Thuở xưa vào triều đại nhà Lương ở Trung Hoa có Thiền sư Chí Công là một bậc Đại đức cao tăng. Không sử sách nào ghi lại song thân của Thiền sư là ai. Người ta thường kể với nhau rằng: Một hôm nọ, có người phụ nữ nghe tiếng khóc của một hài nhi trên cành cây cao. Cô ta trèo lên, thấy một hài nhi nằm trong tổ chim ưng, bèn đem hài nhi về nuôi. Tuy thân thể hài nhi này hoàn toàn giống như người nhưng những móng tay, móng chân giống như móng chim ưng. Khi trưởng thành, xuất gia tu đạo, chứng được ngũ nhãn lục thông. Không biết cha mẹ Ngài là ai, chỉ biết Ngài sinh trong tổ chim ưng nên mọi người đều phỏng đoán Ngài được sinh ra từ trứng chim ưng vậy.
Thời ấy, vua Lương Vũ Đế cũng như mọi người đều rất kính trọng và tin phục các Thiền sư. Bất luận khi họ gặp những sự kịên gì trong đời sống, như sinh con, cha mẹ qua đời, cưới hỏi… họ đều cung thỉnh các Thiền sư đến để tụng kinh chú nguyện.
Một hôm, có một gia đình giàu có thỉnh Thiền sư đến tụng kinh chú nguyện nhân dịp đám cưới người con gái của họ, đồng thời thỉnh Thiền sư ban cho vài lời chúc mừng để mong rằng trong tương lai, việc hôn nhân đều được tốt lành như ý. Thiền sư Chí Công đến nhà ấy, khi nhìn thấy cô dâu chú rể, Ngài liền nói:
“Thật cổ quái, thật cổ quái! Cháu cưới bà nội.”
“Thật cổ quái” nghĩa là xưa nay chưa từng có một việc như vậy. Đây không phải là chuyện xưa nay thường xảy ra. Thật kỳ lạ khi nhìn một đứa cháu cưới bà nội mình làm vợ. Trên thế gian này, nếu không thông đạt những nhân duyên trong thời quá khứ thì không thể nào lý giải được những mối quan hệ cha con, mẹ con, vợ chồng, anh em, bè bạn… của nhau. Vì sao? Vì mọi người đều có thể là chồng hoặc vợ của nhau trong đời trước. Một người có thể là cha hoặc là con của nhau trong nhiều đời trước. Hoặc một người đều là mẹ và con gái của nhau trong đời trước. Ông nội của quí vị trong đời trước lại kết hôn với cháu gái của quí vị trong đời này. Hoặc là bà ngoại đời trước lại tái sinh làm con gái của quí vị. Tất cả mọi việc đều có thể xảy ra, và đều chịu sự biến hóa khôn lường.
Trong nhà này, chuyện “cháu cưới bà nội” là do trước kia, khi bà nội sắp mất, bà trăn trối lại với toàn gia quyến: “Con trai ta vừa mới cưới vợ và đã có con nối dòng. Con gái ta cũng đã có chồng, ta không còn bận tâm gì nữa”. Bà ta hoàn toàn thỏa mãn và đã gạt mọi sự bận tâm qua một bên, ngoại trừ một điều: còn đứa cháu nội, “tương lai rồi sẽ ra sao? Ai sẽ chăm sóc nó? Liệu người vợ của nó có đảm đang hay không? Ta không thể nào không lo cho nó được!”
Bà nắm tay đứa cháu nội và qua đời. Người ta bảo rằng nếu mọi việc đều toại nguyện, lúc lâm chung có được tâm trạng thơ thới thì người chết sẽ nhắm mắt. Còn nếu không, thì người chết không nhắm mắt được. Bà lão nói: “Bà rất lo lắng cho cháu, bà chết không nhắm mắt được”. Nói xong, bà ra đi mà mắt vẫn mở. Thần thức của bà vẫn còn lo âu. Khi đến gặp Diêm vương, bà ta than khóc, thưa rằng:
– Tôi còn đứa cháu nội, không ai chăm sóc nó.
Diêm vương đáp:
– Được rồi, bà hãy trở lại dương gian chăm sóc cho nó.
Nói xong, bà ta được đầu thai trở lại trong cõi trần. Khi đến tuổi thành hôn, bà ta lấy người cháu nội trước đây của bà ta. Vì vậy nên nói “cháu lấy bà nội”. Quí vị thấy có phải là cổ quái thật không?
Chỉ vì một niệm ái luyến không buông xả được mà tạo nên biết bao duyên nghiệp buộc ràng về sau. Bà ta chỉ vì bận tâm vì đứa cháu, mà về sau phải làm vợ cho nó. Quí vị thử nghĩ lại xem, đây chẳng phải là chuyện cổ quái hay sao?
Quí vị sẽ hỏi: “Làm sao mà Thiền sư Chí Công biết được điều ấy?” Thiền sư biết được là vì Ngài đã đạt được ngũ nhãn và lục thông. Nên chỉ cần nhìn qua, là Ngài liền biết được ngay kiếp trước của cô dâu vốn là bà nội của chú rể. Chỉ vì bà nội đã khởi một niệm ái luyến sai lầm nên nay phải đầu thai trở lại làm người, và làm vợ của đứa cháu nội mình. Một niệm lành còn như thế huống gì là niệm ác, hoặc khởi trùng trùng niệm ác thì luân hồi trong tam đồ lục đạo biết bao giờ dứt, biết bao giờ mới mong ra khỏi.
Thiền sư lại nhìn trong số khách đến dự đám cưới, có một bé gái đang ăn thịt, Ngài nói: “Con gái ăn thịt mẹ”.
Vì miếng thịt mà em bé đang ăn là thịt dê, con dê này vốn là mẹ của em bé đầu thai lại. Kiếp trước bà ta đã tạo nghiệp ác quá lớn nên đã phải đọa làm dê. Nay lại bị chính con mình ăn thịt. Vòng oán nghiệp khởi dậy do vô minh của chúng sinh không lời nào kể hết được. Chư Bồ Tát thương xót, phát tâm cứu độ chúng sinh là do điểm này.
Khi Thiền sư nhìn các nhạc công, thấy có vị đang đánh trống. Ngài nói: “Con trai đang đánh bố”.
Vì cái trống ấy bịt bằng da lừa. Con lừa này chính là cha của anh nhạc công đầu thai vào. Con lừa này bị giết thịt, lấy da làm mặt trống. Thật là đau thương cho kiếp luân hồi.
Ngài nhình quanh đám cưới, nói tiếp: “Heo dê ngồi ở trên”.
Ngài thấy có vô số loài heo, cừu, dê, gà được đầu thai trở lại làm người, nay họ đều là bà con thân quyến của nhau nên cũng đến dự đám cưới này.
