Giúp Người Lâm Chung

Chúng ta được sinh ra trong cuộc đời này, cha mẹ là là bậc đại ân nhân lớn nhất đối với chúng ta. Thân thể, sự nghiệp của chúng ta đều do ông bà cha mẹ truyền trao. Khi cha mẹ, người thân của chúng ta bị bệnh đến lúc hấp hối, bệnh nhân như đang đứng giữa ngã rẽ giữa quỷ, người, thánh, phàm. Sự việc này nguy hiểm vô cùng, như ngàn cân treo sợi tóc. Lúc này, trong gia đình anh em, con cháu, dâu rể phải hết lòng thương yêu đoàn kết với nhau, theo lời dạy của Phật và các bậc thiện tri thức mà hết lòng hộ trì, chăm sóc người thân của mình đúng với chánh pháp, thì người mất sẽ được lợi ích, an vui; người sống sẽ được phước lạc vô biên. Đó là cách trả hiếu lớn nhất và vẹn toàn hiếu đạo. Lúc này, toàn bộ con cháu, người thân, quyến thuộc trong gia đình phải giữ bình tĩnh, tốt nhất là niệm Phật cho người bệnh, không nên khóc lóc, kêu la.

 

NHỮNG ĐIỀU GIA ĐÌNH NÊN BIẾT VÀ CHUẨN BỊ LÚC NGƯỜI BỆNH LÂM CHUNG

Muốn được điều lợi ích cho người mất, xin quý vị hãy nghe theo những lời chỉ dẫn sau đây:

1. Người thân bị bệnh, gia đình phải tận tình chăm sóc, hết lòng thương yêu và chia sẻ những khó khăn với họ, đặc biệt là trong thời điểm này.

2. Anh em con cháu và bệnh nhân khi sống khỏe mạnh đối xử với nhau như thế nào, thì lúc này mọi người càng cần phải có sự cảm thông cho nhau để đoàn kết chăm lo, chiều ý để tâm người bệnh thấy đó mà vui vẻ hướng tâm niệm Phật.

3. Khi thấy bệnh tình trở nặng, con cháu, người thân phải khuyên bệnh nhân nên buông bỏ hết mọi công việc, chỉ hướng tâm niệm Phật cầu vãng sanh, phát khởi lòng kính tin Tam bảo. Nếu người bệnh chưa quy y, thì gia đình nên thỉnh chư Tăng, các bậc đức độ đến quy y cho người ấy.

4. Trong gia đình hoặc bạn bè, có người nào khi sống gây oán thù với người bệnh, nếu không giải tỏa và cảm thông cho nhau được, thì khi người bệnh hấp hối, những người kể trên không được đến thăm nom, tiếp xúc, vì dễ khơi dậy lòng sân hận của người bệnh, khiến họ dễ bị đọa lạc. Cũng vậy, người nào được người bệnh lúc còn khỏe mạnh yêu thương, gắn bó không rời, thì khi hấp hối, người thân yêu ấy không được đứng đối diện, sẽ tạo nên tình cảm luyến ái khiến người bệnh không thể tự tại vãng sanh được.

5. Người bệnh nằm ở bệnh viện, nếu người nhà thấy bệnh tình họ khó qua khỏi được, thì nên lập tức đưa về nhà, sắp đặt chỗ thanh tịnh, hướng cho họ niệm Phật. Nếu thọ mạng của người bệnh còn, thì nhờ oai lực chư Phật và Bồ Tát, bệnh tình sẽ thuyên giảm. Nếu thọ mạng đã hết, thì người bệnh có thể ra đi an nhàn về nơi cõi Phật. Người nhà phải liên lạc mời ban Trợ niệm sớm bắt đầu công việc niệm Phật. Trong lúc di chuyển bệnh nhân, rolex day date replica gia đình phải lớn tiếng niệm Phật; cử một người trong gia đình nói bên tai bệnh nhân rằng: “Chúng con di chuyển thân thể của ông/bà. Ông/bà phải giữ chánh niệm, dốc sức niệm Phật. Bây giờ chúng ta lên xe!… Bây giờ chúng ta xuống xe!… Chúng ta đã về tới nhà…”. Gia đình phải nhắc nhở như thế và luôn thức tỉnh họ niệm Phật. Khi về đến nhà hoặc sắp xếp xong, có thể đắp mền và khai thị.

6. Con cháu muốn bày tỏ tấm lòng hiếu thảo, thương yêu của mình với người bệnh, chỉ nên niệm Phật để bệnh nhân an lành ra đi trong tiếng hồng danh của Phật, về thế giới Tây phương Cực Lạc. Ngoài ra, gia đình con cháu thật sự muốn báo đáp ân nghĩa cho người thân, thì nên ăn chay, kiêng cử sát sanh, uống rượu, tà dâm, phải tích cực phóng sanh làm phước cho người bệnh vào lúc này.

7. Khi người thân bạn bè tới thăm viếng, gia đình nên dặn họ trước rằng, khi vào gặp bệnh nhân, không nên ở lâu và nói những chuyện không đâu rồi khóc lóc, kể lể, khơi dậy niềm đau nỗi khổ cho họ. Ta đề nghị khách thăm chỉ nên khuyên bệnh nhân buông bỏ mọi việc, hướng tâm niệm Phật. Nếu khách thăm đồng ý như thế thì gia đình mới cho vào, đồng thời mời họ cùng tham gia niệm Phật.

8. Khi người bệnh hấp hối cho đến lúc tắt thở, gia đình con cháu phải bình tĩnh niệm Phật, giúp cho người thân mình thanh thản ra đi về cõi Phật. Được như vậy, thì bản thân gia đình, người thân cũng được phước báu vô biên. Nếu lúc ấy, quý vị kêu la, khóc lóc sẽ làm liên luỵ đến người thân của mình, vô tình mình đẩy họ vào cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, khiến họ chịu đau khổ muôn ngàn vạn kiếp.

9. Con cháu gia đình có thật sự thương yêu người thân của mình, nên thành tâm mời ban Trợ niệm đến niệm Phật trợ giúp cho người bệnh được vãng sanh về cõi Phật. Nhân đó, toàn bộ gia quyến phải cảm ơn và nghe theo sự hướng dẫn của ban trợ niệm, cùng cộng tác tham gia niệm Phật trợ niệm cho người thân của mình.

Nếu người thân ta đọa sanh vào địa ngục, họ phải ở trong cảnh tối tăm, một ngày một đêm nơi đó phải trải qua trăm vạn lần chết đi sống lại, đau khổ vô cùng. Nếu người thân ta đọa sanh vào loài ngạ quỷ, tối ngày phải chịu đói khát, bức bách, đâm chém ăn nuốt lẫn nhau. Sự đau khổ đó đến trăm ngàn vạn kiếp không ra khỏi được. Nếu người thân sanh vào loài súc sanh, họ phải chịu sự ngu si mê muội, bị mang lông đội sừng, bị đánh đập, phanh thây xẻ thịt.

Biết được như thế, gia đình càng nên cố gắng, quyết tâm giúp cho người thân của mình được sanh về cõi Phật, thì phước báo rất lớn. Ngược lại, nếu vô tình làm cho người thân bị đọa vào địa ngục, thì tội đó cũng không nhỏ. Xin quý vị thận trọng lưu ý!

TỔ CHỨC VIỆC TRỢ NIỆM

1. Mục đích và ý nghĩa của việc trợ niệm

Người Phật tử nên biết, trợ niệm là công việc giúp người sắp lâm chung khơi dậy câu Phật hiệu, hướng tâm cầu sinh về cõi Phật, tức là giúp cho chúng sanh đó thành Phật. Ông bà chúng ta thường nói :

“Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người”

Cho nên công việc trợ niệm vô cùng quan trọng. Đây là việc thay chư Phật, chư Tổ cứu độ chúng sanh. Vì thế việc này đòi hỏi người trợ niệm phải có tín tâm sâu sắc với Tam bảo, có lòng hy sinh để cứu giúp tất cả chúng sanh vãng sanh về cõi Phật, thoát khỏi biển khổ luân hồi sanh tử. Chúng ta nên biết, giúp một chúng sanh sanh về cõi Phật, tức là giúp chúng sanh đó thành một vị Phật tương lai. Công đức này thật vô lượng vô biên. Người Phật tử lúc bình thường tụng bao nhiêu kinh, niệm bao nhiêu câu chú, làm biết bao việc phước thiện, đến khi lâm chung chỉ cần chủng tử Phật trong họ hiện hành, thì không gì hơn câu A-DI-ĐÀ PHẬT. Chỉ có câu Phật hiệu A-DI-ĐÀ PHẬT mới cứu họ khỏi bị đọa lạc mà thôi.

2. Những yêu cầu đối với ban Trợ niệm

1. Người tham gia ban trợ niệm phải là người Phật tử thuần thành, có tâm hết mình vì đạo, tin sâu Phật pháp. Khi tham gia vào ban Trợ niệm, các thành viên phải bầu ra người trưởng ban. Tốt nhất là người xuất gia, nhưng phải là một vị Tăng đầy đủ đạo hạnh, tinh nghiêm giới luật. nếu không có thì cư sĩ Phật tử đứng ra đảm trách, mà phải là người có tâm chân thành, có năng khiếu khai thị, hiểu Phật pháp, có kinh nghiệm trợ niệm, rành tâm lý. Người này có trách nhiệm nắm danh sách, địa chỉ, số điện thoại của từng thành viên để khi hữu sự, dễ bề liên lạc, cùng nhau tham gia trợ niệm.

– Các thành viên tham gia ban Trợ niệm, phải có tinh thần đoàn kết và nghe theo lời chỉ dẫn của trưởng ban, cùng nhau làm việc.

– Các thành viên tham gia ban Trợ niệm phải nghiêm chỉnh tuân thủ thời gian, không được đi trễ.

– Trước khi đi trợ niệm, ban Trợ niệm nên chuẩn bị những điều cần thiết: tượng Phật A-di-đà, máy niệm Phật, tờ thông báo của ban Trợ niệm (tờ lớn, chữ lớn), nước uống.

– Khi đến nhà gia chủ làm công việc trợ niệm, các thành viên làm thế nào tránh những việc gây phiền hà cho gia chủ, như ăn uống, quà cáp…, tuyệt đối không được nhận bất kỳ tiền bạc, lễ vật gì của gia chủ. Nếu người nào nhận tiền bạc quà cáp, hoặc đòi hỏi việc ăn uống của gia chủ, thì trợ niệm trở thành việc kinh doanh mua bán, tổn giảm công năng tác dụng của việc niệm Phật. Như thế công việc trợ niệm coi như mất hết ý nghĩa cao cả, các thành viên không được công đức về lâu về dài.

– Người tham gia trợ niệm phải ăn chay, không được ăn thịt uống rượu các thứ ngũ tân, hành, hẹ, tỏi…vì người dùng những thứ này, các vị hộ pháp thiện thần sẽ tránh xa.

– Việc khai thị cho người bệnh chỉ dành cho trưởng ban, các vị pháp sư, tổ trưởng, nhóm trưởng có kinh nghiệm. Các thành viên khác chưa được giao trách nhiệm này, thì không được khai thị cho bệnh nhân.

– Khi khai thị cho bệnh nhân, phải nói rõ ràng, ngắn gọn, vui vẻ, khiến bệnh nhân tin tưởng, an tâm. Giúp bệnh nhân phát nguyện vãng sanh, lời lẽ phát nguyện nên ngắn gọn, không được dài dòng hoặc nghi thức quá.

3. Những điều cần chú ý trước khi trợ niệm

1. Khi đến nhà gia chủ, người trưởng ban phải gặp chủ nhà sinh hoạt trước, cho gia đình biết qui tắc trợ niệm. Ngoài ra, trưởng ban cũng tìm hiểu về tâm nguyện của gia đình, xem có khúc mắc gì không. Nếu trong gia đình có người đồng ý, có người không đồng ý, thì trưởng ban phải khéo léo dùng những lời khuyên giải cho họ hiểu, giải tỏa những nghi vấn trong gia đình, đặc biệt là tháo gỡ những vướng mắc bất hòa giữa anh em, cha mẹ, người thân, giúp cho mọi người trong gia đình cùng hoan hỷ, vui vẻ với nhau để hiệp tâm trợ niệm cho người bệnh ra đi một cách êm đẹp.

2. Khi đắp mền cho bệnh nhân, cần hai người cầm hai đầu mền nhẹ nhàng kéo lên khỏi ngực, chí thành niệm chú vãng sanh 3 lần, rồi nhất tâm niệm Phật.

3. Người trưởng ban phải khéo léo tiếp xúc với bệnh nhân bằng những cử chỉ thân mật, chân thành, vui vẻ, tự tin, lạc quan; lắng nghe những khó khăn, những nghi ngờ của họ; khéo léo giải thích an ủi giúp cho họ phát sanh lòng tin; nói về cảnh khổ ở thế gian và cảnh vui cõi Phật; khuyên họ buông bỏ tất cả mọi thứ, chỉ nhất tâm niệm Phật. Trưởng ban có thể làm cho bệnh nhân vui vẻ, tự tin hơn bằng cách đem các việc lành và công phu tu tập của bệnh nhân ra tán thán khen ngợi, khiến cho bệnh nhân sanh tâm vui mừng, không còn nghi ngại; làm sao cho họ tin rằng khi lâm chung nhất định được về cõi Phật.

4. Một điều không kém phần quan trọng là người trưởng ban khuyên bệnh nhân có việc gì cần giao lại cho con cháu, người thân, thì nên làm ngay; hoặc khuyên bệnh nhân nên bố thí những vật sở hữu của mình để tăng thêm phước lành, giúp thuận lợi hơn cho việc vãng sanh. Sau khi người bệnh bàn giao rồi, ta khuyên họ cần phải buông bỏ hết mọi thứ, chỉ giữ một ý niệm nhất tâm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

5. Ban Trợ niệm nên đặt tượng Phật A-di-đà trước giường bệnh nhân, sao cho bệnh nhân dễ nhìn thấy được. Nếu nhà chật hẹp, hoặc không sạch sẽ, không thể treo được, thì ta có thể thỉnh tượng Phật đến trước mặt bệnh nhân mỗi ngày hai đến ba lần để hình ảnh Phật đi vào tâm thức họ. Không cần treo hình cố định trên tường hay đặt trên bàn.

6. Không nên đốt nhang quá nhiều sẽ làm khói xông nồng, ảnh hưởng đến việc hô hấp của bệnh nhân.

7. Sau khi an trí tượng Phật xong, trưởng ban sắp xếp cho các thành viên ngồi hoặc đứng cho ổn định. Việc này giúp bệnh nhân an tâm, không bị ảnh hưởng bởi sự ồn ào, lộn xộn của ban Trợ niệm mà mất chánh niệm.

8. Kiểm tra xem tờ thông báo, tờ hồi hướng đã dán xong chưa, không khí trong phòng có thoáng mát không. Nếu trời nóng, có thể mở quạt máy, nhưng không được thổi thẳng vào người bệnh (hoặc người đã vãng sanh).

9. Khi đến trợ niệm, thấy bệnh nhân nguy cấp thì không cần thiết lập bàn thờ, phải lập tức đến trước bệnh nhân niệm câu Phật hiệu.

4. Những yêu cầu đối với gia đình người bệnh

– Con cháu người thân cần bàn thảo việc gì, thì nên đi tránh ra một nơi khác, không để người bệnh nghe thấy.

– Gia đình phải quét dọn sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng phòng ngủ, giường nằm của bệnh nhân. Bốn chân giường phải kê bốn chén nước, hoặc rải bột tro dưới đất, tránh côn trùng giun, kiến.. bò lên làm bệnh nhân khó chịu, gây chướng ngại cho sự vãng sanh.

– Nếu trong nhà có nuôi súc vật như chó, mèo v.v… thì nên nhốt chúng lại, hoặc canh chừng cẩn thận, không để chúng đến gần người bệnh.

– Khi vào phòng, mọi người nên tránh đụng chạm, gây ra tiếng động ồn ào, ảnh hưởng đến bệnh nhân.

– Mọi người cố gắng tránh mọi sự bất tiện cho người hộ niệm, hạn chế đi ra đi vào gây những tiếng động không cần thiết.

– Trong lúc niệm Phật, yêu cầu mọi người giữ gìn yên lặng; tuyệt đối không cho người nhà bệnh nhân tỏ ra buồn thảm hoặc hỏi han quyến luyến. Ta yêu cầu họ nên chắp tay cùng nhau niệm Phật. Nếu kém hiểu biết, theo tình cảm của người thế tục, ta sẽ vô tình xô bệnh nhân xuống hố sâu vực thẳm, sự tai hại sẽ thật đáng tiếc.

– Trong khi niệm Phật, gia đình không được đốt giấy tiền vàng bạc, tránh sự ô nhiễm và ảnh hưởng đến việc niệm Phật.

– Gia đình đã mời ban Trợ niệm thì không được mời các thầy bùa, phù thủy ngoại đạo khác để tránh gây tạp loạn, ảnh hưởng đến chánh niệm của người hấp hối và làm mất sự tập trung của ban Trợ niệm.

– Gia đình không được đụng chạm vào thân thể người bệnh vì dễ làm họ bị mất chánh niệm.

– Thân nhân tuyệt đối không được khóc lóc kể lể, la hét trong thời gian trợ niệm. Nếu cầm lòng không được thì đi tránh nơi khác.

– Người thân cũng không nên hỏi thăm bệnh nhân bị nóng hay lạnh và những chuyện linh tinh khác, vì như vậy sẽ làm trở ngại đến việc niệm Phật của bệnh nhân.

– Trong khi mọi người đang trợ niệm, gia đình cố gắng không gây ra các tạp âm, hoặc các tiếng động lớn (ho, hắt hơi…) làm bệnh nhân giật mình, thì khó thành tựu được.

– Nếu có điều trở ngại trong lúc trợ niệm, gia đình nên trực tiếp gặp trưởng ban Trợ niệm để bàn bạc.

5. Cách thức trợ niệm

– Khi bước vào trợ niệm, các thành viên nên xem người bệnh mình đang trợ niệm đó là người thân thuộc của mình. Có thể đời này hoặc nhiều đời khác, ta và họ là thân quyến của nhau. Nghĩ được như thế, ta sẽ thực hành niệm Phật tha thiết hơn, chân thành hơn giống như chính mình muốn được vãng sanh để làm lợi ích cho bệnh nhân.

– Khi trợ niệm không nhất thiết phải mặc áo lễ, nếu mặc được thì tốt, còn không thì cũng không sao. Khi niệm, không phan duyên.

– Mọi người phải ngồi cách xa người bệnh khoảng 2 thước, chú tâm niệm Phật; không được đi kinh hành.

– Khi ở trước bệnh nhân, ta không hỏi, không nói những chuyện linh tinh, chỉ nên có câu niệm Phật mà thôi.

– Khi đang trợ niệm, muốn uống nước, xin hãy ra ngoài để không làm phân tâm người khác và cũng là thái độ cung kính người vãng sanh.

– Khi người bệnh muốn thay đồ tắm rửa hay đổi thế nằm, ta có thể thuận theo, nhưng phải nhẹ nhàng cẩn thận. Nếu họ không chịu hoặc bị á khẩu không nói được, thì ta không nên tự ý làm, vì người sắp chết thân thể đau nhức, nếu ép họ di chuyển, đổi chỗ nằm hoặc tắm rửa, thay quần áo, thì vô tình ta làm cho họ càng thêm đau đớn. Có nhiều người cả đời tu hành ăn chay niệm Phật, phát nguyện vãng sanh, nhưng khi lâm chung bị người thân làm những việc nhiễu loạn như trên, phá hoại chánh niệm, khiến họ không được vãng sanh. Việc này rất thường xảy ra. Lẽ ra người đó được vãng sanh về cõi lành, nhưng do gia đình người thân không biết, xúc chạm thân thể, dời đổi, di chuyển, tắm rửa, làm cho họ đau đớn, sanh lòng giận tức. Vừa khi sanh lòng sân hận, lập tức họ bị đọa vào đường ác. Vì thế, khi đang trợ niệm, mọi việc tắm rửa di chuyển người bệnh coi như bị ngăn cấm.

– Người trợ niệm chỉ niệm câu NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT hoặc A-DI-ĐÀ PHẬT, không tụng bất cứ loại kinh điển nào khác. Trưởng ban nên hỏi qua ý bệnh nhân xem thích niệm sáu chữ hay bốn chữ, mà tùy thuận niệm theo.

– Khi niệm, ta có thể dùng khánh hoặc mõ nhỏ để hỗ trợ thêm. Khi đánh mõ hoặc khánh, phải đánh nhẹ nhàng, thanh thoát. Không được đánh quá lớn, át tiếng niệm Phật, cũng không được đánh quá nhanh. Nếu người bệnh thần kinh yếu thì ta không được dùng khánh, chỉ dùng mõ nhỏ đánh mà thôi. Tuy nhiên, cũng tùy trường hợp, nếu bệnh nhân không ưa tiếng mõ, tiếng khánh, thì ban Trợ niệm không cần pháp khí.

– Khi bệnh nhân sắp tắt hơi, ban Trợ niệm chỉ nhất mực phát tâm niệm Phật, cho dù có mùi hôi thối. Người Phật tử nên biết, trợ niệm là đảm nhiệm công việc cao cả của Như Lai để cứu độ chúng sanh thoát khỏi sanh tử. Chẳng lẽ, chỉ vì mùi hôi thối mà bỏ đi trách nhiệm quan trọng này sao? Lúc con người chưa bệnh, đã bệnh cho đến khi lâm chung, xác thân nào cũng không tránh khỏi ô uế. Hơn nữa, không thay rửa đồ ô uế của bệnh nhân là việc bất đắc dĩ, không có tội lỗi gì cả. Hiểu được như thế, thì tâm chúng ta không còn nghĩ đến mùi hôi thối nữa, chỉ một lòng giúp cho bệnh nhân giữ chánh niệm khi sắp tắt hơi mà thôi. Mọi người cố gắng sao không vì những việc nhỏ mà làm hỏng đại sự vãng sanh. Giúp cho một chúng sanh về cõi Phật thì công đức vô lượng vô biên. Còn vô tâm làm cho người bệnh mất chánh niệm, phải đoạ vào địa ngục, thì tội đó chẳng phải nhỏ. Vì thế, mọi người trong gia đình và ban Trợ niệm phải nỗ lực hết mình. Để giảm bớt mùi hôi, ta có thể đốt nhang trầm hoặc để nước đá lạnh. Tuy nhiên, đừng để nước đá quá gần thân xác người vãng sanh.

– Nên tùy theo sức của bệnh nhân mà người trợ niệm có thể niệm giọng cao thấp, nhanh chậm. Nếu niệm lớn quá sẽ tổn khí, người trợ niệm khó có thể trì niệm được lâu. Nếu niệm giọng thấp quá thì bệnh nhân không thể nghe được. Người bệnh lúc lâm chung, không còn khí lực, hơi thở yếu, không thể niệm to, khỏe như lúc bình thường đuợc. Vì thế, người trợ niệm phải theo sức của bệnh nhân. Quan trọng là khi niệm, mỗi câu mỗi chữ phải rõ ràng phân minh, khiến cho câu Phật hiệu đi vào tai, thấm vào tâm thức người bệnh. Được vậy, họ mới có sự lợi ích.

