Muốn Tiêu Trừ Tội Nghiệp Thì Không Nên Nhìn Lỗi Người KhácChúng tôi đọc trong lịch sử Phật Giáo vào đời nhà Đường, vị tổ khai sáng lục Tông, đó là Lục Sư Đạo Tuyên ở núi Trung Nam. Ngài là vị cao tăng. Vào thời đó mọi người rất tôn kính Ngài, khen ngợi ngài mãi cho đến ngày nay khi nhắc đến Lục Sư Đạo Tuyên không ai không sanh lòng tôn kính. Ngài trì giới rất tin nghiêm, thanh tịnh, cảm được thiên thần cúng dường một ngày ăn một bữa. Ngài chỉ ăn ngọ một bữa do thiên thần cúng dường cho ngài. Ngài không cần ôm bình bát đi khất thực, phước báo của ngài rất lớn. Có một ngày nọ Đại Sư Khuy Cơ đi ngang qua núi Trung Nam cũng rất ngưỡng mộ đạo hạnh của Lục Sư Đạo Tuyên thì thuận tiện ghé thăm Lục Sư Đạo Tuyên. Lục Sư Đạo Tuyên khi nghe được đại sư Khuy Cơ đến thăm mình thì ngài muốn đem bản lĩnh của mình cho đại sư Khuy Cơ xem bởi vì ngài nghe nói Đại Sư Khuy Cơ không có nghiêm trì giới luật. Đại Sư Khuy Cơ sinh trong một gia đình giàu sang. Chú của Ngài là Quốc Trì Kinh Đức là vị đại tướng của vua Đường Thái Tông. Ngài sinh trong nhà quyền quý. Khi ngài xuất gia gọi là Pháp Sư Tam Xa. Đại Sư Huyền Trang tìm Ngài khuyên ngài xuất gia thì ngài đưa ra 3 điều kiện mới chịu xuất gia. Ngài xuất gia nhưng phải hưởng thụ. Đại Sư Huyền Trang hỏi Ngài muốn hưởng thụ cái gì thì ngài trả lời:

– Điều thứ nhất: con thích đọc sách con phải mang theo một xe sách đi xuất gia được không?

– Không thành vấn đề.

– Điều thứ 2 là không thể thiếu thốn vật chất để hưởng thụ, con phải mang theo một xe vàng.

– Được không thành vấn đề.

– Điều thứ 3 con phải mang theo một xe mỹ nữ để hầu hạ con.

Đại sư Huyền Trang đều chấp nhận 3 điều kiện này cho nên mọi người đều gọi ngài là Pháp sư Tam Xa. Còn đối với giới luật thì ngài không có nghiêm trì cho nên đại sự Lục Tuyên cho rằng đại sư Khuy Cơ chỉ giỏi về học vấn, có biện tài nhưng còn giới luật thì còn kém lắm. Ngày hôm đó ngài muốn biểu diễn cho Đại Sư Khuy Cơ xem. Biểu diễn như thế nào? Vào giữa trưa thì có thiên thần sẽ mang thức ăn đến cúng dường cho ta. Ngài nghĩ rằng đều này rất phi thường. Khi đại sư Khuy Cơ lên núi ngồi đến giữa trưa ngày hôm đó thiên nhơn không đem thức ăn đến cúng dường thì đại sư rất thất vọng. Trong tâm muốn biểu diễn một màn để cảm hóa đại sư Khuy Cơ nhưng không ngờ thiên nhơn đã thất tín, ngày hôm đó không mang thức ăn đến cúng dường. Đến buổi chiều thì đại sư Khuy Cơ xuống núi. Đến ngày hôm sau thì giữa trưa thiên nhơn đến cúng dường, Lục Sư Đạo Tuyên liền trách cứ thiên nhơn: “Hôm qua làm sao ông không đến?” Vị thiên Nhơn trả lời : “Hôm qua có vị đại thừa Bồ Tát lên núi, toàn trên núi đều là thiên thần hộ pháp bảo vệ nên tôi không vào được”. Lục Sư Đạo Tuyên sau khi nghe câu nói này trên thân đều toát ra mồ hôi cảm thấy rất hổ thẹn vô cùng mới biết tâm ý của mình đã nghĩ sai, tự mình có tội nghiệp.

Đoạn công án này có thể làm chú giải cho mấy câu của đại sư Huệ Năng khai thị. Chúng ta nhìn thấy lỗi của người khác là tự bạn nghĩ rằng họ có lỗi lầm. Họ có thật sự lỗi có lầm hay không? Không hẳn vậy, người khác thấy khuyết điểm lỗi lầm của đại sư Khuy Cơ nhưng thiên nhơn nhìn thấy thì khác. Bạn tu đó là giới luật của tiểu thừa, thiên nhơn tôn kính bạn. Nhưng bạn còn kém xa bậc Đại Thừa Bồ Tát. Mỗi ngày thiên nhơn đem thức ăn đến cúng dường cho bạn nhưng thiên nhơn không thể đến gần bậc Bồ Tát, bậc đại thừa Bồ Tát vì có thần hộ pháp bảo vệ nên không vào được là khác nhau ở chổ này. Những lý và sự này chúng ta đều phải biết, đều phải hiểu rõ cái đạo lý này thì mới tiêu trừ tội nghiệp.

Trích từ bài giảng Sám Hối Nghiệp Chướng
Pháp sư Tịnh Không