Nhìn trong bếp, Ngài nói: “Lục thân bị nấu trong nồi”.
Chính là cha mẹ, anh em, bà con, bè bạn do kiếp trước đã sát sinh heo, gà quá nhiều để ăn, nay lại bị đọa làm heo, dê, gà trở lại; rồi bị giết thịt, bỏ vào nồi chiên nấu trở lại.
Ngài nói tiếp: “Mọi người đều vui vẻ chúc mừng nhau”.
Mọi người đến dự đám cưới đều rất vui vẻ mà chúc tụng nhau. Ngài tự than với mình rằng:
“Trông thấy cảnh ấy mà lòng đau xót, ta biết đó chính là những oán nghiệp xoay vần vay trả, tạo nên nỗi khổ chất chồng”.
Thiền sư Chí Công biết rõ nhân quả khi nhìn vào gia đình này. Làm sao chúng ta có thể hiểu được hết chuỗi nhân quả của từng gia đình với trùng trùng khác biệt nhau ra sao. Cho nên những người tu đạo phải rất cẩn trọng trong khi tu nhân, vì khi nhân duyên chín mùi sẽ gặt lấy quả tương ứng với nhân đã gieo. Tại sao người lại trở lại làm người? Là để trả nợ, trả những món nợ nhân quả ở thế gian. Nếu quí vị không tìm cách trả món nợ này thì nợ nần vẫn tiếp tục, như món nợ đã vay của ngân hàng vậy.
Tôi nhớ một câu chuyện này nữa. Có một gia đình nuôi một con lừa, dùng nó để kéo cối xay và chuyên chở. Người chủ thấy lừa quá chậm chạp nên thường dùng roi đánh nó để thúc giục. Con lừa làm việc miệt mài trong cực nhọc cho đến khi chết. Nó được đầu thai làm người. Khi người chủ hay đánh đập lừa chết, lại đầu thai làm một người phụ nữ. Khi cả hai người này đến tuổi thành hôn thì họ cưới nhau.
Quí vị có biết cặp vợ chồng này sống với nhau như thế nào không? Suốt ngày người chồng đánh đập người vợ. Ông đánh vợ bất kỳ lúc nào, bất luận đang cầm vật gì trên tay, cả lúc đang ăn cơm cũng đánh vợ bằng đũa. Ông ta vừa đánh vừa chửi, cho dù người vợ chẳng làm điều gì sai trái.
Một hôm Thiền sư Chí Công đi qua nhà họ. Người phụ nữ bèn thưa với Ngài:
– Chồng con ngày nào cũng đánh và chửi con qúa chừng mà con không biết tại sao. Bạch Ngài, xin Ngài hãy dùng ngũ nhãn, lục thông bảo cho con biết mối tương quan nhân quả của chúng con đời trước ra sao mà đời này chồng con đánh đập và chửi mắng con hoài vậy?
Thiền sư Chí Công đáp:
– Tôi sẽ nói rõ tương quan nhân quả của hai người cho mà nghe. Trong đời trước, bà là một người đàn ông. Ngày nào bà cũng đánh đập chửi mắng con lừa, thúc giục nó phải kéo cối xay bột.
Ông chủ ấy thường đánh con lừa bằng cái chổi tre. Nay ông chủ được đầu thai lại làm người phụ nữ, đó chính là bà. Còn con lừa thì được đầu thai làm người chồng. Nay ông ta thường hay đánh đập chửi mắng bà cũng như kiếp trước bà đã thường đánh chửi ông tức là con lừa vậy. Nay bà đã hiểu rõ nhân quả tương quan với nhau rồi, tôi sẽ bày cho một cách để chấm dứt vòng oán nghiệp này. Bà hãy cất giấu tất cả mọi dụng cụ trong nhà ngoại trừ cái chổi đuôi ngựa (chổi dây). Khi người chồng thấy chẳng còn vật gì dùng để đánh cô, anh ta sẽ cầm chổi dây này để đánh. Cứ để cho anh ta đánh vài trăm roi, thì nợ cũ của bà mới được trả. Lúc đó, bà mới báo cho anh ta biết nhân đời trước và quả đời sau báo ứng với nhau rất rõ ràng như tôi vừa giải thích cho bà. Anh ta sẽ không còn đánh bà nữa.
Người phụ nữ làm đúng như lời Thiền sư Chí Công chỉ dạy. Khi người chồng về đến nhà, ông ta liền kiếm vật gì đó để đánh vợ. Chỉ còn thấy chiếc chổi đuôi ngựa, ông ta cầm lấy và đánh. Thông thường như mọi khi, cô ta tìm cách chạy trốn. Nhưng lần này cô ta kiên nhẫn ngồi đó chịu đòn cho đến khi ông chồng ngừng tay.
Thấy lạ, ông ta hỏi tại sao bà không bỏ chạy. Cô ta kể lại việc được Thiền sư Chí Công giải thích cặn kẽ tương quan nhân quả của hai người. Ông chồng nghe xong ngẫm nghĩ: “Như thế thì từ nay ta không nên đánh chửi cô ta nữa. Nếu còn đánh, thì kiếp sau cô ta sẽ đầu thai trở lại rồi tìm ta để đánh chửi”. Từ đó ông chồng không còn đánh mắng người vợ nữa.
Thế nên quí vị phải biết mọi người đều có sự quan hệ với nhau tương ứng với nhân đã tạo. Quí vị chẳng thể nào biết được trong đời trước, ai đã từng là mẹ, là anh, là cha hay là chị em của mình. Cái nhân đã tạo ở đời trước sẽ tạo thành quả đời này và nhất định có liên quan đến bà con quyến thuộc của mình. Nếu quí vị hiểu được đạo lý nhân quả, thì quí vị có thể chuyển hóa, biến cải được nhân bằng cách từ bỏ những việc ác.
Còn một chuyện nữa về Thiền sư Chí Công. Một ngày Ngài ăn hai con chim bồ câu. Ngài rất thích món ăn này. Người đầu bếp nghĩ rằng món thịt bồ câu chắc là rất ngon nên ngày nọ anh ta quyết định nếm thử. Anh ta làm việc này với hai ý nghĩ: một mặt là muốn thử xem thức ăn hôm nay mình làm có ngon hay không; một mặt khác anh ta nghĩ rằng Ngài Chí Công ngày nào cũng thích ăn bồ câu, nhất định đây là một món ăn rất ngon, nên muốn thưởng thức một chút rồi mới đem đến cho Thiền sư dùng.
Khi người đầu bếp mang thức ăn đến. Ngài nhìn đĩa thức ăn và hỏi:
– Hôm nay có ai nếm trộm thức ăn này? Có phải chính anh không?
Người đầu bếp liền chối. Thiền sư liền bảo:
– Anh còn chối. Tôi sẽ cho anh thấy tận mắt ai là người nếm trộm. Hãy nhìn đây!
