỗng dưng bị hư, nhưng kiểm tra thế nào cũng không tìm ra được hư cái gì, những khách ngồi trên xe lăng xăng xuống đi bộ tìm điện thoại kêu taxi lại đi. Chị quản lý xe cũng phải đi thông báo cho cục công lộ phái xe đến chở về, còn lại một mình ông Lý Thanh Nguyên , ngồi trên ghế sau tay lái, trên đường núi trong đêm tối lại không có người ta, một màn đen dầy đặc, lông tóc trên người muốn dựng đứng, trời không lạnh mà muốn run lên! Nghĩ tới nghĩ lui bỗng nhớ lại việc A Hạc vợ ông ta dạy ông ta niệm Phật, tức thời to tiếng niệm lên: “ Nam mô A Di Đà Phật”, niệm được mấy chục tiếng, bỗng nhiên chiếc xe có thể chạy lại được rồi, bèn lái xe chạy thẳng đến Đài Trung an nhiên vô sự. Câu chuyện nhờ một câu Thánh hiệu mà được sự cảm ứng không thể nghĩ bàn này là lúc bút giả đến nhà Lý tiên sinh, chính miệng Lý tiên sinh nói với tôi. Lúc đó sư tỷ Hạc cũng nói chen vào: “Còn có một lần nữa từ đầm Nhựt Nguyệt về cũng xảy ra tình trạng giống như thế, nhờ niệm Phật mà thoát được nguy nàn”.

Nhưng mạng người vô thường! Lý Thanh Nguyên tiên sinh, lúc bình thường coi rất là phước tướng, nhưng mắc phải chứng cao huyết áp, bảy năm trước vào đầu tuần tháng tư, do bởi huyết áp quá cao nằm triền miên trong nhà hơn năm, thuốc thang không thấy công hiệu, trong thời gian này ông niệm Phật đến mức tâm chẳng rời Phật, Phật chẳng rời tâm, một hôm mệnh sắp lâm chung, sư tỷ Hạc đến bố giáo sở mời mấy vị liên hữu trợ niệm cho ông. Các vị liên hữu từ sáng sớm luân phiên niệm mãi đến 12 giờ đêm, chỉ thấy người bệnh còn thở thoi thóp có khả năng kéo dài đến sáng mai, bèn ai về nhà nấy nghỉ, ước định ngày mai lại đến tiếp tục trợ niệm, chỉ có sư tỷ Tú và vợ ông cùng với con trai con gái, năm, sáu người vẫn ở lại trợ niệm. Đến hơn 2 giờ khuya, bỗng có một thanh niên quân nhân ở trong tỉnh cùng xin đến trợ niệm, vị thanh niên này được cái tiếng tốt, lại thành khẩn, cùng với sư tỷ Tú, mọi người phấn khởi tinh thần, chánh niệm đến mức có thể nói là “nhứt tâm bất loạn”. Bỗng nhiên mọi người nhìn thấy một vầng sáng tròn trắng, giống như mặt trời từ ngoài cửa lớn bay vào trong nhà. Do vì nhà của sư tỷ Hạc tọa ở hướng Đông quay sang hướng Tây, chính là đối với con đường lớn của đường Trung Chánh ở Vụ Phong cho nên anh thanh niên kia chạy ra xem, cho rằng xe nào mà đậu ngay cửa? Nhưng vào lúc nửa đêm nửa hôm, bốn bề vắng lặng, một màn đen dầy đặc, chỉ thấy một đường ánh sáng từ hư không hướng Tây phóng thẳng vào trong cửa. Anh thanh niên kia vừa thấy cảnh giới không thể nghĩ bàn như thế, không hiểu ra sao, lại quay vào trong xem vừa đúng ngay khoảnh khắc đó, người sắp mạng chung diện mạo tươi vui, thở ra một hơi mạnh bèn cùng với vầng ánh sáng như mặt trời kia đồng thời biến mất, trong nhà tức thời sáng sủa trở lại như thường. Bà vợ của ông ta và con trai, con gái, A Tú, mọi người… đều nhìn thấy kỳ tích Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn này, do đó mà tiếng niệm Phật cứ y nhiên không dứt, cứ niệm mãi đến trời sáng. Các vị liên hữu Trương Th ẩm, Bảo Vân ở Bố giáo sở qua ngày hôm sau lại đến trợ niệm, niệm mãi đến hơn 11 giờ trưa, đến sau lúc người mất hết thở 8 tiếng đồng hồ, tiếng niệm Phật mới dứt. Mọi người xúm lại xem tướng lành của người mất còn hảo tướng trang nghiêm hơn lúc còn sống nữa, thử thăm dò đỉnh đầu vẫn còn ấm, thân thể mềm như bông, các vị liên hữu buổi sáng trở lại trợ niệm nghe nói sự việc người mất lúc lâm chung nhờ Phật phóng quang tiếp dẫn, mọi người đều không khỏi một phen đại thất vọng, luôn miệng nói xấu hổ, chưa có thể chính mắt nhìn thấy quang minh của Phật.

