Hành Nhân Niệm Phật Phải Lấy Không Vọng Tưởng Và Nhẫn Nại Lãnh Đạm Làm Gia Hạnh Thì Mới Có Thể Nhất Tâm Niệm Phật

Hành Nhân Niệm Phật Phải Lấy Không Vọng Tưởng Và Nhẫn Nại Lãnh Đạm Làm Gia Hạnh Thì Mới Có Thể Nhất Tâm Niệm PhậtNiệm Phật có hai gia hạnh:

Một là đừng vọng tưởng. Phàm đối trước hết thảy cảnh giới đều coi là không, chẳng được chấp trước kẻo khởi tưởng niệm. Thọ sanh trong thế gian đều là do vọng tưởng tạo thành. Ðây chính là cội rễ của sanh tử, chẳng thể không biết.

Hai là gắng lãnh đạm. Thế nhân tạo nghiệp đều là do chẳng cam lãnh đạm nổi. Ðã muốn thành bậc hiền thánh xuất thế mà còn tham đuổi theo ngũ dục chẳng khác gì thế tục, chẳng những không thành Phật mà lão già Diêm La đọc tiếp ➝

Bát Nhã Và Tịnh Độ Tuy Hai Mà Một

Bát Nhã Và Tịnh Độ Tuy Hai Mà MộtCần phải biết rằng khởi niệm chính là vọng, ý niệm niệm Phật cũng là vọng chứ chẳng phải là chơn, vì sao vậy? Vì tánh của Chơn Như vốn là vô niệm. Nhưng vì phàm phu nhiễm niệm chẳng hề ngơi nên bất đắc dĩ phải mượn tịnh niệm của việc niệm Phật để trị cái nhiễm niệm trụ trần.

Ấy là vì ý niệm niệm Phật tuy chẳng phải là bổn thể của Chơn Như, nhưng nó xu hướng diệu dụng của Chơn Như. Vì sao vậy? Chơn Như là tâm thanh tịnh, Phật niệm là thanh tịnh niệm, cùng là thanh tịnh cho nên được tương ứng. Bởi vậy, dùng ý niệm niệm Phật niệm niệm chẳng ngơi thì có thể đọc tiếp ➝

Pháp Môn Niệm Phật Dễ Hành Mà Chóng Chứng Chẳng Cần Phải Tu Trọn 3 A Tăng Kỳ

Pháp Môn Niệm Phật Dễ Hành Mà Chóng Chứng Chẳng Cần Phải Tu Trọn 3 A Tăng KỳPhật pháp có vô lượng môn, có pháp dễ, pháp khó. Muốn dễ hành mà chóng chứng thì phải nên niệm Phật. Xưng danh hiệu Phật A Di Ðà thì chóng đắc Vô Thượng Bồ Ðề.

Pháp môn tối thắng lạ lùng duy nhất như vậy do đức Thích Ca ân cần khuyên lơn, chỉ dạy, hằng sa Như Lai dùng tướng lưỡi rộng dài tán dương, há có phải là lừa dối bọn ta đâu!

Một môn niệm Phật là nhờ vào nguyện lực của đức Phật kia đọc tiếp ➝

Đời Mạt Pháp Chỉ Nên Gởi Tâm Nơi Tịnh Nghiệp Thì Mầm Huệ Mới Nảy Nở Giống Đạo Mới Thành Thục

Đời Mạt Pháp Chỉ Nên Gởi Tâm Nơi Tịnh Nghiệp Thì Mầm Huệ Mới Nảy Nở Giống Đạo Mới Thành ThụcKinh dạy: “Tu hành một ngày một đêm trong thế giới Sa Bà hơn hẳn tu Thập Thiện trăm năm trong cõi Cực Lạc.” Ðó là vì khó lòng tấn tu trong cõi này, còn trong cõi kia thì dễ dàng ra sức tu hành vậy.

Cứ dựa theo đó mà nói thì tu hành một ngày trên nẻo đường phong trần thế gian sẽ hơn hẳn tu hành trăm ngàn ngày nơi cảnh chùa thanh tịnh trong núi sâu, chẳng còn nghi ngờ gì nữa! Vì thế, có thể lẩn quẩn nơi kinh đô, có thể dấn thân vào chốn hồng trần, nhưng tịnh nguyện chẳng được quên, tịnh hạnh chẳng được khuyết! đọc tiếp ➝

Cúng Dường Tất Cả Chúng Sanh Trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới Chẳng Bằng Phát Tâm Bước Một Bước Hướng Đến Phật

Cúng Dường Tất Cả Chúng Sanh Trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới Chẳng Bằng Phát Tâm Bước Một Bước Hướng Đến PhậtKinh Ðại Bát Niết Bàn chép:

“Giả sử có người trong vòng một tháng thường dùng y phục cúng dường hết thảy chúng sanh vẫn chẳng bằng được một phần mười sáu công đức của người niệm Phật trong một niệm.

Giả sử lấy vàng đúc thành hình người, dùng xe ngựa chuyên chở; cho đến các thứ bảo vật, thứ nào cũng đủ cả trăm món, đem ra bố thí thì vẫn chẳng bằng người phát tâm, giở một bước chân hướng đến chỗ Phật. đọc tiếp ➝

Niệm Phật Có Thể Đền Đáp 4 Trọng Ân

Niệm Phật Có Thể Đền Đáp 4 Trọng ÂnNếu không niệm Phật cầu sinh Tịnh độ thì tuy phát tâm rộng lớn, tự cứu còn chưa chắc lấy gì cứu độ chúng sinh. Duy chỉ có tu niệm Phật, chuyên tâm nhất ý, khi mạng chung, trong thì nương niệm lực tự tâm, ngoài thì nhờ vào nguyện lực của Ðức Phật A Di Ðà, trong một lúc hội hai lực, thu thành công trong một niệm, vãng sinh Tây phương, thấy Phật nghe pháp, chứng vô sinh pháp nhẫn, rồi sau đó mới nương vào bánh xe đại nguyện, hội nhập Ta bà, cho đến vô lượng cõi nước nhiều như cát bụi, hiển sáu thần thông, hành Tứ nhiếp pháp, quảng độ chúng sinh đồng sinh Cực lạc. Ði lại tự do không bị nghiệp kéo mới có thể làm đại Phật sự, báo đáp tứ ân. đọc tiếp ➝