Ngài liền ngồi ăn. Ăn hết hai con bồ câu rồi, Ngài liền há miệng rộng, trong đó, một con bồ câu liền vẫy cánh bay ra còn con kia thì bị mất một cánh, không thể bay lên được.
Thiền sư mới bảo:
– Anh thấy đó, nếu anh không nếm trộm thì tại sao con bồ câu này không thể bay được? Chính là vì ông đã ăn hết một cánh của nó.
Chuyện này làm cho anh đầu bếp biết Thiền sư Chí Công không phải là người thường. Ngài chính là hóa thân của Bồ tát. Thế nên Ngài có năng lực biến những con bồ câu bị nấu thành thức ăn rồi thành bồ câu sống. Không phải là Bồ tát, không làm chuyện này được.
Thiền sư Chí Công còn thường ăn một loại cá gọi là Tuệ Ngư. Cũng đem cá ra nấu nướng rồi Ngài ăn từ đuôi lên đầu. Nhưng sau đó Ngài lại há miệng ra làm cá sống lại. Vì vậy, những việc này là rất thường đối với cảnh giới của hàng Bồ – tát. Thiền sư Chí Công là một vị Bồ – tát, nhưng không bao giờ Ngài nói: “Các ngươi biết không, ta là một vị Bồ – tát, ta đang giáo hóa chúng sanh, ta có đại nguyện này, hạnh nguyện kia…” Các vị không bao giờ mong khởi ý niệm ấy. Cho nên chúng ta là hàng phàm phu, dù có thấy Chư Phật hay Bồ – tát cũng không thể nào nhận biết được. Việc làm của Bồ – tát cũng gần như hành xử của người thường, nhưng thực chất lại không giống nhau. Là vì phàm phu khi hành động chỉ nghĩ đến lợi ích của chính mình, không nghĩ đến sự giúp đỡ cho người khác. Còn Bồ – tát thì chỉ nghĩ đến lợi ích của người khác mà không nghĩ đến mình. Khác nhau là ở điểm này. Bồ – tát thì tự làm lợi ích cho mình còn lo làm lợi ích cho người khác. Tự giác ngộ mình xong rồi giúp cho người khác giác ngộ. Tự độ hoàn toàn, lợi tha hoàn toàn.
Trích từ bài pháp Giảng Giải Chú Đại Bi
Cố hòa thượng Tuyên Hóa
cho an hòa hỏi thêm; mình niệm phật theo hơi thở thập niệm ký số như hít vảo”a di đà phật” ghi nhận 1, thở ra”a di đà phật”, ghi nhận là 2; đếm đến 10 bắt đầu lại 1; ngoài ra đôi khi củng đếm thập niệm ký số của ngài ấn quang nữa là niệm “a di đà phật” hơi đầu 3 câu, hơi 2 là 3 câu, hơi 3 là 4 câu; sau đó quay lại hơi 1; như vậy có ổn không cư sĩ, mong giải đáp dùm, xin cám ơn
A Di Đà Phật
Bạn An Hoà,
Hai pháp bạn nên chọn một.
1/ Hít vào niệm “A Di”. Thở ra niệm “Đà Phật”. Cứ thế hơi thở nhẹ nhàng, thong thả niệm, không nhanh, không chậm. Rõ ràng từng tiếng trong suốt buổi.
2/ Niệm theo 3 nhịp còn gọi là thập niệm: 3-3-4 như bạn nói. Điểm quan trọng là mỗi một hồng danh A Di Đà Phật tương ưng một niệm chứ không phải là niệm A Di Đà Phật + con số 1 là một niệm. Bởi như vậy là hai niệm đan xen. Niệm lâu ngày sẽ tổn khí mà lâm bệnh.
3/ Pháp thập niệm chỉ cần khi tâm quá tán loạn. Nhưng khi tâm đã an định rồi thì bạn nên tuỳ nghi, thong thả niệm, sao cho từng niệm rõ ràng, phân minh, không cho tạp niệm đan xen. Như vậy chính là niệm Phật trong chánh niệm.
A Di Đà Phật
Bạn An Hoà,
1/ Mỗi người sanh ra đều có nghiệp riêng. Đạo Phật gọi là biệt nghiệp. Bạn sanh ra trong gia đình có cha mẹ thì nhiều hay ít đều có cộng nghiệp. Không có cộng nghiệp quyết không cùng chung sống. Cha mẹ bán bia, rượu, nếu bạn không tham gia, không tán thán, không ham thích, còn khuyên cha mẹ không nên làm thì bạn không có tội.
2/ Khuyên cha mẹ không được là do bạn chưa đủ phước và công đức. Vì vậy việc bạn nên làm là phải thực tu. Nếu bạn thực tu, hàng ngày cha mẹ nhìn thấy sự chuyển hoá thân, tâm của bạn, thấy bạn có một cuộc sống lành mạnh, an lạc, tự thân cha mẹ sẽ có sự chuyển hoá. Kết hợp hàng ngày hồi hướng cho cha mẹ, nguyện chư Phật, chư Bồ tát gia hộ, giúp cha mẹ sớm hồi đầu, chuyển sang một nghề chân chánh, cùng tin sâu nhân quả, tu học Phật pháp. Bạn đi đúng đường, tu đúng pháp, cha mẹ chắc chắn sẽ được chuyển hoá.
mong cư sĩ trả lời niệm phật theo hơi thở phần ở trên nhe, cám ơn
như mình đi tắm trong nhà tắm trong đó có những con kiến bò trong đó, mình cũng đã cố gắng cứu nó ra khỏi trước khi tắm, nhưng có nhiều lúc vô tình không thấy mà mình tắm nước trôi cuốn nó đi và có bị tội không, hằng ngày mình niệm phật xong hồi hướng cho oan gia trái chủ, thì trong đó có những sinh vật vô tình giết hại chúng không, xin cám ơn
Chào bạn An Hòa,
Tuy không cố ý sát hại thì không có tội, nhưng phàm phu chúng ta, tất cả hành động ở thân, miệng và ý đều là đang gieo nhân, tạo nghiệp. Tuy nhiên, PH nghĩ quả báo của việc vô ý giết côn trùng là rất nhẹ. Trong đời sống sinh hoạt của phàm phu, thì rất khó, hay nói đúng hơn là không thể nào tránh khỏi những việc tương tự như vậy. Là người có trí tuệ, chúng ta cần phân rõ nặng, nhẹ, để tránh đem những việc nhỏ lại thành phiền não (nặng), làm thành chướng ngại trong tâm. Chúng ta cần nuôi dưỡng lòng từ, tránh hết sức việc sát sanh, nhưng khi vào thế kẹt, thì đành chịu chấp nhận quả báo.