– Khi niệm, ban Trợ niệm nên chia thành nhóm, mỗi nhóm từ 5-10 người. Mỗi nhóm thay nhau niệm từ 1-2 tiếng đồng hồ. Nếu không chia nhóm, người trợ niệm khi niệm lâu, không đủ sức, niệm yếu dần, không toàn tâm toàn lực được. Đến khi ăn uống, các thành viên cũng nên chia nhau thay phiên, không được để ngưng tiếng niệm Phật.

– Nếu số người trợ niệm ít, thì bất đắc dĩ chúng ta có thể dùng máy niệm Phật hỗ trợ thêm cho bệnh nhân đề khởi chánh niệm. Tuy nhiên, không được dùng máy thay cho việc trợ niệm. Tốt nhất là được đại chúng niệm Phật trợ giúp, vì người niệm Phật có sự cảm ứng thì người hấp hối được lợi ích, khuôn mặt sẽ rất hiền hòa, an nhiên.

– Phải tùy thuận theo người bệnh lúc lâm chung, thân thể họ có thể ngồi, nằm, nằm nghiêng, nằm thẳng, ta không được cưỡng ép.

6. Những việc có thể xảy ra khi trợ niệm

Bệnh nhân khi hấp hối, mỗi người mỗi nghiệp khác nhau. Người trợ niệm phải hiểu rõ đạo lý và phương pháp trợ niệm thì người bệnh mới được lợi lạc. Lưu ý, khi trợ niệm sẽ xảy ra một số trường hợp như sau:

– Nếu thần thức bệnh nhân còn tỉnh táo, người trưởng ban trợ niệm khuyên họ nên buông bỏ vạn duyên để niệm theo tiếng Phật hiệu, có thể niệm trong tâm hoặc lắng tai nghe.

– Nếu người bệnh có điều gì lưu luyến, người phụ trách nên giảng giải cho họ hiểu như sau: “Chúng tôi đến hướng dẫn ông/bà niệm Phật. Nếu thọ mạng chưa dứt, thì nhờ niệm Phật mà được hết bệnh. Nếu thọ mạng hết, thì ông/bà có thể thong dong đi về cõi Phật”. Ta giải thích vắn tắt như vậy để họ giữ chánh niệm.

– Có bệnh nhân do nghiệp chướng nặng nề, khi nghe tiếng niệm Phật thì tâm lại khó chịu không muốn nghe. Có người thấy người thân của mình như cha mẹ, ông bà, anh em… trong dòng họ đã chết, giờ hiện đến rủ đi; hoặc thấy oan hồn, quỷ sứ đến đòi mạng… Hoặc bệnh nhân khi còn sống không tin vào Phật Pháp Tăng, khi lâm chung la hét lo sợ vì thấy các hiện tượng kinh hoàng hiện đến. Đây là những oan gia trái chủ của bệnh nhân xuất hiện, làm trở ngại sự vãng sanh. Lúc này vị trưởng ban nghi lễ phải khẩn thiết đối trước hình Phật, khai thị cho oan gia trái chủ của người bệnh.

– Khi thấy những tình trạng như vậy xảy ra, ngay lập tức gia đình phải đến bàn thờ Phật quỳ lạy sám hối cho người bệnh, giúp cho họ nghiệp chướng được tiêu trừ vãng sanh về cõi Phật. Gia đình có thể phát nguyện trì tụng kinh Địa tạng vào lúc này là tốt nhất.

– Khi trợ niệm, thấy bệnh nhân dần dần đi vào hôn trầm, giống như đang ngủ, người trợ niệm có thể dùng khánh để kế bên tai của bệnh nhân gõ lên một tiếng hoặc nhiều tiếng, nhắc bệnh nhân tỉnh giác niệm Phật. Người trưởng ban có thể nói như sau: “Ông/bà hãy mau niện Phật. Khi Phật A-di-đà đến, mau mau theo Ngài mà đi!”, rồi cất tiếng niệm Phật cao hơn khiến tâm của bệnh nhân không còn hôn mê. Ngoài ra người thân quyến liên tục sám hối, lạy Phật, quán tưởng Phật A-di-đà đến phóng quang tiếp độ cho người thân mình vãng sanh về cõi Phật.

– Đang khi trợ niệm, bệnh nhân xuất mồ hôi, hoặc tỏ vẻ lo lắng, đầu tay chân cử động không yên. Đây là hiện tượng của bệnh khổ, sức tập trung của bệnh nhân rất yếu, không tự chủ được nữa. Lúc này người hộ niệm nên đến gần bệnh nhân, lớn tiếng nhắc nhở rằng: “Ông/bà… Tây phương thế giới đang ở phía trước mặt ông/bà đó. Hãy cố gắng tập trung vào câu phật hiệu A-di-đà Phật, thì nhất định sẽ được về cõi Phật!”. Người hộ niệm nói ba lần như vậy, sau đó tiếp tục niệm Phật.

– Có khi đang trợ niệm, bệnh nhân trở nên tỉnh táo hơn trước, có thể nói chuyện, hoặc than thở hoặc cử động thân thể. Trước tình huống như thế, người trợ niệm nên biết không phải hiện tượng lành bệnh, mà khoảng 2 tiếng đồng hồ sau bệnh nhân sẽ tắt thở, giống như ngọn đèn dầu loé lên một tia sáng rồi vụt tắt.

– Thời gian bệnh nhân sắp tắt thở là giai đoạn tối quan trọng và khẩn cấp nhất. Lúc này tuyệt đối người nhà không nên tập trung trước mặt bênh nhân, la lên “ba, ơi, má ơi” làm hỏng hết mọi việc, toàn bộ gia đình chỉ nên nhất tâm niệm Phật cùng với ban Trợ niệm.

– Có người lúc sinh tiền không tin Phật pháp, lại còn chê bai hủy báng, làm chướng ngại người khác tu hành, khi họ lâm chung, xuất hiện tướng rất xấu. Vị trưởng ban phải biết và ngay lúc này khai thị cho họ hướng tâm quy y Tam bảo.

– Có những người lúc khỏe mạnh, có đi chùa, niệm Phật tụng kinh, nhưng cốt yếu là cầu cho mình có sức khoẻ, gia đình được giàu sang, nên khi bệnh, họ rất sợ chết. Khi ấy, họ niệm Phật mục đích là cầu cho hết bệnh chứ không phải là cầu vãng sanh, nên đây cũng là chướng ngại. Vì vậy, người phụ trách trợ niệm phải biết mà khai thị cho họ.

– Sau khi người bệnh tắt thở, trong vòng 8 tiếng đồng hồ, ban Trợ niệm không được ngưng tiếng niệm Phật, vì khi ấy, linh hồn (còn gọi là thần thức) người chết vẫn chưa đi, vì nghiệp lực khiến họ vẫn còn ở trong thân xác, chưa ra khỏi được, chỉ trừ những người công phu tu tập tốt, hoặc người nghiệp lực nặng thì đi ngay. Đối với người không công phu tu tập, thì tâm thức ra khỏi thân xác không nổi, phải chịu nhiều khó khăn và đau đớn giống như rùa sống bị lột mai. Do đó, ta cần phải niệm Phật 24 giờ không gián đoạn mới tránh sự nguy hiểm phải đọa lạc cho người chết.

Người trưởng ban dặn người nhà của bệnh nhân trong vòng 12 tiếng đồng hồ phải luân phiên niệm Phật; không được động chạm đến thân xác, không được thay quần áo, hoặc rờ vào người chết và canh giữ xác cho kỹ, kẻo loài mèo chó hoặc những kẻ không am hiểu đổ xô vào xúc chạm, kêu réo, khiến người chết đau đớn, sanh tâm sân hận, vì thời gian này, người chết vẫn còn cảm giác.

– Người nhà phải chờ sau thời gian hộ niệm (8 tiếng hoặc 12 tiếng) mới có thể đụng vào thân xác người chết. Nếu xác bị cứng thì ta có thể dùng nước nóng đắp lên là được.

Công việc trợ niệm đến đây là xong, ban Trợ niệm tụng bài hồi hướng, đảnh lễ lui ra.

Phim Cách Thức Trợ Niệm Người Khi Lâm Chung do Thích Nhuận Nghi biên dịch

PHẦN THAM KHẢO THÊM

1. Khai thị cho người bệnh

Bất luận người bệnh đã tắt thở hay chưa, đều phải khai thị. Xin gợi ý các lời khai thị như sau:

– Bài thứ nhất

“Kính thưa cư sĩ… A-di-đà Phật! Ông/bà nên buông xả vạn duyên, nhất tâm cầu sanh Tịnh độ nơi Tây phương Cực Lạc. Con cháu tự có phước phần riêng của họ. Thế gian này rất khổ, không nên lưu luyến. Thế giới Cực Lạc của Phật A-di-đà có bảy hàng cây báu, tám loại nước công đức, đất trải bằng vàng, vô cùng trang nghiêm đẹp đẽ không thể diễn tả hết được. Ông/bà nên lập tức phát nguyện đến thế giới Cực Lạc, một lòng cầu Phật từ bi đến tiếp dẫn ông/bà vãng sanh Tây phương. Chỉ khi gặp Phật A-di-đà hoặc thấy ánh hào quang màu vàng (kim sắc) ôn hòa của Tây phương Tam Thánh, ông/bà mới theo các Ngài đi. Ngoài ra, khi thấy bất cứ cảnh tượng nào khác, tuyệt đối không thèm để ý đến. Như vậy, ông/bà nhất định được vãng sanh về Tây phương. Bây giờ chúng tôi niệm Phật, xin ông/bà hãy cùng niệm Phật với chúng tôi”.

– Bài thứ hai

Nam mô A-di-đà Phật.

Phật tử…, pháp danh…

Sanh lão bệnh tử là con đường mọi người phải đi qua, không ai có thể tránh được. Đã có sanh ắt phải có tử.

Phật đã nói thể gian này là khổ, là vô thường. Lúc này, Phật tử hãy buông xả mọi việc, tâm không nên gợi lên những than hận hay cố chấp. hãy thành tâm niệm Phật với lòng tin và sự khẩn cầu sanh về Tây phương Cực Lạc quốc. Hãy niệm Phật với chánh niệm để tiêu tan nghiệp chướng, cho thân tâm được tự tại.

Hãy khẩn cầu với lòng thành kính. Nhất tâm niệm Phật, khẩu cầu đức Đại từ đại bi A-di-đà Phật đến tiếp độ, phóng quang soi sáng và dùng Phật lực để giúp người niệm A-di-đà Phật với chánh niệm.

Hãy khẩn vầu Phật A-di-đà đến tiếp độ, niệm niệm A-di-đà Phật, niệm niệm cầu sanh về Tây phương Cực Lạc quốc.

Nam mô A-di-đà Phật.

2. Khai thị cho oan gia trái chủ

Nam mô A-di-đà Phật.

Phật tử…, pháp danh… từ nhiều đời nhiều kiếp đã gây ra nhiều oan gia trái chủ.

Ông/bà… và quí vị đã có duyên với nhau. Phật nói kết thân tâm pháp duyên là thù thắng nhất. Cho nên, quí vị nên kết thân tâm pháp duyên với ông/bà…, đừng nên gây chướng ngại cho ông/bà…, mà hãy cùng niệm Phật với chánh niệm để cầu sanh về Tây phương Cực Lạc quốc.

Giờ đây xin khẩn cầu quí vị và các thân hữu hãy nhất tâm niệm Phật để giúp đỡ ông/bà… được vãng sanh Tây phương Cực Lạc quốc, hoàn thành Phật sự. Vô lượng công đức sẽ hồi hướng cho quí vị thoát mọi khổ ải và được an lạc.

Cầu xin quí vị hãy vì nhân duyên thù thắng này mà phát tâm Bồ-đề, với lòng tin tưởng sâu sắc mà niệm Phật cầu sanh Tây phương Cực Lạc quốc, toại nguyện vô lượng Phật độ.

Nam mô A-di-đà Phật.

3. Căn dặn dự bị lúc lâm chung

Trường hợp sợ người thân mình không làm đúng theo chánh pháp, lúc còn sống quý vị nên viết một bản di chúc dặn dò con cháu. Trong lời dặn dò, người viết nên tập trung dặn kỹ con cháu người thân phải làm mọi việc cần thiết giúp mình vãng sanh về cõi Tịnh độ của Phật A-di-đà. Xin gợi ý nội dung lời dặn như sau:

Ông/Bà tên …, pháp danh:…

Các con cháu và mọi người trong gia quyến hãy nghe theo những lời ông/bà căn dặn những điều như sau:

Cả một đời ông/bà quy y Tam bảo, chuyên niệm Phật A-di-đà, được hưởng nhiều sự lợi ích tốt lành. Nếu các con cháu và người thân nếu thật sự có lòng hiếu thảo thì phải nghe theo lời của ông/bà, giúp ông/ bà được sanh về cõi Phật A-di-đà. Đó mới là sự báo hiếu lớn nhất. Ông/bà sẽ mãn nguyện ra đi.

Các con phải biết, con người khi sắp tắt thở, giống như con rùa bị lột xác, vô cùng đau khổ. Nếu các con thậy lòng muốn cho ông/bà được chết tốt lành, mong toàn thể các con phải vì ông/bà mà hoàn thành tốt tâm nguyện của ông/bà.

Khi thấy ông/ bà bị bệnh, nhất là lúc hấp hối, con cháu hãy làm theo những lời căn dặn như sau:

– Lập tức đi mời ban Trợ niệm đến niệm Phật cho ông/ bà. Khi ban Trợ niệm đến, gia đình phải nghe theo sự hướng dẫn của họ, không được làm trái ngược. Nếu có chư Tăng đến, con cháu phải hết lòng cung kính.

– Khi ban Trợ niệm niệm Phật, gia đình không được động đậy, di chuyển, thân thể để tắm rửa, thay quần áo cho ông/bà; lại càng không được gào thét, khóc lóc, kể lể, than van. Con cháu phải giữ gìn cho yên lặng và cùng trì niệm câu Phật hiệu A DI ĐÀ PHẬT, hết lòng cầu Phật tiếp dẫn ông/bà vãng sanh về cõi Phật.

– Trường hợp ông/bà bị hôn mê bất tỉnh, hơi thở sắp tắt, thì con cháu không được mời bác sĩ đến chích thuốc, hô hấp hoặc làm những việc cấp cứu khác để tránh tâm lý ông/bà bị dao động hoặc gia tăng sự đau khổ. Các con cháu phải vì ông/ bà mà thành tâm niệm Phật. Như thế mới là người con, người cháu hiếu thảo.

– Khi ông/bà tắt thở trong vòng 24 tiếng đồng hồ, con cháu phải cố giữ tiếng niệm Phật sao cho không được gián đoạn, phải luân phiên niệm Phật trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Sự trợ niệm vào giờ phút này cho ông/ bà là sự giúp đỡ vô cùng to lớn. Con cháu có thương ông/bà, thì không gì hơn là ngay lúc này niệm Phật A-di- đà.

– Còn việc thay quần áo, nhập liệm, tang lễ, tụng kinh phải chờ qua 24 giờ mới được tiến hành. Trừ trường hợp, thời tiết khí hậu oi bức, sợ có mùi hôi thối, thì nên tùy duyên, con cháu có thể đốt nhang trầm hoặc để nước bên cạnh thi thể ông/bà.

– Trước và sau tang lễ và trong suốt 49 ngày, việc cúng tế đãi khách… toàn bộ phải dùng đồ chay, tuyệt đối không được sát sanh để tránh gia tăng nghiệp tội cho ông/bà. Toàn thể gia đình nên ăn chay, niệm Phật, làm các việc thiện lành, hồi hướng cho ông/bà. Được như vậy, ông/bà mới hưởng niềm vui an lạc. Con cháu nhờ đó cũng hưởng sự vui sướng cát tường, tương lai tươi sáng.

– Việc tang lễ, cúng tế phải theo nghi thức của Phật giáo, lấy việc niệm Phật làm chính, con cháu không được phô trương rầm rộ, phung phí tiền của, cần phải tiết kiệm.

Ông/bà hy vọng từ đây về sau cả gia đình phát tâm tin Phật, niệm Phật. Làm được vậy, con cháu nhất định hưởng được sự bình an hạnh phúc. Mong các con, các cháu nghe theo và làm theo đúng như lời ước nguyện của ông/bà.

Nam mô A- di- đà Phật

Người nói…

Người làm chứng….

4. Nội dung các tờ thông báo

Trước khi trợ niệm, người trưởng ban yêu cầu gia đình dán các tờ thông báo lên những nơi mọi người có thể trông thấy. Nội dung những thông báo này yêu cầu thân nhân không được khóc lóc, kể lể, đụng chạm đến người bệnh, mà phải cùng niệm Phật để đưa người vãng sanh về Tây phương. Một vài gợi ý về thông báo như sau:

– Tờ thông báo số 1

XIN NHỚ KỸ:

Khi lâm chung trong vòng 8 giờ sau, nếu bị va chạm mạnh, hoặc người thân khó than kêu réo, người ra đi sẽ dễ bị đọa lạc. Xin một lòng niệm NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT, cầu nguyện cho người được vãng sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc.

Tuyệt đối XIN ĐỪNG KÊU KHÓC KHI NGƯỜI BỆNH LÂM CHUNG

Chân thành đội ơn sâu nặng!

– Tờ thông báo số 2

HỘ NIỆM

Hiếu thảo, thương kính người ra đi, con cháu và người thân phải quyết tâm hộ niệm bằng cách túc trực bên cạnh để NIỆM PHẬT SUỐT NGÀY ĐÊM trước giờ ra đi, lúc lâm chung và tiếp tục 8 hoặc 12 giờ sau.

CẤM KỴ: kêu khóc, ồn ào, va chạm mạnh đến người bệnh.

5. Cách cúng tế hương linh:

* Trước bàn Phật: cúng hoa tươi + trái cây + nước trắng.

* Trước bàn linh: mỗi ngày cúng cơm 3 lần (thức ăn chay):

– Sáng: cháo, thức ăn đậu hũ

– Trưa và tối: 1 chén cơm + 1 đôi đũa + 1 mâm để 6 món thức ăn + 1 ly nước trong + trái cây (mỗi ngày phải thay mới).

* Ngày đi chôn (hoặc thiêu) ngày an táng:

* Trước bàn Phật: cúng hoa tươi + nước + 4 loại trái cây (mỗi ngày phải thay mới) + 1 chén cơm nhỏ + 6 chén nhỏ thức ăn + 1 ly nước trắng.

* Trước bàn linh: cúng 1 chén cơm + 1 đôi đũa + 6 chén nhỏ thức ăn + 1 ly nước trắng + hoa tươi + 4 loại trái cây.

* Trước bàn cúng tế: cúng 12 đĩa thức ăn + 1 dĩa trái cây

* Tụng kinh A-di-đà, hồi hướng (Nếu không thỉnh được Tăng, cư sĩ tại gia có thể tiến hành như trên đã nói).

* Sau khi chôn cất xong: không cần phải cúng cơm mỗi ngày 3 lần.

* Trong 7 thất (49 ngày):

Mỗi thất: tụng kinh A-di-đà + niệm trăm danh Phật hiệu + cúng ngọ +hồi hướng (Phần cúng ngọ có thể chiếu theo cách cúng trong ngày an táng).

6. Các ban Trợ niệm, Hộ niệm hiện có

Từ lâu, ở một số nước thịnh hành pháp môn Tịnh độ đều có nhiều ban Trợ niệm hoạt động rất tốt, đưa nhiều người vãng sanh Tây phương Cực Lạc. Việt Nam hiện nay cũng có một vài ban, nhóm Trợ niệm hoạt động rất có hiệu quả. Mô hình, phương thức hoạt động trợ niệm đều tham khảo theo phương thức của Tịnh tông học hội Úc châu, do hòa thượng Tịnh Không chủ trương (như các cách nói trên). Có một số ban Trợ niệm cẩn thận ghi lại hình ảnh của một số trường hợp vãng sanh có biểu hiện tướng tốt đẹp. Phật tử nên biết địa chỉ của các ban ấy để dễ dàng liên hệ khi cần thiết hoặc để tham gia.

– Ban Trợ niệm do Đại đức Thích Giác Chỉ hướng dẫn:

Địa chỉ liên hệ:

Số điện thoại:

– Ban Trợ niệm do cư sĩ Diệu Thường hướng dẫn:

Địa chỉ liên hệ:

Số điện thoại:

– Ban Trợ niệm do cư sĩ ______________ (chùa Hoằng Pháp) hướng dẫn:

Địa chỉ liên hệ:

Số điện thoại:

– Ban Trợ niệm do cư sĩ ______________ (chùa _______________) hướng dẫn:

Địa chỉ liên hệ:

Số điện thoại:

Tịnh Thất Từ Nghiêm
Ngày 21 tháng 10 năm 2006
Tỳ kheo Thích Nhuận Nghi cẩn biên

Tham khảo thêm: Qui Tắc Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

141 Phúc Đáp

  1. Dieu

    A di đà Phật, con mến chào chú, con viết lá thư này mà buồn quá, con cũng là phật tử tu tại gia theo pháp tu tịnh độ, cách đây 3 tháng con biết được tin ba ruột và ba chồng của con đều bị ung thư giai đoạn cuối, con đã khuyên ba con vững tin niệm Phật và ba con đang chuyển biến nhiều lắm từ 1 người khó chịu nay đã biết lần chuỗi niệm Phật, con chép Khuyen Người Niệm Phật cho ba nghe, con nói rất nhiều với ba về Cực Lạc về phật A di đà và sự vi diệu của câu phật hiệu, con khuyên ba con buông bỏ luyến ái và hiểu được căn bệnh này là do cái nghiệp của mình mà thôi, con nói ba hàng ngày niệm Phật bất cứ khi nào bất cứ ở đâu và nói ba phát nguyện hồi hướng công đức cho oán thân trái chủ, hồi hướng về tây phương, hồi hướng cho chúng sanh,… ba con đã khởi niệm bồ đề nhiều lắm, nhưng mà con lo lắng tín của ba con chưa mạnh, vì hiện ông đang lơ mơ khi nhớ khi quên con sợ ông bất chợt ra đi mà trong a lại gia thức chưa kịp có câu phật hiệu, hàng ngày con niệm Phật đều hồi hướng cho chúng sanh , cho oan gia trái chủ và cho ba mẹ con được sớm thấy quang minh của Phật 1 lòng vững tin sớm vãng sanh tây phương cực lạc nếu hết thọ mạng, con phải làm sao để cho ba mẹ con tin sâu hơn nữa để vững chắc khi cái vô thường nó đến để đủ sức buông bỏ nhục thân này mà về với phật A di đà. Con cũng có 1 chút điều muốn biết để chuẩn bị hiện ba con đang nằm bệnh viện con sợ nếu ba con đi trong bệnh viện con phải làm sao vì con biết được khi mới mất trong 8 tiếng đầu không đụng chạm vào thân thể người bệnh đễ làm họ bị đọa lạc sai đường lạc lối mà nếu mất ở nhà có thể hộ niệm ngay nhưng nếu mất ở bệnh viện thì con phải làm sao, thưa chú biết đó chết vì ung thư sẽ đau đớn nếu mà giai đoạn cuối có thể cần chích mocphin con sợ ba con tỉnh tỉnh mê mê sẽ đi luôn mà không nghe được câu phật hiệu con phải làm sao nếu không mocphin sẽ đau đơn mà nếu có mocphin con sợ đi sai đường lạc lối, và nếu con mời ban hộ niệm thì có cần điều kiện gì không thưa chú, và khi mạng chung có phải chỉ có phật A di đà hiện ra mình mới đi theo không chú ma vương đâu có giả phật A di đà được phải không chú, chú ơi con là hạng phàm phu trí huệ non kém mong chú hoan hỉ chỉ dạy cho con, nếu có gì nói sai con xin sám hổi, con rất mong câu trả lời của chú. Nam Mô A Di Đà Phật.