Phàm việc gì đều có nhân duyên quả báo, cho nên nhà Phật nói nhân quả là xác thật không sai một mảy nào cả. Chúng ta phải biết sư tỷ A Tú suốt đêm trợ niệm cho ông ta, vốn là vị liên hữu trung thành của Bố giáo sở, nhưng phát tâm niệm Phật cho ông ta như thế, cũng không phải không có nhân duyên.

Cư sĩ Lý Thanh Nguyên khi còn sanh tiền, lúc làm tài xế xe, mỗi sáng sớm lúc đi ngang Thảo Hồ, đều có một đám nam nữ học sinh trèo lên xe muốn đến Đài Trung, những người đến trạm xe không kịp thì cư sĩ Lý Thanh Nguyên thường dừng xe lại để cho đám học sinh đó lên xe. Tâm địa của Lý Thanh Nguyên tốt lành như thế đó là nhân, đến lúc ông mắc bệnh hết chữa, con cái của sư tỷ A Tú nghe nói chú Lý sắp lìa đời, cần người trợ giúp niệm Phật, liền nhớ lại cảnh lúc còn đi học vội vội vàng vàng lên xe và chú Lý thì dừng xe lại, hiện rõ ở trong đầu, thế là liền thúc giục mẹ: “Mẹ à! Nhanh lên đi trợ niệm cho chú Lý. Chú Lý đối với chúng con rất tốt, mẹ nhất định phải niệm đến lúc chú vãng sanh Tây phương mới thôi”.

Nếu như không có sư tỷ A Tú trợ niệm suốt đêm không ngủ đến 2 giờ khuya, thì làm sao cảm ứng đến một thanh niên quân nhân trợ niệm nữa? Nói đến vị thiện nam tử này cũng là một nhân duyên thù thắng không thể nghĩ bàn, anh ta vốn đứng gác ca gác nửa đêm ở trại lính gần đó, trong đêm tối yên tĩnh, bên tai bỗng nhiên nghe một lớp tiếng niệm A Di Đà Phật. Trong hai giờ đứng gác, câu Thánh hiệu thanh tịnh vạn đức trang nghiêm thâm nhập vào trong ruộng thức thứ tám của vị thanh niên quân nhân kia, trong miệng tự nhiên cũng theo đó niệm “A Di Đà Phật” không ngớt, vị thiện nam tử này muốn xem thử là người chân tu nào có được sự dụng công như thế, liền dò theo phương hướng của tiếng niệm Phật đi thẳng đến nhà họ Lý đường Trung Chánh ở Vụ Phong, chỉ thấy cửa mở, có rất nhiều người đang niệm Phật, anh ta liền tự động tham gia trợ niệm. Anh thanh niên này nhất định có căn lành rất lớn, nếu không thì trợ niệm hơn một tiếng đồng hồ làm sao có thể thấy được quang minh của Phật? Tôi lúc đến Bố giáo sở giảng kinh, anh thanh niên này cũng đến nghe, các vị liên hữu vì tôi giới thiệu gặp mặt với anh ta, do vì anh ta giúp đỡ một phàm phu sanh tử đang ở trong biển khổ được Phật thương xót phóng quang tiếp dẫn vãng sanh Tây phương Cực lạc thế giới, khiến tôi vừa thấy, trong lòng vô cùng cảm kích, tặng cho anh ta một xâu chuỗi và mấy quyển sách Phật, sau hơn một tháng anh ta được điều đi nơi khác. Tiếc một điều lúc đó tôi quên hỏi chỗ ở và tên họ của anh ta!

Trích Những Chuyện Niệm Phật Mắt Thấy Tai Nghe
Tác giả: Lâm Kháng Trị