Khi hồi hướng đến các vị oan gia trái chủ, nếu các vị kiến đó biết bạn không cố ý, có thể họ không đem tâm oán hận thì có lẽ sẽ không liệt kê vào dạng oan gia trái chủ. Cho nên, bạn nên hồi hướng đến tất cả chúng sanh trong mười phương pháp giới là sẽ không bị sót vị nào cả.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tuy không cố ý giết, nhưng vô ý giết cũng không có nghĩa là không bị nghiệp báo.
Như pháp sư An Thế Cao, nhiều đời xuất gia tu hành, có một kiếp làm thái tử nước An Tức, lìa bỏ ngũ dục, xuất gia tu hành, hiện kiếp đắc túc mạng thông biết được đời trước thiếu nợ mạng người, người chủ nợ ở Trung Quốc. Thế là tiền thân An Thế Cao bèn đáp thuyền đến, tới Lạc Dương, đương lúc ngang qua cánh đồng trống, bỗng xuất hiện một thanh niên trẻ, lưng đeo bảo kiếm, từ xa thấy pháp sư đã nộ khí xung thiên, đến gần không nói không rằng vung gươm chém xuống. Sau khi chết, linh hồn pháp sư lập tức đến nước An Tức đầu thai, lại làm thái tử, lớn lên cũng phát tâm xuất gia tu hành, chứng túc mạng thông, biết đời trước đến Lạc Dương hoàn mạng, nay còn nợ một mạng cần phải trả cho xong, chủ nợ cũng ở Lạc Dương. Một lần nữa An Thế Cao (thân trước) lại đáp thuyền đến Trung Quốc, vào tá túc trong gia đình người đã giết pháp sư đời trước. Vì sao trước kia giết pháp sư, mà nay lại cho tá túc? Vì mạng đã trả xong rồi vậy. Lúc dùng cơm tối, tiền thân An Thế Cao hỏi: “Ông nhận ra tôi không?”. Chủ nhân đáp: “Không”. “Tôi chính là người mà ông đã giết ngày… tháng… năm… ở ngoài đồng ấy”. Chủ nhân thất sắc. Quái! Việc này làm gì có người thứ ba nào biết, chắc ông tăng này là quỷ đến đòi mạng rồi, bèn đứng dậy định bỏ chạy. Sư kéo tay bảo ngồi xuống, nói: “Chớ hốt hoảng như thế! Tôi không phải là quỷ đâu”. Sư nói rõ sau khi bị giết, linh hồn lại trở về nước An Tức đầu thai, lần này còn nợ một mạng muốn trả cho xong: “Ngày mai tôi sẽ bị người đánh chết, vì muốn đền trả nợ cũ, xin ông hãy làm chứng giùm, thay tôi nói với quan phủ rằng: Chính tôi muốn trả nợ, quan đừng bắt tội người vô ý giết tôi”. Hôm sau, hai người cùng ra phố, An Thế Cao đi trước, gia chủ theo sau. Phía trước, một nông phu đang gánh một gánh củi nặng, quang gánh trước bỗng nhiên rớt xuống, đòn gánh bật ngược ra sau, trúng ngay đầu tiền thân An Thế Cao vừa đi tới, chết ngay tại chỗ. Anh tiều phu bị bắt ngay lập tức. Gia chủ thấy hoàn toàn phù hợp với những gì đêm qua Sư nhờ vả, bèn thuật hết đầu đuôi cho quan phủ. Quan phủ nghe xong, tin nhân quả thật sự không lầm, bèn xá tội cho người tiều phu mặt đang xanh như tàu lá. Sau khi chết, linh hồn tăng nhân đến nước An Tức, đời thứ ba lại đầu thai làm thái tử, cũng xuất gia tu hành, là An Thế Cao thời nay vậy. Nghiệm đó thì biết, nghiệp buộc rất khó trốn chạy, như pháp sư An Thế Cao, hai đời trước từng là cao tăng, biết được việc đời trước mà còn không thể chuyển nổi các nghiệp tạo từ vô thỉ ấy, huống hồ gì phàm phu chúng ta. (Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật – Viên Anh Pháp Sư)
A Di Đà Phật.
Bị Quả Báo Chết Oan Do Vô Ý Giết Hại Loài Vật
cho em hỏi thăm, đôi lúc, em có một số tư tưởng là muốn giết người, chặt hoặc chém, tự nhiên xuất hiện trong đầu em, e không biết nguyên nhân tại sao vậy, xin cư sĩ chỉ cho cách khắc phục, em xin cám ơn nhiều; vấn đề thứ hai hằng ngày e đi trên xe em có tụng chú đại bi 1 ngày 5 biến khi đi trên xe để đi làm (lượt đi 3 biến, lượt về 2 biến) như vậy có được không và hằng ngày e niệm phật mười hơi (vào buổi tối) và e làm bất cứ việc lành nào em cũng hồi hướng tây phương cực lạc; hôm nào có việc bận qua ngày hôm sau e niệm thêm 10 hơi nữa; bữa nào rảnh rang nhiều em niệm đủ 100 câu ra tiếng, cố gắng tập trung lắng nghe; xin các cư sĩ hướng dẫn cho cách hành trì; e xin cám ơn; em có đọc qua kinh a di đà đọc phần nào có diễn tả về cảnh tây phương cho lòng tin em kiên cố hơn; khi nào rảnh nhiều em đọc cả cuốn; e chỉ đcọ thôi chứ không có tụng, em xin cám ơn nhiều
Vọng tưởng trong đầu đến thì cứ KỆ…để tâm nhiếp vào niệm 10 câu A Di Đà Phật là tốt nhất. Cứ niệm 10 câu, niệm trong vài phút thì vọng tưởng kia liền tiêu mất. Không cần truy nguyên nhân từ đâu đến, hoặc giờ nó…đi đâu…đơn giản vì nó là vọng, là giả thì quan tâm đến làm gì cho phiền phức thêm…
Tụng chú đại bi như em vậy rất tốt, cứ tiếp tục…nếu điều này mang lại cho em sự an lạc, thanh tịnh. Nếu tâm quá loạn hay mệt thì niệm A Di Đà Phật sẽ dễ dàng hơn là niệm chú…công năng niệm Phật thậm chí còn vượt hơn niệm chú không biết là bao nhiêu lần…tuy nhiên mọi việc đều tùy duyên, bạn cảm thấy an lạc khi niệm chú thì cứ giữ.