    Reply
    • Tịnh Độ

      A Di Đà Phật…

      Gởi bạn Diệu:

      Bây giờ Diệu cố gắng bình tĩnh mới giúp hai Ba Diệu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc được. Diệu đang tu pháp môn tịnh độ là phải đứa con hiếu xuất thế gian để giúp Ba (VSTPCL). Độ thì biết tí xíu về niệm Phật, nguyện vãng sanh cực lạc nên khuyên bạn những gì mình đã học được. Diệu nên làm:

      – PS Tịnh Không dạy vãng sanh tây phương cực lạc phải có hai điều kiện:

      1. Tín, nguyện (VSTPCL thôi, không nguyện gì hết, chỉ Ba đọc ‘nguyện Phật A Di Đà tiếp dẫn con về tây phương cực lạc hôm nay’ nhiều lần trong ngày sau đó niệm Phật. Trì danh (niệm Phật ‘Ba thích niệm 6 chữ ‘Nam Mô A Di Đà Phật’, hay 4 chữ ‘A Di Đà Phật’,thì phải bắt buột D. phải theo ý Ba thích niệm 6 chữ thì chỉ niệm 6 chữ thôi cho đến lúc VSTPCL, hay 4 chữ thì niệm 4 chữ thôi cho đến lúc VSTPCL)

      2. Buông xuống vạn duyên.

      Diệu nói đúng khi lâm chung chỉ có thấy A Di Đà Phật thì an tâm đi theo Phật về tây phương cực lạc (nhiều lúc có thêm Quan Âm, Thế Chí) Tam Thánh.’D. tu tịnh độ chắc biết Tam Thánh ‘. Ngoài Tam Thánh (Di Đà, Quan Âm, Thế Chí) thì an tâm về TPCL. Ma không giả được Tam Thánh vì có thần Hộ Pháp. Ngoài ra tất cả điều là ma giả.

      – Tổ thứ hai Tịnh Độ là Thiện Đạo Đại Sư (A Di Đà Phật tái lai) dạy: người niệm Phật khi sắp mãn phần, muốn được sanh về Tịnh Độ, thì điểm cần yếu là đừng sợ chết. vv…

      Ung thư gian đoạn cuối (nêú tu về tịnh độ thì mình vui, vì đã sắp VSTPCL) của Ba Diệu về phần bệnh viện chích mocphin, Độ không có ý kiến chích hay không chích mocphin (vì mình ở Mỹ). Nếu trong bệnh viện cho ban hộ niệm được thì tốt, không thì bạn niệm với Ba, D. mệt không niệm nổi thì mua máy niệm Phật mở lên, Chủ yếu là Ba phải niệm Phật. Thấy ba không qua khỏi thì đưa về nhà tốt hơn liên lạc ban hộ niệm nào gần nhà BHN sẽ giúp bạn. (bấm vô Gia Quyến Nên Làm Gì Khi Người Bệnh Đã Bị Bác Sĩ “Chê”? ),sau đó D sẽ tìm BHN ở Việt Nam, hay BHN thế giới. Liên lạc BHN giúp đỡ.

      Cố gắng khuyên ba ăn trường chay (dể VSTPCL hơn) , tiền của ba có đem đi phóng sanh dùm cho ba rồi hồi hướng cho ba Diệu.

      Lần đâu tiên Độ trả lời câu hỏi, hơn cả tháng nay mình chỉ hỏi mà thôi. Các bạn liên hữu chắc bận. Độ biết ít nên chỉ bạn theo khả năng mình thôi. Có gì thắc mắc lên duongvecoitinh, có nhiều bạn đồng tu sẽ cho ý kiến để Diệu, đưa 2 bác về tây phương cực lạc.

      A Di Đà Phật…

    • Cư Sỉ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Xin chào Diệu

      Nếu như bạn ở VN thì hy vọng các liên hữu khác sẽ trợ giúp bổ sung ý kiến đóng góp thêm. Còn nếu như bạn ở Mỹ thì theo VT được biết trước khi chích thuốc gì hay phẫu thuật gì thì nhà thương cũng sẽ hỏi qua ý kiến của người thân và gia đình xem có đồng ý hay không? Nếu đồng ý, ký tên thì họ mới tiến hành. Tuy nhiên đây là vấn đề quan hệ trọng đại, bạn chớ bao giờ tự mình quyết định mà nên hỏi qua ý kiến của ba trong lúc ba còn tỉnh táo.

      Nếu như vì đau quá, ba chịu không nổi mà bạn lại không cho chích thuốc thì ba sẽ nỗi sân, cũng không chịu niệm Phật, lúc đó thì phiền phức lắm. Chính vì thế cho nên hãy xem xét tình hình cho thật kỹ lưỡng.

      Nếu như ba hiểu được Thân Đau Tâm NiệmCàng Bịnh Càng Tinh Tấn thì ngay lúc ba còn tỉnh táo, khuyên ba hãy đọc và ký tên vào Tờ Di Chúc. Tờ di chúc đó chỉ là để tham khảo, bạn có thể thay đổi, thêm bớt sau cho phù hợp với hoàn cảnh và tâm trạng của ba cũng như của mình. Mục đích cần phải có tờ di chúc là để sau này không bị nhà thương làm khó dể trong vấn đề di chuyển thể xác, thay đổi y phục…trong vòng 8 tiếng từ lúc vừa tắt hơi. Nếu không có tờ di chúc đó có thể nhà thương không cho mình mang về nhà. Thậm chí tắt hơi rồi họ cũng không cho người nhà mang đi, chỉ có nhà quàng mới có license để mang xác đi thôi. Cũng bởi vì ở Mỹ có luật tự do nhân quyền và tự do tín ngưỡng cho nên tờ di chúc đó có hiệu lực rất mạnh. Tờ di chúc đó cũng nên copy thành nhiều bản và đưa cho nhà thương nói rỏ sự tình trước để họ biết ý định của mình.

      Cũng cần nên xem lại trong bằng lái xe xem khi xưa ba có donation bộ phận cơ thể cho nhà thương hay không? Nếu có thì giải thích cho ba hiểu để điều chỉnh lại cho hợp lý. Tuy biết rằng bố thí bộ phận cơ thể cho nhà thương là công đức rất lớn nhưng phải là hoan hỉ phát tâm thì mới được. Nhà thương không hề biết là sau 8 tiếng thần thức mới xuất ra cho nên khi vừa tắt hơi là họ lập tức cắt lấy ngũ tạng để mang đi cất hoặc cấy ghép cho bệnh nhân khác. Việc này sẽ làm thần thức càng đau đớn hơn gấp bội. Lúc này người thân và gia đình cũng không thể cãi lại được vì trên giấy tờ đã có sẵn, đành phải chịu thôi.

      Trong trường hợp người bệnh tắt hơi tại nhà thương thì yêu cầu họ dành cho mình một phòng yên tịnh để hộ niệm hơn 8 tiếng. VT nhớ lúc xưa có đọc trong quyển “Những Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá Lợi” của cư sĩ Tịnh Hải có kể trường hợp vãng sanh tại nhà thương, họ cho mình được hộ niệm tại nhà thương tới hơn 24 tiếng. Tuy nhiên mình phải sắp xếp và thông báo với họ trước vì còn tùy thuộc policy của mỗi nhà thương cũng như mỗi tiểu bang khác nhau.

      Hi vọng vài lời chia sẻ trên sẽ giúp được cho bạn một chút.

      Nam Mô A Di Đà Phật

    • Phúc Thịnh

      A Di Đà Phật,

      Thân gửi bạn Diệu,

      Bạn Tịnh Độ và Cư sĩ Viên Trí đã trả lời giúp một số băn khoan của bạn, khiến bạn đã an tâm phần nào rồi. Mình chỉ xin góp đôi lời chia sẻ với bạn.

      Trước hết ba của bạn đã phát khởi tín tâm, chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật, nguyện sinh Tây Phương Cực Lạc, đây là điều rất tốt rồi. Bạn cần tiếp tục động viên, khuyến khích để ba bạn tinh tấn hơn nữa, buông bỏ vạn duyên, một hướng chuyên niệm. Nếu ba và gia đình đồng ý, bạn có thể mời những người trong ban hộ niệm đến khai thị thêm cho ba.Việc mời ban hộ niệm rất đơn giản, bạn chỉ cần liên hệ ban hộ niệm gần nơi bạn nhất, mọi người đều rất hoan hỉ giúp đỡ. Danh sách ban hộ niệm toàn quốc bạn có thể search trên mạng. Bạn cũng có thể chép lại những video hộ niệm vãng sinh rồi mở cho ba xem để ba và gia đình hiểu hơn, tin sâu hơn pháp môn Niệm Phật, biết rõ được những việc cần làm trong lúc này.

      Về việc chích Morphin, Mình không rõ ba của bạn bị ung thư ở cơ quan nào! Nếu không phải ở não thì thường người bệnh ung thư sẽ tỉnh táo đến hơi thở cuối cùng. Trong trường hợp đau quá, các thuốc giảm đau thông thường không còn tác dụng mà phải chích Morphin thì bạn cũng không nên lo lắng quá vì morphin tác dụng giảm đau là chủ yếu, còn tác dụng gây buồn ngủ không quá nhiều. Hơn nữa, có những trường hợp bị ung thư, do niệm Phật tinh tấn mà mọi đau đớn về thể xác đều không còn.Trên mạng có rất nhiều trường hợp như thế, bạn nên down về để ba bạn cùng xem, rất có lợi ích.

      Trong giờ phút lâm chung, nghiệp trùng trùng kéo đến, oan gia trái chủ tìm đến đòi nợ, hóa hiện vô vàn hình tướng, quan trọng là ba của bạn luôn có người (người trong nhà hoặc ban hộ niệm)bên cạnh động viên nhắc nhở, giúp ba giữ vững chánh niệm, niệm được mười niệm sau cùng. Chỉ cần giữ vững được chánh niệm, niệm được mười niệm sau cùng thì lúc lâm chung, như Pháp sư Tịnh Không nói, Phật A Di Đà hiện ra thế nào người ấy sẽ tự nhận biết rõ ràng và theo ngài về Cực Lạc.

      Về việc hộ niệm ở bệnh viện, thì ở Việt Nam rất ít trường hợp người bệnh được hộ niệm tại bệnh viện. Với bệnh ung thư thì thường kéo dài cả một quá trình, hiếm khi người bệnh ra đi đột ngột. Việc điều trị tại bệnh viện giai đoạn cuối cũng chỉ là điều trị hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng. Nếu ba bạn và gia đình hiểu được rằng, chết là xả bỏ cái báo thân này như cởi bỏ một cái áo rách nát để đổi một cái áo khác mới hơn, tốt nhất là được về Cực Lạc, mang thân kim cang bất hoại, thì không cần phải ở bệnh viện điều trị thêm nữa. Bạn nên bàn bạc với ba và mọi người trong gia đình đưa ba bạn về nhà thì việc hộ niệm sẽ thuận tiện hơn. Trong trường hợp bất khả kháng, nếu ba mất ở bệnh viện, thì nên bàn bạc trước với bệnh viện để được hộ niệm. Ở Việt Nam vì nhiều bệnh nhân phải ở chung một buồng bệnh nên có thể phải di chuyển đến một phòng khác, tránh ảnh hưởng đến bệnh nhân khác. Nếu buộc phải di chuyển thì di chuyển nhẹ nhàng, gia quyến không nên than khóc, níu kéo mà khiến người mất thêm đau đớn.
      Nếu phải đụng chạm đến cơ thể người mất trong trường hợp ấy thì một mặt vẫn cứ hộ niệm, một mặt thành tâm sám hối, khai thị cho người mất, giúp họ không khởi tâm sân giận, giữ vững chánh niệm, sinh về Cực Lạc. Bạn và gia đình cứ dùng tâm chí thành mà làm thì sẽ được sự gia trì của chư Phật, Bồ tát.

      Vì sự hiểu biết còn nông cạn, chỉ xin có vài lời với bạn như vậy. Có chỗ nào chưa đúng pháp, mong được các bạn chỉ dạy, mình xin hoan hỉ tiếp nhận.

      Nam Mô A Di Đà Phật

    • Nguyễn thị anh thơ

      A di Đà phật!
      Con xin kính chào!
      Cho con hỏi việc này ạ. Em gái con 38t, bị ung thư, mất ở bệnh viện ở BaLan.vì gia đình biết về hộ niệm hơi muộn mà êm ấy lại ra đi bất ngờ nên gđ rất bối rối. Xin hỏi các thầy mấy việc sau ạ.
      Hiện tại mẹ đẻ, chồng và 2 con trai đang ở Ba lan, sẽ làm nghi thức tang lễ bình thường theo phong tục Việt Nam và thủ tục hành chính ơn BaLan. Hỏa táng và lập bàn thờ bên đó. Vậy ở Việt nam, gia đình chông em ấy và anh em có nên lập bàn thờ vọng và để tang không ạ?
      Nếu lập thờ thì nên làm những gì? Nếu không lập bàn thờ vọng, phát tang thì anh em nội ngoại nên làm gì? Có nên lễ ở chùa không
      Nếu sau đó đưa tro cốt về an táng thì nên làm như thế nào cho phù hợp ạ?

      Dạ. Con xin tạ ơn.

    • ngọc nga

      A di đà Phật ! con xin chào chú, chuyện là gia đình con đang rất bối rối khi ông con đang đứng ở vờ vựt nguy hiểm, hiện tại ông rất yếu, gia đình con cũng có mời ban hộ niệm đến để hộ niệm và khai thị cho ông, nhưng hiện tại dịch đang bùng phát nên k được tập trung đông người và lâu, nên giờ chỉ có ng nhà trợ niệm cho ông, nhưng k thường xuyên được, đa số là mở máy niệm phật cho ông, khi có ng nhà sắp xếp được time thì lạy trước bàn phật hồi hướng cho ông cùng oan gia trái chủ, lúc ông mới xuất viện về nhà thì ngày đầu tiên mời ban hộ niệm đến ông rất tinh tấn niệm theo và vui vẻ nguyện vãng sanh, nhưng nay thì thần thức ông dường như k còn nữa, nhắc nhở ông niệm phật ông cũng k niệm đc nữa, giờ dường như là 1 ng khác, giờ ông nằm đã được 1 tuần r, ông k ăn uống được j, lâu lâu chỉ nhấp cho ông miếng nước lọc, ông cũng k ngủ được, chú ơi giờ gia đình con phải làm sao để giúp ông vãng sanh được ạ?? không biết là ông hay sao mà lâu lâu ông lấy tay cho vào miệng, đụng vào ng ông thì ông rất đau, hôm nay con đọc bài này con mới b là k nên đụng vào ng ông, giờ mẹ con và con sắp xếp được time là ngồi niệm và cầu xin oan gia trái chủ cùng niệm theo và sám hối cho ông nhưng hơi thở ông yếu lắm, nhìn ông đau đơn thân xác nhưng k giúp được j cho ông, con sợ ông bị đọa vì ông bị đau đớn thân xác thế này, con mong chú hãy hướng dẫn giúp con làm sao để giúp ông tinh tấn niệm phật ạ ?? a di đà phật !!!

  2. Diệu

    A Di Đà Phật, con xin cảm tạ Tịnh Độ, cư sĩ Viên Trí và Phúc Thịnh, nay con đã hiểu thêm nhiều và con đang cố gắng khuyên ba niệm Phật trong những ngày còn lại, với những bài viết và ý kiến chia sẻ của Tịnh Độ và cư sĩ VT đã giúp con rất nhiều để con chuẩn bị hành trang cho ba của con. Nam mô A Di Đà Phật.

    Reply
  3. Diệu trúc

    Gửi Viên Trí

    Còn nhớ Diệu Trúc (Thu Linh) không? Mình có việc này muốn hỏi như Anh mình lúc còn sống thì ở bên Mỹ với vợ con một năm mới về Việt Nam thăm ba mẹ một lần. Hôm ảnh bệnh ung thư điều trị BS ở mỹ xong 2 tháng cuối cùng trước khi mất ảnh về VN ở và mất ở VN. Sau tang lễ, mình đem một tấm hình gửi vô chùa còn hủ hài cốt và một tấm hình nữa thì chị mình đem về Mỹ thờ. Cứ tới cúng mỗi thất là mình xuống chùa cúng và có thầy tụng kinh còn chị mình thì chỉ làm cơm chay để lên bàn thờ cúng thôi cho tới cúng 49 ngày thì mình cúng chay tăng 10 vị. Mỗi đêm mình đọc kinh địa tạng và làm những việc thiện lành rồi hồi hướng cho ảnh. Nhưng có người nói mình làm thì làm chứ ảnh không có ở đây đâu ảnh về với vợ con ảnh, xin hỏi Viên Trí như vậy có đúng không ?

    Còn việc nầy không biết Viên Trí có nghe tên thầy Võ Hoàng Yên bấm huyệt trị câm điếc, xương khớp không. Mình nghe chị mình nói thầy đang ở Mỹ trị bệnh từ thiện, được vị Chủ trì chùa ở mỹ mời qua, nghe nói mỗi tiểu bang chỉ trị 2 ngày. Quê thầy ở cà mau VN nhưng từ nhỏ gia đình nghèo nên sống trong chùa từ nhỏ ăn chay niệm phật, ngồi thiền mỗi đêm. Vì sống ở chùa từ nhỏ nên thầy học bóc thuốc, châm cứu và bấm huyệt không biết Viên trí có biết gì về thầy không? Xin chỉ giúp mình với như lúc trước có nói mình tự nhiên bị điếc đột ngột một bên tai phải đó còn nhớ không?

    Reply
    • Tìm Lại Phật Tánh

      A Di Đà Phật, chào Diệu Trúc

      Thông tin về lương y Võ Hoàng Yên, Thầy đã có một website chuyên cập nhật thông tin về các chuyến đi, bạn hãy vào: http://www.vohoangyen.com xem cho kỹ hơn nhé. Thầy ở VN chữa trị rất nhiều người, tâm rất tốt, cũng có hướng dẫn cho nhiều người chữa trị cho người khác. Thầy chuyên chữa về đi đứng không được do tai biến (liệt nửa người) hoặc câm không nói được (ú ớ)…. còn điếc thì TLPT chưa nghe qua. Bạn liên hệ thử xem nhé.

      Còn bị điếc đột ngột một bên tai thì TLPT đã từng nghe một vị Cư sĩ (à vị cư sĩ này có trên đĩa Phật pháp nhiệm mầu kỳ 4, là cư sĩ Tắc Quý sinh 1956, nhà quận 8, TPHCM). Cư sĩ này có một thời gian bị “điếc mũi”, mũi tự nhiên không ngửi được gì cả. Sau thời gian tu học, tích cực làm thiện, ăn chay, tụng kinh niệm Phật, thời gian sau này tự nhiên mũi ngửi lại được dù trước đó trị ở Tai mũi họng hoài mà không hết. Đây là sự nhiệm mầu của việc chân thành sám hối, thiết tha tu học Phật pháp. Ngưỡng mong có thể lấy ông làm gương cho bạn.

      Chúc bạn an lạc

      Nam Mô A Di Đà Phật

      TLPT

    • Cư Sỉ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Xin chào Diệu Trúc

      Dỉ nhiên là nhớ mà. Diệu Trúc là người bị điếc nhưng ai nói gì thì cũng lắng tai để nghe, sau đó không biết đúng sai thế nào, phải tìm VT để hỏi cho ra lẻ đó mà.

      Người đó nói như vậy cũng đúng nhưng chỉ đúng một phần là bởi vì nếu anh ấy thương vợ con thì anh ấy sẽ về bên vợ con. Nếu anh ấy chấp vào tấm ảnh, bài vị hay hủ cốt là của anh ấy thì anh ấy sẽ ở gần đó. Điều này bạn có thể tham khảo thêm trong phúc đáp mà VT gửi bạn Thanh Mai đã có nói kỹ hơn ở đây.

      Các việc thiện lành mà bạn đã làm rồi hồi hướng cho anh ấy thì cho dù anh ấy đang ở bất cứ nơi đâu cũng đều nhận được cho dù là đang ở tam ác đạo hay đã đầu thai chuyển thế rồi.

      Ngoài ra cũng chớ bao giờ nghĩ rằng làm nhiều việc thiện lành là có nhiều công đức (điều này cũng chỉ đúng một phần). Tại vì công đức có được nhiều hay ít là phát xuất từ tấm lòng chân thành (tâm thành tất linh).

      Thầy Võ Hoàng Yên thì hôm nay là lần đầu tiên VT mới nghe bạn và TLPT nói mà thôi. Thật sự thì rất khó để tìm gặp thầy, cho dù gặp được thì cũng không biết có trị được hay không. Cũng có thể là do nghiệp của bạn cho nên nếu bạn chịu ăn chay, niệm Phật, làm các việc thiện lành với tấm lòng chân thành, sám hối, hồi hướng công đức cho các chư vị oan gia trái chủ…thì hy vọng có một ngày bệnh tự nhiên sẽ khỏi. Cho dù không khỏi thì cũng chớ nên vì thế mà sanh buồn tủi vì trong họa có phước. (Khi bị điếc thì người ta có mắng chưởi hay nói xấu mình cũng không nghe được nên không phát sanh phiền não, tuy môi trường có ồn ào nhưng mình vẫn niệm Phật mà không bị phân tâm). Khi xưa có một khoảng thời gian cô ba cháo gà cũng phải trả nghiệp bị câm điếc đó mà, nhưng nhờ vào sự tinh tấn tu hành mà sớm giải được nghiệp vậy.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  4. Diệu trúc

    Xin chào Tìm Lại Phật Tánh và cư sĩ Viên Trí,

    Mình rất cám ơn hai vị đã chỉ dẫn cho mình. Từ hôm bị điếc đến nay lúc đầu thì mình tụng chú đại bi và đọc kinh A Di Đà mà không biết sám hối hay hồi Hướng gì hết. Trong kinh A Di Đà ghi thế nào thì mình đọc y như vậy. Sau này biết tới Viên Trí và có bài nghi thức niệm phật hằng ngày của PS Tịnh Không, mình mới biết đọc kinh trì chú không bằng niệm phật. Và mình cũng tìm hiểu thêm nên biết thời mạt pháp nầy chỉ có pháp môn niệm Phật mới giải thoát được.

    Viên trí cũng khuyên mình niệm Phật nên mình ghi lại bài nghi thức niệm Phật hàng ngày ra giấy rồi đem đi đánh máy ra nhiều bản để cho người nào muốn niệm phật thì mình cho họ. Viên trí cũng thêm cho mình câu hồi hướng cho oan gia trái chủ. Mỗi đêm mình lần chuỗi niệm phật được 1080 biến và ăn chay 1 tháng 10 ngày ngoài ra mình cũng ấn tống kinh và phóng sanh. Mình cũng biết do nghiệp tạo ra nhưng cứ nghe thầy nào thuốc nào cũng tìm tới mong cho hết bệnh. Không phải như Viên Trí nghĩ, mình bị điếc một bên tai, còn một bên vẫn nghe bình thường có điều hơi khó nghe chứ tiếng ồn và tiếng người ta chửi mình vẫn nghe.

