Người Giữ Tâm Khiêm Hạ Ắt Có Phúc Báo Lớn

Người Giữ Tâm Khiêm Hạ Ắt Có Phúc Báo LớnTrương Úy Nham người huyện Giang Âm, học nhiều biết rộng, có danh trong giới văn chương. Vào năm Giáp Ngọ (1594), ông về Nam Kinh thi Hương, ở trọ trong một ngôi chùa. Đến khi niêm yết kết quả thi không thấy tên mình trúng tuyển, ông hết lời chửi mắng quan chủ khảo, cho là có mắt không tròng. Bấy giờ có một đạo sĩ đứng gần đó bật cười. Họ Trương lập tức quay sang nổi cơn thịnh nộ với đạo sĩ.

Đạo sĩ nói: “Văn của ông chắc chắn là không hay rồi.”

Họ Trương càng sôi giận hơn, quát đọc tiếp ➝

Nhịn Cơm Để Cứu Người Đói Thiếu Cả Gia Đình Được Thăng Quan Tiến Chức

Nhịn Cơm Để Cứu Người Đói Thiếu Cả Gia Đình Được Thăng Quan Tiến ChứcTriều Minh có Dương Sĩ Trừng là người làng Kính Xuyên thuộc huyện Ngân, tỉnh Triết Giang. Ban đầu Sĩ Trừng làm chức thư lại trong huyện, luôn giữ tâm nhân hậu, thi hành theo đúng pháp luật công bằng. Bấy giờ, quan huyện lệnh nghiêm khắc quá độ, từng dùng roi đánh một người tù đến nỗi máu chảy đầy sân mà vẫn chưa nguôi giận. Sĩ Trừng quỳ xuống xin tha, nói: “Trong việc tra xét cho rõ tình thật, phải khởi lòng thương xót phạm nhân, không được có ý mừng vui. Xử tội người khác mà vui còn không được, huống chi là tức giận?”[*] Quan huyện nghe ông nói đúng lý lẽ nên phải quay lại xét mình, tự nguôi cơn giận. đọc tiếp ➝

Một Niệm Thiện Trong Tâm Vừa Khởi Thiện Thần Liền Hiện Thân Chứng Giám

Một Niệm Thiện Trong Tâm Vừa Khởi Thiện Thần Liền Hiện Thân Chứng GiámVào triều Thanh, tại huyện Vô Tích, tỉnh Giang Tô có một viên thư lại họ Vương. Vào năm Đinh Dậu thuộc niên hiệu Thuận Trị [1657] vì chuyện ghi chép lương tiền có sai sót nên bị giam rồi chết trong ngục Bắc Đô.

Đến tháng tư niên hiệu Khang Hy năm thứ hai [1663] có con trai của Kim Thái là Hán Quang, người Tô Châu, từ kinh thành đi thuyền về quê. Thuyền vừa đi qua bến Trương Gia bỗng nghe có tiếng người gọi: “Tôi là người họ Vương ở Vô Tích, xin được đi nhờ thuyền.” Hán Quang đồng ý, cho thuyền ghé vào, nhưng chẳng thấy ai cả. đọc tiếp ➝

Hại Vật Phải Chịu Quả Báo Gấp Mười Lần

Hại Vật Phải Chịu Quả Báo Gấp Mười LầnHuyện Trấn Giang thuộc tỉnh Giang Tô có người tên Lăng Khải, tên tự là Tử Chánh. Vào năm Quý Mão thuộc niên hiệu Khang Hy [1663] ông ta vì ghét con chó của người hàng xóm hung dữ cắn người, liền dụ nó vào một ngõ hẹp rồi bít lối ra, muốn bỏ đói cho nó chết đi để dứt mối họa. Khoảng một tuần sau mở chỗ bít ra xem thử, thấy con chó chưa chết mà vẫy đuôi đi ra, từ đó không cắn người nữa, nhưng đống đất trên nền gạch trong ngõ bị chó ăn hết khoảng một nửa.

Hai tháng sau, chó tự nhiên chết. đọc tiếp ➝

Mê Cờ Bạc Hại Chết Mẹ Bị Thiên Lôi Lấy Mạng

Mê Cờ Bạc Hại Chết Mẹ Bị Thiên Lôi Lấy MạngTrấn Nam Tầm, huyện Hồ Châu, tỉnh Triết Giang, có người đàn bà góa nuôi một đứa con trai. Đứa con này tuy đã lập gia đình nhưng không lo làm ăn, rất mê đánh bạc. Một hôm đánh bạc thua đậm không có tiền trả, liền về nhà mẹ, bảo mang áo đi cầm lấy tiền đưa cho nó. Bà mẹ nói: “Mẹ muốn sang nhà chị con, hãy để mẹ mặc áo sang đó rồi sẽ đưa cho con mang đi cầm vậy.”

Đứa con liền lấy thuyền đến cho mẹ đi. Bà mẹ vì tiếc chiếc áo sợ làm hư hỏng, nên định bước lên bờ rồi mới thay ra đưa cho con. Đứa con thấy mẹ không cởi đọc tiếp ➝

Câu Chuyện Tiền Thân Vì Thề Độc Phải Chịu Quả Báo Tàn Khốc Của Một Vị Ni Sư

Câu Chuyện Tiền Thân Vì Thề Độc Phải Chịu Quả Báo Tàn Khốc Của Một Vị Ni SưVào thời đức Phật còn tại thế, có vị tỳ-kheo ni tên là Vi Diệu, sau khi chứng đắc quả A-la-hán liền tự nói ra với ni chúng những quả báo thiện ác của chính mình trong đời trước.

Tỳ-kheo-ni Vi Diệu kể lại rằng: “Vào đời quá khứ, ta từng làm vợ của một vị trưởng giả rất giàu có. Ông này chưa có con nối dõi, nhân có người tiểu thiếp sinh được đứa con trai nên ta ghen tị mà lén lút giết chết đứa trẻ. Người thiếp ấy oán hận lắm, mắng nhiếc rất nhiều câu khó nghe. Khi ấy ta liền tự phát lời thề độc rằng đọc tiếp ➝