Bạn đang làm tốt, cố gắng phát huy nhé, nguyện chư Phật gia hộ cho bạn sớm phát tâm ăn chay trường và niệm Phật tinh chuyên, kiên cố Tín Nguyện cầu sanh Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
a, cho e hỏi thăm, hôm qua e nằm mơ thấy tượng mẹ quan âm bồ tát, thường ngày e thấy tượng mẹ đứng yên, sao trong mơ e thấy tượng mẹ chuyển động; e mới chạy lại hỏi mẹ là kiếp này e có được vãng sanh không thì được trả lời là không; e còn chạy theo nói mẹ nhớ tiếp dẫn con lúc con cuối đời, mẹ đi mất luôn; sáng ra e mới suy nghĩ chắc là ma giả mẹ để quấy phá mình đây; chứ theo em biết trong kinh thì ánh sáng mẹ lan tỏa khắp mười phương mà tượng mẹ em thấy thì không có chút ánh sáng nào; xin cư sĩ giải thích dùm , em cám ơn cư sĩ nhiều
A Di Đà Phật
Bạn đã biết Phật, Bồ Tát không dễ dàng thị hiện cho phàm phu như chúng ta thấy- đã biết như vậy còn phải chấp vào những chuyện mơ màng làm gì. Tất cả đều là hư vọng, chúng ta cứ để ý thì tự mình chướng ngại mình, ma là ở đây.
Vấn đề quan trọng: đời này bản thân có vãng sanh hay không? Câu trả lời có hoặc không, chính mình hiểu rõ hơn ai hết. Nói không biết là tự gạt mình. Thế nên, việc cần làm là củng cố tín nguyện, quyết chí buông xả. Hòa Thượng Tịnh Không dạy: từng giờ từng phút nghĩ rằng Đức Phật đến tiếp dẫn tôi, tôi đã vãng sang, những chuyện trên thế gian này đều không nghe không hỏi, đều không liên quan gì đến tôi. Mấy hôm nay HN cũng quán tưởng như vậy và thật sự thấy hiệu quả.
A Di Đà Phật
Mong cư sĩ giúp giải đáp các thắc mắc dùm e đã hỏi ở phần trên, e xin cám ơn nhiều ạ
xin giải nghĩa kỹ dùm con nguyện lực thứ 19 và 20 cua phat a di đà; như vậy con làm lành hồi hướng cực lạc, không niệm phật thì chắc chắn vãng sinh hay không; mong quý thầy và phật tử giảng giải rõ, con xin cám ơn
A Di Đà Phật
Bạn nên đọc giảng nghĩa của thầy Thích Thiện Thuận về nguyện lực thứ 18 và 19 của Phật A Di Đà trong Kinh Vô Lượng Thọ tại link
(hoan hỉ xuống hàng để video hiện ra)
đây là minh chứng cho sự vãng sinh tây phương và sự tiếp dẫn của phật a di đà, cho các đạo hữu có niềm tin pháp môn niệm phật, phật a di đà và thế giới tây phương cực lạc; phật a di đà phóng quang tiếp dẫn vãng sanh
Ước gì có phiên bản tiếng Việt với đầy đủ chi tiết hơn cho Phật tử Việt Nam mình cùng xem nhỉ. A Di Đà Phật.
xin các cư sĩ giải đáp dùm, nguyên là, hôm qua e có niệm phật a di đà liên tục trong phòng ngủ, trước khi mình ngủ, lâu lắm mới ngủ, sua đó e có nằm mơ thấy, mình nằm mộng thấy mình đứng trên một tấm ván bắc qua 2 bên bở, phia dưới là một vưc thẳm, hai bên đều có một nhóm người đứng, mình thấy mình chạy qua đến giữa cầu, lúc đó tự nhiên mình cảm thấy sợ quá mình chạy trở lại, đầu bên đây, thì mình thấy có một người giống bạn mình, lúc đó tự nhiên mình cầu phật a di đà đến rước mình về tây phương, mình đang cầu như thế tự nhiên mình thấy trên trời có một tấm lưới bay đến rớt xuống như muốn chụp lấy mình, mình giựt mình tỉnh giấc, mình mở mắt ra tự nhiên mình thấy phía trên tường, có một tấm thông gió, phát ra chùm sáng màu vàng, một lúc mới ẩn mất, rồi mình lại thấy trên la phong một chùm màu đen bay tới bay lui, lúc đó mình sợ quá mình chấp tay lại niệm a di đà phật liên tục, một lúc chùm đen đó mới biến mất; như vậy là giấc mơ đó thế nào, mong cư sĩ giải đáp thắc mắc giùm, xin cám ơn ạ.
cho e hỏi thêm, hàng ngày e công khóa như này có được không cư sĩ, mong cư sĩ đóng góp ý kiến thêm;
sáng đi làm trên xe niệm chú đại bi 3 biến, trưa về niệm 2 biến, thời gian còn lại niệm phật a di đà;
hàng ngày tối mình niệm phật a di đà 10 hơi, niệm quan âm bồ tát 10 hơi, niệm 3 biến chú vãng sanh, tán thán phật a di đà; sau đó mình hồi hướng bài này:
BÀI HỒI HƯỚNG:
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, CON XIN ĐEM CÔNG ĐỨC, PHƯỚC ĐỨC LÀNH NÀY, CÙNG CÔNG ĐỨC, PHƯỚC ĐỨC CỦA CON TỪ VÔ LƯỢNG KIẾP ĐẾN NAY, DÙ NHỎ NHƯ VI TRẦN, CON XIN GOM LẠI MỘT CHỖ, CON XIN ĐEM HỒI HƯỚNG CHO HẾT PHÁP GIỚI CHÚNG SANH, NGUYỆN CHO CON CÙNG HẾT THẢY CHÚNG SANH TRONG ĐÓ CÓ TẤT CẢ OAN GIA TRÁI CHỦ CỦA CON TỪ VÔ LƯỢNG KIẾP ĐẾN NAY, TẤT CẢ CHÚNG SANG NGU SI GIẾT HẠI TỪ VÔ LƯƠNG KIẾP ĐẾN NAY, TẤT CẢ THAI NHI NGU SI PHÁ BỎ TỪ VÔ LƯỢNG KIẾP ĐẾN NAY, NHỜ CÔNG ĐỨC LÀNH NÀY TẤT CẢ NGHIỆP TIÊU TRỪ, THIỆN CĂN TĂNG TRƯỞNG, ĐỒNG VÃNG SINH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC, ĐỒNG THÀNH PHẬT ĐẠO, ĐỂ CỨU ĐỘ CHÚNG SINH; NGUYỆN CON VÀ TẤT CẢ CHÚNG SANH PHẬT A DI ĐÀ BÁO TRUOC NGÀY GIỜ MẤT, KHI THAN MANG GẦN CHUNG, THÂN KHÔNG BỆNH KHỔ, TÂM KHÔNG THAM LUYẾN, Ý KHÔNG ĐIÊN ĐẢO, NHƯ VÀO THIỀN ĐỊNH, THẤY PHẬT, BỒ TÁT VÀ TẤT CẢ THÁNH CHÚNG TAY BƯNG ĐÀI VÀNG ĐẾN RƯỚC CON, KHOẢNG 1 SÁT NA CON ĐC VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG, Ở THẾ GIỚI TÂY PHƯƠNG TU ĐẾN NGÀY THÀNH PHẬT, SAU ĐÓ PHÂN THÂN TẤT CẢ CÁC THẾ GIỚI KO CÓ PHẬT ĐỂ CỨU ĐỘ CHÚNG SANH.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn An Hoà,
*Giấc mộng, cho dù là lành, khi thức giấc cũng tan biến. Tuy nhiên, mọi giấc mộng đều liên quan tới tâm của bạn. Tuỳ theo tâm bạn hướng thiện nhiều hay ác nhiều mà gặp mộng lành hay dữ. Khi chúng ta phát tâm tu học chân chánh, chư Hộ pháp sẽ tạo những nhân duyên để hoặc là nhắc nhở, cảnh tỉnh, hoặc là giúp chúng ta biết được những nghiệp bất thiện đã gây tạo từ vô thỉ kiếp tới nay, để kịp thời chuyển hoá. Điều bạn nên làm là không cần vọng tìm nguyên do giấc mơ làm gì, trái lại hãy lấy đó để quán xét tâm mình thật tỉ mỉ để biết mình đang hướng về cảnh giới nào, từ đó mà chuyển hoá.