    Viên Trí cho mình hỏi pháp sư Huyền Trang khi xưa đi thỉnh kinh có phải bây giờ là ngài Địa Tạng bồ tát không? Và Phật Di Lặc sao có người gọi là bồ tát Di Lặc?

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Xin chào Diệu Trúc

      Pháp sư Huyền Trang còn gọi là Đường Tam Tạng, khi xưa từ Trung Quốc mà đi Ấn Độ thỉnh kinh là chuyện có thật. Sau này người ta dựng thành phim Tây Du Ký có nhiều hư cấu. Cho nên Pháp Sư Huyền Trang là chuyện sau này còn Ngài Địa Tạng Bồ Tát là chuyện rất lâu xa về trước, Phật đã nói trong kinh Địa Tạng. Vì vậy hai người vốn hoàn toàn khác nhau.

      Muốn biết chính xác thì cần phải so lại kinh Phật tại vì có nhiều người làm phim họ đã thêm bớt sửa đổi rất nhiều. Giống như là hôm trước VT có xem phim Mục Liên Thanh Đề thì ở đoạn cuối nói sau khi Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ xong thì phát nguyện ở luôn trong Địa Ngục, được Ngọc Hoàng Thượng Đế phong làm Địa Tạng Bồ Tát.

      Đức Di Lặc Bồ Tát hiện tại đang ở cung trời Đâu Suất, sau này sẽ thị hiện xuống cõi Ta Bà để thành Phật (khi mà thọ mạng của con người là 80000 tuổi). Hiện tại Ngài là Bồ Tát, sau này sẽ thành Phật cho nên gọi là Bồ Tát thì cũng đúng mà gọi là Phật Di Lặc (Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật) thì cũng không sai. Đa phần thì người học Phật đều gọi là Bồ Tát Di Lặc nhưng dân gian thì gọi là Phật Di Lặc.

      Cũng giống như dân gian thường gọi Phật Bà Quan Âm nhưng các phật tử thì gọi là Quán Thế Âm Bồ Tát. Gọi là Phật hay Bồ Tát thì cũng đều đúng cả vì Đức Quán Thế Âm Bồ Tát trong đời quá khứ lâu xa về trước Ngài đã thành Phật rồi, vì lòng đại từ đại bi, thương yêu hết thảy chúng sanh cho nên Ngài nguyện làm Bồ Tát để phổ độ chúng sanh, khi nào không còn chúng sanh khổ nạn thì Ngài mới thành Phật.

      Nói chung thì gọi Phật hay Bồ Tát thì cũng được nhưng qua cách nói chuyện người ta có thể biết mình là người nghiên cứu Phật học hay chỉ là nghe dân gian truyền miệng. Hiểu và biết như vậy là được rồi, còn người ta gọi sao thì mình nghe vậy, cũng không nên cải vả làm gì khiến cho bị rơi vào phân biệt chấp trước thì càng không hay.

      Nam Mô A Di Đà Phật

    • Đặng thị Minh Nguyệt

      Chào bạn Diệu Trúc

      Bạn có thể viết thư cho Thầy Đỗ Đức Ngọc : [email protected] hoặc vào trang : khicongydaovn , vào mục chữa bệnh theo chuyên khoa , có mục về tai nhé.

      Thân chúc bạn chóng phục hồi .

  5. Diệu trúc

    Xin chào viên trí
    Mỗi năm vào tháng 7 mình ấn tống kinh Vu Lan đem xuống chùa cúng dường nhưng có phật tử ở chùa nói kinh Vu Lan nhiều người ấn tống lắm nói mình nên ấn tống kinh diệu pháp Liên Hoa nhưng Mình rất thích kinh Vu Lan nên ấn tống cho nhiều người biết đến công ơn cha mẹ cho tâm mỗi người bớt tánh nóng giận lại. Vậy xin hỏi có phải nhiều quá rồi mình ấn tống nữa nên không có công đức không?

    Với lại ở chùa có ghi danh sách đóng tiền dâng y, mình cũng đóng và tới ngày cúng thì y của người nào người đó dâng. Mình đóng tiền xong chùa lấy tiền đó mai y sẳn tới ngày cúng mình chỉ lại dâng đội lên đầu đi mấy vòng khi thầy tụng kinh xong thì quỳ xuống dâng y. Cho hỏi dâng y có ý nghĩa gì và công đức ra sau, mình không hiểu mong viên trí giải thích dùm cho.

    Còn chuyện này hôm đám tang anh mình xong chị mình không xả tang mà vẫn mang đồ tang theo về mỹ, bây giờ cũng gần giáp năm rồi nhưng chị mình không về Việt Nam được để tiện xả tang còn bên mỹ thì ở xa chùa lắm. Vậy xin hỏi viên trí muốn xả tang phải làm như thế nào ? Và cúng giáp năm có cần thỉnh thầy tụng kinh không ?

    A Di Đà Phật

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Xin chào Diệu Trúc

      Nghe bạn kể thì VT nhận thấy ở chùa đó đã có nhiều kinh Vu Lan rồi, quý thầy ở đó đang cần kinh Diệu Pháp Liên Hoa vậy thì bạn nên ấn tống kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho chùa đó đi. Kinh Vu Lan đã có nhiều rồi, bạn ấn tống nữa thì cũng có công đức nhưng nếu có người đọc tụng và hành theo quyển kinh mà bạn ấn tống thì công đức của bạn sẽ càng nhiều hơn. Chính vì thế cho nên nếu bạn muốn ấn tống kinh Vu Lan thì nên gởi ở chùa khác (nhớ hỏi xem chùa đó có cần không, nếu chùa đó không cần thì mình gởi đi chùa khác nữa). Ngoài ra theo VT nghĩ nếu có điều kiện thuận tiện, nên hỏi quý thầy ở chùa nào đó có cần kinh Vô Lượng Thọ không? Nếu ấn tống được kinh Vô Lượng Thọ thì càng tốt.

      Nếu như chùa nào cũng có rồi vậy thì bạn nên gửi ở những tiệm bán thức ăn chay. Vùng VT ở có nhiều tiệm bán thức ăn chay, mỗi khi có người qua đời là sẽ thấy có chồng kinh Địa Tạng nằm rải rác ở khắp nơi. Trước mỗi cửa tiệm có một cái kệ để cho người ta để kinh sách băng đỉa ấn tống. Những người đi mua đồ ăn xong thì ghé ngang đó xem có gì mới lạ thì thỉnh về. Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Địa Tạng, băng đỉa của quý thầy giảng… thì có rất nhiều, nếu ấn tống nữa thì sẽ dư. VT muốn ấn tống mà không bị dư nên tìm thể loại mà người ta chưa ấn tống. Suy đi nghĩ lại, cuối cùng thì VT chọn cái đỉa Phim Phật Thuyết kinh A Di ĐàĐịa Ngục Du Ký của Dương Sinh sau đó mua đỉa trắng (blank DVD) về, burn ra thật nhiều rồi đi phân phát khắp nơi. Lâu lâu ghé lại thì thấy chồng đỉa đã vơi đi một ít, khoảng 1,2 tuần thì sẽ hết. Khi hết thì mình hãy ấn tống tiếp.

      Nói tóm lại, việc pháp thí (ấn tống) thì cũng gần giống như làm ăn buôn bán vậy, cần phải xem tùy nơi, tùy lúc và tùy duyên phận, căn cơ…Ví như mình mang kinh sách mà đặt trước quán nhậu thì lở không may người ta bỏ vào thùng rác là xem như người ta bị mang tội. Ví như bạn đang bị bệnh (cần thuốc) mà VT cho bạn một bao gạo trong khi nhà bạn hãy còn rất nhiều gạo thì bạn có nhận không? Miển cưởng mà nhận để VT được vui có phải không? Việc ấn tống thì theo VT nghĩ cũng cần nên linh hoạt, uyển chuyển chứ không như phóng sanh, lúc nào cũng có cá sẳn.

      Dâng y thì nếu như vị thầy không có chú nguyện, bạn cũng không có hồi hướng gì cả thì cái quả của nó có thể là mai này (hoặc đời sau) bạn sẽ có y phục đẹp với nhiều trang sức đẹp hoặc là giàu sang phú quý hay thân tướng xinh đẹp…nói chung là phước báo hữu lậu (còn trong tam giới). Khi xưa có một cô gái nghèo, phải gánh nước mướn mấy năm mới có tiền mua được manh áo mới, rất đẹp nhưng cô ta đã phát tâm cúng dường cho một vị tỳ kheo và được vị tỳ kheo chú nguyện sau đó cô ta đã tái sanh thành cô gái rất xinh đẹp, bất cứ chàng trai nào nhìn thấy cũng đều bị xiêu hồn lạc phách. Nếu như bạn hồi hướng trang nghiêm cõi Tịnh Độ thì sẽ trở thành công đức vô lậu (ra ngoài tam giới).

      Việc để tang và xả tang là phong tục tập quán của dân gian. Việc này đối với người thế gian mang ý nghĩa là sự nhớ nhung, luyến tiếc, muốn tỏ bày lòng thành kính tri ân với người quá cố. Đối với người phật tử thì nó cũng là phương tiện để nhắc nhở mình cần nên ăn chay, tránh sát sanh, niệm Phật, tụng kinh và làm các việc thiện lành…để hồi hướng cho người quá cố. Nếu đã là phương tiện thì không nên vướng mắc hay chấp nhất nhiều. Chị đã về Mỉ thì cứ xả tang ở bên Mỉ đi. Bằng như không xả tang thì cũng không sao. Có vướng thì mới có gở còn không có vướng thì không cần gở. Cho nên nếu người nào đã vướng theo nghi thức của thầy cúng là phải để tang, xả tang, phải có chiêng trống, kèn, rồi mở cửa mả…thì phải đi hỏi thầy cúng để gở. Còn nếu như mình theo nghi thức của Tịnh Độ tức là không có chiêng trống kèn… chỉ có hộ niệm vãng sanh, không được khóc than, thay y phục, đụng vào thi thể trong vòng 8 tiếng…trong vòng 49 ngày thì ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, làm các việc thiện lành…để hồi hướng công đức cho người quá cố.

      Cho nên nếu theo nghi thức của Tịnh Độ thì không nhất thiết phải đợi giáp năm mới thỉnh thầy tụng mà mình có thể tụng mỗi ngày, ngoài việc tụng kinh ra còn kèm thêm niệm Phật và làm các việc thiện lành…để hồi hướng cho người quá cố, càng nhiều thì càng tốt. Ngày giáp năm nếu muốn cho đặc biệt hơn thì mình sẽ tụng niệm nhiều hơn, làm việc thiện lành nhiều hơn để hồi hướng cho người quá cố. Cho nên nếu muốn thỉnh thêm thầy tụng thì càng tốt nhưng cần nên thỉnh vị thầy đạo cao đức trọng ở chùa, (nếu không thuận tiện thì tự mình tụng cũng được). Ngoài ra cũng chớ nên lầm với “thầy cúng” ở bên ngoài vì nếu theo “nghi thức bày vẻ” của thầy cúng bên ngoài thì có đôi lúc bị trái ngược với nghi thức Phật Pháp. Nếu không cẩn thận có khi mình gặp phải tà sư, bày vẻ những chuyện bùa ngãi trấn ếm, xem bói, cầu hồn, gọi hồn hay cúng rượu thịt, sát sanh để cúng…thì càng họa hại hơn.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  6. Nguyễn Thị Nhàn

    Cư sĩ Viên trí ơi cho con hỏi tại sao trong tang lễ của người cử hành theo đạo phật lại không được khóc lóc kêu than và cách cử hành đó có gì khác với các đạo khác ạ?Mong người sớm trả lời giúp con ạ.Con xin cảm ơn.

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Xin chào chị Nhàn,

      Khi Người Thân Vừa Mới Qua Đời Không Nên Khóc bởi vì Khóc Khi Người Thân Lâm Chung Rất Nguy Hại.

      Tại sao lại như thế? Một phần là bởi vì khi người thân than khóc sẽ làm cho người sắp lâm chung sanh tâm luyến ái, do đó không thể buông xả mà Biết Buông Xả Mới Có Thể Vãng Sanh, còn nếu như Không Chịu Buông Xả Không Thể Vãng Sanh giống như trong Câu Chuyện Không Chịu Buông Xả Chết Thành Ngạ Quỷ.

      Đối với các đạo khác thì VT cũng không rõ cho lắm tuy nhiên đa phần thì các đạo khác cũng đều lấy thiện làm gốc, có lẽ vị giáo chủ cũng là hóa thân của một vị bồ tát nào đó dùng phương tiện để dẫn dắt những chúng sanh chưa có duyên với Phật về một cõi nào đó. Trong quyển Tây Phương Cực Lạc Du Lãm Ký của pháp sư Khoan Tịnh thì Đức Từ Phụ A Di Đà Phật đã có khai thị như sau:

      Con cần dặn kỹ các loại đạo giáo Thích, Ðạo Nho, Ðạo Gia Tô, Hồi Giáo v.v… các giáo cần cùng nhau giúp đỡ, cùng nhau khích lệ, đừng nói dèm pha nhau, đừng phỉ báng nhau, đừng nói những lời tà chánh. Người tà, ta đạo, người ma, ta cao, người thấp, ta quý, đừng soi tìm cái dấu vết sai sót nhỏ của nhau mà phỉ báng không ngừng, đây chỉ là hành vi diệt căn lành; bào mòn thì giờ quý báu vào chuyện không đâu, thực chẳng đáng.

      Cửa Phật quảng đại, tám vạn bốn ngàn pháp môn, Ðạo nào cũng thực, có thể tu trì tà biến được ra chánh, ma biến được ra đạo, nhỏ có thể đi về lớn, cùng nhau đùm bọc nương nhau tinh tấn tu hành pháp môn của mình, sửa sai của mình, hành cái lành của mình mới đúng là chánh tông huệ mạng của chư Phật.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  7. Diệu trúc

    Gửi Cư Sĩ Viên trí,

    Ở chùa gần nhà mình mỗi năm một lần mùa an cư kiết hạ 3 tháng, mình mới biết năm nay nghe cô mình nói nên mình mua gạo xuống cúng dường thì thấy trên bảng ở cửa vô có ghi hàng chữ: Cúng trai phạn trai tăng, từ đầu tháng tới cuối tháng, người nào cúng ngày nào thì đóng tiền ghi tên người đó. Nhà chùa lấy tiền của người cúng đó đặt cơm hộp chay sau thời khoá thầy giảng xong thì các vị Tăng ni mỗi người một hộp.

    Xin hỏi Viên trí tri phạn trai tăng là nghĩa như thế nào và người đóng tiền cúng đó có lợi ích gì chăng ?
    Và trường hợp mình đóng tiền dâng y rồi nhưng tới ngày dâng y mình có việc đột xuất không đến chùa dâng y được, vậy người đóng tiền đó có phước báo nào không ?

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Xin chào Diệu Trúc,

      Phạn trai tăng tức là cúng dường cơm chay cho quý thầy. Theo lẻ ra thì bạn phải nấu cơm rồi dâng lên nhưng bạn gửi tiền nhờ người khác làm dùm thì cũng giống như bạn đã làm thôi. Người đóng tiền là gieo nhân cúng dường, dỉ nhiên là sẽ gặt được quả báo tốt lành trong tương lai. Từ nhân thành quả thì cần phải có thời gian và hội đủ duyên. Nhân tốt thì quả sẽ tốt. Nhân tốt không hẳn là bạn cúng nhiều tiền mà ý nói tâm lượng của bạn có rộng lớn hay không.

      Nếu như bạn cúng dường là vì phước báo để bạn thọ hưởng đời sau thì cũng tốt nhưng tâm lượng như thế thì chưa được lớn cho lắm. Giống như khi xưa con voi mà Đề Bà Đạt Đa thả ra để hại Phật trong đời quá khứ đã tu phước rất nhiều nhưng vì không có tu huệ nên đọa làm thân voi, phước báo chỉ chuyển thành đồ trang sức như là vàng bạc, ngọc ngà châu báo để đeo lên mình voi mà thôi.

      Nếu như tâm lượng của bạn mở rộng ra, cúng dường quý thầy để quý thầy được thân tâm an lạc rồi hoằng dương Phật Pháp, phổ độ chúng sanh, lợi ích bá tánh khắp nhân gian. Chỉ nghĩ đến lợi ích của chúng sanh mà không nghĩ đến bản thân mình thì công đức phước báo kia sẽ rất lớn. Chỉ cần có tấm lòng là được, không nhất thiết phải có nhiều tiền. Bởi vì “vô ngã vị tha” (quên mình vì người) là hạnh nguyện cao cả của bồ tát, ngược lại thì là tự tư tự lợi của hàng phàm phu, chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình. Giống như khi xưa có một con Dã Can thân mình hôi thúi bị loài cọp beo rượt chạy té xuống giếng. Khi rơi xuống giếng thì Dã Can liền nghĩ :”Nếu như lúc nảy mình bố thí thân mạng mình cho cọp beo ăn thì có phải tốt hơn không? Bây giờ rơi xuống giếng làm dơ nước uống của người ta thật là không nên chút nào.” Người phàm phu với nhục nhãn thì chỉ thấy Dã Can như là một con vật hôi thối nhưng với thiên nhãn của chư Thiên thì nhìn thấy được hào quang phát ra từ miệng giếng rất sáng và đẹp như là của một vị bồ tát nào đó, cứ ngở là bồ tát ở gần đó nên xuống bên cạnh giếng để xem thử. Khi đến nơi thì các chư Thiên đứng bên cạnh giếng cất tiếng gọi tìm bồ tát sau đó mới hay thì ra chính là Dã Can ở dưới giếng. Chư Thiên đã đưa Dã Can lên và trãi Thiên Y mời ngồi sau đó cung kính vây quanh để chờ nghe pháp:”Nhân duyên gì đã khiến phát ra hào quang từ đáy giếng xông thấu đến Thiên Cung?”. Dã Can đã giải thích đại khái như sau:”Tuy thân là Dã Can hôi thối nhưng tâm vốn là bồ tát (đại từ đại bi, vô ngã vị tha…), khi tâm bồ tát phát sanh thì ánh hào quang cũng phát sanh (chỉ có chư Thiên nhìn thấy chứ phàm phu không nhìn thấy), tâm lượng càng lớn thì ánh hào quang cũng càng lớn…”

      Phần trên VT chỉ mới nói về phước báo có lớn hay nhỏ tùy thuộc vào tâm lượng lớn hay nhỏ nhưng dù sao cũng chỉ là hữu lậu vì còn trong tam giới, lục đạo luân hồi tức là những đời về sau được hưởng thụ vinh hoa phú quý. Muốn chuyển thành vô lậu, ra khỏi tam giới, lục đạo luân hồi thì cần phải hồi hướng trang nghiêm cõi Tịnh Độ. Không riêng gì những việc thiện lành mà kể cả việc tụng kinh niệm Phật cũng cần nên hồi hướng. Điều này bạn có thể tham khảo thêm ở bài Vì Sao Sau Khi Tụng Kinh, Niệm Phật Chúng Ta Phải Hồi Hướng?.

      Đóng tiền dâng y là đã gieo nhân, dỉ nhiên là rất tốt. Đến ngày dâng y mình đến đó để lãnh y rồi dâng lên chính là tạo thêm duyên sẽ tốt hơn. Tuy nhiên nếu không tiện thì cũng không sao, dù sao cũng cần phải đợi thời gian thì quả báo mới chín mùi, thuần thục. Bạn đã biết lo tu Phước (Phúc) là điều đáng quý nhưng cũng cần nên chú trọng tu Huệ (Tuệ) nữa nhé. Điều này bạn có thể tham khảo thêm ở bài Thuyết Nói Về Tu Phúc Và Tu Tuệ

      Nam Mô A Di Đà Phật

  8. Diệu trúc

    Xin chào viên trí
    Mình cúng dường không cầu phước báo mà hồi hướng Trang nghiêm phật tịnh độ, cho ba mẹ còn tại thế, cho anh rể mình mới mất, và hồi hướng cho oan gia trái chủ vậy là đủ và cũng cầu mong cho lổ tai bên phải của mình được nghe trở lại như xưa là đủ rồi.
    Nhưng mỗi lần mình làm việc thiện lành nào mình không chấp tay mà nói như vậy chỉ nói trong tâm thôi như vậy có được không ?
    Còn việc này mong viên trí chỉ giúp mình trong nghi thức niệm phật hằng ngày, phần hồi hướng chỉ Trang nghiêm phật tịnh độ, trên nói trên đền bốn ơn nặng nghĩa là sao ? Và lúc trước viên trí có cho mình thêm câu, và cũng nguyện mang công đức này xin chư phật chứng minh cho con được hồi hướng đến các chư vị oan gia trái chủ của con trong nhiều đời nhiều kiếp về trước ngưỡng mong tất cả điều được âm siêu dương thới, tốc xã mê đồ siêu sanh tịnh độ. Và bây giờ mình muốn hồi hướng cho ba, mẹ còn tại thế và anh rể mình mới mất nay chưa giáp năm thì mình phải đọc như thế nào mong viên trí chỉ giúp.

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Chào Diệu Trúc,

      Tứ trọng ân (bốn ơn nặng) có nghĩa là:

      1. Ơn Tam Bảo:

      Nhờ Phật khai sáng mà ta nhận ra con đường chơn chánh để đi theo, không sa vào nẻo ác. Nhờ Chánh pháp mà ta có đường lối tu tập đúng đắn. Nhờ chư Tăng giảng dạy đạo lý mà ta thấu hiểu. Vậy ta phải đền đáp bằng sự cung kính cúng dường và siêng năng tu học để mau đắc quả Bồ-đề.

      2. Ơn cha mẹ:

      Cha mẹ sanh ra ta rất cực nhọc, lại có công nuôi dưỡng ta đến khôn lớn, rồi cho học hành tử tế, dựng vợ gả chồng, tạo dựng hạnh phúc cho ta.

      Vậy ta phải đền đáp lại bằng 4 cách hiếu thảo (hiếu tâm, hiếu dưỡng, hiếu hạnh, hiếu đạo) để cha mẹ an vui, đầy đủ và giải thoát.

      3. Ơn chúng sanh:

      Ta sống trên đời không thể độc lập một mình, mà phải nương dựa vào nhiều người, nhiều vật. Thí dụ, nhờ thợ mộc ta mới có bàn ghế ngồi, có nhà cửa để ở; nhờ người làm ruộng ta có cơm ăn, nhờ thợ dệt ta có áo mặc; nhờ con chó giữ nhà, con bò kéo xe v.v… Ta phải đền đáp bằng cách làm việc cống hiến trở lại, và siêng tu, học đạo, để cầu cho chúng sanh được giải thoát luân hồi.

      4. Ơn quốc vương:

      Nhờ có vua hoặc tổng thống, chủ tịch nước, nói chung là chính quyền, cán bộ, lo xếp đặt mọi việc trong ngoài, giữ gìn an ninh trật tự, thái bình thịnh trị, ta mới yên tâm làm ăn, sinh sống.

      Ta phải đền đáp bằng cách chăm lo sản xuất, sống lương thiện, làm việc công ích cho xã hội, và tu học để hóa độ mọi người.