*Công khoá tu học: nếu bạn có thể sắp xếp thời gian thì tối thiểu là 2 thời sáng, tối cần có thời gian tu học cố định thì mới có cơ hội tăng thêm phước, huệ. Còn nếu chỉ tu theo như bạn hiện tu thì khó tiến xa hơn.
*Tu pháp niệm Phật không phải chỉ cần niệm Phật là đủ, mà phải học hỏi giáo pháp của Phật để bổ xung vào kiến thức tu học. Cổ Đức dạy: Tu mà không học, là tu mò. Học mà không tu là đãi sách. Ý nói: Giáo pháp của Phật chúng ta không học mà chỉ nương vào hồng danh A DI ĐÀ PHẬT hay Chú Đại Bi sẽ không tăng trưởng được giới, định, huệ. Nếu không khéo thì càng tu càng xa nhân quả và càng sanh vọng kiến=nghiệp không thể chuyển hoá vì không biết nhân, ắt chẳng hiểu quả.
*Đi làm niệm Phật, trì Chú đều tốt cả. Bạn chỉ cần chọn 1 trong hai không nhất thiết phải gộp cả 2.
*Chú Đại Bi muốn phát huy được năng lực bạn phải trì ít nhất từ 7-21 biến sau đó niệm Phật tối thiểu 30-45 phút.
*Tối bạn niệm A DI ĐÀ PHẬT 10 hơi, Quán Thế Âm mười hơi, Chú vãng sanh ba biến nói về lý thì cũng tốt, nhưng nếu đi vào sự, để mang lại lợi lạc thực sự khi tu học thì bạn phải dành thời gian cố định để niệm Phật sau đó hồi hướng thì lợi lạc hơn.
*Phần hồi hướng TN xin góp ý 1 chút, bạn nên cô đọng lại như sau:
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (3 lần)
ĐỆ TỬ NGUYỆN ĐEM CÔNG ĐỨC TU HỌC TỪ VÔ LƯỢNG KIẾP ĐẾN NAY, DÙ NHỎ NHƯ VI TRẦN, CON NGUYỆN XIN HỒI HƯỚNG CHO HẾT THẢY PHÁP GIỚI CHÚNG SANH, CÙNG TẤT CẢ OAN GIA TRÁI CHỦ CỦA CON TỪ VÔ LƯỢNG KIẾP ĐẾN NAY, TẤT CẢ CHÚNG SANG NGU SI GIẾT HẠI TỪ VÔ LƯƠNG KIẾP ĐẾN NAY, TẤT CẢ THAI NHI NGU SI PHÁ BỎ TỪ VÔ LƯỢNG KIẾP ĐẾN NAY, NHỜ CÔNG ĐỨC LÀNH NÀY TẤT CẢ NGHIỆP TIÊU TRỪ, THIỆN CĂN TĂNG TRƯỞNG, ĐỒNG VÃNG SINH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC, ĐỒNG THÀNH PHẬT ĐẠO, ĐỂ CỨU ĐỘ CHÚNG SINH; NGUYỆN CON VÀ TẤT CẢ CHÚNG SANH TỚI LÚC MẠNG CHUNG ĐƯỢC PHẬT A DI ĐÀ BÁO TRƯỚC NGÀY GIỜ, THÂN KHÔNG BỆNH KHỔ, TÂM KHÔNG THAM LUYẾN, Ý KHÔNG ĐIÊN ĐẢO, NHƯ VÀO THIỀN ĐỊNH, PHẬT VÀ THÁNH CHÚNG TAY BƯNG ĐÀI VÀNG PHÓNG QUANG RƯỚC CON, KHOẢNG 1 SÁT NA VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG, CON Ở NƠI ẤY TU HÀNH THÀNH PHẬT, SAU ĐÓ PHÂN THÂN TẤT CẢ CÁC THẾ GIỚI KHÔNG CÓ PHẬT PHÁP CỨU ĐỘ CHÚNG SANH ĐỒNG SANH CỰC LẠC.
Hai câu: TẤT CẢ CHÚNG SANG NGU SI GIẾT HẠI TỪ VÔ LƯƠNG KIẾP ĐẾN NAY, TẤT CẢ THAI NHI NGU SI PHÁ BỎ TỪ VÔ LƯỢNG KIẾP ĐẾN NAY, ngụ ý muốn chỉ bạn hay các chúng sanh khác vì nghiệp vô minh tạo nên nghiệp sát?