      Trong câu nói trên đền 4 ơn nặng, dưới cứu khổ 3 đường (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) là đã bao hàm hết tất cả rồi, thiết nghĩ không cần phải thêm gì nữa. Còn ở câu “nếu có ai thấy nghe, cùng phát lòng bồ đề, hết một báo thân này, đồng sanh cõi Cực Lạc” còn một ý nghĩa khác nữa tức là ngay khi đó nếu bạn đọc thành tiếng thì người dương (cha mẹ, anh chị em…)nếu đang ở gần đó mà THẤY + NGHE được việc bạn tụng kinh, niệm Phật, lể Phật và làm các việc thiện lành rồi họ sanh lòng hoan hỉ, ái mộ, tán thán…sau đó phát lòng bồ đề (phát tâm tu hành, trên cầu thành Phật dưới nguyện độ chúng sanh) thì hy vọng rằng khi xả bỏ báo thân họ cũng sẽ được sanh về Cực Lạc. Đó cũng còn là một hình thức cảm hóa cho nên nếu bạn có chấp tay thì sẽ càng tốt hơn. Còn nếu chỉ đọc trong tâm (đọc thầm) thì chỉ có những người âm mới có thể cảm nhận (thấy nghe) được.

      Ở câu kèm theo mang ý nhấn mạnh: “Và cũng nguyện mang công đức này xin chư Phật chứng minh cho con được hồi hướng đến các chư vị oan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp về trước của con, BA MẸ VÀ ANH RỂ CỦA CON. Ngưỡng mong tất cả đều được âm siêu dương thới, tốc xả mê đồ, siêu sanh Tịnh Độ” Câu này không phải do VT tự đặt ra mà có rất nhiều người đi ấn tống kinh, ở phần cuối quyển kinh, sau khi xong bài kệ hồi hướng thì người ta ghi đại khái như vậy. Có người còn tỉ mỉ hơn ghi luôn cả tên tuổi người mất, tên tuổi gia đình, dòng họ, con cháu…rất dài. Do đó VT nhận thấy ở phần sau bạn có thể thay đổi, thêm bớt sau cho phù hợp với tâm nguyện và hoàn cảnh của bạn nhưng nhớ là phải đọc bài kệ hồi hướng trước nhé. Âm siêu tức là nếu đang ở cõi âm thì sẽ được siêu thoát. Dương thới có nghĩa là người còn sống thì sẽ được mạnh khỏe, sống lâu, vinh hoa phú quý…Tốc xả mê đồ có nghĩa là sớm được phá mê khai ngộ, cải tà quy chánh, nương theo pháp môn niệm Phật mà hành trì để cầu sanh Tây Phương cho nên cuối cùng hết thì sẽ là “siêu sanh Tịnh Độ” vậy.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  9. Diệu trúc

    Gửi Viên Trí
    Từ khi biết được trang mạng nầy cái gì không hiểu cứ gõ vào tìm viên trí mà hỏi và những thắc mắc của mình được viên trí hoan hỉ giải thích mình rất cảm động tấm lòng từ bi bồ tát của cư sỉ. Các cư sỉ lên mạng để giúp cho những người mới sơ cơ dành cho những người tin phật pháp tu tịnh độ thật là hửu ích. Ngưỡng mong chư vị sức khoẻ dồi dào hoằng Dương phật pháp.

    Địa ngục du ký mà viên trí ấn tống hây quá mình xem hết rồi và mình cũng muốn ấn tống nhưng ở Việt Nam không biết có không mình có hỏi sư cô tu tịnh độ cô nói đó là sách không phải kinh nên không thấy để cô hỏi ở chổ ấn tống kinh sách coi có không nếu có thì cho mình hay, mình đi chùa từ vũng tàu, bình Dương và hiện ở huyện dĩ an của mình ở và chùa hoằng pháp ở hóc môn mình cũng không thấy nếu như không có mình có thể mở mạng viết lại tử Trang rồi đem đi đánh máy và in ra sách được không ? Ở đây mình chỉ thấy cuốn sách bức tranh nhân quả chứ chưa thấy sách địa ngục du ký này lần đầu tiên mình mới đọc nó rất thực tế sau khi xem xong có thể cải tà quy chánh.

    Mình đọc kinh vu lan cảm thấy lời vàng ngọc của phật đúng không sai, phật đã nhập niết bàn cách nay 2500 năm rồi phải không viên trí mà lời ngài nói ra cho tới thời đại này không sai lệch chúc nào. Có câu trong kinh:

    Phận con gái còn nương cha mẹ,
    Thì có lòng hiếu để thuận hoà ,
    Cần lao phục dịch trong nhà,
    Dễ sai dễ khiến hơn là nam nhi,

    Song đến lúc tùng phu xuất giá,
    Lo bên chồng chẳng sá bên mình,
    Trước còn lai vãng viếng thăm,
    Lần lần nguội lạnh biệt tăm biệt nhà.

    Mình cảm thấy hổ thẹn vô cùng quê mình ở rạch giá, Kiên giang. Lấy chồng lên dĩ an, bình dương này tuy mình nhớ cha mẹ nhưng phần chồng con phần tiền bạc nên mỗi năm về được 1,2 lần. Mình không biết làm cách nào để báo hiếu ba mẹ đây mong viên trí chỉ giúp mình, ba mẹ không lên ở với mình được ong bà không bỏ nhà ở quê được và mình cũng đang sống với bên chồng. Mình không có duyên để khuyên ba mẹ hướng phật pháp được mỗi lần nói ra là bị bác bỏ ,hoặc có nghe rồi cũng cho qua. Mình thấy ba mẹ mình Phước mõng nghiệp dầy mình đau lòng lắm sợ ba mẹ sau khi mãn phần sẽ không thoát khỏi địa ngục. Mong viên trí cho mình biết mình phải làm sao để ba mẹ mình thoát khổ. A Di Đà Phật

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Chào Diệu Trúc,

      Về chuyện ấn tống thì sư cô nói đúng rồi, bởi vì các điển tích như:
      1:Địa Ngục Du Ký của Dương Thiện Sinh
      2:Cô Ba Cháo Gà Du Địa Ngục
      3:Hồi Dương Nhân Quả
      4:Ngọc Lịch Minh Kinh
      5:Tây Phương Du Ký
      chỉ là sách chứ không phải kinh. Kinh là những lời của Phật nói và được kết tập lại, lưu truyền mãi đến ngày nay. Ấn tống kinh hay sách thì cũng đều tốt cả nhưng muốn được thành tựu viên mãn thì hãy xem “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của vùng đó rồi mình quyết định sẽ chọn kinh gì hay sách gì?

      Ví dụ như ở chùa Tịnh Độ thì thầy nói:” chùa thầy đang có 100 quyển kinh Vô Lượng Thọ nhưng lúc này số lượng Phật Tử quy tụ về đây để tụng đã gia tăng nên còn thiếu 50 quyển nữa “. Như vậy thì đây chính là cơ hội tốt để mình ấn tống 50 quyển kinh Vô Lượng Thọ vậy. Những người đã tu Tịnh Độ thì đương nhiên là đã biết “đoạn ác tu thiện” cho nên cũng chẳng cần đọc sách địa ngục du ký làm gì. Sách địa ngục du ký chỉ thích hợp với người đời và người sơ cơ mới phát tâm, do đó mình nên để ở nơi mà có người đời và người sơ phát tâm thường lui tới, giống như VT đã để ở tiệm bán thức ăn chay là vậy. Trong thời gian sắp hàng chờ mua thức ăn hay chờ tính tiền thì tâm hiếu kỳ của họ sẽ nhìn bao quát, sau đó bắt gặp quyển địa ngục du ký thì sanh tâm tò mò nên mới lấy về đọc (hoặc cho người nhà đọc). Khi đọc xong thì vì sợ tội đọa địa ngục cho nên không dám làm ác nữa mà siêng làm việc lành. Do đó vô tình tuy chưa đọc kinh Phật nhưng họ đã hành theo lời Phật dạy:”Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng hành, Tự tịnh kỳ tâm, Thị chư Phật thuyết” (Không làm các việc ác, Siêng làm các việc lành, Giử tâm ý thanh tịnh, Là lời chư Phật nói). Do đó sách địa ngục du ký cũng là một phương tiện, là cửa ngỏ đầu tiên để họ tìm đến Phật Pháp. Lúc nhỏ VT đã đọc quyển sách đó do chị của VT chép tay lại, sau này VT thấy người ta in thành sách rất nhiều. Có người đã đọc rồi thâu lại thành mp3 cho nên mình copy ra đỉa CD cũng rất tiện. Vì bạn bị điếc cho nên các đường link trích dẫn ở trên VT chỉ giới thiệu những trang đọc chữ mà thôi.

      Nói tóm lại, muốn ấn tống kinh gì thì nên hỏi xem ở chùa có còn thiếu hay không? Còn nếu muốn ấn tống sách địa ngục du ký thì bạn đi ra nhà in lớn, nói với họ là :”Tôi muốn in quyển Địa Ngục Du Ký, hiện tại đang có trên mạng, anh/chị có thể download xuống rồi layout, không tốn nhiều thời gian”. Nhưng một vài nhà in họ đòi hỏi mình phải in nhiều như tối thiểu phải là 500 hay 1000 quyển gì đó thì họ mới nhận. Khi in xong thì họ giao hết cho mình, mình phải chở đi phân phát mỗi nơi một ít (vài chục quyển). Cho nên việc này phải tốn tiền, tốn công, tốn thời gian và cần sự kiên nhẫn cho nên chỉ có những người phát tâm hành bồ tát đạo vì lợi ích chúng sanh mới không ngại gian nan :”…Khéo đem phương tiện lợi quần sanh. Nguyện lấy trần lao làm Phật sự…”

      Còn về chuyện muốn báo hiếu cha mẹ nhưng hoàn cảnh mình ở xứ lạ quê người, không tiện để sớm thăm tối viếng, dâng cơm hầu quạt thì mình vẫn có thể gọi điện thoại về hỏi thăm sức khỏe, gửi tiền về để phụ giúp song thân…nhưng đó cũng chỉ là tiểu hiếu vì chỉ lo được tới cuối đời, khi song thân qua đời, thần hồn đọa lạc về đâu thì khó biết và khó có thể cứu vãn cho nên thượng sách hơn hết là nên noi theo gương của cư sỉ Diệu Âm Úc Châu. Tuy ở xa nhưng cư sỉ vẫn thường xuyên gửi những lá thư Khuyên Người Niệm Phật về quê nhà để song thân sớm được phá mê khai ngộ, nương theo pháp môn niệm Phật mà hành trì để cuối cùng được vãng sanh Tây Phương, thoát vòng sanh tử luân hồi, lìa khổ được vui vĩnh viển. Chính vì thế cho nên Phật nói:”Pháp thí thắng mọi thí“.

      Tuy nhiên Gặp Được Kinh Vô Lượng Thọ & Pháp Môn Niệm Phật Là Người Đã Cúng Dường Vô Số Chư Phật Quá Khứ. Chính vì thế cho nên chỉ những người nào trong nhiều đời nhiều kiếp về trước đã từng tu hành, tích lũy rất nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên thì đời nay mới có thể GẶP và TIN được pháp môn niệm Phật. Có thể là song thân của bạn còn thiếu chút xíu cho nên mỗi ngày bạn đều hồi hướng công đức đến cha mẹ thì hy vọng có một ngày, khi mà thiện căn tăng trưởng, phước báo tròn đầy, nhân duyên hội tụ thì song thân sẽ gặp và tin được pháp môn niệm Phật.

      Tùy theo thiện căn, phước đức, nhân duyên của song thân hiện tại đang có là nhiều hay ít mà việc khuyên song thân niệm Phật sẽ dể hay khó. Nhưng dù sao thì “vạn sự khởi đầu nan”, cũng chớ nên nản lòng, cứ từ từ khuyên nhủ.

      Cõi Ta Bà giống như là biển khổ. Phật Pháp ví như là chiếc thuyền. Nếu mình khuyên cha mẹ “lên thuyền” chưa được vậy thì mình lên thuyền để qua bờ bên kia trước rồi sau đó sẽ trở lại tìm cha mẹ sau, chứ nếu không thì thân mình cũng sẽ bị đắm chìm trong biển khổ, lúc đó thì thân mình lo còn không xong làm sao có thể lo cho ai được chứ. Trong quyển Tây Phương Xác Chi thì bồ tát Tịch Căn có nói:” Người nào vãng sanh Tây Phương thì cha mẹ trong 7 đời của họ nương nhờ công đức kia mà được sanh Thiên, ấy mới chính là đại hiếu” Chính vì thế cho nên nếu thật lòng muốn báo ân cha mẹ thì hãy cố gắng nổ lực tinh tấn tu hành, đời này nhất định phải được vãng sanh Tây Phương thì mới không phụ lòng chư Phật, Bồ Tát, Thầy Tổ…đã từ bi chỉ dạy và mới mong có cơ hội báo đáp ân nghĩa sanh thành một cách trọn vẹn nhất.

      Có thể tham khảo thêm ở các bài viết sau:
      1:Muốn Độ Hết Thảy Thân Bằng Quyến Thuộc Hiện Tại & Quá Vãng Hãy Nên Về Tây Phương Cực Lạc
      2:Làm Thế Nào Để Báo Hiếu Cha Mẹ Cửu Huyền Thất Tổ Một Cách Trọn Vẹn Nhất?
      3:Một Người Tu Đắc Đạo Cửu Huyền Thất Tổ Sinh Thiên
      4:Nhờ Con Thành Tâm Mẹ Từ Địa Ngục Trở Về Niệm Phật Được Vãng Sanh

      Nam Mô A Di Đà Phật

  10. Thanh Liễu Duyên

    Nam mô A Di Đà Phật, cháu cảm ơn chú Viên Trí đã có những lời khuyên chân thành và hữu ích cho cháu cũng như mẹ của cháu ạ _()_

    Reply
  11. huy

    Mình thấy trong quyễn địa ngục du kí của dts có phần không giống vói tinh thần phật giáo của mình lắm hình như mang hơi hướng của 1 đạo giáo nào đó đây chỉ là thắc mắc của riêng mình thôi.

    Reply
  12. Diệu trúc

    Gửi viên trí
    Như lần trước mình có hỏi như làm các việc thiện lành mà không chấp tay đọc kệ hồi hướng mà chỉ đọc trong tâm, viên trí bảo nếu chấp tay thì tốt còn đọc trong tâm thì chỉ có người cõi âm nghe được.
    Như mình vào chùa lể phật xong rồi bỏ tiền vào tủ để trước bàn phật thì mình còn đọc kệ hồi hướng trước phật được, còn như mỗi khi đi ra chợ hoặc đi chùa có nhiều người ăn xin họ ngồi hai bên đường vậy khi mình cho họ làm sao có thể đứng lại mà chấp tay nói được và có cũng có khi mình đang ở nhà nhưng có người biết mình có tâm phật pháp nên có việc ở chùa nào cần đóng góp thì tới kêu mình và mình đóng, gặp những trường hợp như vậy thì mình phải hồi hướng như thế nào mong viên trí hoan hỉ chỉ giúp cho.
    Còn về việc khi người chết qua 49 ngày nếu bị rơi vào tam ác đạo chừ khi làm ngạ quỷ vậy người trên dương thế cúng ngày giổ hoặc ngày rằm và cuối tháng ngày 30 họ có nhận được mà thọ dụng không ?

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Chào Diệu Trúc,

      Những trường hợp không thuận tiện đọc bài hồi hướng thì VT nghĩ đợi đến cuối ngày, sau thời khóa tụng niệm buổi tối xong thì mình sẽ gom lại rồi hồi hướng một lần cho xong luôn bằng cách sửa câu đầu lại:

      Nguyện mang tất cả những công đức phước báo mà con đã làm được từ sáng sớm cho đến giờ và cả những việc tụng kinh niệm Phật này, xin chư Phật chứng minh cho con được hồi hướng
      Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
      Trên đền bốn ân nặng
      Dưới cứu khổ ba đường

      Nếu có ai thấy nghe
      Đều phát lòng bồ đề
      Hết một báo thân này
      Đồng sanh cõi Cực Lạc

      Việc cúng đám giổ thì là phong tục tập quán của dân gian còn trong Phật Pháp thì có cúng mông sơn thí thực. Điểm giống nhau là ở chỗ muốn cho người mất được no đủ, không bị đói khát. Điểm khác nhau là nhiều người cúng đám giổ đã sát sanh để cúng hay cúng đồ mặn thì người mất lại càng mang tội thêm. Hơn nữa cúng đám giổ thì một năm mới cúng một lần vậy giả sử người mất đã đọa làm ngạ quỷ vậy một năm chỉ ăn được có một vài ngày, còn những ngày khác bị đói khát lấy gì để ăn? Cho nên có một số chùa, quý thầy thường hay cúng mông sơn thí thực mỗi ngày vào lúc 4,5 giờ chiều, tuy chỉ là một bát cơm, một ly nước nhưng với sự gia trì của chú biến thực, biến thủy thì có thể khiến cho hết thảy ngạ quỷ (có duyên và ở gần đó) đều được no đủ. Tuy nhiên việc cúng đồ ăn cũng chỉ là giải pháp tạm thời, muốn cho họ sớm được siêu thoát thì phải làm các việc thiện lành, tụng kinh, niệm Phật rồi hồi hướng cho họ, khuyên họ niệm Phật cầu sanh Tây Phương mới là việc chính, quan hệ trọng đại.

      Nếu như ông bà cha mẹ hoặc thân nhân đã bị đọa vào địa ngục thì nhờ công đức tụng kinh niệm Phật hồi hướng cũng sẽ sớm được siêu thoát như là các mẫu chuyện sau:
      1:Cứu Cha Mẹ Thoát Địa Ngục Nhờ Tạo Tượng Phật A Di Đà
      2:Niệm Phật Cứu Chủ Khỏi Đọa Địa Ngục
      3:Niệm Phật Cứu Được Thân Nhân Ở Địa Ngục
      4:Tạo Tượng Đại Thế Chí, Cha Thoát Khỏi Địa Ngục

      Nếu như ông bà cha mẹ hoặc thân nhân còn đang tại thế thì nhờ công đức tụng kinh niệm Phật hồi hướng cũng sẽ chuyển dử hóa lành, hóa hung thành kiết như là câu chuyện Tụng Kinh Địa Tạng Cứu Mẹ Khỏi Chết.

      Nếu như ông bà cha mẹ hoặc thân nhân đã tái sanh (đầu thai chuyển thế rồi) thì các việc thiện lành do con cháo hồi hướng đến cũng sẽ góp phần chuyển dử hóa lành, giúp cho họ sớm được phá mê khai ngộ, cải tà quy chánh, hướng về Phật Pháp, niệm Phật cầu sanh Tây Phương (tùy theo công đức nhiều hay ít và cũng phải chờ thời gian, hội đủ duyên thì nhân mới trổ thành quả được). Trong trường hợp này thì họ đã đầu thai chuyển thế rồi nên việc cúng đám giổ chắc là khó có thể hưởng dụng tuy nhiên vẫn có trường hợp đặc biệt ngoại lệ mà cư sỉ Hữu Minh đã có trình bày trong câu chuyện Trào Tống, Hoàng Đình Kiên tự Sơn Cốc, người tỉnh Giang Tây, huyện Tu Thủy…

      Nam Mô A Di Đà Phật

  13. Diệu trúc

    Gửi Viên Trí
    Xin chào Viên Trí vì mình bị điếc nên không chò chuyện, hay hỏi những thắc mắc của mình cùng Thầy ở chùa được.mình xem Viên Trí như thầy mình vậy. Nếu Viên Trí có về Việt Nam nhớ cho mình hay nha muốn gặp mặt một lần ăn một bữa cơm chay và thỉnh giáo thêm về Phật pháp.
    Mỗi đêm mình hành theo nghi thức niệm Phật hằng ngày của P/S Tịnh Không mình chỉ niệm Phật không có tụng kinh, vì mình hành theo bảng đó và niệm 1080 niệm là gần cả tiếng lưng mình muốn nhức nên không tụng thêm kinh được.
    Xin cho mình hỏi, như ở nhà mình hành trì như vậy trước bàn Phật còn như trường hợp mình đi du lịch ở khách sạn mình không làm như vậy được mà chỉ niệm Phật không thôi như vậy có được không ?
    Và khi về quê nhà mẹ mình vì điều kiện không tiện nên mình có thể ngồi trong phòng niệm được không?
    Và mình muốn khuyên mẹ mình niệm Phật, mình thỉnh tượng Phật A Di Đà về để trong phòng mẹ để cho mẹ nhìn vào tượng phật mà niệm Phật mỗi đêm được không ? Những điều hỏi trên mình không biết phải làm như thế nào mới hoàn hảo mong Viên Trí hoan hỉ chỉ rõ và giải thích cặn kẽ cho mình hiểu. A Di Đà Phật

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Chào Diệu Trúc,

      Trước tiên thì VT cũng xin được cám ơn ý đẹp của bạn là mời VT dùng cơm tại nhà ở VN nhưng chắc là VT không có được cái phước phần đó đâu. Hơn nữa chuyện đời vô thường lắm, đâu ai biết được mai này chuyện gì sẽ xảy ra cho nên VT chỉ hy vọng là mai này có thể gặp bạn ở Tây Phương Cực Lạc mà thôi chứ còn gặp ở VN thì không dám hứa hẹn điều gì vì mọi việc đều có nhân quả, duyên phận.

      Trên tinh thần Y Pháp Bất Y Nhân thì thiết nghĩ bạn cũng không nên “phân biệt” giữa VT và các liên hữu khác rồi sanh tâm “chấp trước” như vậy. Ở TP.HCM thì VT có quen vài liên hữu cũng tu học rất tốt nhưng có lẻ vì bạn chưa có duyên để gặp hay vì tâm phân biệt chấp trước giữa đôi bên mà không muốn rộng kết thiện duyên.

      VT cũng chỉ là một người bạn đồng tu mà thôi, chớ nên xem như thầy, thật là hổ thẹn. Nhưng dù sao thì thầy hay trò vốn dỉ cũng là do phân biệt chấp trước mà sanh ra, cũng chỉ mang tính tương đối. Vì nếu như trò tu giỏi hơn thầy, tự tại vãng sanh, biết trước ngày giờ vậy thầy có cần phải học nơi trò hay không? Như là câu chuyện Chàng Ngốc Thật Thà Niệm Phật Được Vãng Sanh và câu chuyện Chú Sa Di Niệm Phật Biết Trước Ngày Vãng Sanh.

      Còn về việc tụng kinh thì là trợ hạnh, nếu có thêm thì càng tốt, còn như hoàn cảnh không thuận tiện thì chỉ niệm Phật thôi là đủ rồi vì niệm Phật là chánh hạnh. Điều này đã có nói qua trong bài Tu Tịnh Nghiệp Niệm Phật Tốt Hơn Tụng Kinh.

      Trong thời khóa, đối diện trước bàn Phật thì nên niệm Phật có tiếng (nếu mệt thì đổi qua niệm thầm trong tâm cũng được) và cũng nên kèm thêm lể Phật, bởi vì : “Niệm một câu Phật phước tăng vô kể, lể một lể Phật, tội diệt hà sa”. Muốn biết cách lể Phật cho đúng để tránh bị đau nhức lưng thì có thể xem hướng dẫn trong bài Lễ Phật Và Y Học.