TN
cám ơn bạn thiện nhân đã phúc đáp, Hai câu: TẤT CẢ CHÚNG SANG NGU SI GIẾT HẠI TỪ VÔ LƯƠNG KIẾP ĐẾN NAY, TẤT CẢ THAI NHI NGU SI PHÁ BỎ TỪ VÔ LƯỢNG KIẾP ĐẾN NAY, ngụ ý muốn chỉ bạn hay các chúng sanh khác vì nghiệp vô minh tạo nên nghiệp sát? cái này mình muốn ám chỉ mình, vì trước đây mình tạo nghiệp sát lúc còn nhỏ chưa biết sâu phật pháp và phá bỏ thai nhi, giờ nghĩ lại hối hận; mình muốn biết giấc mơ nói gì để tăng niềm tin, nhờ cư sĩ phước huệ hay bậc thiện tri thức nào đó giải thích dùm, xin cám ơn
Mỗi tuần như vậy mình có để ra 1 số tiền khoảng 200 ngàn hoặc ít hoặc nhiều hơn mình phóng sinh và trên đường gặp vật gì hay con gì chet hay vật gì cản trở mình đem dẹp hoặc chôn, mình làm xong đều hồi hướng về tây phương như bài hồi hướng trên, vậy có ổn ko các cư sĩ; đặc biệt mình tránh sát sinh, còn ăn mặn, ăn chay kỳ 10 ngày, hoặc khi hơn, hoặc khi ít, nhờ các vị giải đáp dùm thêm ạ
Chào bạn An Hòa,
Huynh Thiện Nhân đã giải đáp rất hay rồi, tuy nhiên vì bạn muốn trao đổi thêm về giấc mơ của mình nên PH xin chia sẻ thêm. PH nhận thấy với người mới tu tập như PH hoặc như bạn thì phần nhiều giấc mơ là sự đan xen giữa ý muốn và vọng tưởng vô minh. Giấc mơ của bạn phản ảnh cái ý muốn được vãng sanh về Tây Phương khá mãnh liệt. Còn những chi tiết còn lại là do vọng tưởng lung tung tác động qua lại (ví dụ: ý tấm lưới vàng,..). Qua giấc mơ có thể thấy ý định muốn vãng sanh của bạn khá mạnh, nhưng do công phu còn yếu nên bị vọng tưởng đan xen, thêu dệt nên thấy lung tung. Cũng giống như huynh Thiện Nhân, PH nghĩ bạn nên ráng dành ra thêm thời gian cho việc niệm Phật.
Trong một số trường hợp, qua những giấc mơ có thể biết được công phu của mình tới đâu, hoặc tâm mình đang như thế nào. Theo ngài Tịnh Không, khi mình tu một thời gian mà ác mộng được giảm, hoặc dù mơ ác mộng nhưng không quá sợ hãi so với trước đó thì coi như mình có chút tiến bộ.
Bạn tránh sát sanh, lại thêm phóng sanh như vậy là quá tốt. Bạn cần tăng cường niệm Phật, tăng cường tập trung vào câu Phật hiệu/câu chú. Về việc ăn chay, bạn đã đạt được bước đầu tiên, hãy nên nguyện Tam bảo gia hộ để thuận duyên tiến tới ăn chay trường nhé. Tuy nhiên mặc dù muốn hướng đến chay trường, nhưng khi còn ăn chay 10 ngày hoặc ít hơn thì bạn cũng đừng sanh tâm khó chịu, tự trách mình, như vậy tâm mới an giúp mình dễ niệm Phật.
Chúc bạn an vui, tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn phước huệ, trước đây mình đã ăn chay trường được vài tháng; khi ba và bà nội hay tin đã phản ứng ko cho mình ăn chay trường, nói mình có vợ và con, còn phải Sh vợ chồng nua, nên khuyên mình ăn chay kỳ, lúc đó mình cũng phản ứng mạnh lắm, nhung vì ko muốn làm phiền lòng người lớn nên mình chuyển ăn chay kỳ đến giờ, có thời gian mình thối thất nên bỏ ăn luôn, những năm gần đây mình ăn lại và tu theo pháp môn niệm phật, trước đây mình cũng có thiền và niệm phật, khi thiền mình thấy an lạc lắm, mong cư sĩ PH cho mình thêm lời khuyên nhé, mình cám ơn
Chào bạn An Hòa,
Về việc ăn chay trường, bạn hãy cầu Tam bảo gia hộ. PH cũng có lúc gặp tình cảnh người thân không ủng hộ nên chỉ có thể ăn chay một số ngày thuận tiện. Nhưng qua một thời gian dài, nhờ lực Tam bảo, các ngài có phương tiện thiện xảo lắm nên PH đã được ăn chay trường với sự ủng hộ của người thân.
Bạn đã từng thực tập thiền và thấy an lạc, như vậy sẽ dễ thấy an lạc khi tu niệm Phật vì khi tu thiền muốn được an lạc thì phải tập trung hết sức mới sanh ra định, có định mới thấy có an lạc. Niệm Phật cũng vậy. PH không khuyên bạn tu thiền vì trong một đời này nếu muốn thoát sanh tử cõi Ta bà này thì chúng phàm phu như chúng ta không thể tu thiền mà được, chỉ có cách tu niệm Phật, nhờ tha lực của đức A Di Đà Phật mới cứu thoát mình nổi.
Muốn tu có hiệu quả thì bạn cần niệm Phật nhiều hơn. Thầy Chân Hiếu dạy, bước đầu tiên mình phải tập nghe tiếng niệm Phật cho rõ ràng, phân minh. Khi nghe được vậy là mình thấy có chút an lạc rồi đó, lúc đó mình có thể niệm nhiều hơn vì mình bắt đầu THÍCH được niệm Phật. Nhưng để nghe cho được tiếng niệm Phật rõ ràng phân minh thì mình phải tập niệm và nghe, ít nhất 30 phút mỗi ngày mới sớm tiến bộ.
Bạn đang đọc chú Đại Bi, rất là tốt. Tuy nhiên, như huynh Thiện Nhân đã chia sẻ, và cũng như theo PH thấy thì phải ít nhất là 7 biến mỗi ngày (bản thân PH nghiệp nặng nên phải đọc nhiều hơn mới thấy ổn).
Bạn có nguyện vãng sanh tha thiết như vậy thì hãy gắng sắp xếp thời gian để niệm Phật cho nhiều. Đến một lúc bạn sẽ thấy chính việc tập niệm Phật, nhớ Phật sẽ giúp tâm an vui và cảnh bên ngoài (gia đình, người thân,..) cũng theo đó mà chuyển.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho mình hỏi thăm thêm các cư sĩ, như mình có nguyện mãnh liệt, như niềm tin bình thường và niệm phật ít, thì mình có được vãng sinh vào biên địa ko các cư sĩ; xin các cư sĩ dựa vào biên địa nghi thành mà giải thích và phân tích dùm ạ, xin cám ơn nhiều
Chào bạn An Hòa,
Theo kinh Vô Lượng Thọ, biên địa, nghi thành là cho hai trường hợp.
Trích kinh Vô Lượng Thọ:
“Đức Phật bảo ngài Từ Thị: “Nếu có chúng sanh do tâm nghi hoặc làm các công đức, nguyện sanh về Cực Lạc, không rõ Phật trí, bất tư nghì trí bất khả xứng trí, Đại thừa quảng trí, Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí, đối với các trí này nghi ngờ không tin, nhưng vì tin tội phước mà tu tập hạnh lành, nguyện sanh về Cực Lạc.
Lại có chúng sanh chứa nhóm thiện căn, mong cầu Phật trí, phổ biến trí, vô đẳng trí, oai đức quảng đại bất tư nghì trí, đối với căn lành không sanh lòng tin, ý chí còn do dự đối với sự vãng sanh cõi Phật thanh tịnh, không có tinh chuyên, nhưng vì liên tục nhớ nghĩ không thôi kết thành thiện nguyện cũng được vãng sanh.”
Hết trích.