      Đau nhức lưng, bị điếc, các loại bệnh tật và tai nạn khác có thể xảy ra… một phần có thể là do oan gia trái chủ nhiễu hại, cần nên sám hối với họ và hồi hướng công đức cho họ để bù đắp lại như kinh Pháp Cú Phật dạy:”Hận thù diệt hận thù, là điều không thể có. Từ bi diệt hận thù, là định luật thiên thu”. Phần lớn thì là do nghiệp của mình, cho nên muốn chuyển nghiệp nặng thành nhẹ, nhẹ thành không thì ngoài việc lể Phật niệm Phật nên kèm thêm phóng sanh.

      Vì Sao Chúng Ta Nên Phóng Sanh? bởi vì Công Đức Phóng Sanh không thể nghĩ bàn, dù xây 9 ngôi chùa cũng không bằng cứu 1 mạng chúng sanh. Như trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất chính là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất chính là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.” Do đó người phóng sanh sẽ được chư Phật gia trì, thân thể khỏe mạnh, thọ mạng lâu dài, ít bị bệnh hoạn, tai nạn…

      Khi đối trước bàn thờ Phật tâm mình niệm Phật như thế nào thì khi đi du lịch ở khách sạn hay về quê mẹ ngồi trong phòng, thậm chí khi đi quét nhà, nấu cơm, giặt đồ, rửa chén…tâm mình cũng niệm Phật “giống như vậy” (chỉ khác là không thể lể Phật và niệm ra tiếng). Giống như vậy có nghĩa là tâm mình vẫn chân thành thanh tịnh (không có phiền não, tham sân si…). Giống như vậy có nghĩa là tâm mình lắng nghe tiếng niệm Phật từ nơi tâm mình, từng câu từng chữ rỏ ràng, minh bạch. Nói chung thì cho dù gặp bất kỳ hoàn cảnh nào dù thuận hay nghịch thì tâm mình vẫn giử định tỉnh để niệm Phật, không vì cảnh vui mà sanh tâm tham chấp luyến ái, không vì cảnh bất như ý mà sanh tâm giận hờn, buồn tủi, không vì cảnh ghê rợn mà sanh tâm hoảng sợ…đó chính là mình biết tự chủ, có chánh niệm, có tỉnh giác, không bị trần cảnh tước đoạt làm đảo điên ý thức mà bỏ mất câu Phật hiệu. Câu Phật hiệu xem như là bổn mạng, nguyên thần của mình, lúc nào cũng cần phải gìn giử, chớ để lạc mất đi.

      Và mình muốn khuyên mẹ mình niệm Phật, mình thỉnh tượng Phật A Di Đà về để trong phòng mẹ để cho mẹ nhìn vào tượng phật mà niệm Phật mỗi đêm được không ? Nếu như mẹ hoan hỉ thì được, còn nếu mẹ không hài lòng thì không nên. Khi đặt hình tượng Phật nên chọn nơi thanh tịnh trang nghiêm, đặt ở phòng nào thì phòng đó nên giử sạch sẽ. Hình tượng Phật là phương tiện trợ duyên, có thêm thì càng tốt, khi mắt nhìn thấy hình tượng Phật thì nhãn căn thanh tịnh, tai nghe tiếng máy niệm Phật là nhỉ căn thanh tịnh, mủi ngửi mùi hương trầm là tỷ căn thanh tịnh…Người khéo dùng phương tiện thì nương theo đây để tự phản tỉnh, nhắc nhở tâm mình luôn nhớ Phật niệm Phật và sống đúng như lời Phật dạy nên được lợi ích.

      Tuy nhiên nếu mình không khéo dùng phương tiện thì sẽ bị chướng ngại. Thế này không được, thế kia không đúng, không biết xử sao… thì tâm sanh ra phiền não, khi phiền não phát sanh thì bản tâm không còn thanh tịnh do đó niệm Phật cũng bị chướng ngại, không được cảm ứng đạo giao.

      Hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  14. Diệu trúc

    Gửi viên trí
    Xin chào viên trí sao mình tìm đến nhà in lớn để nhờ họ in sách địa ngục du ký nhưng họ ko nhận họ nói phải có giấy phép mới làm được ?
    Còn như mình tụng kinh địa tạng và niệm phật thì mình phải làm sao trong nghi thức niệm phật hằng ngày có đảnh lể, có tán phật,có sám hối, có hồi hướng và trong kinh địa tạng cũng gần như vậy. Vậy mình tụng kinh trước hây niệm phật trước và kinh địa tạng nếu tụng hết quyển thì thời gian dài quá mình tụng một ngày một phẩm được ko ?
    Xin viên trí cho mình bài sám hối để đến ngày 14,30 mình ko đi xuống chùa sám hối được thì ở nhà niệm phật xong rồi sám hối cũng được. A Di Đà Phật

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Xin chào Diệu Trúc

      Về việc ấn tống kinh sách thì tại vì VT ở Mỉ khá lâu nên không rành về pháp lý ở VN cho nên vấn đề xin giấy phép để xuất bản, VT cũng không rỏ cho lắm. Tuy nhiên VT có quen với một vị liên hữu là Tan Vinh ở TP.HCM cũng đang phát tâm ấn tống và VT đã e mail cho bạn giới thiệu người bạn. Hy vọng hai người hợp tác giúp đở lẫn nhau, nếu không tiện thì có thể tìm đến nhà in của chú lương y Phan văn Sang, trong e mail đã có đề cập địa chỉ và số điện thoại.

      Kinh Địa Tạng nếu có thời gian nhiều thì tụng hết một quyển, không tiện thì mỗi ngày một phẩm cũng được, tùy theo khả năng. Kinh Địa Tạng thích hợp tụng để cầu siêu cho người mất trong vòng 49 ngày. Còn những lúc bình thường nếu có thời gian nhiều thì tụng kinh Vô Lượng Thọ, thời gian ít thì tụng kinh A Di Đà, không nên tụng quá nhiều kinh gọi là xen tạp như HT Tịnh Không dạy:”Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”.

      Đối với hành giả tu Tịnh Độ thì tụng kinh là trợ hạnh, niệm Phật là chánh hạnh do đó thời khóa niệm Phật nên dành nhiều hơn thời khóa tụng kinh và nhất là trong lúc đi đứng nằm ngồi gì cũng cố gắng niệm Phật trong tâm đừng để những vọng niệm vọng tưởng, phiền não của thế gian làm mất bản tâm thanh tịnh. Điều này có thể tham khảo thêm ở bài Tu Tịnh Nghiệp Niệm Phật Tốt Hơn Tụng Kinh

      Tụng kinh trước hay niệm Phật trước cũng đều được, quan trọng là tâm mình có chân thành, thanh tịnh là được.

      Về sám hối thì bài văn nào cũng tốt cả. Khi đến chùa thì người ta tụng bài nào mình nên y theo như vậy cho giống người ta. Khi ở nhà thì bài sám nào cũng tốt. Tuy nhiên nếu bạn muốn VT tìm dùm thì nếu có thời gian nhiều nên đọc bài Văn Phát Nguyện Sám Hối, còn nếu thời gian quá eo hẹp thì chỉ cần đọc bài này, 4 câu thôi:
      Con xưa đã tạo bao ác nghiệp
      Đều do vô thủy tham sân si
      Bởi thân khẩu ý phát sinh ra
      Hết thảy con nay nguyện sám hối.

      Quan trọng là mình có thật sự sám hối hay không? Tức là mình tự tìm lỗi của mình sau đó sửa lỗi lầm lại, từ nay không tái phạm nữa đó mới là việc chính, quan hệ trọng đại.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  15. Pháp môn Tịnh Độ

    Nam Mô A Di Đà Phật.
    Kính bạch cùng Viên Trí.Con là Chúc Lưu muốn bạch cùng Viên Trí, mong được chỉ bảo thêm về Phật pháp. Có thể cho con địa chỉ mail để con có thể liên lạc và mong được Viên Trí chỉ bảo thêm.
    Nam Mô A Di Đà Phật

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Xin chào Chúc Lưu,

      VT không có phải thầy gì cả cho nên mong là bạn cứ xem VT như một người bạn đồng tu, bạn đạo (đạo hữu) hay bạn sen (liên hữu) là được rồi. Có rất nhiều liên hữu nhưng bạn lại tìm VT thì chắc có lẻ là duyên phận, nếu vậy thì VT cũng xin mạn phép được tùy duyên vậy.

      Nếu nói “chỉ bảo thêm về Phật Pháp” thì là vấn đề cần phải xem xét lại. Tại vì có thể bạn biết nhiều hơn VT cho nên VT cần phải học ở nơi bạn thì mới đúng. Cho nên trong nhà Phật có câu:”tùy cơ nói pháp” tức là phải biết quán cơ nhưng VT mới gặp bạn lần đầu, chưa biết bạn đang có những gúc mắc gì thì thật sự ngay nhất thời khó mà giải đáp. Ở đây VT cũng chỉ là học lóm từ các liên hữu khác mà thôi, trong khả năng thì VT chỉ có thể hướng dẫn những bạn sơ cơ mới phát tâm để vào lớp mẫu giáo vở lòng vậy thôi. Do vậy những gì mà VT học được và cảm thấy nó cần thiết thì mang ra chia sẻ để làm tư liệu tham khảo, suy gẫm vậy thôi chứ vốn chẳng phải là một gương mẫu hay tiêu chuẩn cố định.

      E mail thì VT nghĩ sẽ không được tiện cho lắm. Tại sao? Là bởi vì với câu hỏi và câu trả lời đăng nơi đây sẽ có rất nhiều người đọc, khi đó những ai có cùng thắc mắc, cùng tâm sự thì nhân cơ hội này mà được thông suốt. Bên cạnh đó nếu như VT có sơ sót chỗ nào thì sẽ có các liên hữu khác trợ giúp bổ sung ý kiến đóng góp, qua đó cũng là cơ hội để VT được học hỏi thêm. Thiết nghĩ vì lợi ích chung cho tất cả, hy vọng là bạn hãy mạnh dạn nêu câu hỏi ở diễn đàn này, nếu như VT có bận không online được thì hy vọng là sẽ có các liên hữu khác chiếu cố giùm. Qua đó cũng thấy được tinh thần đoàn kết của một đại gia đình, tứ hải chi nội giai huynh đệ.

      Nếu như bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu Phật Pháp thì VT nghĩ bạn nên tìm kinh Phật để đọc trước, sau đó tìm các bài giảng của các vị Tổ Sư để xem qua cho biết, lấy đó làm vốn đầu tiên. Sau này khi nghe những vị thầy khác giảng hay đọc những phần hội đàm giữa các bạn đạo thì mình phải có vốn để đối chiếu lại vì thỉnh thoảng vẫn thường xảy ra những chỗ mâu thuẫn, bất đồng ý kiến, khi đó sẽ không biết ai đúng ai sai, phải tìm về chánh văn kinh Phật thì mới tỏ rỏ hư thực lẻ nào. Cho nên Phật dạy về tứ y pháp:

      1. Y pháp bất y nhân (nương theo pháp không nương theo người nói pháp)
      2. Y nghĩa bất y ngử (nương nghĩa không nương theo chữ)
      3. Y trí bất y thức (nương lý trí không nương theo cảm tình)
      4. Y liễu nghĩa, bất y bất liễu nghĩa (nương theo liễu nghĩa không nương theo không liễu nghĩa).

      Học thì dể rồi, chỉ có hành mới khó cho nên :”Tu mà không học là tu mù, học mà không hành thì là cái đãy đựng sách”. Nói chung thì trong vài năm bạn có thể học và hiểu rất nhiều, có thể trả lời thắc mắc cho các bạn đồng tu bởi vì bạn đã có trí HUỆ. Trong Tam Vô Lậu Học thì GIỚI ĐỊNH HUỆ như là kiền có ba chân, nếu thiếu một thì khó mà đứng vững. Cho nên:

      Ðức Phật dạy: “Học rộng, mến Ðạo, thì Ðạo ắt khó gặp. Giữ chí, thờ Ðạo, thì Ðạo kia rất lớn.

      Bạn có thể học ở bất cứ nơi đâu, kinh sách, băng đỉa, trang mạng mà thầy giảng…nhưng đó chỉ là để khai mở trí HUỆ mà thôi. Muốn có ĐỊNH thì bạn phải hạ thủ công phu mỗi ngày từ từ rồi những tạp niệm sẽ thưa dần. Muốn đắc GIỚI thì bạn phải nghiêm trì giới luật thanh tịnh. Cho nên phải lấy giới làm thầy, bởi vì:

      Ðức Phật dạy: “Phật tử ở cách Ta vài ngàn dặm mà nhớ nghĩ đến Giới của Ta, tất sẽ chứng được Ðạo quả; còn ở ngay bên phải bên trái Ta, tuy thường trông thấy Ta, nhưng chẳng y theo Giới của Ta, thì rốt cuộc sẽ không đắc được Ðạo.

      Nên biết rằng, kinh Viên Giác nói:” Pháp là ngón tay chỉ mặt trăng, nương ngón tay để thấy mặt trăng, chớ nhận lầm ngón tay là mặt trăng” Hiểu một cách đơn giản có nghĩa là nương theo kinh sách để thực hành thì mới được lợi ích, chớ nên học lý thuyết suông. Như vậy thì nếu không có thời gian thì mỗi ngày mình học chút xíu cũng được nhưng cố gắng phải hành theo cho được. Ví như Phật dạy ăn chay thì mình ăn chay, Phật dạy phóng sanh, thì mình phóng sanh…để nuôi dưỡng tâm từ bi. Bởi vì kinh Pháp Hoa nói:” Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai, áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục“.

      Điều quan trọng nhất của việc tìm hiểu Phật Pháp chính là làm sao để đời này mình được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, thoát vòng sanh tử luân hồi mới là việc chính, quan hệ trọng đại do đó chủ đề này đã được tạo thành một trang web (Đường Về Cõi Tịnh) với nhiều bài vở phong phú, bạn cứ từ từ mà tham khảo thêm nhé.

      Nói tóm lại, tam tạng kinh điển có rất nhiều nhưng Ngài Mục Kiền Liên trong lần đại hội Phật Pháp đã tóm lượt bằng 4 câu kệ như sau:”Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ tâm, thị chư Phật thuyết“. Có nghĩa là:” Không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, giử tâm ý thanh tịnh (bằng các phương pháp niệm Phật là tốt nhất) là lời chư Phật nói. Do vậy có thể nói việc Y GIÁO PHỤNG HÀNH chính là điểm tối quan trọng. Bằng chứng cho thấy điển hình là chị Liên Hương trong phim Nghịch Duyên vốn là người không biết chữ, chỉ biết lão thật niệm Phật mà thôi và câu chuyện Chàng Ngốc Thật Thà Niệm Phật Được Vãng Sanh.

      Vài lời chia sẻ, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  16. Thảo

    A Di Đà Phật,

    Con xin hỏi Ba con bị bệnh suy tim & thận, sau 1 thời gian chạy thận ở bệnh viện giờ sức khỏe ba con rất yếu, chỉ nằm 1 chỗ, mọi sinh hoạt phải nhờ con cái, con cũng khuyên ba con buông bỏ hết niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, ngày đêm đều nghe Kinh sám hối, nhưng con thấy Ba con còn luyến tiếc điều gì nên ko ra đi được, giờ ba cũng ko nói được, nên ba nghĩ gì tụi con cũng ko giúp được cho ba, nhìn ba bị đày đọa thân xác như vậy tui con thấy đau khổ quá, ông phải mặc tả giờ mông bị lở loét, người có mùi hôi, con phải làm sao để giúp ba được bây giờ?

    Nam Mô A Di Đà Phật.

    Reply
    • Thiện Nhân

      A Di Đà Phật

      Gửi bạn Thảo,
      TN xin chia sẻ tấm lòng hiếu kính của bạn. Trước hết TN muốn nói với bạn một điều: Cha mẹ già yếu, bệnh tật mà chúng ta có cơ hội gần gũi, chăm sóc đó là việc đại hiếu kính, vì thế bạn chớ có sanh tâm buồn bã, ghê sợ hay nản lòng, bởi bố mẹ ta hiện tại, chính là chúng ta trong tương lai. Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm Phật nói:

      “Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:
      – Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.
      – Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí.
      – Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện.
      – Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến.
      Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”.
      (Kinh Tăng Nhất A Hàm)

      Trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, đức Phật đã nói về cảnh giới của người bệnh thập tử nhất sinh và khi thần thức mê mờ, người nhà phải nên làm những việc như sau:

      “Lại nữa, này Phổ Quảng! Nếu trong đời sau có người nam hay người nữ nào nằm liệt mãi trên giường gối, cầu sống hay cầu chết đều không được, hoặc đêm mộng thấy ác quỷ cho đến kẻ thân thích trong nhà, hoặc đi trên đường hiểm, hoặc nhiều lần bị bóng đè, hoặc cùng quỷ thần dạo chơi…”
      “Trải qua nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm, trở nên gầy mòn, lao sái; trong giấc ngủ kêu gào khổ sở, thảm thiết không vui. Ðây đều là do nơi nghiệp đạo còn đang luận đối, chưa quyết định là nhẹ hay nặng, nên hoặc là khó chết, hoặc là khó lành.
      Mắt phàm tục của kẻ nam, người nữ không thể biện rõ việc đó, chỉ nên đối trước tượng của chư Phật, chư Bồ Tát, lớn tiếng đọc tụng Kinh này một biến; hoặc lấy những vật ưa thích của người bệnh như y phục, đồ quý báu, nhà cửa, ruộng vườn…, đối trước người bệnh mà lớn tiếng xướng rằng:
      Chúng con, tên đó họ đó, xin vì người bệnh này mà đối trước kinh, tượng, thí xả những vật này để hoặc cúng dường kinh tượng, hoặc tạo hình tượng của Phật, Bồ Tát, hoặc xây dựng chùa tháp, hoặc sắm đèn dầu thắp cúng, hoặc cúng vào Thường Trụ.
      Xướng lên như vậy ba lần để cho người bệnh được nghe biết.
      Giả sử các thức của người bệnh đã phân tán, đến hơi thở đã dứt, thì hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, cho đến bảy ngày, cứ lớn tiếng xướng bạch như trên và lớn tiếng tụng Kinh này. Sau khi người bệnh đó mạng chung, thời dẫu cho từ trước có tội nặng, thậm chí năm tội Vô Gián, cũng được thoát khỏi hẳn, thọ sanh nơi nào cũng thường nhớ biết việc đời trước.
      Huống nữa là người thiện nam, người thiện nữ nào tự mình biên chép Kinh này, hoặc bảo người biên chép, hoặc tự mình đắp vẽ hình tượng của Bồ Tát, cho đến bảo người khác đắp vẽ, thì quả báo mà người đó thọ nhận tất được lợi ích lớn.
      Vì thế, Phổ Quảng, nếu thấy có người nào đọc tụng Kinh này, cho đến chỉ trong một niệm tán thán Kinh này hoặc tỏ lòng cung kính, thì ông phải dùng trăm ngàn phương tiện khuyến hóa người đó phát lòng siêng năng, chứ đừng thối thất, thì sẽ được trăm ngàn vạn ức công đức không thể nghĩ bàn ở hiện tại và vị lai.” (Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện – Phẩm thứ 6 – Như Lai Tán Thán)

      TN nghĩ bạn hãy bàn cùng người nhà, rồi thỉnh Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện và ráng thực hành theo những lời chỉ dẫn nói trên. Quan trọng: Mọi hành vi, động niệm phải nhất tâm vì người cha đang lâm bệnh mà làm. Làm rồi bạn cùng gia đình nên thực hành phóng sanh, bố thí, cúng dường Tam Bảo hay in, tạo tôn ảnh Địa Tạng Bồ Tát, Phật, Bồ Tát… và nhất tâm hồi hướng cho các oán gia trái chủ của cha bạn, nguyện cho họ và ông cụ đồng được vãng sanh về Cõi Cực Lạc, chứ chớ nên nguyện cho ông cụ được khỏi bệnh. Được như vậy, nếu ông cụ chưa tận mạng, tất các nghiệp bệnh sẽ được hoá giải; ngược lại, ông cụ sẽ có thêm hành trang để đi về cõi an lạc…

      Chúc bạn thật tỉnh giác và dũng mãnh để làm tất thảy những việc phước thiện, giúp cho cha bạn dẫu còn hay mất cũng đều được hưởng lợi pháp.
      A Di Đà Phật

  17. Linh

    A Di Đà Phật
    Mẹ con bị ung thư giai đoạn cuối..người lỡ loét bốc mùi hôi thúi..nhưng tâm mẹ con chưa tịnh chưa thể hướng về Phật Đạo…xin cho con hỏi con phải làm sao để giúp mẹ con vãng sanh cực lạc..thân xác ko bị đau đớn..và gần tới lúc lâm chung con có thể mời ban hộ niệm được ko…vì mẹ con toàn thân hôi thúi mọi người ko ai muốn tới gần..lúc sang tiền mẹ con cũng mắc nhiều tội lỗi…xin hãy giúp con
    Nam Mô A Di Đà Phật…

    Reply
    • Liên Hữu Huệ Tịnh

      A Di Đà Phật. Chào bạn Linh,

      Đến mức này rồi phận làm con muốn giúp cho mẹ thoát nạn kiếp này thì chỉ có một cách duy nhất là hết lòng hết sức thành tâm niệm Phật A Di Đà thiệt nhiều để hồi hướng trợ nhơn duyên cho mẹ của bạn được gặp thiện tri thức khai thị cho mẹ bạn phát tâm sám hối và tin nguyện vãng sanh mà niệm Phật. Tình nghĩa mẹ con thắm thiết hơn ai cả cho nên bạn phải tự đích thân niệm Phật để cảm động chư Phật tìm phương tiện thù thắng cứu mẹ của bạn. Có ban hộ niệm trợ giúp càng tốt nhưng HT nghĩ gia đình con cái hộ niệm cho cha mẹ là số 1 là Đại Hiếu. Chúc mẹ của bạn được “nhơn duyên thù thắng” mà đới nghiệp vãng sanh về Cực Lạc.

      Nam Mô A Di Đà Phật.

    • Tịnh Thái

      A Di Đà Phật,

      Bây giờ bạn nên chủ động tiếp cận với ban hộ niệm gần nhà mà trình bày tình hình của Mẹ. Bạn có thể tham khảo danh sách BHN:

      http://duongvecuclac.com/danh-sach-ban-ho-niem

      Chúc bạn sớm tìm được BHN phù hợp và có thể khai thị giúp cho Mẹ bạn hiểu rõ con đường về Tây phương và phát tâm chân thành sám hối niệm Phật cầu sanh Cực Lạc.

      Nam Mô A Di Đà Phật.

  18. diem nguyen

    Mình phải làm gì khi có người mất?

    Reply
  19. Đỏ

    A Di Đà Phật

    Ông Nội con mất đã hơn 3 năm. Khoảng vài ngày trước khi cúng dỗ Ông Nội, Cô và Chú của con nằm mọng thấy Ông Nôi về báo “Ba ơ dưới đây lạnh lắm, các con cứu Ba”. Xin Thầy cho Con hỏi trong trường hợp này Con Cháu cần phải làm như thế nào ạ

    Reply
    • Hướng Đạo

      A Di Đà Phật
      Bạn Đỏ thân mến,

      Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Đức Bổn Sư có nói về những cảnh mộng mị này như sau: “Lại nữa, này Phổ Quảng! Như những chúng sanh ở đời vị lai, hoặc trong mộng trong mị, trông thấy các quỷ thần cùng các hình bóng khác, hoặc buồn bã, hoặc khóc lóc, hoặc rầu rĩ, hoặc than thở, hoặc hãi hùng, hoặc sợ sệt; đây đều là cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, quyến thuộc từ một đời, mười đời, trăm đời, hay ngàn đời trong quá khứ, còn đang bị đọa lạc trong ác đạo, chưa được ra khỏi, lại không trông mong vào phước lực nơi nào để cứu vớt, nên mới mách bảo với kẻ có tình cốt nhục trong đời trước, khiến làm phương tiện hầu mong được thoát khỏi ác đạo.
      Này Phổ Quảng! Ông nên dùng thần lực khiến hàng quyến thuộc đó đối trước tượng của chư Phật, Bồ Tát, chí tâm tự đọc Kinh này, hoặc thỉnh người khác đọc, đủ số ba biến hoặc bảy biến. Như vậy, kẻ quyến thuộc đang ở trong ác đạo kia, khi tiếng tụng kinh đủ số mấy biến đó xong, sẽ được giải thoát, cho đến trong mộng trong mị không thấy hiện về nữa.

      Do vậy bạn nên dành thời gian để niệm A Di Đà Phật (ưu tiên 1), tụng kinh Địa Tạng (ưu tiên 2) và sau đó nếu có khả năng thì nên ăn chay, phóng sanh, làm thiện, bố thí, giúp đỡ người nghèo, thầm nguyện Ông Bà nếu có linh thiêng thì hãy cùng niệm A Di Đà Phật với bạn, cầu nguyện Đức Phật A Di Đà đón Ông Bà về Tây phương Cực Lạc…và sau đó bạn niệm Nam Mô A Di Đà Phật, từng câu nối tiếp từng câu cho đến khi mệt thì nghỉ.

      Mỗi ngày làm những việc trên thì cuối ngày bạn đọc bài hồi hướng sau:
      Con xin chân thành hồi hướng hết thảy công đức tu hành, các việc phước thiện của con làm được trong ngày hôm nay đến cho tất cả chúng sanh khổ nạn ở khắp pháp giới trong đó có: Ông Bà Cha Mẹ, thân bằng quyến thuộc, oán thân trái chủ trong ngoài thân con từ vô lượng kiếp đến nay, cũng như tất cả chúng sanh vì sự hưởng thụ của con và mọi người trong ngày hôm nay mà phải tổn hại cho đến hi sinh thân mạng, cho tất cả chúng sanh vì con ngày hôm nay mà phải sanh tâm phiền não, cho Ông Bà nội của con & chư vị oán thân trái chủ của Ông Bà. Nguyện tất cả chúng sanh sớm giác ngộ Phật tánh, hồi quy Tịnh Độ, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật tịnh độ, trên đền bốn ân sâu, dưới cứu khổ 3 đường, nếu có ai thấy nghe đều phát tâm Bồ Đề, hết một báo thân này đồng sanh về Cực Lạc.

      Bạn chỉ cần buông xuống mọi lo âu, vọng niệm mà chí thành làm những việc trên thì Ông Bà dù ở cảnh giới nào đều sẽ nhận được lợi ích.

      A Di Đà Phật _()_

    • Tìm Lại Phật Tánh

      A Di Đà Phật, Đỏ thân mến

      Việc này có nghĩa là ông nội của bạn đang ở cảnh giới ác đạo, rất Khổ. Gia đình Đỏ hãy nên tụng kinh, niệm Phật, phóng sanh, cúng dường Tam bảo, tặng áo ấm mùa đông cho người già hay trẻ em vùng núi…v.v…đem toàn bộ công đức làm được mà hồi hướng cho ông nội của bạn. Cả nhà hãy chí thành mà làm vì ông sẽ giúp ông và gia đình cùng có đc lợi lạc.

      Nam Mô A Di Đà Phật. _()_

  20. Vũ trang

    A di đà phật!xin kính chào các vị. Con có vài lời muốn xin các vị chỉ giúp như sau: con có một chị gái mất khi còn nhỏ( 4 tháng tuổi). Gần đây vì có cơ duyên gặp một vị đã chỉ cho con được biết là vì tổ nghiệp quá nặng nên chị của con đã mất (34 năm) nhưng chưa đầu thai chuyển kiếp mà luôn đi theo con.Lúc chị con mất vì còn nhỏ nên chôn cất xong gđ cũng chủ quan k thờ cúng nên chị k có quần áo để mặc, k có giầy dép để đi. Đói rách khô cực( mẹ con có nhờ thầy bốc bát nhang về thờ tại nhà rồi).vị đó nói con và gđ nên tìm mộ phần của chị và nhờ thầy thỉnh về thờ cúng cho chị có nơi ăn ở đi về( phần mộ của chị trước kia là do ba con chôn cất, mẹ con lúc đó vì sốc nên ng nhà k cho đi theo. Nay nơi đó ngta san bằng xây dựng nhà cửa mà ba con cũng vừa mới qua đời chưa đc xả tang). Giờ con muốn thỉnh chị theo về để thờ cúng cùng với tổ tiên và muốn để chị đc đầu thai chuyển kiếp hay theo phật đi tu thì con cần làm những gì. ( ba con mới mất đc 65 ngày, người thân có thể niệm phật hay tụng kinh thế nào để cho ba con đc sớm theo phật tu hành đầu thai chuyển kiếp). Con chưa có duyên đc biết và hiểu về lĩnh vực phật pháp, thành tâm mong các vị chỉ giúp. Con xin cám ơn rất nhiều!

    Reply
  21. Phạm Linh

    A di đà Phật! Con kính chào cư sĩ Viên Trí. Con có vài lời muốn xin Viên Trí chỉ giúp con với ạ, hiện con đang sống ở Hà Nội – Việt Nam con muốn quy y tam bảo thì con nên quy ở chùa nào là tốt nhất ạ vì con nghe nói phải gặp đuợc thày có tịnh tăng chứ bây giờ tìm đưọc thánh tăng thì khó lắm ạ, nên con phân vân chưa biểt quy y tam bảo ở đâu ạ.
    Nếu con quy y rồi phải cố gắng giữ 5 giới nhà Phật vì đã quy y rồi mà phạm một trong 5 giới nhà Phật là tội còn nặng hơn người chưa quy y tam bảo có phải vậy không ạ, vì con sợ rằng tội sát sinh khi con làm thức ăn (giết con tôm, con cá, con luơn…vv) cho con của con ăn và mỗi lần làm vậy thì con cũng niệm Phật và hoá kiếp cho nó ạ. Vậy cho con hỏi nếu con quy y tam bảo xong mà con vẫn giết hại phạm tội sát sinh thì con sẽ bị tội năng hơn khi chưa quy y tam bảo phải không ạ? Con đang phân vân muốn quy y mà lại lo lắng phạm tội sát sinh ạ xin thày chỉ giúp con với ạ, con xin cảm ơn rất nhiều ạ!

    Reply
    • Cư sĩ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Xin chào Phạm Linh,

      Bạn muốn quy y Tam Bảo là điều đáng quý. Bởi vì:
      “Phật Pháp Tăng ngôi nhà tế độ,
      Để chúng sanh làm chỗ dựa nương,
      Những ai phỉ báng khinh thường,
      Ấy là cắt đứt con đường vãng sinh”.

      Bạn ở Hà Nội thì khi nào có dịp thuận tiện, bạn có thể đến bất cứ chùa nào và gặp bất kỳ vị thầy nào cũng được để làm lể quy y cho. Tuy nhiên điều quan trọng là trước khi quy y bạn nên tìm hiểu sơ qua về Ý Nghĩa Chân Thật Của Quy Y Tam Bảo.

      Bạn nên biết rằng Ác Báo Sát Sinh là rất lớn và cái Quả Báo Của Việc Xem Thường Mạng Chúng Sanh cũng không phải nhỏ cho nên BÀI HỌC NGÀN VÀNG đã có nói:” Phàm làm việc gì trước phải nghĩ kỹ đến hậu quả của nó“. Cho nên :” Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả“. Do vậy khi ăn thịt thì thiết nghĩ cũng hãy nên tìm hiểu sơ qua để biết Quả Báo Ăn Thịt Chúng Sanh là như thế nào? Khi sát sanh thì cũng cần nên biết qua Quả Báo Sát Sanh Và Báo Ứng Hiện Đời ra sao? Điển hình như là Câu Chuyện Sát Sanh Bị Quả Báo Mụt Ghẻ Miệng Người Khổng Lồ.

      Sau khi đã biết như vậy rồi thì bạn nghĩ thế nào? Nên Ăn Chay Hay Không Ăn Chay? và liệu Có Nên Cho Trẻ Em Ăn Chay Từ Nhỏ? Hay là bạn vẫn còn e dè vì lo ngại Ăn Chay Có Bị Thiếu Chất Không?

      Kế đến bạn cũng cần nên biết qua Vì Sao Chúng Ta Nên Phóng Sanh? Bởi vì Công Đức Phóng Sanh rất lớn, “cứu một mạng còn hơn xây thất cấp phù đồ”. Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.

      Có lẻ quá nhiều bài pháp khiến bạn phải ngán ngẫm? Thật ra thì “pháp ví như thuyền bè để qua sông, khi chưa qua sông thì cần phải nương nơi thuyền bè, khi đã qua sông rồi thì không cần dùng thuyền bè nữa.” Cho nên khi chưa ăn chay và còn sát sanh thì mới cần đọc những bài pháp trên. Khi đã ăn chay trường, không sát sanh mà thường xuyên phóng sanh thì sẽ không cần đọc các bài pháp đó nữa. Kinh Pháp Hoa nói:

      ” Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai. Áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục”.

      Do vậy người qua sông rồi thì sẽ có phần thảnh thơi hơn. Khi chưa qua sông thì phải chịu khó nương nơi thuyền bè, do vậy nếu bạn vẫn còn thắc mắc thì có thể tham khảo thêm trong bài Người Tham-Sân-Si Không Thể Quy Y Tam Bảo Và Thọ Trì Ngũ Giới?

      Thiết nghĩ chúng ta là những chúng sanh đắm chìm trong biển khổ sanh tử luân hồi từ vô lượng kiếp. Phật Pháp ví như là chiếc thuyền để giúp mình qua bờ giác ngộ, giải thoát. Giới luật cũng giống như là sợi dây an toàn (seat belt) để giử cho mình đừng bị té xuống nước. Mình đã quy y tam bảo thì cũng giống như đã lên thuyền, đã thọ ngủ giới tức là đã có 5 sợi dây an toàn để giử cho mình đừng bị té xuống nước, nếu như mình phá giới thì dể bị đọa lạc mất thân người cho nên Phật dạy: “Lấy giới luật làm thầy” (mình có 5 giới cũng xem như có 5 vị thầy hay 5 sợi dây an toàn vậy).

      Vài lời chia sẻ, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé.

      Nam Mô A Di Đà Phật

    • Huệ Tịnh

      A Di Đà Phật.

      Viên Trí: “Giới luật cũng giống như là sợi dây an toàn (seat belt) để giử cho mình đừng bị té xuống nước.”

      VT thí dụ seat belt hay nhe 🙂 (first time nghe qua). Không biết “airbag” thí dụ là gì VT? Gas pedal? Brake?

      Nam Mô A Di Đà Phật.

    • Cư sĩ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Xin chào Huệ Tịnh,

      Ví dụ thì chỉ mang tính minh họa nhằm giúp cho dể hiểu dể nhớ vậy thôi mà. Nếu bạn hoan hỉ thì VT xin mạn phép được khai triển thêm nhé:

      1. Gas pedal = mái chèo = tự lực = Phát bồ đề tâm + nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật
      2. Brake = cái thắng = con ma giải đãi, có thể là nội ma hay ngoại ma, ý nói những chướng ngại trên đường tu.
      3. Airbag = các chư vị hộ pháp sẽ âm thầm gia hộ cho chúng ta nếu trên bước đường tu có xảy ra những sự cố bất trắc…nhưng đó chỉ là quả còn cái nhân là do mình đã thọ trì tam quy ngủ giới và hành thập thiện nghiệp lại còn niệm Phật, tụng kinh…nói chung airbag một phần cũng là công đức phước báo của mình, tuy là không hình không tướng, bình thường ít ai để ý nhưng khi xảy ra chuyện thì cũng chính công đức phước báo của mình đã che chở cho mình.
      4. Bánh Lái = Chân Tín (Niềm Tin Chân Thật nơi pháp môn niệm Phật). Cho nên cần phải lấy niềm tin để dẫn đường phía trước. Không có niềm tin như thuyền không có hướng đi vậy.
      5. Cánh Buồm = Nguyện Thiết (Chí Nguyện Tha Thiết). Người đã phát nguyện that thiết như là đã căng lên một cánh buồm để nương nhờ vào sức gió (tha lực) mà được qua bờ bên kia (Tây Phương Cực Lạc).
      6. Gió = Tha Lực = Nguyện Lực của Đức Từ Phụ A Di Đà Phật. Cho nên pháp môn niệm Phật chủ yếu là nương nơi tha lực (gió) như lời Ngẫu Ích Đại Sư: “Được vãng sanh hay không là ở nơi Tín Nguyện còn phẩm vị cao hay thấp là do Hạnh trì danh sâu hay cạn.”
      7. Sóng = Ngủ Dục (Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy). 5 ngọn sóng lớn này mỗi khi ập tới thì mình sẽ bị nhấp nhô, chao đảo, khó mà đứng vững nếu không biết cách hàng phục: “thiểu dục tri túc” (ít muốn, biết đủ) để giử thăng bằng.
      8. Cá mập = các chư vị oan gia trái chủ của mình vẫn luôn chờ dịp báo thù nhưng vì mình còn trên thuyền từ tam bảo nên tạm thời vẫn được che chở. Nếu mình không nương vào thuyền từ tam bảo nữa thì ở dưới nước chắc chắn sẽ bị vào bụng cá mập mà thôi.

      Không ngờ Huệ Tịnh cũng vui tính nhỉ? Hy vọng bạn sẽ được pháp hỷ sung mãn nhưng mà nhớ là không được “chọc quê” người ta đó nghen 🙂

      Nam Mô A Di Đà Phật

    • Huệ Tịnh

      A Di Đà Phật – Xin chào Viên Trí,

      Nếu HT đoán không lầm chắc VT là người thích chơi xe hôm xưa cho nên có ưa thích dùng những bộ phận xe hơi để giải nghĩa pháp cho dễ hiểu mà cũng vui. Nếu có duyên VT mà đi qua Toronto chơi thì HT sẽ hoan hỷ mời VT ăn món bún bò huế chay của vợ mình nấu. Không phải vì vợ mà mình khen đâu nhe nhưng thực sự bà xã có tay nấu ăn món đó độc nhất vô nhị (có gia vị ngọt ngào và spicy). Thành ra HT sống chung với vợ nấu ăn quá ngon cho nên trong ngũ dục ăn uống chắc chịu thua. Muốn bỏ bớt lòng thèm ăn ngon hơi khó tí.

      Thực ra trên đời có rất nhiều thí dụ trong cuộc sống hàng ngày mà mọi người ưa thích đang dùng để đem ra giải nghĩa giúp họ cảm nhận rung động khởi lên tâm Bồ Đề sẳn để được lợi ích.

      Chẳng hạng như cái iPhone hoặc Samsung smart phone phải activate mới có thể bắt đuợc những điểm tần số trung tâm của nhà cung cấp bên US Verizon, AT&T, và Canada thì Bell, Rogers, v.v…

      Người phát tâm Bồ Đề = smart phone activated.

      Truyền thông không dây (Wireless communication) = sự cảm ứng đạo giao (vô hình).

      Verizon, AT&T cung cấp tần số khắp nơi để kết nối = Chư Phật, Bồ Tát.. luôn luôn sẳn sàn phóng ra tần số để cho người dùng smart phone kết nối.

      Dial số phone number = niệm Phật A Di Đà, Quan Âm Bồ Tát, tụng kinh, v.v.. Nếu connect hàng ngày hàng đêm thì sẽ có sự thân mật hơn lâu ngày dễ cảm thông thành tự nhiên. Giống như con nhớ mẹ dial số phone về hỏi thăm tâm sự hàng ngày tuy thân mẹ con xa nhau trên quả địa cầu nhưng tâm cảm thấy rất là gần gũi. Nếu hai mẹ con có tâm nguyện gặp lại nhau thì trước sau gì cũng phải gặp. Vấn đề không phải là không gặp, mà là vấn đề khi nào thời gian (time) duyên đến mà thôi.

      Đó chỉ là thí dụ cách suy nghĩ cá nhân của mình đưa ra cho vui để mở cửa niềm tin và đống cửa lòng nghi đối với Bổn Nguyện của chư Phật lại.

      Nhưng có một điều pháp môn niệm Phật tuyệt chiêu nhất là vừa dễ dial vừa FREE vô hạng (unlimited). Đang dùng thấy có lợi cho nên biết ơn mà tuỳ duyên giới thiệu lại (word of mouth). 🙂

      VT live near San Jose?

      Nam Mô A Di Đà Phật.

  22. Hương quang

    Hương quang xin chào Huệ Tịnh, Viên Trí

    Qúy bạn sen hiền thật đa văn quảng bác, cái ví dụ Dial free số phone number A di đà phật của Huệ tịnh thật sự mình rất “kết” từ lâu. Lại như cái ví dụ đi cáp treo lên đỉnh Bà nà HQ cũng rất “khoái”.
    Chân núi dụ cho Ta bà thế giới.
    Đỉnh núi có “làng Pháp” dụ Tây phương cực lạc.
    Nếu có dịp về Việt nam thăm Bà nà quý bạn sẽ thấy trên đỉnh núi cao chót vót tận mây trời những công trình kiến trúc cách đây cả thế kỷ của Pháp thật kỳ vĩ đến khó tin, đó là “Y chánh trang nghiêm”.
    Cáp treo dài nhất thế giới đưa người lên đỉnh núi trong vài phút là “Tha lực vãng sanh”, thay vì nếu đi bộ lên đỉnh núi như ngày xưa phải mất cả ngày dụ cho “Tự lực ra khỏi snh tử” hay “Tự lực niệm Phật”.
    Tin tưởng, mua vé 400.000 dvn rồi XẾP HÀNG 10 bước hoặc chỉ cần 1 bước lên cáp là BA MÓN TƯ LƯƠNG Tín nguyện hạnh, thập niệm vãng sanh.
    Người ngu kẻ trí, ông già trẻ em, có chân không chân, có mắt không mắt, nội quốc ngoại quốc v.v. không cần phân biệt chỉ cần TIN CHỊU bước vào cáp treo thì đều được lên núi, là “Nguyện lực bình đẳng phổ nhiếp chúng sanh”
    Tuy nhiên, cái khác ở đây là, như bạn Huệ tịnh nói Dial free thì bổn nguyện lực của A di đà phật cũng không phải tốn 400.000 hay dù chỉ 1 đồng tiền vé
    Nam mô A di đà Phật
    Bà xã Hương quang người Huế cũng nấu chay rất ngon, khi nào quý bạn về Huế sẽ mời free nhé. Bả chính là Hộ pháp của HQ, đời này nếu thành tựu thì công lớn là của bà ấy, xin cám ơn nhiều lắm
    A di đà phật

    Reply
    • Cư sĩ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Xin chào Huệ Tịnh, Hương Quang

      Xem chừng chắc có lẻ bà xả của HT nấu bún bò huế chưa chắc là độc nhất vô nhị đâu nghen vì còn có bà xả của HQ chánh thức ở Huế nữa đó, chắc là cũng kẻ tám lạng người nữa cân hay đạo cao một thước, ma cao một trượng…nhưng dù sao thì cũng cám ơn ý tốt của hai bạn nghen, chỉ tiếc là VT không có được cái phước phần để thưởng thức rồi, thôi thì cứ tạm xem như là:
      Thực tại tha phương mạc viễn cầu,
      Dù ngon hay dở khác gì đâu?
      Mỗi nhà đều có ba ông Táo,
      Đến đó mà đun khỏi đợi lâu. 🙂

      San Jose là ở miền bắc giống như Hà Nội, còn VT thì ở miền nam, giống như Sài Gòn vậy. Nếu nhìn trên bản đồ thì tiểu bang California cũng giống như nước Việt Nam mình thôi, cũng có bờ biển trãi dài từ Bắc xuống Nam. Vịnh Hạ Long cũng giống như vịnh San Francisco vậy mà. Vùng VT ở người Việt đông lắm nên VT có cảm giác như là ở Việt Nam vậy. Dù sao thì:
      Thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió,
      Ngẫm lại cũng trong biển khổ thôi!

      Nam Mô A Di Đà Phật

    • Huệ Tịnh

      A Di Đà Phật – Xin chào quý đạo hữu Hương Quang & Viên Trí,

      HQ: “Nếu có dịp về Việt nam thăm Bà nà quý bạn sẽ thấy trên đỉnh núi cao chót vót tận mây trời những công trình kiến trúc cách đây cả thế kỷ của Pháp thật kỳ vĩ đến khó tin, đó là “Y chánh trang nghiêm”.

      HT: Đúng như cách nhìn của liên hữu HQ, nhiều khi HT nghĩ chư Phật, Bồ Tát tùy thuận chúng sanh mà dùng những phương tiện thiện xảo như cảnh thiên nhiên núi song cây cõ thuyết pháp nhiệm mầu (vô văn tự) để tuỳ căn cơ mỗi người mà chiêu cảm nhận ra khai tâm giác ngộ. Có khi thị hiện ra kẻ bị bệnh tật, tai nạn, v.v. chết yểu để giảng pháp nhân quả vô thường chăng?

      HQ: “Bà xã Hương quang người Huế cũng nấu chay rất ngon, khi nào quý bạn về Huế sẽ mời free nhé. Bả chính là Hộ pháp của HQ, đời này nếu thành tựu thì công lớn là của bà ấy..”

      HT: Bên nội của HT gốc từ xứ Huế, khi HT sinh ra thì ở Đà Nẵng (bên ngoại), lớn lên thì ở SG. Tuy có về VN chơi và cưới vợ ở ĐN vài lần nhưng chưa bao giờ bước chân về xứ Huế. “Vô duyên”. Cảm ơn ý đẹp cua HQ.

      HT rất đồng ý câu “Bà chỉnh là Hộ pháp của HQ”. Khi chưa thấy đạo xem vợ như oan trái. Khi thấy đạo rồi thì mới hiểu bả chính là Bồ Tát độ cho mình. Có một điều HT rất phục tánh của bà xã là cho dù đôi bên lỡ gây lộn giận hờn đi nữa, ngày đó bả vẫn làm ly càfê, nấu đồ ăn rất ngon. Nhiều khi nghĩ lại bả không hề đọc, học kinh điển qua mà vẫn có hạnh Bồ Tát đó hay thiệt.

      VT: “Xem chừng chắc có lẻ bà xả của HT nấu bún bò huế chưa chắc là độc nhất vô nhị đâu nghen vì còn có bà xả của HQ chánh thức ở Huế nữa đó..”

      HT: Người Huế nấu ăn rất ngon (2 thumbs up).

      VT: “San Jose là ở miền bắc giống như Hà Nội, còn VT thì ở miền nam, giống như Sài Gòn vậy…. Vùng VT ở người Việt đông lắm nên VT có cảm giác như là ở Việt Nam vậy”

      HT: VT ở gần khu “Little Saigon”? Lucky quá nhe. Bên Cali cảnh chùa chắc rất trang nghiêm đẹp lắm phải không?

      Khi có gió sóng trổi dậy trùng trùng,
      Khi hết gió biển yên lặng trong suốt.