Trường hợp đầu tiên: người này phải tu tập công đức, hạnh lành, do không rõ, không tin Phật trí nên sanh về đó. Vấn đề ở đây là công đức, hạnh lành bao nhiêu mới đủ? PH nghĩ việc công đức nhất là chuyên tâm niệm Phật. Chỉ niệm lơ là ngày một vài câu sao có thể đủ. Ở đây không sợ thừa, chỉ sợ thiếu thôi.
Trường hợp thứ hai: người này dù có lòng tin, nhưng có lúc do dự. Dù ý do dự, nhưng phần “hành” của họ lại rất sâu “liên tục nhớ nghĩ không thôi kết thành thiện nguyện”.
Tóm lại, với cách hành trì của bạn thì e rằng sẽ chẳng có phần ở biên địa. Xin được chia sẻ thêm về “Nguyện”. Nguyện nói là “mãnh liệt” mà không sanh được Hành chuyên thì e rằng chỉ là nói suông. Được sanh về cõi Cực Lạc là đại công đức, đại phước báo. Đâu thể nào có việc mình không muốn bỏ ra công sức mà mong thành tựu? Bạn đừng nên ấp ủ cái ý nghĩ đó vì e rằng đó là tà niệm (làm ít mà mong có kết quả). Hãy nên sửa tâm ý lại, nhín bớt thời gian ngủ nghỉ để tu tập. Bạn có cố gắng thì Phật biết, dù chẳng là bao nhưng ít ra còn được điểm chân thành.
Chúc bạn tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cám ơn cs Phước huệ, sẽ cảnh tỉnh bản thân nhiều hơn, nói chứ mình niệm phật khi truoc bàn phật cũng ít, ngoài ra vào công việc khi nhớ phật là mình niệm thôi, niệm thầm mọi lúc mọi nơi, ngoài ra mình cũng cố gắng làm việc phước thiện để phụ trợ cho niệm phật, hồi hướng vãng sanh, mình sẽ cố gắng niệm trước bàn phật nhiều hơn, cám ơn cs phước huệ đã nhắc nhở
Lang ngày 18/01/2013 lúc 1:00 sáng
Tôi viết ra đây những lời chân thật về việc tôi đã và đang nhận được sự gia trì của Phật và Bồ tát trong việc tu học phật để làm niềm tin cho những ai chưa phát tâm tu sẻ phát tâm tu,những người đã và đang tu học pháp môn tịnh độ thêm tinh tấn dũng mãnh niệm phật cầu vãng sanh về tây phương cực lạc.
tôi xin kể sơ lược việc tôi đã gặp phật pháp và tu học như thế nào: độ cuối năm 2009 tôi có duyên nhận được đĩa “Khuyên Người Niệm Phật” của cư sĩ Diệu Âm úc châu,không hiểu sao khi nghe được những lời pháp mà Anh viết cho cha mẹ và những người thân khuyên tu niệm phật là tôi cứ xúc động,cảm thấu được cái hiếu nghĩa của người con muốn cứu huệ mang song thân mà tôi rơi nước mắt.nhờ nghe đĩa pháp này,Tôi như người mù thấy được ánh sáng,tôi bắt đầu lên mạng tìm hiểu, vô tình Tôi lại gỏ đúng trang web ” tịnh thư quán.com”thế là từ đó tôi thường nghe băng giảng của ngài Tịnh Không Pháp Sư một vị danh tăng người hoa mà trong đĩa Khuyên người niệm phật Cư sĩ Diệu Âm hay nhắc đến.Từ trước đến nay Tôi hầu như ít đến chùa và cũng không hiểu phật pháp gì cả,Tôi chỉ thích nghe pháp và tin những lời Ngài Tịnh Không giảng pháp. Ngài khuyên tụng kinh “Vô Lượng Thọ ” và tụng thuộc lòng 3 năm liên tục thì sẻ tin sâu nhân quả. tôi tin lời Ngài nói và bắt đầu từ tháng 10 năm 2010 tôi mới có duyên nhận được quyển kinh “Vô Lượng Thọ” thế là Tôi ở nhà tự đọc tụng từ từ cho đến khi thuộc lòng hết quyển kinh thì mỗi ngày tôi tụng trọn bộ và niệm phật cầu vãng sanh cực lạc.thật sự mà nói Tôi thấy mình tụng kinh,niệm phật chưa được tốt lắm,vì vọng tưởng cũng còn nhiều,nhưng thật bất khả tư nghì tôi lại được Phật thọ ký.chính bản thân Tôi cũng quá bất ngờ về điều này. ngay ngày được phật thọ ký, chiều hôm đó tôi bị oan gia trái chủ tấn công ,phần bụng dưới phía bên trái bắt đầu nổi đau,măc dù mấy ngày trước đó tôi không có bị bệnh gì cả,kỳ lạ lắm tuy bụng dưới của tôi đau nhưng cái đau rất êm,còn trên đầu và mặt tôi như có nước cam lồ tưới xuống vậy làm mát cả thân tâm tôi và tinh thần thì cứ tỉnh suốt,mọi việc sinh hoạt cứ diễn ra bình thường.cứ vậy oan gia trái chủ tấn công Tôi độ chừng hai ngày,Tôi cảm nhận được sự chỉ dạy của Phật và Bồ tát nên vào những ngày đó tôi tụng kinh ,xám hối, hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ và mở máy niệm phật liên tục cho oan gia trái chủ nghe để họ thấy sự chân thành của mình mà tha thứ
Tôi tự hỏi phải chăng tôi là người quá mắn nhận được sự ưu ái của các ngài.Tôi tự xét lại phải chăng do tôi chỉ có ý niệm tụng kinh,niệm phật cầu vãng sanh và muốn cứu độ thân bằng quyến thuộc như cư sĩ Diệu Âm và tâm chân thành cung kính của tôi đã cảm ứng các Ngài.
Những lời tôi viết trên đây vạn lời chân thật,hiện giờ tôi vẫn đang nhận sự gia trì của Phật và Bồ tát 24/24 giờ về mặt tinh thần trong việc tu sửa thân tâm và cứu độ người thân.rất mong các vị có hửu duyên với pháp môn niêm phật hảy dũng mảnh tiến bước và thành tựu đạo quả trong một đời này thôi.
A MI ĐÀ PHẬT
Nếu bạn Lang có trên đây, xin bạn lang chia sẻ công phu hành trì hằng ngày như sáng mấy giờ thì tụng kinh vô lượng thọ, tụng và niệm phật được bao nhiêu câu hàng ngày hành trì bao nhiêu thời, để được kết quả bất khả tư nghì như vậy, mình rất tán thán bạn, mong bạn chia sẻ để tất cả chúng sanh cùng được phật thọ ký và cùng vãng sanh tây phương, cùng thành phật đạo, công đức của bạn rất lớn, cám ơn bạn LANG