      Khổng Tử nói: “Sáng sớm được nghe Đạo, tối chết cũng đành lòng!”

      Huệ Tịnh nghĩ: “Ngày nào được giao lưu với thiện tri thức, ngày đó chết cũng không hối hận”.

      Nam Mô A Di Đà Phật.

  23. Liên Thảo

    Kính chào Cư Sỉ Viên Tri….!
    Con là phật tử biết ăn chay ,niệm Phât . Nhưng vì cuộc sống cơm áo gạo tiền con phải đi làm cho người ta .Công việc của con là hàng ngày phải nướng thịt. Vậy con có vướng vào tội sát sanh hay không?,,,Xin cô hoan hỷ giải thích cho con…! Con chân thành cảm ơn cô…! A Di Đà Phât,,,!

    Reply
    • Cư sĩ Viên Trí

      A Di Đà Phật – Xin chào Liên Thảo,

      Bạn đã biết ăn chay niệm Phật vậy là tốt quá rồi. Trong cuộc sống thì ai cũng phải đi làm để kiếm tiền và vô tình tạo nghiệp lại không hay biết. Do vậy Đức Phật dạy chúng ta có những nghề không nên làm như là buôn bán rượu thịt, vũ khí…

      Vế việc sát sanh thì tạm thời chia làm 3 loại:

      -Ý nghiệp: Là chỗ quan trọng nhất, nếu mình có tâm muốn sát hại con vật hoặc thấy người giết mà hoan hỉ theo thì sẽ rơi vào chỗ này.

      -Thân nghiệp: Ví như người đồ tể tuy trong ý không muốn giết nhưng người chủ và đồng tiền bắt phải làm nên cũng rơi vào trường hợp này.

      -Khẩu nghiệp: Vì lời nói của mình mà con vật bị sát hại như là sai bảo, khuyến khích…

      Lại cũng có thể chia làm hai loại là trực tiếp và gián tiếp. Theo như công việc hiện tại của bạn đang làm thì người khác đã giết sẳn rồi, bạn chỉ làm thành thức ăn cho người khác ăn vậy thì tội của bạn cũng nhẹ thôi vì là gián tiếp và cọng nghiệp.

      Tuy nhiên đối với người tu học Phật chân chính thì “chớ nên vì việc thiện nhỏ mà không làm, chớ vì việc ác nhỏ mà làm”. Xin mạn phép trích một đoạn trong bài Quả Báo Ăn Thịt Chúng Sanh:

      “Người tu học theo Phật pháp chẳng những không nên ăn thịt chúng sinh, mà cũng chẳng nên mời, hay xúi, giới thiệu quán sá bán đồ mặn cho người ăn, lại càng không nên khuyên người ăn thịt. Hơn nữa, mỗi khởi tâm động niệm phải hoàn toàn không được có chút ý niệm sát sinh.”

      Chính vì thế cho nên theo VT nghĩ thì (nếu như có thể được) bạn nên tìm một công việc khác để làm mới là thượng sách. Trong trường hợp bất đắc dỉ chưa tìm được việc làm khác thích hợp thì mỗi ngày sau thời khóa tụng niệm bạn nên hồi hướng công đức cho những con vật mà một phần thân xác đã qua tay bạn trên lò nướng. Chúng cũng có thể là thân bằng quyến thuộc của chúng ta trong nhiều đời nhiều kiếp về trước. Một phần thân xác của chúng đã đến tay bạn thì chắc là bạn cũng có duyên với chúng vậy thì thiết nghĩ bạn hãy mang câu niệm Phật mà giúp chúng được lìa khổ được vui. Nếu như nhân duyên hội tựu, hy vọng là chúng cũng sẽ được vãng sanh Tây Phương như câu chuyện của chị Liên Hương trong Phim Nghịch Duyên.

      Có lẻ bạn mới vào trang này không lâu nên còn chưa biết đó thôi. Tuy đời này thân tứ đại của VT là nam nhưng vô lượng kiếp về trước chắc có lẻ cũng nhiều lần mang thân nử nên cô hay chú thì cũng vậy thôi. 🙂

      Lúc xưa VT gắn bó thường xuyên với trang web này (vì ít người) còn bây giờ thì chỉ thỉnh thoảng thôi. Nhân đây cũng xin mạn phép gửi lời cám ơn sự quan tâm của quý bạn đồng tu. Nếu có điều chi sơ sót, kính mong quý liên hữu hoan hỉ bổ sung ý kiến đóng góp nhé.

      Nam Mô A Di Đà Phật

    • Huệ Tịnh

      A Di Đà Phật.

      Lâu nay không thấy, nay lại xuất hiện.
      Giống như nhóm chim, 🙂
      Mùa đông biến mất, mùa xuân xuất hiện.

      Mẹ của Viên Trí thân tâm vẫn thường an lạc, khỏe mạnh không?

      Nam Mô A Di Đà Phật.

    • Cư sĩ Viên Trí

      A Di Đà Phật! Thân chào Huệ Tịnh,

      Cám ơn HT đã quan tâm nhé! Mẹ của VT năm nay đã vừa tròn 80 rồi, cũng tạm xem như là thọ đấy vì có câu “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” mà. 🙂

      Về thân thì vẫn còn chống gậy đi chầm chậm được nên nếu so với người trẻ thì không thể gọi là khỏe mạnh nhưng nếu so với những cụ cùng trang lứa (ở độ tuổi bát tuần) thì cũng có thể tạm xem là còn khỏe đấy nhé.

      Về tâm thì tham sân si mạn…vẫn còn y nguyên. Vọng tưởng phiền não còn rất nhiều thì tâm làm sao an được. Nếu nói lạc thì thỉnh thoảng cũng có nhưng đó chẳng qua chỉ là vui theo thế gian, vui theo vật chất, hướng ngoại để cầu thì khó mà được như ý. Khi được như ý thứ này thì lại không thõa mãn rồi tìm cầu những thứ khác nữa. Thứ khác không được như ý thì sân, phiền não nỗi lên…cho nên cái niềm vui đó rất mong manh vì vô thường ngắn ngủi. Cũng bởi vì chưa nhìn thấu nên chẳng thể buông xuống được. Không buông xuống được thì tâm hồn vẫn mãi là một bầu trời u ám đầy giông tố.

      Nói chung thì việc khuyên mẹ niệm Phật cầu sanh Tây Phương đối với VT vẫn mãi là một bài toán khó. Điều mà VT có thể làm là có được công đức gì thì hồi hướng cho mẹ và các chư vị oan gia trái chủ của mẹ mà thôi. Hy vọng một ngày nào đó khi mà thiện căn tăng trưởng, phước đức tròn đầy, nhân duyên hội tựu thì mẹ sẽ phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Hiện tại vẫn chưa có tiến triển nhiều một phần có lẻ vì nghiệp của mẹ quá nặng mà công đức của VT tạo ra cũng không được nhiều nên chưa chuyển hóa được, thật là hổ thẹn. VT thật ngưỡng mộ các bạn đồng tu, ba của Huệ Tịnh đã chịu phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương là quá tốt rồi, mẹ của cư sĩ Hữu Minh đã vãng sanh Tây Phương lại càng cực kỳ tốt luôn.

      Nam Mô A Di Đà Phật

    • Huệ Tịnh

      A Di Đà Phật.

      Chào ông bạn Viên Trí thân mến. 🙂

      “Thọ giáo và phát tâm không hẳn là cùng lúc, vì phát tâm thì gặp duyên mà phát khởi.
      (Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)

      Việc khuyên cha mẹ niệm Phật cầu sanh Tây Phương là bổn phận của những đứa con như chúng ta, còn chuyện cha mẹ phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương là chuyện tuỳ duyên của cha mẹ. Pháp môn Tịnh độ là “nan tín chi pháp, nan khả tư nghị”, VT không nên nghi ngờ nữa làm gì (right?).

      Cuộc sống độc thân của VT mà nói, chắc chắn sẽ dễ trả ân nặng cho mẹ VT hơn HT nhiều khi gặp duyên đến. HT tin chắc một điều này không bao giờ đổi, điều đó là “không có ai có thể hộ niệm cho cha mẹ được bằng một người con có hiếu một lòng tin sức Đại Từ Đại Bi của Ðức Từ Phụ A Di Đà.” Không có gì quý hơn bằng tiễn đưa cha mẹ của mình qua tiếng niệm Phật trợ giúp trở về cố hương Tây Phương Cực Lạc. Cố gắng chuẩn bị tâm lý trước đi ông bạn hiền.

      Lòng Nhẫn Nhục Hiếm Có Của Một Vị Bồ Tát Sống

      Lòng Nhẫn Nhục Hiếm Có Của Một Vị Bồ Tát Sống

      Cho dù bạn mặt xanh nanh trắng bao nhiêu.
      Cuối cùng cũng không tránh khỏi
      Nét từ bi, nụ cười của Đức Phật A Di Đà
      Cho dù bạn có ác độc ngập tràn bao nhiêu
      Cuối cùng cũng không tránh khỏi
      Tấm lòng đại bi cứu độ của Đức Phật A Di Đà.

      Trích Liên Hoa Hóa Sanh
      Pháp sư Đạo Chứng
      Dịch Giả: Trần Tuấn Mẫn

      Nam Mô A Di Đà Phật.

    • Hướng Đạo

      A Di Đà Phật – Thân chào Huệ Tịnh,

      Theo mình nghĩ thì hiếu hay không hiếu đâu có liên quan gì đến độc thân hay có gia đình đâu. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh mà. Người có gia đình nếu có tâm hiếu thì sẽ vận động vợ chồng con cái cùng phụ giúp một tay không phải là tốt hơn người độc thân hay sao? Mình hiểu trường hợp mà bạn muốn nói là người có gia đình bận lo cho gia đình nhỏ, không rảnh để lo cho gia đình lớn, có phải không?

      HT: “không có ai có thể hộ niệm cho cha mẹ được bằng một người con có hiếu một lòng tin sức Đại Từ Đại Bi của Ðức Từ Phụ A Di Đà” điều này mình cũng công nhận là đúng nhưng chỉ dành cho trường hợp cha mẹ đã tin, hiểu Phật Pháp và không có mâu thuẫn xung đột hay bất hòa với con cái thì mới được. Còn nếu như cha mẹ cảm thấy không hài lòng một việc gì đó về đứa con của mình, trong giờ phút lâm chung, nhìn thấy mặt con mà sanh lòng luyến ái hay sân hận thì cũng dể bị chướng ngại như câu chuyện trong bài Không Nên Để Oan Gia Trong Gia Đình Đến Gần Người Lâm Chung. Trường hợp này thiết nghĩ đứa con nên tạm lánh mặt và thỉnh mời Ban Hộ Niệm đến rồi y theo sự hướng dẫn của Ban Hộ Niệm thì sẽ tốt hơn.

      Tùy vào thiện căn phước đức nhân duyên của cha mẹ hiện tại là nhiều hay ít mà quá trình khuyên cha mẹ niệm Phật sẽ dể hay khó. Ngoài ra cũng chớ nghĩ rằng mình không khuyên được cha mẹ niệm Phật thì mình là con bất hiếu, không được vãng sanh? Từ vô lượng kiếp đến nay cha mẹ của mình có rất nhiều. Đời này mình không khuyên được cha mẹ niệm Phật thì tốt hơn hết nên về TPCL trước rồi sau đó sẽ trở lại khuyên cha mẹ niệm Phật. Tấm gương điển hình là Quận Chúa trong bài Vãng Sanh Đã 7 Ngày Sống Lại Kể Về Thế Giới Cực Lạc.

      Khi xưa Phật ôm bình bát đi khất thực, trên đường đi gặp rất nhiều người nhưng đâu phải gặp người nào Phật cũng đều thuyết pháp mà Phật biết quán cơ xem ai có duyên với ai và đến bao giờ thì cái duyên đó mới chín mùi. Như trường hợp ở một ngôi làng nọ Phật biết là chúng sanh ở vùng đó không có duyên với Phật mà có duyên với Mục Kiền Liên cho nên Phật để cho Mục Kiền Liên đến đó hoằng pháp chứ Phật không đích thân đi đến đó. Qua đó cho thấy nếu mình không khuyên được cha mẹ mình niệm Phật thì mình nên khuyên người khác niệm Phật rồi cha mẹ mình sẽ có người khác khuyên niệm Phật tùy theo duyên phận của từng người.

      Mình chỉ nghĩ sao nói vậy thôi, nếu có chỗ nào không phải, kính mong quý đạo hữu hoan hỉ chia sẽ thêm nhé.

      A Di Đà Phật

    • Huệ Tịnh

      A Di Đà Phật.

      Chào bạn Hướng Đạo thân mến.

      Cảm ơn lời chia sẻ của HĐ.

      “Trường hợp này thiết nghĩ đứa con nên tạm lánh mặt và thỉnh mời Ban Hộ Niệm đến rồi y theo sự hướng dẫn của Ban Hộ Niệm thì sẽ tốt hơn.”

      Nếu trường hợp hoàn cảnh ở chỗ địa phương không có ban hộ niệm thì phải làm sao đây HĐ?

      “Còn nếu như cha mẹ cảm thấy không hài lòng một việc gì đó về đứa con của mình, trong giờ phút lâm chung, nhìn thấy mặt con mà sanh lòng luyến ái hay sân hận thì cũng dể bị chướng ngại như câu chuyện trong bài…”

      Có cha mẹ nào lại cảm thấy không hài lòng một việc gì đó về đứa con mà có hiếu, chăm sóc yêu thương cha mẹ của mình không?

      Những gì HT chia sẻ với VT (đối tượng) chỉ là trực tiếp qua sự trải nghiệm trong cuộc sống của cá nhân HT mà thôi. Đại diện đem ra để chia sẻ nói chung thì không dám nghĩ đến đâu HĐ. Có dám thì cũng không làm sao nói cho cùng, vì nhiều việc xảy ra không thể nghĩ bàn kia mà.

      Nam Mô A Di Đà Phật.

    • Mỹ Diệp

      A Di Đà Phật

      Những ngày qua Huệ Tịnh huynh ít ghé Trang, có phải huynh cũng có chung tâm niệm như CS Viên Trí “lúc trước thường ghé DVCT vì còn ít người”?! Hoặc công việc của huynh bận hơn? Còn MD dạo này “tệ” lắm huynh ạ.

      Nam mô A Di Đà Phật

    • Huệ Tịnh

      A Di Đà Phật.

      Mỹ Diệp muội thân mến.

      Những ngày qua HT cũng có ghé trang, nhưng phần nhiều huynh chỉ đọc qua comment thôi. Đọc xong rồi niệm Phật, có ghé trang cũng chẳng có ghé.

      Có “tệ” muội cũng cố gắng niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
      Không có “tệ” muội cũng cố gắng niệm Nam Mô A Di Đà Phật.

      Gia duyên đa sự (vợ chồng con cái, nhà cửa, công việc làm…..), có nhiều việc xảy ra cũng là chuyện bình thường khó tránh ảnh hưởng ít nhiều gì đến việc niệm Phật của chúng ta. Mỗi người một giấc mơ (hoàn cảnh duyên phần, phức tạp), coi nhẹ được thì hãy coi nhẹ đi nhe MD.

      Cố gắng vượt qua, trước sau gì rồi cũng sẽ OK.

      ——————————

      “Nhìn lại thân nầy, khi thiện thì nghĩ rằng sẽ được vãng-sanh, đó cũng là một tâm-niệm khác; khi ác thì nghĩ rằng khó được vãng-sanh đó cũng làm một tâm niệm khác. Đừng để ý đến thiện ác, hãy biết rằng hễ Niệm-Phật thì tất được vãng-sanh. Do đó từ nay về sau, cho đến suốt đời, một mực xưng-niệm Nam-Mô A-Di-Đà Phật. Dù cho tín tâm cạn mỏng, xưng danh yếu đuối đi nữa, cũng phải duy-trì tưởng-niệm quyết-định vãng-sanh. Nếu có tâm lo-lắng về chuyện vãng-sanh, đó cũng là một loại tâm-niệm khác.

      Yếu-quyết là ở Niệm-Phật quyết-định vãng-sanh, chứ không phải ở tâm-tình, thể-nghiệm, thính-văn, hoặc truyền-thừa.

      Niệm-Phật quyết-định vãng-sanh là Bổn-Tôn của tôi. Thâm-áo của Phật-Pháp chỉ là Nam-Mô A-Di-Đà Phật.”

      *** Pháp Nhiên Thượng Nhân ***

      Nam Mô A Di Đà Phật.

    • Mỹ Diệp

      A Di Đà Phật

      Cảm niệm lời an ủi, khích lệ của Huệ Tịnh huynh. Sống ở cõi này, ngày ngày phải lo cơm áo gạo tiền dù có kiềm nén đến đâu cũng bị phân tâm bởi danh vọng lợi dưỡng, cũng may là MD chỉ mới nhìn thử, chứ chưa bị vòng danh “cùm” lại. Thôi thì mình vẫn như xưa, người ta ăn 3 bữa/ngày, mình cũng vậy có thua kém gì. Mới có nữa ngày nhìn vào vòng danh vọng mà MD đã thấy mệt mỏi rồi “tất cả đều là trợ duyên cho việc niệm Phật, nếu thấy chướng ngại thì nên từ bỏ” nên giờ MD lại thông thả rồi huynh ạ.

      Mỗi khi ghé Trang, nhìn thấy hai chữ Huệ Tịnh bất giác cảm thấy vui. Huynh muội chúng ta hãy còn ở lại DVCT cho đến những ngày cuối đời trước khi vãng sanh huynh nhé!

      Nam mô A Di Đà Phật

    • Huệ Tịnh

      A Di Đà Phật.

      Mỹ Diệp thân mến. HT xin gửi đến muội để suy ngẫm qua.

      (66 lời Phật dạy về cuộc sống)

      *** Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.

      *** Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là Từ Bi.

      *** Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

      —————-

      Phật pháp không thể nghĩ bàn, nếu cứ miết truy tìm hiểu biết mà mình không thể áp dụng cảm thông cho người khác thì chúng ta mang cái hiểu biết đó để làm gì?

      Nam Mô A Di Đà Phật.

    • Mỹ Diệp

      A Di Đà Phật

      Thân kính Huệ Tịnh huynh!

      Lời huynh dạy chí phải, người cứ mãi theo học tìm cầu hiểu biết mà thực chẳng áp dụng, chẳng hành- thì đó là lý thuyết suông, chẳng may vì sự hiểu biết này sanh cống cao ngã mạng thì thật tai hại.

      Nhưng DVCT đâu chỉ là nơi học hỏi để hiểu biết… Có rất nhiều người con Phật đang sai đường, lạc đường- cần lắm các vị tiền bối vừa có kiến thức Tịnh Tông vững vàng, vừa có cái tâm thanh tịnh, bình đẳng hướng dẫn, giúp đỡ. Còn với những người như MD khi cái tâm còn quá “chênh vênh” thì DVCT lại là nơi học tập- học với MD là cảnh tỉnh bản thân, là noi theo gương các Bồ Tát.

      MD xin ghi lời dạy của HT huynh. Thực tế nhiều lúc đứng bên bờ thiện- ác, phải đấu tranh nhiều lắm, phải gồng mình mà thực hành lời Phật dạy, rồi cái tâm thiện cũng thắng tâm ác. Dù là chưa từ bi, trí tuệ, là vì người, song với sự nỗ lực tu học, chắc chắn A Di Đà Từ phụ chẳng “bỏ quên” 🙂

      Nam mô A Di Đà Phật

    • Hãy Niệm A Di Đà Phật

      Xã hội bây giờ tài,sắc,danh văn lợi dưỡng cám dỗ lắm.Không bị những thứ đó mê hoặc thì phi thường .
      Người học Phật bây h đời này mà thành tựu đuợc phần lớn đều nhờ thiện căn tích luỹ đời trước cùng với sự gia trì của Phât.Có lẽ trong đời sống chị Mỹ Diệp đã phải trải qua nhiều nỗi buồn,những phúc đáp của chị cho những bạn trẻ rất có ý nghĩa

  24. Tịnh Độ

    A Di Đà Phật…

    Xin chào Viên Trí:

    chúc mừng VT trở lại với đuongvecoitinh. VT có tin là Độ mấy ngày trước định mời VT trở lại với đuongvecoitinh? đúng là “hữu cầu tất ứng”. Chiều qua Độ có đưa ra câu hỏi? Vừa gởi đi thì VT trả lời trên duongvecoitinh. Trong lòng mình rất vui. welcome back VT.

    Mẹ Độ cũng hao hao giống mẹ VT, mẹ Độ thích làm phước đi chùa cúng dường, bố thí giúp người nghèo chỉ thích tu PHƯỚC? Như ít tu HUỆ? Mỗi lần Độ khuyên mẹ niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thì mẹ ít hoan-hỷ. Vì mẹ sợ chết? Đúng là người trong nhà khó độ? Vì mẹ đã nghe giảng pháp về tu phước rất nhiều, mỗi lần nghe giảng pháp về Tịnh Độ mẹ ít vui vẽ nghe? Mẹ nói đã đi chùa hơn 20 năm nên hiểu, vì Độ gặp nạn (hoạ), có (phước) nên mình mới niệm Phật NVSTPCL . Bây giờ gd hạnh phúc (phước), nhưng lại (hoạ)? Thôi VT, và Độ tuỳ duyên khuyên 2 mẹ? Gì mình bị bệnh SNTK . (Tâm hiếu là tâm Phật)? Hẹn thư sao sẽ tâm sự thêm. Nhớ hồi cho Độ. Cảm ơn VT…

    Adidaphat…

    Reply
  25. Nguyễn thùy dương

    A Di Đà Phật!

    Reply
  26. Mỹ Diệp

    A Di Đà Phật

    Gửi đạo hữu Hãy Niệm A Di Đà Phật!

    Có lẽ nên gọi MD là bạn sen cũng được.

    Cảm ơn lời nhận xét của bạn! Bản thân MD chẳng phải là người bôn ba từng trải, chỉ vì gia sự có ít sóng gió, nên sớm ngộ ra chữ khổ mà khuyên người tránh khổ đó thôi.

    HNADĐP, thật sự MD cũng rất ngưỡng mộ bạn- khả năng chuyển tải kiến thức Tịnh độ vào trong phúc đáp để trả lời cho các thắc mắc là rất tốt, rất tường tận.

    Song như lời nhắc nhở của tiền bối Huệ Tịnh dành cho bạn, cho MD: chúng ta cần vượt qua hiểu biết, tránh xa mọi phiều nhiễu, hành trì một cách thiết thực nhất, thật thà nhất. Như vậy mới không uổng phí thiện căn mà ta vun trồng từ vô lượng kiếp, nhưng chỉ hội tụ ở một kiếp ngắn ngủi này.

    Nam mô A Di Đà Phật

    Reply
  27. Nguyễn mây

    Đạo hữu HNADĐP à,những gì ng khác nói ko đúng về mình thì ko nên bận tâm. Các vị liên hữu Tịnh Thái,Trung Đạo,Hãy niệm A Di Đà Phật,cư sĩ Viên Trí,Tìm lại Phật tánh,…,thường chia sẻ những bài Pháp,những phúc đáp,hay và hữu ích,
    Mong thường thấy các vị liên hữu trên duongvecoitinh !

    Reply

Để Lại Phúc Đáp

Your email address will not be published.

Cỡ lớn nhất có thể upload: 2 MB. Thể loại được đính kèm: image, document. Drop files here